Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong hành trình khôn lớn trưởng thành, hành trang chúng ta mang theo không chỉ là tình yêu thương của cha mẹ, thầy cô mà còn là những hồi ức quý giá. Ai cũng mang nỗi nhớ về người bạn đã cùng mình trải qua tuổi ấu thơ và kỉ niệm không thể quên. Co một kỉ niệm xúc động về người bạn thuở ấy mà tôi luôn nhớ mãi.
Tôi là con một trong gia đình nên từ nhỏ, bạn bè đã là món quà vô giá đối với tôi. Bố mẹ cũng thường khuyến khích và tạo điều kiện cho tôi kết thêm nhiều người bạn mới để tôi không cô đơn. Người bạn đồng hành cùng tôi lâu nhất, từ lúc còn bi bô tập nói đến giờ là cô bạn hàng xóm tên Quỳnh Chi. Quỳnh Chi cũng là con một, chúng tôi trùng hợp lại sinh cùng ngày nên chơi rất thân với nhau. Chi dáng ngưởi cao lớn, da trắng. Từ nhỏ, cô bạn đã tỏ ra hiểu chuyện hơn tuổi. Mọi người hay trêu đùa gọi là “bà cụ non”. Ban đầu Chi còn phụng phịu giận dỗi, sau quen cũng không phản đối.
Chi đối với tôi vừa là bạn thân, vừa giống như một người chị gái. Tính tôi vốn trẻ con, hay cáu gắt bướng bỉnh. Thỉnh thoảng còn giận hờn vô cớ với Chi. Chi luôn là người giảng hòa trước. Sinh nhật năm chúng tôi mười ba tuổi, tôi thích một con búp bê to hình mèo Hello Kitty. Mỗi lần đi học về, tôi lại đứng tần ngần trước cửa hàng bán thú bông cạnh trường, chăm chú nhìn nó mãi. Chi băt gặp, liền hỏi:
– Cậu thích con mèo kia à?
Giữa chúng tôi không có chuyện gì bí mật nên tôi không giấu diếm mà đáp ngay:
– Ừ tớ cực kỳ thích luôn ấy. Nó dễ thương đúng không?
Chi gật đầu tán thành rồi kéo tôi về, bảo hôm khác đủ tiền sẽ mua nó. Tôi hiểu ý Chi nhưng cũng ý thức được điều đó không thể xảy ra. Gía của nó rất cao, xin bố mẹ chắc chắn không được mà để danh tiền thì sẽ bị người khác mua mất. Tôi nghĩ vậy nên chỉ hay ra ngắm nhìn chứ không nghĩ sẽ đem nó về nhà.
Sinh nhật năm ấy vẫn được tổ chức như mọi năm. Hai chúng tôi cùng cắt một chiếc bánh, cùng ước nguyện và cùng thổi nến. Khi mọi người lục tục ra về, tôi vào phòng và ngắm nhìn những món quà, lòng vẫn không nén được chút thất vọng vì không có con mèo mình yêu thích. Bất ngờ, cánh cửa phòng dần hé mở, tôi thấy cái đầu nhỏ nhắn của Quỳnh Chi ghé vào:
– Ngạc nhiên không? Chúc mừng sinh nhật nè!
Nói đoạn, Chi kéo ở phía sau mình ra một thứ. Tôi vỡ òa trong niềm vui, đó chính là con Hello Kitty tôi ao ước. Chi ôm nó đến cạnh tôi, nhìn con mèo to gần bằng người mình tôi vui sướng hét lên:
– Đẹp quá. Cậu mua nó cho tớ à?
– Tớ mua hôm qua đấy. Qùa sinh nhật cả năm sau luôn nhé, năm sau không được đòi tớ đâu.
Chi hài hước nói đùa. Tôi bất ngờ vô cùng, vừa gật đầu vừa ôm chi nhảy lên nhảy xuống. Tôi cứ vô tư như vậy, không hay biết bạn thân của mình đã dành tiền tiết kiệm hai năm nay để mua cho tôi. Mẹ nói với tôi, Chi dành dụm để mua bộ sách mà cậu ấy mong muốn từ lâu, nhưng vì tôi thích gấu bông nên cậu ấy không suy nghĩ mà mua tặng tôi ngay. Lúc biết sự thật, tôi lắp bắp hỏi:
– Sao cậu ngốc thế…Qùa quà…
– Sách vẫn xuất bản lại mà, còn gấu bông chị chủ bảo chỉ còn có một con thôi. Tớ chỉ có bạn thân là cậu, sau này cậu mua lại cho tớ là được rồi. – Chi ngắt lời tôi, vui vẻ nói ra suy nghĩ của mình.
