Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tả thầy Ha-men:
Trong buổi học cuối cùng, hình ảnh thầy Ha-men (văn bản Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê) hiện lên thật khác với những ngày thường.Thầy mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. Mái tóc đã lốm đốm hoa râm của thầy được chải gọn gàng. Thầy đi đôi giày đen rất hợp với sự trang trọng của bộ lễ phục.Thầy chuẩn bị bài học rất chu đáo. Thầy giảng bài bằng giọng nói dịu dàng; lời nhắc nhở của thầy cũng hết sức nhã nhặn, trong suốt buổi học người không giận dữ quát mắng học sinh một lời nào. Ngay cả với cậu bé đến muộn Phrăng, thầy cũng chỉ nhẹ nhàng mời vào lớp. Tất cả học sinh trong lớp đều thấy rằng: Chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng bài như vậy.Trong bài giảng của mình, thầy luôn ca ngợi tiếng Pháp – tiếng nói dân tộc - và tự phê bình mình cũng như mọi người có lúc đã sao nhãng viẹe học lập và dạy tiếng Pháp. Mỗi lúc ihầy nói đến những điều đó, giọng lliầy như nghẹn lại, lạc đi và gưưng mặt hằn lên những nếp nhăn đau đớn. Thầy còn nhấn mạnh rằng, chính tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa trong chốn lao tù, giúp mỗi người tù vượt tù "vượt ngục tinh thần", nuôi dưỡng lòng yêu nước. Buổi học kết thúc, những tiếng kèn hiệu khiến thầy Ha-men xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm".
Nhân vật thầy giáo Hamen trong buổi học cuối cùng
– Thầy ăn mặc bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng: áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu.
– Thầy nói năng với học sinh dịu dàng, không giận dữ quát mắng. Thầy kiên nhẫn giảng bài, chuẩn bị bài học rất chu đáo.
– Thầy ca ngợi tiếng Pháp, tự phê bình mình và mọi người có lúc đã sao nhãng việc học tập và dạy tiếng Pháp. Thầy coi tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa của chốn lao tù.
– Buổi học kết thúc, thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm".
Tóm lại: Thầy Hamen là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và người yêu nước sâu sắc.
Trong buổi học cuối cùng, hình ảnh thầy Ha-men (văn bản Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê) hiện lên thật khác với những ngày thường.
Thầy mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. Đó là bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng. Mái tóc đã lốm đốm hoa râm của thầy được chải gọn gàng. Thầy đi đôi giày đen rất hợp với sự trang trọng của bộ lễ phục.
Thầy chuẩn bị bài học rất chu đáo. Giáo án được viết bằng thứ mực đắt tiền; những dòng chữ nghiêng nghiêng, rõ ràng, nắn nót, kẻ tiêu đề cẩn thận nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Thầy giảng bài bằng giọng nói dịu dàng; lời nhắc nhở của thầy cũng hết sức nhã nhặn, trong suốt buổi học người không giận dữ quát mắng học sinh một lời nào. Ngay cả với cậu bé đến muộn Phrăng, thầy cũng chỉ nhẹ nhàng mời vào lớp. Tất cả học sinh trong lớp đều thấy rằng: Chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng bài như vậy.
Trong bài giảng của mình, thầy luôn ca ngợi tiếng Pháp – tiếng nói dân tộc - và tự phê bình mình cũng như mọi người có lúc đã sao nhãng viẹe học lập và dạy tiếng Pháp. Mỗi lúc ihầy nói đến những điều đó, giọng lliầy như nghẹn lại, lạc đi và gưưng mặt hằn lên những nếp nhăn đau đớn. Thầy còn nhấn mạnh rằng, chính tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa trong chốn lao tù, giúp mỗi người tù vượt tù "vượt ngục tinh thần", nuôi dưỡng lòng yêu nước.
Buổi học kết thúc, những tiếng kèn hiệu khiến thầy Ha-men xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm".
Những thay đổi của thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng đã khẳng định một điều chắc chắn: Thầy là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và là người yêu nước sâu sắc.
