K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 3 2018

PHẦN I: Trắc nghiệm

          Hãy khoanh tròn vào các chữ A, B, C, đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Số thập phân 0,9 được viết dưới dạng phân số là:

          A. 9/10                 B. 9/100               C. 9/1000      

Câu 2. 25% của 120 là:

          A. 25                    B. 4,8                     C. 480

Câu 3. Số thích hợp điền vào chỗ chấm là: 2 tấn 17kg =......kg

          A.  217                 B.  2017               C. 2,017

Câu 4. Hình lập phương có cạnh là 5m. Vậy thể tích hình lập phương đó là:

          A.  25 m3              B.   125 m3             C. 100 m3             

Câu 5: Đúng ghi Đ,sai ghi S vào ô trống:

                 1/2 giờ = 30 phút

                 2 ngày 4 giờ > 24 giờ

Câu 6: 4,8m=....dm3:

           A. 48m3                         B. 480dm3            C. 4800dm3

PHẦN II: Tự luận

Câu 7: Đặt tính rồi tính:

          a. 96,2 + 4,85                                    b. 5,28 : 4

Câu 8: Tìm x và tính giá trị biểu thức.

          10 - x = 46,8 : 6,5                             16,5 x (2,32 - 0,48) 

Câu 9: Viết số thích hợp vào chỗ .....chấm:

          a) 12 ngày = ..........giờ                               b) 1,6 giờ =...........phút

Câu 10: Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 8cm, chiều rộng 7cm và chiều cao 9cm. Một hình lập phương có cạnh bằng trung bình cộng của 3 kích thước của một hình hộp chữ nhật trên. Tính:

            a) Thể tích hình hộp chữ nhật

            b) Thể tích hình lập phương.

còn lớp 6 mk ko tìm đk

thông cảm nha

tao đây

15 tháng 3 2022

Bạn Search Trên GG nhìu lắm bạn

 

https://vndoc.com/de-thi-hoc-ki-1-lop6

đây ạ

bạn vào link này nha https://vietjack.com/de-kiem-tra-lop-6/de-kiem-tra-toan-6.jsp

I. Phần lịch sử: (5 điểm)

Câu 1: Ngày tháng năm nào được chọn là ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám ở nước ta? (1đ)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

A. Ngày 19 - 8-1945. 
B. Ngày 19 - 9- 1855.
C. Ngày 19 - 8-1957.
D. Ngày 18 - 9-1858.

Câu 2: Người lãnh đạo cuộc phản công ở kinh thành Huế là ai? (1đ)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

A. Nguyễn Trường Tộ. 
B. Đinh Công Tráng.
C. Tôn Thất Thuyết.
D. Phan Bội Châu.

Câu 3: Thành phố nào nêu cao tấm gương “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”? (1đ)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

A. Thành phố Hà Nội. 
B. Thành phố Hồ Chí Minh.
C. Thành phố Hải Phòng.
D. Thành phố Huế.

Câu 4: Tình thế hiểm nghèo của nước ta sau Cách mạng Tháng Tám thường được diễn tả bằng cụm từ nào? Em hãy kể tên 3 loại “giặc” mà Cách mạng nước ta phải đương đầu năm 1945? (1đ):…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

Câu 5: Cuối bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác Hồ thay mặt Nhân dân Việt Nam khẳng định điều gì? ( 1đ)

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

II. Phần địa lí: (5 điểm)

Câu 1: Phần đất liền của nước ta giáp với các nước nào? (1đ)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

A. Trung Quốc.
B. Lào, Trung Quốc , Cam- pu – chia.
C. Trung Quốc , Thái Lan , Cam- pu – chia.
D. Lào, Thái Lan, Cam- pu – chia.