Tôi xúc động, không ngăn được nước mắt. Không phải Chi không muốn có bộ sách kia chỉ là vì sở thích của tôi mà bạn ấy tạm gác lại ao ước của mình. Nhìn cô bạn đang mỉm cười tươi tắn, tôi thàm cảm thấy mình may mắn biết bao nhiêu. Mẹ nói không dễ dàng có được một người bạn sẵn sàng sẻ chia như thế, Chi thực sự là một người bạn tốt.
Chúng tôi lớn lên bên nhau, cùng nhau trải qua bao vui buồn tuổi thơ. Những lúc khó khăn hoạn nạn, Chi chưa bao giờ bỏ rơi tôi. Kỉ niệm ngày đó, có lẽ Chi đã quên nhưng tôi lại luôn ghi nhớ. Đó là dấu mốc ý nghĩa quan trọng về tình bạn của chúng tôi, là kỉ niệm tôi luôn trân trọng về người bạn tri kỉ.
a hihi
nguyễn như thịnh dở hơiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii
Giống nhau:
– Thời gian sáng tác: Cùng giai đoạn 1930 – 1945.
– Phương thức biểu đạt: tự sự.
– Nội dung: Cả 3 văn bản đều phản ánh cuộc sống khổ cực của con người trong xã hội đương thời chứa chan tinh thần nhân đạo.
– Nghệ thuật: Đều có lối viết chân thực, gần gũi, sinh động.
Khác nhau:
– Thể loại: Mỗi văn bản viết theo một thể loại: Trong lòng mẹ (Hồi kí), Lão Hạc (Truyện ngắn), Tức nước vỡ bờ (Tiểu thuyết)
– Đều biểu đạt phương thức tự sự nhưng mỗi văn bản yếu tố miêu tả, biểu cảm có sự đậm nhạt khác nhau.
– Mỗi văn bản viết về những con người với số phận và những nỗi khổ riêng.
Ta có:
Cửa hàng | Bốn Mùa | Tươi Xanh | Miệt Vườn | Phù Sa | Xanh Sạch | Quả Ngọt |
Số giỏ trái cây bán được | 650 | 400 | 300 | 350 | 100 | 600 |
Quan sát ta thấy có hai cửa hàng bán được từ 500 giỏ trái cây trở lên, đó là cửa hàng Bốn Mùa và cửa hàng Quả Ngọt nên hai cửa hàng này sẽ được đầu tư xây một nhà kho bảo quản.
Thời gian đội đi xuôi dòng từ A đến B là: \(\dfrac{3}{{x + 1}}\) (giờ)
Thời gian đội đi ngược dòng từ B về A là: \(\dfrac{3}{{x - 1}}\) (giờ)
Điều kiện: \(x \ne \pm 1\)
Thời gian thi của đội là:
\(\dfrac{3}{{x + 1}} + \dfrac{3}{{x - 1}} = \dfrac{{3\left( {x - 1} \right)}}{{\left( {x + 1} \right)\left( {x - 1} \right)}} + \dfrac{{3\left( {x + 1} \right)}}{{\left( {x + 1} \right)\left( {x - 1} \right)}} = \dfrac{{3x - 3 + 3x + 3}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right)}} = \dfrac{{6x}}{{{x^2} - 1}}\) (giờ)
Chênh lệch giữa thời gian đi và bề của đội là: \(\dfrac{3}{{x - 1}} - \dfrac{3}{{x + 1}} = \dfrac{{3\left( {x + 1} \right)}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right)}} - \dfrac{{3\left( {x - 1} \right)}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right)}} = \dfrac{{3x + 3 - 3x + 3}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right)}} = \dfrac{6}{{{x^2} - 1}}\) (giờ)
Khi \(x = 6\) (thỏa mãn điều kiện) thì thời gian thi của đội là: \(\dfrac{{6.6}}{{{6^2} - 1}} = \dfrac{{36}}{{36 - 1}} = \dfrac{{36}}{{35}}\) (giờ)
Khi \(x = 6\) (thỏa mãn điều kiện) thì chênh lệch giữa thời gian đi và về của đội là: \(\dfrac{6}{{{6^2} - 1}} = \dfrac{6}{{36 - 1}} = \dfrac{6}{{35}}\) (giờ)
lực lượng vũ trang bạn, giúp mình đi mốt mình phải nộp rùi .cám ơn
Bài 1:
