K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Mở đầu bài thơ  “ Đồng chí ” , nhà thơ Chính Hữu có viết :

                                   “ Quê hương anh nước mặn , đồng chua

                                       Làng tôi nghèo , đất cày lên sỏi đá .

                                       Anh với tôi đôi người xa lạ

                                       Từ phương trời chẳng hẹn mà quen nhau ,

                                       Súng bên súng , đầu sát bên đầu  ,

                                        Đêm rét chung thành đôi tri kỉ .

                                        Đồng chí ! ”

1. Câu thơ trong đoạn trích trên đã gợi tả hiện thực của cuộc kháng chiến gian khổ . Ghi lại 1 câu thơ trong bài thơ khác ( thuộc chương trình ngữ văn 9 ) cũng sử dụng chất liệu hiện thực để khắc họa hoàn cảnh người lính và cho biết tác giả , tác phẩm

2. Viết đoạn văn theo phép lập luận qui nạp (khoảng 12-14 câu) làm rõ cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính qua đoạn thơ trên. Trong đoạn văn cáo sử dụng 1 câu ghép (gạch chân và chú thích rõ)

1
11 tháng 9 2021

Bài thơ Đồng chí với những câu văn dung dị, mộc mạc nhưng đã toát lên vẻ đẹp sáng ngời về những người lính bộ độ cụ Hồ năm xưa. Họ xuất thân từ những miền quê khác nhau, bỏ lại sau lưng là ruộng đồng, gia đình để lên đường chiến đấu cho độc lập dân tộc. Gặp nhau nơi rừng thiên nước độc, giữa tiếng đạn bom, giữa những hiểm nguy luôn rình rập, nhưng họ không hề lo sợ, nao núng tinh thần. Họ đã cùng nhau sống, chiến đấu và gắn bó thân thiết như anh em ruột thịt:

Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.

“Đầu súng trăng treo”, câu thơ ngắn gọn mà cô đọng những ý nghĩa sâu xa. Sự đối lập giữa hai hình ảnh súng và trăng, đối lấp giữa hiện tại chiến tranh ác liệt và khát vọng hòa bình tươi sáng. Giữa rừng khuya thanh vắng, các anh cùng sát bên nhau làm nhiệm vụ, ánh trăng trên cao như người bạn đồng hành cùng chiến đấu. Ánh trăng như giúp các anh tạm quên đi những ngày tháng chiến đấu vất vả, ánh trăng của khát khao hòa bình dân tộc, ánh trăng gợi nhớ về quê hương yên bình.
Anh với tôi từ xa lạ mà thành thân quen, rồi sát cánh bên nhau những ngày chiến đấu, tình cảm nối lại thành tình đồng chí. Câu thơ cuối bài có ý nghĩa thật đẹp, là hình ảnh chan hòa giữa con người với thiên nhiên, đất nước, là khát vọng về ngày hòa bình của dân tộc. Ánh trăng cuối bài thơ như tỏa ánh sáng dịu dàng, soi rọi cho tình đồng chí gắn bó keo sơn.

19 tháng 12 2019

Câu “Đồng chí!” là câu đặc biệt, sâu lắng chỉ với hai chữ “đồng chí” và dấu chấm cảm, tạo thành nét điểm tựa và điểm chốt, như câu thơ bản lề nối hai phần của bài thơ.

Nó vang lên như một phát hiện, một lời khẳng định, một tiếng gọi trầm, xúc động từ trong tim, lắng đọng trong lòng người về 2 tiếng mới mẻ, thiêng liêng đó.

→ Câu thơ giống như một ngôi sao sáng làm nổi bật và sáng bừng cả bài thơ, là kết tinh của 1 tình cảm cách mạng.

Bài 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:“Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau. Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đên rét chung chăn thành đôi tri kỷ Đồng chí!”1. Ghi lại một câu thành ngữ có trong đoạn thơ trên? Giải thích câu thành ngữ đó?2. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

“Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đên rét chung chăn thành đôi tri kỷ

Đồng chí!”

1. Ghi lại một câu thành ngữ có trong đoạn thơ trên? Giải thích câu thành ngữ đó?

2. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng ở câu thơ “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

3. Giải thích cụm từ “đôi tri kỉ”. Chép chính xác một câu thơ trong một bài thơ đã học có từ “tri kỉ”. Ghi rõ tên tác giả và tên văn bản. Chỉ ra điểm giống và khác nhau của từ “tri kỉ” trong hai câu thơ đó.

4. Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu thơ cuối đoạn thuộc kiểu câu gì? Nêu ngắn gọn tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó trong văn cảnh.

5. Viết một đoạn văn diễn dịch (khoảng 10 câu) nêu cảm nhận của em về tình đồng chí của những người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp được thể hiện trong đoạn thơ. Trong đoạn văn có sử dụng phép nối, câu chứa thành phần biệt lập cảm thán – chỉ rõ).

0
11 tháng 7 2019

Đoạn trích trên thể nói tới cơ sở hình thành tình đồng chí:

    + Chung cảnh ngộ, hoàn cảnh xuất thân nghèo khó.

    + Cùng chung hoàn cảnh, lý tưởng chiến đấu.

    + Hình thành trên sự sẻ chia, đồng cảm mọi gian lao, mọi niềm vui nỗi buồn.

6 tháng 5 2017

Biện pháp điệp từ được sử dụng trong câu thơ “Súng bên súng đầu sát bên đầu” nhằm tạo nên sự đối ứng trong một câu thơ:

    + Gợi lên sự khắc nghiệt, nguy hiểm của chiến tranh (hình ảnh súng sẵn sàng chiến đấu).

    + Thể hiện sự chung sức, cùng nhau đoàn kết, chiến đấu.

1 tháng 12 2019

Thành ngữ được sử dụng trong đoạn thơ trên:

“Nước mặn đồng chua”: vùng đất nghèo ven biển nhiễm phèn, nhiễm mặn khó làm ăn.

“Đất cày lên sỏi đá”: nơi đồi núi, trung du, đất đá bị ong hóa, khó canh tác.

→ Hai thành ngữ này để nhằm chỉ ra sự tương đồng về cảnh ngộ, xuất thân nghèo khó là cơ sở hình thành tình đồng chí.

9 tháng 8 2021

thành ngữ ĐẤT CÀY NÊN SỎI ĐÁ

giải thích :NGƯỜI Ở VÙNG NÚI CAO HAY DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG NƠI NÀO CŨNG KHÓ TRỒNG TRỌT CHĂN NUÔI PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1 tháng 9 2019

2, Nguyên nhân cái chết Vũ Nương

+ do lời nói ngây thơ của bé Đản.

+ Do người chồng đa nghi, hay ghen.

+ Do cách cư xử hồ đồ, thái độ phũ phàng, thô bạo của Trương Sinh.

+ Do cuộc hôn nhân không bình đẳng

+ Do lễ giáo hà khắc, phụ nữ không có quyền được nói, không có quyền được tự bảo vệ mình.

+ Do chiến tranh phong kiến gây nên cảnh sinh ly.

4, Ý nghĩa chi tiết cái bóng

+ Cái bóng “trên tường” hay còn được gọi là “Cha Đản” vừa là chi tiết thắt nút, là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới cái chết của Vũ Nương. Đồng thời cũng là chi tiết mở nút khi Trương Sinh nhận ra cái bóng trên tường chính là người mà bé Đản gọi là Cha. Chi tiết cái bóng còn góp phần hoàn thiện thêm vẻ đẹp nhân cách của Vũ Nương, đồng thời cũng thể hiện rõ nét hơn số phận bi kịch của Vũ Nương nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung. Cái bóng “trên tường” còn góp phần tố cáo những oan trái, bất công trong xã hội phong kiến xưa.

- Cái bóng “trên sông” khi Vũ Nương trở về: đây là cái bóng mang ý nghĩa của chi tiết kỳ ảo. Bóng “trên sông” có ý nghĩa:

+ “Chiếc bóng” xuất hiện ở cuối truyện: “Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất” : khắc họa giá trị hiện thực, nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.

+ “Chiếc bóng” mang ý nghĩa thức tỉnh người đọc về bài học hạnh phúc muôn đời: một khi đánh mất niềm tin, hạnh phúc chỉ còn là chiếc bóng mờ ảo, hư vô. Oan đã được giải nhưng Vũ Nương không thể trở về trần gian được nữa. Câu chuyện trước sau vẫn là bi kịch về cuộc đời của một người con gái thủy chung, đức hạnh.

Học tốt :)