Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
văn học hiện đại việc nam đang trên đà phát triển và cũng đang cố gắng để phát triển hơn nữa về sau này.để cho mọi người trên thế giới biết rằng văn học việt nam là cả một kho tàng là những viên ngọc còn mãi với thời gian càng để lâu càng sáng
Cuộc sống hiện tại của chúng ta đã khác xưa rất nhiều: có nhiều tiện nghi, máy móc hỗ trợ, có nhiều cơ hội để làm việc, mở mang kiến thức giúp mọi việc trở nên dễ dàng hơn. Nhưng phải chăng vì thế rất nhiều người đã đánh mất 1 triết lý sống quan trọng: "Sống chậm lại, nghĩ khác đi, yêu thương nhiều hơn". Tôi thấu hiểu 1 điều rất đơn giản của nhân tính: khi đạt được ham muốn này, 1 ham muốn khác sẽ xuất hiện khiến cho con người ta không ngừng nỗ lực làm việc, thậm chí bất chấp mọi cách để đạt được mong muốn của bản thân. Tiền tài, danh vọng là những thứ ai cũng theo đuổi, không ai muốn mình có 1 địa vị thấp kém trong xã hội. Nhưng nếu sống chỉ là để làm việc thì thật là vô vị, giống như 1 tờ giấy trắng không được tô vẽ. Đôi khi chúng ta phải "Sống chậm lại” để cảm nhận những điều tốt đẹp của cuộc sống, ngẫm lại những gì mình đã trải qua. “Nghĩ khác đi” về những gì xung quanh, những khía cạnh khác của cuộc sống, xem rằng mình còn thiếu gì và bổ xung, trau dồi. “Yêu thương nhiều hơn” và quan tâm tới những người xung quanh, “thương người như thể thương thân” thật vậy, khi chúng ta trao đi sẽ được nhận lại. Từ những gì đã nói, tôi thấy quan điểm này nên được giới trẻ đón nhận nhiều hơn.
mn góp ý vs! viết văn gà nhưng ko cop mạng đâu!
Khái niệm: Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng có nghĩa tạo thành.
Khái niệm: Từ ghép là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
T.G được chia thành 2 kiểu :
- T.G có nghĩa tổng hợp (T.G hợp nghĩa, T.G đẳng lập, T.G song song ): Là từ ghép mà nghĩa của nó biểu thị những loại rộng hơn, lớn hơn, khái quát hơn so với nghĩa các tiếng trong từ.
-T.G có nghĩa phân loại ( T.G phân loại, T.G chính phụ ): Thường gồm có 2 tiếng, trong đó có 1 tiếng chỉ loại lớn và 1 tiếng có tác dụng chia loại lớn đó thành loại nhỏ hơn.
Từ đơn là từ được cấu tạo bởi chỉ một tiếng.
VD: sách, bút, tre, gỗ....
* Từ phức là từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên.
VD: xe đạp, bàn gỗ, sách vở, quần áo, lấp lánh...
* Phân biệt các loại từ phức: Từ phức đựoc chia ra làm hai loại là Từ ghép và Từ láy.
+ Từ ghép: là những từ có cấu tạo từ hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt nghĩa.
Căn cứ vào quan hệ mặt nghĩa giữa các tiếng trong từ ghép, người ta chia làm hai loại: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ
VD: sách vở, bàn ghế, quần áo ( từ ghép đẳng lập)
Xe đạp, lốp xe, ( từ ghép chính phụ)
+ Từ láy: là những từ được cấu tạo bởi hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm. Trong từ láy chỉ có một tiếng gốc có nghĩa, các tiếng khác láy lại tiếng gốc
VD: Lung linh, xinh xinh, đo đỏ..
