Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
*Khổ thơ đầu trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy
Hồi nhỏ sống với đồng
Với sông rồi với bể
Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ
a/ Trong bài thơ Ánh trăng, các hình ảnh: đồng, sông, bể, rừng được nhắc lại ở một khổ thơ:
“Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng”
*So sánh
+ khổ 1: hình ảnh: đồng, sông, bể, rừng là hình ảnh của thiên nhiên trong hiện thực, là những khoảng không gian ghi dấu kỉ niệm ân tình giữa con người và vầng trăng…
+ Khổ 5: hình ảnh: đồng, sông, bể, rừng được hiểu theo nghĩa khái quát: là kỉ niệm, là quá khứ đầy tình nghĩa giữa người và trăng
Câu 1:Bài thơ được viết vào năm 1978 ( khoảng ba năm sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước) tại tp HCM , khi đã ra khỏi thời đạn bom , nước nhà thống nhất, khi được sống trong hòa bình giữa những tiện nghi hiện đại .
Câu 1 : ( 0 , 5 đ )
Sau khi kháng chiến chống Mỹ kết thúc được 3 năm (bài thơ sáng tác năm 1978 mà) mọi người đã bắt đầu ngủ quên trong hòa bình, bắt đầu dời xa chiến tranh, quên đi quá khứ => bài thơ ra đời như một lời nhắc nhở nhẹ nhàng.
ý nghĩa sâu xa hơn là con người khi hạnh phúc thì bắt đầu quên đi quá khứ, quên đi những giá trị tốt đẹp trước đây nhưng quá khứ thì không bao h quên họ (ở đây mang hình tượng là ánh trăng) rất bao dung, không hề trách móc họ.
- Biện pháp nhân hóa: Vầng trăng đi qua ngõ. Biện pháp nhân hoá khiến vầng trăng sinh động và có hồn như con người.
- Biện pháp so sánh: Vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường. Biện pháp so sánh nhấn mạnh sự hờ hững, vô tình của nhân vật trữ tình với vầng trăng.
- Biện pháp liệt kê: ánh điện, cửa gương. Biện pháp liệt kê tô đậm cuộc sống tiện nghi, hiện đại ở thành phố của nhân vật trữ tình.
Đoạn thơ trên có sử dụng hai biện pháp tu từ là: So sánh và nhân hóa.
-Biện pháp nhân hóa: Vầng trăng đi qua ngõ
Tác dụng: Vầng Trăng là một vật vô tri vô giác đã trở nên sinh động hơn dưới ngòi bút tài ba của tác giả. Biện pháp tu từ nhân hóa đã làm cho vầng trăng trở nên có hồn, sinh động như một cơ thể sống.
-Biện pháp so sánh:Như người dưng qua đường
Xưa kia, con người luôn xem trăng là bạn, bầu bạn với trăng.Nhưng giờ đây công nghiệp phát triển, đèn điện ra đời, ánh trăng dần bị lãng quên.biện pháp so sánh làm cho người đọc, người nghe tháy được sự hờ hững,vô tình của nhân vật trữ tình đối với vầng trăng.
Em hiểu rằng .... chỉ mối quan hệ tình cảm giữa con người và trăng trong hai thời gian khác nhau.
Tình cảm ..... có sự thay đổi đó vì:
- Khi con người khó khăn thiếu thốn, trăng soi sáng giúp con người và lẽ đó họ coi trăng là "tri kỉ".
- Khi con người có đèn điện, quên đi ơn trăng ngày xưa và lẽ đó họ coi trăng là "người dưng".
=> Từ sự bội bạc, vô ơn, có mới nới cũ của con người mà từ tình cảm "tri kỉ" đã thành tình cảm "người dưng".
''Tri kỉ'': Người gắn bó lâu dài, mật thiết với ta
''Người dưng'': Không thân quen, xa lạ
Mối quan hệ ''tri kỉ'' trong đoạn thơ thứ nhất chỉ sự gắn bó của người lính với ánh trăng khi không có ánh đèn điện. Khi thiếu một thứ gì đó, con người sẽ rất trân trọng những thứ mình đang có
Mối quan hệ ''người dưng'' trong đoạn thơ thứ hai chỉ sự xa cách, thờ ơ của con người khi có ánh đèn. Ánh trăng lúc này trở thành sự bỏ quên
=> Sự thay đổi này cho thấy sự lãng quên, vô tâm của con người khi có đầy đủ, phản ảnh con trong cuộc sống ngày nay.
_mingnguyet.hoc24_
1. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy:
-Nguyễn Duy viết bài thơ “Ánh trăng” vào năm 1978 ,tại thành phố Hồ Chí Minh -nơi đô thị của cuộc sống tiện nghi hiện đại, nơi những người từ trận đánh trở về đã để lại sau lưng cuộc chiến gian khổ mà nghĩa tình.
- In trong tập thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy –tập thơ đạt giải A của Hội nhà Văn Việt Nam năm 1984.