Anh đviên mơ màng
Như nằm troq giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng
Đó là khổ thơ chứa h/ả SS Ấm hơn ngọn lửa hồng. Ah đviên troq trạng thái mơ màng ( như nằm troq giấc mộng ) , ah cảm nhận đc sự lớn lao , gần gũi của vị lãnh tụ qua h/ả SS ấm hơn ngọn lửa hồng. Bác ko chỉ đem lại hơi ấm của ngọn lửa xua tan đi cái giá lạnh đêm rừng mà còn đem lại hơi ấm tinh thần sưởi ấm tâm hồn của các chiến sĩ . H/ả Bác troq mắt ah đviên thật vĩ ại nhưng vô cùng gần gũi , thân thương !
- Ngọn lửa hồng mang lại ánh sáng, hơi ấm, xua tan cái giá lạnh đêm đông nơi núi rừng biên giới, giúp những người chiến sĩ có được giấc ngủ ngon trong sự khắc nghiệt thời tiết
- Ngọn lửa hồng gắn với hành động " đốt lửa cho anh nằm " của Bác. Bác thương, lo lắng cho bộ đội từ miếng ăn, giấc ngủ. Vì thế 1 vị chủ tịch nước nhưng đã trực tiếp đi đốt lửa cho bộ đôi - một hình ảnh có lẽ rất đỗi giản dị nhưng vô cùng gần gũi, đặc biệt.
- Ngọn lửa hồng còn tạo nên cảm xúc thăng hoa cho người lính, trong giấc ngủ mơ, anh thấy :
" Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng. "
Trong suy nghĩ của anh đội viên, Bác thật lớn lao, vĩ đại nhưng gần gũi. Chính tình thương, sự quan tâm của Bác là 1 ngọn lửa đem lai sự khích lệ tinh thần lớn lao. Với anh tình cảm và sự quan tâm ấy còn lớn hơn ngọn lửa hồng.
"Trăng tròn như mắt cá/Chẳng bao giờ chớp mi" Đó là những hình ảnh được trích trong bài thơ"Trăng ơi..Từ đâu đến" của Trần Đăng Khoa. Tác giả đã khéo léo sử dụng sự vật "mắt cá" để so sánh với "ánh trăng", rằng muốn thể hiện rằng trăng tròn xoe, long lanh, sáng giữa màn đêm tăm tối.Mắt cá tròn, long lanh được dùng để so sánh với trăng thu đêm rằm rất trong sáng và tròn vành vạnh, một cách nói thật độc đáo và biểu cảm. Bên cạnh đó, câu thơ "Chẳng bao giờ chớp mi"muốn nói rằng, trăng một mình lặng lẽ trong đêm khuya soi cho dân cho nước, chẳng bao giờ chợp mắt như chú cá dưới đại dương bao la. Cách nói thật sinh động mà gợi cho ta một hình ảnh đẹp của ánh trăng đêm khuya. Trăng như người bạn thân của mọi nhà, là ánh đèn sáng rọi đường tối tăm. Thật thích thú, thật gợi cảm! Tác giả Trần Đăng Khoa thật giỏi và thật tài tình, ông hiểu biết rộng và làm phục lòng người đọc. 2 hình ảnh thơ trên chính là một minh chứng.
_Tham khảo nhs bn_
Ánh mắt trời len lỏi qua những khe cửa lọt vào trong nhà, dường như tắm màn chỉ có thể che chắn cho tôi khỏi nhưng con muỗi khát máu đêm qua chứ không tài nào che chắn được ánh nắng mặt trời buổi sớm ấy. Mắt cố mở, đôi lông mày cố kéo đôi mắt lên nhưng yếu thế mà lại bị mắt lôi ngược trở lại. Ánh nắng tinh mơ chiếu vô mắt như đánh thức tôi dậy nhưng tôi vẫn cố chấp quay ngược vào phía trong để gắng ngủ nướng thêm một chút trước khi bị mẹ gọi dậy. Đôi tai bỗng nghe thấy những âm thanh hấp dẫn nào đó, thôi thúc tôi lật chăn đứng phắt dậy đi ra khỏi chiếc giường ngủ thân yêu của mình.