Từ láy chia ra làm hai loại: Láy bộ phận ( láy âm và láy vần) và láy toàn bộ
Cuộc sống đầy biến động. Những học sinh trường tôi đã chia tay nhau tại mái trường Thuận Thành yêu dấu này. Kể từ ngày đó, một phần do bận việc cơ quan, phần khác là công việc gia đình nên tôi chưa có dịp về thăm trường, thăm thầy, thăm cô. Hôm ấy, nhân chuyến đi công tác về Thuận Thành, tôi xin phép cơ quan nghỉ ba ngày để có dịp thăm lại trường xưa, bạn cũ. Đi cùng tôi còn có mấy đồng nghiệp trong toà soạn. Đó là chuyến đi đầy xúc động của tôi trong suốt những năm công tác ở Hà Nội.
Bánh xe lăn đều và nhanh trên con đường quen thuộc. Chỉ còn khoảng năm phút nữa là chúng tôi tới trường. Lòng tôi cứ bồn chồn rạo rực. Xe dừng lại ngay trước cổng trường. Cảnh trường khác xưa nhiều quá, tôi gần như không thể nhận ra. Thế là đã hai mươi năm kể từ khi chia tay, giờ tôi mới được trở lại đây - nơi tôi đã từng có những kỉ niệm êm đẹp. Cổng trường này, nơi lũ học trò chúng tôi vẫn đứng đợi nhau. Tôi ngó nghiêng như ngóng chờ một điều gì đó... áp mặt vào những thanh sắt của cánh cổng trường, tôi nhìn xa xăm... vẫn màu áo xanh hoà bình. Những học sinh đang vui vẻ nô đùa hồn nhiên trong sân trường làm tôi nhớ quá những lần đá cầu, nhảy dây, trốn tìm... cùng các bạn. Nước mắt tôi ứa ra, họng tôi tắc nghẹn như có cái gì chặn ngang. Tôi không thể kìm nổi xúc động này. "Thầy cô ơi", tiếng gọi sao mà thân thương quá! Mong tìm lại những kỉ niệm ngày xưa, tôi bước vào. Hàng vú sữa đã được thay bằng hàng phượng vĩ nhưng tôi vẫn ngửi thấy đâu đó mùi hương quen thuộc.
Hè đến, phượng nở đỏ rực cả một góc trời. Ve kêu râm ran ve... ve.... Tiếng ve gọi hè, gọi cả những hồi ức ấu thơ đẹp đẽ. Tôi đi dạo một vòng quanh trường như "dạo" lại những bài hát mà chúng tôi đã từng hát khi còn học dưới mái trường này. Tôi lẩm bẩm: Hàng ghế đá, xanh hàng cây góc sân trường, bạn thân hỡi.... Tôi dừng lại, không hát nữa, nói đúng hơn là tôi không hát nổi.
Tôi ghé lại chỗ hàng liễu xanh rì - đó là nơi tôi và các thầy, cô cùng các bạn chụp bức hình cuối cùng. "Bức ảnh" - tôi nghĩ trong đầu. Và chạy lẹ về phía ô tô. Tôi bới tung cái va li, tìm kiếm bức ảnh.
Đây rồi! -Mắt tôi sáng lên vui vẻ. Tay tôi lướt trên bức ảnh, lướt qua từng khuôn mặt, nụ cười của thầy cô và các bạn. Nước mắt tôi rơi trên tấm ảnh, cảnh vật xung quanh nhoà đi trước mắt tôi.
Tôi chạy vào văn phòng, chẳng có ai ngoài bác Hiền - bác bảo vệ mà lũ học sinh chúng tôi ngày xưa rất kính trọng và tin tưởng. Bác quý học sinh như con của mình. Bác đã già nhưng vẫn vui tính và nhanh nhẹn như ngày xưa. Hồi đó, bố mẹ gửi tôi lên học và nhờ bác lo cơm nước cho tôi. Hàng ngày, tôi nhổ tóc sâu cho bác, hai bác cháu nói chuyện với nhau rất vui vẻ. Trong hai năm học ở trường, bác đã cho tôi không ít những lời khuyên bổ ích và đúng đắn. Tội tiến lại gần chỗ bác:
- Bác... bác Hiền ơi...!.- Tôi nghẹn ngào.