“Hàng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường…”, những câu văn ấy của Thanh Tịnh đã xuất hiện trên văn đàn Việt Nam hơn sáu mươi năm rồi! Thế nhưng “Tôi đi học” vẫn là một trong những áng văn gợi cảm, trong trẻo đầy chất thơ của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam. Không những thế, tác phẩm còn in đậm dấu ấn của Thanh Tịnh – một phong cách trữ tình nhẹ nhàng, nhiều mơ mộng và trong sáng. Dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong truyện vẫn ắp đầy trong tâm trí ta những nét thơ dại đáng yêu của trẻ thơ trong buổi đầu đến lớp. Trong chúng ta ai cũng đã từng trải qua ngày tháng đầu tiên của tuổi học trò. Với Thanh Tịnh, trường làng Mỹ Lí là một mảng ký ức nhiều lần từng trở đi trở lại trong những trang viết của ông. Câu chuyện “tôi đi học” rất đơn giản, nhưng làm xúc động tất cả những ai từng cắp sách đến trường. Giọng kể chuyện bằng lối xưng hô trực tiếp “tôi” của nhà văn tạo cảm giác gần gũi chân thực, như một bản tự thuật tâm trạng mà dường như mỗi người chúng ta đều nhận ra mình trong đó. Nhà văn đã dẫn dắt chúng ta vào không gian êm đềm của mùa thu, trong khung cảnh một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, để trở về trên con đường làng dài và hẹp, để được sống lại cảm giác của một cậu bé ngây thơ nép mình bên mẹ, chập chững những bước chân đầu tiên đến trường. Cảm nhận về sự thay đổi không gian đã khắc ghi đậm nét, bởi chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. Chắc chắn, đó cũng là cảm giác của tất cả những ai đã, đang và từng đi học. Hình ảnh ấy thật gần gũi với chúng ta, giống như lời một câu hát ta đã từng quen thuộc “hôm nay em đến trường, mẹ dắt tay từng bước” (lời bài hát Đi học của Minh Chính - Bùi Đình Thảo ). Cảm giác của cậu bé như một con chim non vừa rời tổ, đang ngập ngừng những sải cánh đầu tiên, có chút chơi vơi nhưng thích thú. Thật thú vị biết bao khi ta cùng chia sẻ khoảnh khắc được cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn của cậu bé. Cảm giác ấy thực ra đã bắt đầu từ sự thay đổi đầu tiên mà cậu bé rất hãnh diện vì đi học “oai” hơn nhiều với những trò thả diều hay ra đồng nô đùa, dù rằng cậu vẫn có thể rất thèm được như thằng Quý, thằng Sơn để được tự do bay nhảy. Bởi lẽ đi học là được tiếp xúc với cả một thế giới những điều mới lạ: quần áo mới, sách vở mới, thậm chí oai hơn là được cầm …bút thước mà không để lộ vẻ khó khăn gì hết. Bởi chưa là người thạo nên cậu bé phải ganh tị và thèm muốn được như chúng bạn. Trường học quả là một thế giới tôn nghiêm khiến cho cậu bé phải lo sợ vẩn vơ khi ngắm nhìn và bước chân vào cái nơi vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hoà Ấp . Cái – đình – làng là nơi chỉ dành cho quan viên chức sắc, những người lớn mới được vào. Trường Mỹ Lí có lẽ chỉ dành cho người thạo, còn một cậu bé bước vào sẽ bị choáng ngợp trước vẻ oai nghiêm của nó, nên cảm giác hồi hộp là điều không tránh khỏi. Cảm giác được thấy mình trở nên quan trọng hơn cũng khiến cậu trở nên lúng túng. Không phải chỉ có cậu, mà đó cũng là tâm trạng chung của các cậu trò nhỏ: “Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.”. Thật thú vị khi ta được biết cảm giác thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ. Có lẽ khi nhớ lại ngày đầu đi học ấy, nhà văn vẫn chưa hề quên những bước chân run run buổi đầu đời, như lần đầu tiên khám phá ra một thế giới lạ: cái gì cũng to, đẹp và trang trọng. Có lẽ trong đời cậu bé, chưa có lúc nào được tiếp xúc với nhiều người lạ đến thế. Nhất là lại có một ông đốc trang nghiêm nhận học sinh vào lớp. Trong tâm trí của cậu cũng như bạn bè đồng trang lứa, đó là thời khắc hết sức trịnh trọng, khiến tim như ngừng đập, quên cả sự hiện diện của người thân và “tự nhiên giật mình và