Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ngọc Hoàng thấu hiểu khó khăn của người dân và tìm cách giúp dân. Một hôm ngài triệu một vị thần đến giao cho hai bao hạt: bao màu đỏ là hạt ngũ cốc, bao màu xanh là hạt cỏ cây. Vị thần ấy phải mang xuống hạ giới và nhớ kĩ lời ta, gieo hết bao ngũ cốc màu đỏ trên phần lớn mặt đất để dân chúng lấy lương thực ăn. Còn lại một phần nhỏ đất đai thì gieo một ít hạt cỏ cây để tô điểm cho đồng ruộng và làm thức ăn cho các loài vật. Song trên đường đi vị thần ấy lại mải chơi nên quên mất khiến người dân dù có lương thực để ăn nhưng phải nhổ cỏ rất cực nhọc. Ngọc Hoàng quyết định phạt vị thần ấy hoá kiếp thành con vật có tên là Trâu, suốt đời sẽ phải kéo cày cho nông dân làm đất trồng ngô lúa hoa mầu. Từ đó, Trâu đã trở thành bạn của nhà nông, và đã được người nông dân yêu mến, tôn vinh là " Đầu cơ nghiệp "
Giặc Minh đô hộ nước ta, chúng làm nhiều điều bạo ngược. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn nhưng ban đầu thế yếu, lực mỏng nên thường bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để giết giặc.
Một người đánh cá tên là Lê Thận ba lần kéo lưới đều gặp một thanh sắt, nhìn kĩ hoá ra một lưỡi gươm. Sau đó ít lâu, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, đem tra vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần.
Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược.
Một năm sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền chơi hồ Tả Vọng; Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.
Bạn tham khảo thêm:
Đất nước ta lúc mà có giặc Minh đô hộ, giặc Minh cũng làm nhiều điều bạo ngược khiến cho dân chúng rơi vào cảnh lầm than.
Lúc bấy giờ thì Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn nhưng thực sự lúc ban đầu thế yếu hơn so với giặc và thất bại là điều khó tránh. Thế rồi chính Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân Lam Sơn của Lê Lợi được mượn thanh gươm thần để giết giặc mang lại thái bình cho đất nước ta.
Trong bối cảnh lúc bấy giờ thì một người đánh cá tên là Lê Thận thật lạ thay đã ba lần kéo lưới đều gặp một thanh sắt. Thận cứ thả xuống sông và kéo lên vẫn là thanh sắt này. Thấy lạ thì Thận nhìn kĩ hoá ra một lưỡi gươm. Thế rồi ít lâu sau đó thì Lê Lợi bị giặc đuổi, ông đã chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, lúc đó ông lại đem tra vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần.
Thế rồi ngay từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược khiến cho quân Minh lúc đó phải rút lui.
Một năm sau khi thắng giặc, đất nước ta lại được hưởng cuộc sống thái bình và cũng thật ấm no. Lúc đó thì Lê Lợi đi thuyền chơi hồ Tả Vọng thì Long Quân mới sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Và cũng chính từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm hay hồ Gươm. Câu chuyện Sự tích hồ Gươm được ra đời từ đó.
Hoặc:
Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần để đuổi quân Minh.
Lê Thận đã kéo được lưỡi gươm sau ba lần thả lưới. Sauk hi tham gia nghĩa quân, Lê Lợi đến nhà Thận và thấy thanh gươm tự dung sáng rực với hai chữ “Thuận thiên”.
Lê Lợi bị giặc đuổi, thấy chuôi gươm thần phát sáng trên cây đa, ông lấy về tra vào lưỡi thì vừa khít.
Từ đó nhờ gươm thần mà quân ta chiến thắng kẻ thù giòn giã, giải phóng được đất nước.
Sau khi đuổi được giặc Minh, vua Lê Lợi đi dạo hồ Tả Vọng gặp Rùa Vàng hiện lê đòi lại gươm. Lê Lợi trả gươm, Rùa Vàng lặn xuống nước. Từ đó hồ được đổi tên là Hồ Gươm (hoặc hồ Hoàn Kiếm).
Bởi mèo cứ ăn thịt chuột mãi nên chuột phải tìm cách bảo vệ giống nòi.
Cả làng chuột họp nhau lại. Ông Cống có sáng kiến đeo nhạc vào cổ mèo để mèo đi đâu cũng phát ra tiếng kêu, chuột nghe thấy biết đường mà chạy. Cả làng chuột đều cho cách đó rất hay nhưng khi cử người làm thì ai cũng chối đây đẩy. Rốt cuộc anh chuột Chù không biết chối vào đâu được đành phải nhận lời. Khi thấy chuột Chù rón rén đến, mèo nhe nanh, giơ vuốt khiến Chù vội vứt nhạc chạy về báo làng. Không ai dám bàn đến cái nhạc nữa. Bởi thế nên đến tận bây giờ, mèo vẫn cứ ăn thịt chuột.
-Trong quá trình hô hấp, cây lấy oxi để phân giải các chất hữu cơ, sản sinh ra năng lượng cần cho các hoạt động sống của cây, đồng thời thải ra khí CO2 và hơi nước.
Cây hô hấp suốt ngày đêm.
- Sơ đồ hô hấp của cây:
Khí oxi + Chất hữu cơ → Năng lượng + Khí cacbonic + Hơi nước.
-Trong quá trình hô hấp, cây lấy oxi để phân giải các chất hữu cơ, sản sinh ra năng lượng cần cho các hoạt động sống của cây, đồng thời thải ra khí CO2 và hơi nước.
Cây hô hấp suốt ngày đêm.
- Sơ đồ hô hấp của cây:
Khí oxi + Chất hữu cơ → Năng lượng + Khí cacbonic + Hơi nước.
Học tốt