Bác quay sang phía tôi, chăm chú nhìn:
- Trang ... hả...?
Giọng bác run run, mắt bác sáng ngời và mặt bác vui vẻ. Bác trách tôi:
- Sao lâu rồi mày chẳng về đây với bác, bác có bao nhiêu chuyện mà chẳng biết kể với ai, bác cứ ngóng mày mãi! Thế hôm nay có việc gì mà lại về đây?
- Cháu về thăm bác! - Tôi đùa.
- Thăm bác? Lại xạo rồi - Bác cười hiền hậu.
- Sao bác biết? - Tôi nũng nịu - Cháu đùa thôi. Hôm nay, cơ quan phân tụi cháu về trường mình làm bài phóng sự về phong trào thi đua học tập của trường.
- À! Ra thế! - Bác cười.
Mấy bác cháu tôi ngồi nói chuyện hồi lâu thật là vui vé. Một lúc, bác Hiền bảo:
- Thôi, mấy đứa ngồi nói chuyện, bác phải lên đánh trống đây.
Bọn tôi ngồi đùa vui vẻ. Nhác thấy phía xa có bóng người quen quen, tôi tìm lại kí ức. "Cô Huyền" - tôi nghĩ, vẫn dáng người nhỏ nhắn, tay hay đưa lên đầu và cả cách ôm cặp nữa. "Đúng rồi". Tôi đứng bật dậy, chạy lại phía cô, tôi ôm lấy cô thật chặt. Trông cô có vẻ xanh xao, mệt mỏi:
- Cô không khoẻ ạ! - Tôi thắc mắc.
- À... ừ...! Mấy hòm nay thời tiết oi bức. Cô hơi mệt. - Cô nói.
Tôi lúng túng hỏi:
- Thế cô uống thuốc chưa ạ? Cô đừng cố quá sức cô ạ! Cô nhìn tôi với con mắt trìu mến. Hai cô trò nói chuyện với nhau cả buổi sáng. Cô hỏi tôi nhiều về cuộc sống của tôi. Các thầy cô khác trong trường cũng đến nhưng chẳng còn ai, toàn giáo viên trẻ. Cô đứng lên nghiêm mặt:
- Trang!
- Dạ! - Tôi bật dậy.
- Hôm nay là lần gặp mặt đầu tiên sau 20 năm của cô trò mình, cô trò mình phải tâm sự với nhau thật nhiều chứ nhỉ - Cô nói.
Cô vẫn cưng tôi như ngày nào. Tối hôm đó, tôi đưa đồng nghiệp vào nhà trọ rồi tới ngủ với cô, hai cô trò nói chuyện thâu đêm.
Đó là một chuyến công tác và cũng là chuyến thăm trường đầy xúc động của tôi. Tôi ra về, tới chào mọi người nhưng tôi hứa với bác Hiền và cô là tôi sẽ trở lại vào một ngày gần đây. Chuyến đi này đã giúp tôi tô đậm thêm những kỉ niệm về mọi người - về thầy cô và các bạn. Ngay ngày sau đó, bài phóng sự về trường Thuận Thành đã được in ngay trên trang đầu tiên của tờ báo, nơi tôi làm việc.
Kể lại 1 trận chiến đấu ác liệt mà em đã học, đã nghe kể hoặc đã xem trên màn ảnh
Mn ơi giúp em vs ạ
Mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789), quân của Nguyễn Huệ nước An Nam vượt sông Gián Thủy đánh bại quân phòng thủ của Lê Duy Kỳ (Lê Chiêu Thống), lại bắt toán quân Thanh tuần thám giết sạch. Ngày mồng hai, Tôn Sĩ Nghị được tin hoảng hốt ngự địch, ra lệnh Tổng binh Trương Triều Long mang ba ngàn quân tăng cường cho các đồn Hà Hồi, Ngọc Hồi để chống cự, lại ra lệnh cho Ðề đốc Hứa Thế Hanh mang một ngàn năm trăm tên, tự đốc suất một ngàn hai trăm tên để tiếp ứng. Quân Nguyễn Huệ tiến tới đông như ong, vây đồn bốn phía, đánh nhau một ngày một đêm, quân Thanh bị đánh tan bèn bỏ chạy.