Sau khi vệ sinh cá nhân và rửa mặt cho tỉnh ngủ thì chao ôi một không gian tươi đẹp hiện ra trước mắt tôi khiến tôi ngỡ ngàng. Sân nhà tôi khá rộng vì thế tôi chỉ có một mảnh vườn nho nhỏ đủ để mẹ trồng vài luống rau sạch cho cả gia đình ăn quanh năm, mùa nào thức ấy. Nó cũng đủ để cho bà tôi trồng vài cây thuốc nam quý mà bà xin ở đâu đó về. Và nó cũng đủ để trở thành một đề tài cho tôi viết văn tả cảnh và kể về nó. Tôi rất yêu mến khu vườn ấy, sau khi thật sự tỉnh táo và thoát khỏi hẳn cơn ngái ngủ tôi mới nhận ra những âm thanh đã khiến tôi bừng tỉnh.
Cây chanh giữa vườn tuy bé nhưng cành cây khẳng khuyu rắn chắc, những lá xanh non tươi tắn như vừa được tắm mát, sạch bụi và mỡ màng. Một chú sẻ nâu non vừa mới học bay liên tục cất cánh lên rồi lại đáp xuống. Nó chưa bay được xa, mỗi lần tiếp đất không thành công nó lại kêu lên một tiếng. Mẹ sẻ hót rất hay, nó như đang nói chuyện với đứa con của mình bằng giọng đầy trìu mến và thân thương. Rồi bỗng nhiên con chó trong nhà lao ra khi nhìn thấy sẻ con tiếp đất ngã nhào. Mẹ sẻ sà xuông cắp kịp con lên cây. Âm thanh nháo nhào ầm ĩ đánh thức hai bác bồ câu đang đậu trên mái nhà ngói bên hàng xóm.
Chúng bị đánh thức giấc mà vẫn hiền hậu đến lạ, có lẽ thế nên nó biểu tượng cho hòa bình. Vươn đôi cánh trắng chim bồ câu gật gù kêu ù ù như gọi người bạn đời bên cạnh mình tỉnh giấc để bắt đầu một ngày mới. Trên cành cây ổi rắn chắc to lớn, những chú chim họa mi chào buổi sáng bằng một điệu nhạc tươi mới nhộn nhịp, vừa hát vừa chuyền cành như thể hiện được nhịp điệu của khúc nhạc vui tươi đó. Chốc chốc lại họa mi lại hót vang lên, cao vút và trong trẻo như âm thanh của gió vậy. Chim chích bông cũng không kém cạnh hót lên vài tiếng và nhảy từ cành này qua cành khác mổ vào những con sâu vẫn còn đang uốn éo chưa muốn thức giấc. Dưới đất gà mái mẹ đã dẫn đàn con đi kiếm ăn, những chú gà lông mượt như tơ, mắt ngây ngô dễ thương, luôn mồm kêu chiếp chiếp. Âm thanh nghe mới vui tai và đáng yêu làm sao. Chú chó tinh nghịch chạy lại trêu gà mẹ và nhận lại kết cục là vài vết mỏ in hằn trên làn da của chú. Bên luống rau nọ, mẹ tôi đang cuốc lại đất để trồng loại rau khác, tiếng cuốc từng nhát một đập xuống nền đất khiến chúng vỡ ra.
Tần ấy âm thanh trong khu vườn nhà tôi vào buổi sáng sớm. Đó là âm thanh trong khu vườn hay chính là âm thanh của quê nhà, của tuổi thơ, của quê hương xứ sở. Tất cả những âm thanh ấy tạo nên một bản hợp âm tuyệt nhất về âm thanh của cuộc sống, của thiên nhiên và của con người. Dường như nó biểu hiện cho sự sống, cho sự hòa bình và cuộc sinh hoạt bình yên vui vẻ nơi quê nhà thân thương của tôi. Bỗng dưng tôi cảm thấy yêu mảnh vườn nhà mình đến lạ thường.
Mở bài:
+ Giới thiệu đối tượng định tả là khu vuờn trong một buổi sáng đẹp trời.
Thân bài:
+ Tả những nét bao quát về khu vườn:
- Vườn nhà ai? (nhà em hay nhà hàng xóm mà em có dịp đến chơi;, ở đâu?