*Bài thơ là câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian từ quá khứ đến hiện tại gắn với các mốc sự kiện trong cuộc đời con người. Theo dòng tự sự ấy mạch cảm xúc đi từ quá khứ đến hiện tại và lắng kết trong cái "giật mình" cuối bài thơ.
2. - Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” là tượng trưng cho quá khứ nghĩa tình, thủy chung, đầy đặn, bao dung, nhân hậu.
3. Bài làm:
Qua ý nghĩa của bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy, ta biết thêm rằng, uống nước phải nhớ đến nguồn. Bài thơ là một lời tự nhắc nhở của tác giả về những năm tháng gian lao của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Sinh ra là một người lính, dũng cảm mà hiền hòa, cuộc đời của mỗi người lính không chỉ riêng tác giả đều gắn bó với núi rừng, làm bạn với trăng sao, ngày đêm chiến đấu giành lại hòa bình độc lập. Với tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt” người đọc cảm nhận sự lặng im, thành kính và trong phút chốc cảm xúc dâng trào khi gặp lại vầng trăng: “có cái gì rưng rưng”. Rưng rưng của những niềm thương nỗi nhớ, của những lãng quên lạnh nhạt với người bạn cố tri; của một lương tri đang thức tỉnh sau những ngày đắm chìm trong cõi u mê mộng mị; rưng rưng của nỗi ân hận ăn năn về thái độ của chính mình trong suốt thời gian qua. Một chút áy náy, một chút tiếc nuối, một chút xót xa đau lòng, tất cả đã làm nên cái “rưng rưng”,cái thổn thức trong sâu thẳm trái tim người lính. Bạn có thấy tự hào không khi bản thân mỗi chúng ta đang được sống hạnh phúc dưới thời bình không một bóng giặc, ngày ngày la lượn cánh chim câu bay giữa bầu trời quang đãng.
Lòng biết ơn, tri ân, gìn giữ, phát huy những thành quả vật chất hoặc tinh thần do con người tạo ra để ta hưởng thụ chính là sự “nhớ nguồn”. "Nhớ nguồn” là sự biết ơn tổ tiên, cội nguồn dân tộc, biết ơn chạ mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng, biết ơn thầy cô đã cung cấp cho ta kiến thức, biết ơn người lao động đã đem lại những cái ta cần, biết ơn những người đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ quê hương, bảo yệ cuộc sống của chúng ta.. Lòng biết ,ơn đó phải thể hiện bằng việc làm cụ thể ở mỗi con người.
Truyền thống tốt đẹp đó đã và đang tồn tại, nó cần được giữ gìn và phát huy, đặc biệt là trong chĩnh trái tim của những người con gắn bó với quê hương, xứ sở. Nhan đề bài thơ ngắn gọn vậy mà hình ảnh thơ chân thực, trong sáng, lại gợi lên cho mỗi chúng ta một quá khứ đẹp và vô cùng đặc biệt đối với ai là những người lính. Thật sâu sắc và bồi hồi cảm động biết bao!
Bài thơ không chỉ hay, nó còn là những bài học bổ ích, dạy ta hãy biết"uống nước nhớ nguồn", yêu cha yêu mẹ, yêu anh chị em, yêu ông bà, yêu những người chiến sĩ đã ngã gục vì non sông, yêu quê hương đất nước, yêu ánh trăng vàng đêm khuya.... Tác giả thật tài hoa dưới ngòi bút văn học, cho ra đời những ý tưởng mà đời người chưa hẳn ai đã biết đến.
Câu 1:
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Bài thơ sáng tác năm 1978, ba năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Ảnh hưởng: Thời điểm đó, có những người từng trải qua thử thách gian khổ, từng gắn bó với thiên nhiên, nhân dân, đồng đội, sau khi ra khỏi thời đạn bom, sống trong hòa bình, giữa những tiện nghi hiện đại... đã quên đi những nghĩa tình của thời đã qua. Trước hiện tượng đó, nhà thơ viết bài thơ như lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao xưa. Đồng thời, bài thơ còn có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống "uống nước nhớ nguồn", ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
Câu 2: Việc lặp lại hình ảnh "vầng trăng non" nhằm mục đích nhấn mạnh vào vẻ vẹn nguyên, tròn đầy, thủy chung của những ân tình của thiên nhiên, đồng đội, nhân dân.... trong quá khứ. Từ đó càng làm nổi bật sự đổi thay, bội bạc của con người.
Câu 3:
Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy là tiếng lòng, là sự suy ngẫm, là một lần “giật mình” của nhà thơ trước điều vô tình dễ có ấy. Nó có ý nghĩa như một lời cảnh tỉnh, lời nhắc nhở chúng ta đừng quên đi những gì đẹp đẽ đã gắn bó với con người trong quá khứ.
“Trăng cứ tròn vằnh vạch
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình.”