Vào canh năm ngày mồng 5 Nguyễn Văn Huệ mang đại binh tiến đánh, thân tự đốc chiến, dùng một trăm thớt voi khỏe làm tiên phong. Rạng sáng quân Thanh cho kỵ binh nghênh đón địch, ngựa bị voi quần kinh hãi bỏ chạy, quân rút lui vào trại cố thủ. Phía ngoài trại, lũy đầy chông sắt, bên trong bắn súng ra cự địch. Vào giờ Ngọ quân Nguyễn bắn hỏa châu, hỏa tiễn tới tấp; lại dùng rạ bó to lăn mà tiến đều, khinh binh theo sau, trước ngã sau tiến lên một lòng quyết chiến, tại các trại quân Thanh đồng thời tan vỡ, quân Nguyễn thừa thắng chém giết, quân Thanh tử thương quá nửa.
Ðề đốc Hứa Thế Hanh thấy thế lực nhiều ít rõ ràng, bảo gia nhân đem ấn triện Ðề đốc mang đi, rồi ra sức đánh, bị chết tại trận. Lúc này quân địch càng bị giết càng nhiều, chia cắt quân Thanh từng nhóm rồi vây kín. Thống soái Tôn Sĩ Nghị mất liên lạc với Hứa Thế Hanh và các đại viên Ðề, Trấn; bèn ra lệnh Phó tướng Khánh Thành, Ðức Khắc Tinh Ngạch mang ba trăm quân đoạt vây chạy về phía bắc. Khi tàn quân của Tôn Sĩ Nghị chạy đến bờ sông, thì số quân Thanh ba ngàn tên trú đóng tại bờ phía nam đã được Tổng binh Thượng Duy Thanh mang đi tiếp ứng cho Hứa Thế Hanh, bèn ra lệnh cho Tổng binh Lý Hóa Long vượt qua cầu nổi chiếm cứ bờ phía bắc, để tiện việc yểm hộ qua sông. Không ngờ Lý Hóa Long đi đến giữa cầu, trượt chân rơi xuống nước chết, số quân mang đi kinh hãi không biết làm gì. Tôn Sĩ Nghị ra lệnh Khánh Thành yểm hộ mặt sau bằng cách bắn súng điểu thương vào quân Nguyễn Văn Huệ đang truy kích, riêng mình tự mang quân theo cầu nổi lui về bờ phía bắc; rồi lập tức cho chặt đứt cầu nổi, cùng với bọn Khánh Thành rút lui về sông Thị Cầu.
Quân Thanh tại phía nam sông thấy cầu đã bị đứt chìm, không có đường về, bèn đánh trở lại thành nhà Lê. Các Tổng binh Thượng Duy Thăng, Trương Triều Long, Phó tướng Na Ðôn Hành, Tham tướng Dương Hưng Long, Vương Tuyên, Anh Lâm đều tử trận. Tri châu Ðiền Châu Sầm Nghi Ðống không được viện binh đành tự tử, số thân binh tự tử cũng đến hàng trăm. Quốc vương An Nam Lê Duy Kỳ vào lúc binh thua tới dinh Tôn Sĩ Nghị họp bàn, thấy Tôn Sĩ Nghị đã bỏ chạy, bèn hoảng hốt vượt sông chạy lên phương bắc, đến đây nhà Lê diệt vong.