Câu 2: Từ Bắc vào Nam phần đất liền của nước ta dài bao nhiêu ki – lô - mét? (1đ)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

A. 330 000 km.
B 9579 km.
C. Chưa đầy 50 km.
D 1650 km.

Câu 3: Tính đến năm 2004 nước ta có số dân là bao nhiêu: (1đ)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

A. 83,7 triệu người.
B. 281.7 triệu người.
C. 50,1 triệu người.
D. 82 triệu người.

Câu 4: Ngành lâm nghiệp gồm những hoạt động gì, chủ yếu phân bố ở đâu? (1đ)

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

Câu 5: Điều kiện nào để phát triển ngành du lịch nước ta? (1đ)

Gợi ý đáp án đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lý lớp 5

I. Phần lịch sử: (5 điểm)

CÂUĐÁP ÁNĐIỂM
1A1
2C1
3A1

Câu 4: Cụm từ: Ngàn cân treo sợi tóc

- Ba loại giặc: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. (1đ)

Câu 5: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy. (1đ)

II. Phần địa lí: (5 điểm)

CÂUĐÁP ÁNĐIỂM
1B1
2D1
3D1

Câu 4: 

Ngành lâm nghiệp gồm các hoạt động trồng rừng, khai thác gỗ và lâm sản. (0.5đ)

Chủ yếu phân bố ở vùng núi và trung du. (0.5đ)

Câu 5: Nước ta có khí hậu ôn hòa, nhiều bãi biển đẹp, nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch. (1đ)

TRƯỜNG TH………………………

Họ và tên học sinh:……………….

Lớp: ………….

ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HKI, LỚP 5
NĂM HỌC: 2018 – 2019

Ngày kiểm tra: …/……/……
Thời gian: 40 phút (Không kể thời gian phát đề)

3 tháng 1 2019

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lý lớp 5

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lý lớp 5 năm 2018 - 2019 - Đề 2 bao gồm đáp án chi tiết giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, chuẩn bị cho bài thi học kì 1 đạt kết quả cao. Đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo cho các thầy cô khi ra đề cho các em học sinh. Sau đây mời thầy cô cùng các em học sinh tham khảo.

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 5 - Địa lý

Câu 1: (1 điểm) Giữa lúc nghĩa quân Trương Định chiến đấu chống Pháp thắng lợi thì triều đình nhà Nguyễn đã làm gì?

Câu 2: (2 điểm) Vì sao nhân dân ta giành được thắng lợi trong Cách mạng tháng tám?

Câu 3: (1 điểm) Em hãy nêu ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 4. (1điểm) Nhìn vào lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 và điền vào chỗ còn thiếu trong các câu dưới đây: (M4)

Đề thi học kì 1 môn Sử - Địa lớp 5

Tháng 10 năm ……….. thực dân Pháp tấn công lên Việt Bắc. Thị xã Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Đồn là nơi........................ nhưng bị quân ta phục kích. Trên đường bộ, quân ta chặn đánh địch và giành thắng lợi trên đèo……………………………… Cuối cùng, quân địch đã rút lui và tháo chạy sau khi thua nhiều trận đánh.

Câu 5: (1 điểm) Vì sao thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước?

Câu 6: (1 điểm) Em hãy nêu vai trò của biển nước ta đối với sản xuất và đời sống.

Câu 7: (2 điểm) Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch ở nước ta.

Câu 8: (1 điểm) Kể tên các sân bay quốc tế của nước ta. Những thành phố nào có cảng biển lớn bậc nhất nước ta?

Đáp án: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp - Địa lý lớp 5

Câu 1: (1 điểm) Giữa lúc nghĩa quân Trương Định chiến đấu chống Pháp thắng lợi thì triều đình nhà Nguyễn:

Ra lệnh giải tán nghĩa quân Gia Định do Trương Định chỉ huy và điều ông đi tỉnh khác.