lúng túng” khi được gọi đến tên. Dẫu cho ông đốc trường Mỹ Lí đã đón các cậu bằng lời nói sẽ, bằng cặp mắt hiền từ và cảm động thì cũng không đủ giúp các cậu vượt qua phút hồi hộp và căng thẳng. Đoạn văn tái hiện không khí ấy của Thanh Tịnh cũng không giấu được nụ cười hóm hỉnh với kỷ niệm đầu đời đáng nhớ, sau lời dặn của thầy đốc “các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có một tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại”. Những dòng cảm xúc khó diễn tả đã được nhà văn thuật lại một cách sinh động khiến cho mỗi một ai khi đã lớn khôn hơn đọc lại không khỏi bật cười trước những tiếng khóc của các cậu bé lần đầu tiên chính thức không còn được ở bên cạnh người thân, bước vào một nơi lạ lùng mới mẻ như trường học: “Không giữ được chéo áo hay cánh tay người thân, vài ba cậu đã từ từ buớc lên đứng dưới hiên lớp […]Một cậu đứng đầu ôm mặt khóc. Tôi bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo. Tôi nghe sau lưng tôi, trong đám học trò mới, vài tiếng thút thít đang ngập ngừng trong cổ”. Nhưng cũng rất nhanh chóng, nỗi sợ hãi ban đầu qua đi khi cậu bé được chính thức bước vào trong lớp học. Cặp mắt tò mò cảm nhận một thế giới mới mà cậu bé bây giờ thấy lạ lạ và hay hay, để rồi sau đó tự nhiên lạm nhận là vật của riêng mình. Hoá ra đi học cũng không đáng sợ để cho cậu bé nhanh chóng nguôi ngoai cảm giác chưa bao giờ tôi thấy xa mẹ tôi như lần này. Trường làng Mỹ Lí cũng giống như đồng làng Lê Xá mà thôi, cũng có những người bạn tí hon. Cảm giác rất tự nhiên ấy chính là vì cậu bé lại được hoà vào thế giới của riêng những cậu học trò, vẫn được có những phút ước ao riêng tư với niềm vui thơ bé. Đoạn văn kết lại tác phẩm thật đẹp trong hình ảnh liên tưởng : “Một con chim con liệng đến đứng bên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao”. Cánh chim của đồng nội đã đến với lớp học để làm sống lại kỷ niệm những hôm đi chơi suốt cả ngày, để lại trở về bao hình ảnh quen thuộc của cánh đồng lúa hay bên bờ sông Viêm. Con chim con ấy cũng chính là hình ảnh cậu bé buổi đầu đến lớp rụt rè để một mai sẽ được bay cao vào khung trời cao rộng. Nhưng trước mắt cậu bé giờ đây là phấn trắng, bảng đen và nét chữ của thầy, để cậu lại nghiêm chỉnh lần đầu trong đời, thể hiện tư cách cậu học trò ngoan: “Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc: Bài viết tập: Tôi đi học”. Một trang vở mới sẽ in những nét chữ đầu tiên đầy hứa hẹn cho một tương lai đang mở ra với những bé thơ. Ta nhận ra trong mỗi lời văn của Thanh Tịnh một sự trìu mến đặc biệt dành cho những suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật “tôi”. Bởi lẽ, đó chính là kỷ niệm đầu đời của nhà văn ,gắn với thế giới học trò mở ra bao ước vọng. Giọng văn nhẹ nhàng, hình ảnh khắc họa còn tươi rói bao nhiêu ký ức đầu đời đã làm nên chất thơ lan tỏa trong toàn bộ truyện ngắn. Truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh còn đọng mãi trong ta kỷ niệm đầu đời trong sáng hồn nhiên, ghi lại khoảnh khắc thật đẹp trong tâm hồn tuổi thơ. Những trang văn tinh tế, giàu sức biểu cảm sẽ còn làm biết bao thế hệ học sinh xúc động.
Ta có tỉ lệ của độ rộng khung thành và khoảng cách hai cột gôn là: 7,32 : 10,98 : 14,64 = 2 : 3 : 4 nên độ dài cạnh của tam giác vẽ theo tỉ lệ 2 : 3 : 4.
Sử dụng thước đo góc, ta được \( \widehat C \approx 29^0 \) hay góc sút bằng khoảng \(29^0\).