Cái “giật mình ” đáng trân trọng và đầy ý nghĩa khép lại bài thơ trong muôn trùng suy tưởng từ người đọc. Vầng trăng kia lặng im không nói , không oán trách , vầng trăng cứ lặng lẽ tròn mà khiến hồn người sực tỉnh và trở về với chính mình , tìm lại những dấu yêu xa xưa đã bỏ quên vào dĩ vãng. Xin bạn đừng hỏi rằng nếu như không vì mất điện liệu nhà thơ có thể có được sự thức tỉnh giữa phồn hoa đô hội và nhận thấy một ánh trăng tri kỷ hay không? Bởi lẽ vầng trăng trước khi ta được sinh ra cũng cứ khuyết lại tròn , khi ta tồn tại hay sau này trở thành cát bụi trăng vẫn cứ tròn lại khuyết vật thôi. Thế mà cái điều hiển nhiên , có tính quy luật ấy lại khiến tác giả ” giật mình ” …
Những điều tưởng chừng như phi lý khi đưa vào tâm trạng con người để giải thích bỗng trở thành có nghĩa. Ánh trăng như đã xuyên suốt cả bài thơ , bổng trầm trải dọc theo chiều sâu cảm xúc nơi Nguyễn Duy : lúc lắng chìm , khi trăn trở , phút suy tư…
Bạn có thấy không? Giữa nhịp sống ồn ào , dòng đời cuộn chảy ;Vẫn còn trong trẻo trên cao -vầng trăng tròn vành vạch ; Vẫn còn vương vấn đâu đây ánh sáng trong mát , nhẹ nhàng , im lắng trong tâm hồn của mỗi chúng ta…
Từ một câu chuyện riêng ,tiếng thơ của Nguyễn Duy như một lời cảnh tỉnh, nhắc nhở thấm thía về thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”,“ân nghĩa thuỷ chung” cùng quá khứ.Có lẽ vì vậy mà đến với “ánh trăng”,người đọc nào cũng thấy lòng mình dường như lắng lại ?!
Khổ thơ cuối thể hiện rõ nhất tính triết lý và chiều sâu suy ngẫm của nhà thơ:
Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình
+ “Trăng cứ tròn vành vạnh” : Thể hiện sự trong sáng,tròn đầy,thuỷ chung.
+ “Ánh trăng im phăng phắc”: Đó là sự im lặng nghiêm khắc mà nhân hậu,bao dung.
+ “Đủ cho ta giật mình”: Giật mình vì trăng đầy đặn nghĩa tình,mà mình lại có lúc quên trăng;giật mình vì trăng bao dung,nhân hậu,mà mình lại là kẻ vô tình;giật mình vì đã có lúc mình quên bạn bè,quên quá khứ.
=> Qua đây bài thơ nhắc nhở mọi người phải biết hướng về quá khứ, phải thuỷ chung với quá khứ.
Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy là tiếng lòng, là sự suy ngẫm, là một lần “giật mình” của nhà thơ trước điều vô tình dễ có ấy. Nó có ý nghĩa như một lời cảnh tỉnh, lời nhắc nhở chúng ta đừng quên đi những gì đẹp đẽ đã gắn bó với con người trong quá khứ.
“Trăng cứ tròn vằnh vạch
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình.”
Cái “giật mình ” đáng trân trọng và đầy ý nghĩa khép lại bài thơ trong muôn trùng suy tưởng từ người đọc. Vầng trăng kia lặng im không nói , không oán trách , vầng trăng cứ lặng lẽ tròn mà khiến hồn người sực tỉnh và trở về với chính mình , tìm lại những dấu yêu xa xưa đã bỏ quên vào dĩ vãng. Xin bạn đừng hỏi rằng nếu như không vì mất điện liệu nhà thơ có thể có được sự thức tỉnh giữa phồn hoa đô hội và nhận thấy một ánh trăng tri kỷ hay không? Bởi lẽ vầng trăng trước khi ta được sinh ra cũng cứ khuyết lại tròn , khi ta tồn tại hay sau này trở thành cát bụi trăng vẫn cứ tròn lại khuyết vật thôi. Thế mà cái điều hiển nhiên , có tính quy luật ấy lại khiến tác giả ” giật mình ” …
Những điều tưởng chừng như phi lý khi đưa vào tâm trạng con người để giải thích bỗng trở thành có nghĩa. Ánh trăng như đã xuyên suốt cả bài thơ , bổng trầm trải dọc theo chiều sâu cảm xúc nơi Nguyễn Duy : lúc lắng chìm , khi trăn trở , phút suy tư…
Bạn có thấy không? Giữa nhịp sống ồn ào , dòng đời cuộn chảy ;Vẫn còn trong trẻo trên cao -vầng trăng tròn vành vạch ; Vẫn còn vương vấn đâu đây ánh sáng trong mát , nhẹ nhàng , im lắng trong tâm hồn của mỗi chúng ta…
Từ một câu chuyện riêng ,tiếng thơ của Nguyễn Duy như một lời cảnh tỉnh, nhắc nhở thấm thía về thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”,“ân nghĩa thuỷ chung” cùng quá khứ.Có lẽ vì vậy mà đến với “ánh trăng”,người đọc nào cũng thấy lòng mình dường như lắng lại .