- Kích thước: rộng hay hẹp? Vườn được tả vào buổi sáng sớm của mùa nào trong năm?
Màu sắc, hình ảnh chung nhất là gì?
+ Tả chi tiết khu vườn:
- Không gian: bầu trời, mây, nắng, gió...
- Vườn trồng những loại cây gì? Tả đặc điểm của từng loại cây? (hoa, lá, quả, hương thơm riêng...).
- Những con vật trong vườn: đàn gà đang đi kiếm mồi, lũ chim trên các cành cây...
- Âm thanh: huyên náo, ồn ào, tưng bừng...
Kết bài:
+ Cảm nghĩ của em về khu vườn: yêu mến, gắn bó với nó.
+ Có ý thức cùng mọi người chăm sóc để khu vườn tươi tốt ngày càng đẹp và có ích hơn.
Câu 1.
- Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh:
+ Đã già, muốn truyền ngôi nhưng có 20 hoàng tử không biết chọn ai xứng đáng để nối chí vua.
+ Sau khi dẹp giặc và đất nước trở lại thanh bình.
- Ý định của vua là chọn người có thể làm cho dân ấm nó để giữ ngai vàng của tổ tiên đã truyền được sáu đời.
- Hình thức là nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi không nhất thiết phải là con trưởng.
Câu 2.
Trong 20 hoàng tử, chỉ có Lang Liêu là được thần giúp đỡ bởi:
- Chàng là người thiệt thòi nhất:
+ Sớm mồ côi mẹ.
+ Ra ở riêng và chỉ chăm lo chuyện đồng áng một cách tích cực: trong nhà rất nhiều lúa, khoai.
Câu 3.
Hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế trời đất và Tiên vương vì:
+ Bánh giầy là tượng trời; bánh chưng là tượng đất có cây cỏ muôn loài còn là biểu tượng cho sự “đùm bọc nhau”.
+ Vua cha thấy rằng Lang Liêu đã hiểu ý mình là phải phát triển nghề nông thì dân mới no ấm, thái bình. Đây là nguyên nhân thành công của các đấng Tiên Vương.
- Lang Liêu được kế ngôi báu vì qua hai chiếc bánh đã:
+ Đề cao được sự kính thờ trời đất và Tổ tiên.
+ Thể hiện ý đồ sau khi lên ngôi sẽ phát triển nghề nông mong mang lại ấm nó, thái bình cho dân.
Câu 4.
Xem phần ghi nhớ SGK trang 12.
( + là ý nhỏ của - )
~ Chúc bạn học giỏi ! ~
1. “Tổ tiên ta từ khi dựng nước, đã truyền được sáu đời” – lời nói của Vua Hùng xác định thời gian xảy ra câu chuyện. Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh đất nước thanh bình và nhà vua đã già. Ý định của vua trong việc chọn người nối ngôi tức phải nối được chí của vua, không nhất thiết là con trưởng. Chính vì thế, nhà vua dùng hình thức thử tài để chọn (nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi).
2. Trong số các người con của vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ, vì: Mẹ chàng trước kia bị vua cha ghẻ lạnh, ốm rồi chết. So với anh em, chàng là người thiệt thòi nhất. Mặt khác, tuy là con vua, nhưng “từ khi lớn lên, ra ở riêng” chàng “chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai” – sống cuộc sống như dân thường. Đồng thời, chàng là người hiểu được ý thần: “Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo”; đồng thời chàng có trí sáng tạo để thực hiện được ý đó: lấy gạo làm bánh để lễ Tiên vương.
3. Hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên vương và Lang Liêu được chọn nối ngôi vua vì: hai thứ bánh đó thể hiện công sức lao động chăm chỉ, cần cù và thể hiện sự quý trọng nghề nông, quý trọng sản phẩm do con người làm ra; hai thứ bánh đó thể hiện ý tưởng sáng tạo sâu xa: bánh tròn tượng hình Trời, bánh vuông tượng hình Đất, với cách thức gói “các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài” và “lá bọc ngoài, mĩ vị để trong” thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa con người với thiên nhiên trong lối sống và trong nhận thức truyền thống của người Việt Nam; đồng thời thể hiện truyền thống đoàn kết, gắn bó và tinh thần đùm bọc nhau giữa những người dân đất Việt vốn là anh em sinh từ một bọc trứng Lạc Long – Âu Cơ.