Câu 2: (2 điểm) Nhân dân ta giành được thắng lợi trong Cách mạng tháng tám:

Nhân dân ta giành được thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám vì: – Nhân dân ta có lòng yêu nước sâu sắc. Có Đảng lãnh đạo, có sự chuẩn bị sẵn sàng cho cách mạng khởi

Câu 3: (1 điểm) Ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam:

- ĐCSVN ra đời đề ra đường lối cách mạng Việt Nam, đưa cuộc đấu tranh của nhân dân ta đi theo con đường đúng đắn.

- ĐCSVN ra đời lãnh đạo cách mạng Việt nam giành nhiều thắng lợi vẻ vang.

Câu 4. (1 điểm)Nhìn vào lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 và điền vào chỗ còn thiếu trong các câu dưới đây: (M4)

Tháng 10 năm 1947 thực dân Pháp tấn công lên Việt Bắc. Thị xã Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Đồn là nơi Quân Pháp nhảy dù xuống nhưng bị quân ta phục kích. Trên đường bộ, quân ta chặn đánh địch và giành thắng lợi trên đèo Bông Lau. Cuối cùng, quân địch đã rút lui và tháo chạy sau khi thua nhiều trận đánh

Câu 5: (1 điểm) Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước?

Vì nơi đây dân cư đông đúc, giao thông thuận lợi, gần vùng có nhiều lương thực thực phẩm, TPHCM là trung tâm văn hóa khoa học kĩ thuật và được nước ngoài đầu tư nhiều.

Câu 6: (1 điểm) Vai trò của biển nước ta đối với sản xuất và đời sống:

- Biển điều hoà khí hậu.

- Biển là nguồn tài nguyên lớn, cho ta dầu mỏ, khí tự nhiên, muối, cá, tôm...

- Biển là đường giao thông quan trọng.

- Ven biển nước ta có nhiều bãi tắm và phong cảnh đẹp, là những nơi du lịch và nghỉ mát hấp dẫn.

Câu 7: (2 điểm) Những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch ở nước ta:

Nước ta có nhiều phong cảnh đẹp, bãi tắm tốt, vườn quốc gia, các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống... có các địa điểm được công nhận là di sản thế giới như: Vịnh Hạ Long, động Phong Nha- Kẻ Bàng, Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Khu di tích Mỹ Sơn. …

Câu 8: (1 điểm) Các sân bay quốc tế của nước ta. Những thành phố nào có cảng biển lớn bậc nhất nước ta?

- Các sân bay quốc tế của nước ta là: Nội Bài (Hà Nội ), Tân sơn Nhất (Thành Phố Hồ Chí Minh).

- Những thành phố có cảng biển lớn bậc nhất: Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh.

11 tháng 5 2020

Tài liệu ôn thi vào lớp 6 môn Tiếng việt

PHẦN MỘT: KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. TIẾNG VIỆT

1. Ngữ âm và chữ viết

- Nắm được quy tắc viết chính tả.

- Cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam và nước ngoài.

- Cấu tạo của tiếng (âm đầu, vần, thanh) và vần (vần đệm, âm chính, âm cuối).

2. Từ vựng

- Từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và một số từ Hán Việt thông dụng) về tự nhiên, xã hội, con người.

- Cấu tạo từ: từ đơn, từ phức (từ láy, từ ghép).

- Từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc, nghĩa chuyển), từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ tượng thanh, từ tượng hình.

3. Ngữ pháp

- Từ loại: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ.

- Các thành phần câu: chủ ngữ, vị ngữ; trạng ngữ.

- Câu chia theo cấu tạo:

+ Câu đơn

+ Câu ghép

Cách nối các vế của câu ghép:

* Nối bằng các từ có tác dụng nối: quan hệ từ, cặp từ hô ứng.

*Nối trực tiếp (giữa các vế có dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu hai chấm).

- Câu chia theo mục đích nói: câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến.

- Dấu câu: Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang.