Việc vua Hùng chọn Lang Liêu nối ngôi chứng tỏ vua trọng người vừa có tài có đức vừa có lòng hiếu thảo; đồng thời qua đó cũng đề cao lao động và phẩm chất sáng tạo trong lao động của nhân dân.
4. Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy có nhiều ý nghĩa, trong đó nổi bật nhất là: thông qua việc giải thích nguồn gốc sự vật (bánh chưng, bánh giầy – hai thứ bánh tiêu biểu cho truyền thống văn hoá ẩm thực của người Việt Nam trong dịp tết cổ truyền Việt Nam), truyện đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông. Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
Câu 1: Nhắc lại tên các thành phần câu em đã được học ở bậc Tiểu học?
Trả lời: Tên các thành phần chính của câu đã học ở Tiểu học:
- Chủ ngữ
- Vị ngữ
- Trạng ngữ.
Câu 2: Tìm các thành phần câu nói trên trong câu sau:
Chẳng bao lâu tôi trở thành một chàng dể thanh niên cường tráng.
(Tô Hoài)
Trả lờí:
Chẳng bao lâu tôi // đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.
Trạng ngữ CN VN
Câu 3: Thử lần lượt bỏ từng thành phần câu nói trên rồi rút ra nhận xét:
- Những thành phần nào bắt buộc phải có mặt trong câu để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn.
- Những thành phần nào không bắt buộc phải có mặt trong câu?
Trả lời:
- Những thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu là chủ ngữ và vị ngữ.
- Thành phần không bắt buộc phải có mặt trong câu là trạng ngữ.
Câu 4: Nêu đặc điểm của vị ngữ:
- Vị ngữ có thể kết hợp với những từ nào về phía trước?
- Vị ngữ trả lời cho những câu hỏi như thế nào?
Trả lời:
- Vị ngữ có thể kết hợp với các phó từ: đã, sẽ, đang, sắp, từng, vừa, mới . .ẵ
- Vị ngữ có thể trả lời các câu hỏi: Làm sao? Như thế nào? Làm gì?...
Câu 5: Phân tích cấu tạo của vị ngữ trong những câu dẫn ở mục 2. II SGK.
Trả lời:
a) Vị ngữ: ra đứng cửa hàng, xem hoàng hôn xuống.
b) Vị ngữ: nằm sát bên bờ song, ồn ào, đông vui, tấp nập.
c) Vị ngữ: là người bạn thân của nông dân Việt Nam; giúp con người trăm nghìn công việc khác nhau.
- Vị ngữ thường là động từ (cụm động từ), tính từ (cụm tính từ) như ở ví dụ a, b và câu thứ hai trong ví dụ c. Ngoài ra, vị ngữ còn có thể là danh từ hoặc cụm danh từ như ở câu 1 trong ví dụ c
1. Cho biết mối quan hệ giữa sự vật nêu ở chủ ngữ với hành động, đặc điểm, ưạng thái ... nêu ở vị ngữ là quan hệ gì?
2. Chủ ngữ có thể trả lời những câu hỏi như thế nào?
Phân tích cấu tạo của chủ ngữ trong các câu đã dẫn ở mục I, II SGK Trả lời:
Chủ ngữ trong các câu đã cho (tôi; chợ Năm Căn; cây tre; tre; nứa mai, vầu) biểu thị những sự vật có hành động trạng thái, đặc điểm nêu ở vị ngữ.
Chủ ngữ thường trả lời các câu hỏi: Ai?, Cái gì?, Con g/?,...
Về mặt cấu tạo:
- Chủ ngữ có thể là đại từ (tôi), danh từ hoặc cụm danh từ (cây tre; chợ Năm Căn; tre, nứa, mai, vầu)
- Câu có thể có:
+ một chủ ngữ: tôi, chợ Năm Căn, cây tre
+ nhiều chủ ngữ: tre, nứa, mai, vầu.