4. Biện pháp tu từ

- So sánh

- Nhân hoá

- Chơi chữ: dựa trên hiện tượng đồng âm

II. TẬP LÀM VĂN

1. Các kiểu văn bản

- Kể chuyện

- Miêu tả (tả người, tả cảnh)

- Viết thư

- Một số văn bản thông thường (theo mẫu): đơn, báo cáo thống kê, biên bản, chương trình hoạt động.

2. Lưu ý

- Cấu tạo ba phần của văn bản.

- Đoạn văn kể chuyện và miêu tả.

- Liên kết câu, liên kết đoạn văn:

+ Liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ.

+ Liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ.

III. VĂN HỌC

1. Một số bài văn, đoạn văn, bài thơ, màn kịch về tự nhiên, xã hội, con người.

2. Văn bản: Nắm được tên tác giả, đầu đề văn bản, đề tài, thể loại; hiểu được nội dung ý nghĩa; nhận biết được một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc của văn bản (từ ngữ, hình ảnh, nhân vật,…)

PHẦN HAI: ĐỀ LUYỆN TẬP

 ĐỀ 1


PHẦN I

Đọc thầm đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau, tre chẳng ở riêng
Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người.
Chẳng may thân gãy cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng.
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc, tre nhường cho con.

(Nguyễn Duy, Tre Việt Nam,Tiếng Việt 4)

1. Ghi lại các động từ trong hai dòng thơ đầu.

2. Ghi lại các tính từ trong hai dòng thơ: “Nòi tre đâu chịu mọc cong/ Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường”.

3. “Bão bùng” là từ ghép hay từ láy?

4. Đoạn thơ trên đã nói lên những phẩm chất nào của tre? Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để ca ngợi những phẩm chất đó? Cách nói ấy hay ở chỗ nào?

5. Với mỗi từ đơn “truyền “ và “chuyền”, hãy đặt những câu trọn nghĩa.

6. Ghi lại một thành ngữ có từ “nhường”.

PHẦN II

Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 20 dòng) tả vẻ đẹp của dòng sông dựa vào ý thơ sau:

Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre.

(Tế Hanh, Nhớ con sông quê hương)

ĐỀ 2

PHẦN I

Đọc thầm đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Thế đấy, biển luôn thay đổi màu sắc tuỳ theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám sịt nặng nề. Trời ầm ầm giông gió, biển đục ngầu, giận dữ… Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng. Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. Nhưng có một điều ít ai chú ý là : vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu, muôn sắc ấy phần rất lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nên.

(Vũ Tú Nam, Biển đẹp, theo Văn miêu tả, Tuyển chọn, NXB Giáo dục, 2002)

1. Nội dung chính của đoạn văn là gì ?

2. Vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc của biển phần lớn do những gì tạo nên ?

3. Sắp xếp các từ sau thành hai nhóm (từ ghép và từ láy) :

Mơ màng, mây mưa, xám sịt, nặng nề, ầm ầm, giông gió,giận dữ, lạnh lùng, sôi nổi, hả hê, gắt gỏng.

4. Gạch chân và chú thích bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau, nói rõ đó là kiểu câu gì (xét theo cấu tạo ngữ pháp) :

Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.

5. Câu văn : “Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.”có dùng những biện pháp nghệ thuật nào ? Cái hay của cách nói đó là gì ?

6. Đoạn văn gợi cho em những cảm xúc gì ?

PHẦN II

Bạn ơi hãy đến quê hương chúng tôi
Ngắm mặt biển xanh xa tít chân trời
Nghe sóng vỗ dạt dào biển cả
Vút phi lao gió thổi trên bờ…

(Đỗ Nhuận, Việt Nam quê hương tôi)

Đất nước Việt Nam có nhiều vùng biển đẹp, hãy tả lại vẻ đẹp của một cảnh biển trong một bài văn ngắn (khoảng 20 dòng).

11 tháng 5 2020

trường j vậy ,,,, kiều phú à

14 tháng 7 2020

lớp mấy ? 

15 tháng 7 2020

lớp 5 thi lên lớp 6 ra trường chuyên