Nguyễn Văn Huệ xua quân tiến vào thành, chiến bào mặc trên người nhuốm đen, do bởi thuốc súng. Ðề đốc Ô Ðại Kinh mang đạo quân Thanh tại Vân Nam xuất phát từ Mã Bạch quan vào ngày 20 tháng 11 năm ngoái, đến Tuyên Quang vào ngày 21 tháng 12; khi đến sông Phú Lương thấy cầu nổi bằng tre đã bị chìm đứt, nhìn sang bên kia bờ thấy lửa rực bốn phía, bèn triệt hồi Tuyên Quang, rồi lập tức lui vào trong nước.
Cuộc chiến vẫn còn tiếp tục, nhưng rõ ràng rằng phần thắng sẽ thuộc về những lý tưởng chiến đấu vì chính nghĩa. Tinh thần hy sinh và tài năng của dân tộc ta một lần nữa được khẳng định với bạn bè năm châu khi một lần nữa nhắc lại chiến công oai hùng.
Chúc bạn học tốt!
Em đã được xem một trận chiến oanh liệt của quân và dân ta nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất nước. Để chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ (mật danh chiến dịch là "Trận Đình"), quân và dân ta gồm cả công binh, bộ binh và thanh niên xung phong mở đường thắng lợi đi vào chiến dịch. Với kế hoạch tác chiến Đông Xuân 53 54, quân và dân ta ra sức sửa đường, làm đường. Tại các bến đò, các đèo cao địch ném bom, bắn phá ác liệt, song công tác mở đường, thông tuyến vận chuyển vẫn bảo đảm tiến độ. Ở đường thuỷ, nhiều thanh niên, bộ đội nhiều ngày ngâm mình dưới nước lạnh buốt phá thác, phá ghềnh khai thông dòng chảy để các đoàn thuyền độc mộc, các bè mang đưa gạo thóc từ các nơi ra chiến dịch. Đặc biệt, là đường bộ, biết bao thanh niên nam nữ phá núi, phá đèo để bộ đội đưa pháo vào trận địa. Hình ảnh hàng dãy người kéo pháo lên núi thật gian khổ và dũng cảm biết bao. Bên cạnh đó là hình ảnh tấp nập của đông đảo dân công hỏa tuyến bằng quang gánh, bằng xe đạp thồ đưa lương thực, đạn dược ra tuyến đầu bất chấp mưa bom bão đạn của giặc.
Mở màn chiến dịch vào lúc 17 giờ ngày 13/03/54, pháo ta từ trên núi bắn cấp tập vào đồi Him Lam, phân khu Trung tâm, sân bay Mường Thanh. Quân địch khiếp sợ trốn chui trốn nhủi vào các hầm hào. Sau đó chúng phản công nhưng bị bộ dội ta đánh trả quyết liệt...
Ngày 30/3, chúng ta bước qua giai đoạn 2 với cuộc đánh chiếm các đồi phía đông , F, D, đặc biệt là trên đồi A1, cuộc chiến đã diễn ra hết sức gay go trên từng tấc đất. Nơi đây, địch cố thủ trong các hầm ngầm, địa đạo kiên cố. Quân ta ngày đêm đào biết bao giao thông hào, đặc biệt là đào hầm vào tận căn cứ của địch...
Đợt cuối cùng của chiến dịch là vào ngày 3/5 khi quân ta tiến sâu vào trung tâm, chỉ cách sở chỉ huy địch khoảng 300 mét. Giặc thả tiểu đoàn dù cuối cùng hòng giúp phá vòng vây chạy qua Lào. Nhưng toàn bộ pháo binh và đặc biệt đại đội hỏa tiễn 6 nòng bắn dồn dập đã phá tan âm mưu này. Lúc 21 giờ ngày 6/5, khối bột phá gần 1 tấn, đặt giữa đồi bằng đường ngầm đã nổ tung vang trời, và đó là lệnh tổng tiến công. Lúc 17g30 ngày 7/5, tướng Đờ Cát-tơ-ri cùng toàn bộ tham mưu đầu hàng. Ngọn cờ “Quyết chiến quyết thắng” của Hồ Chủ tịch phất cao trên nóc hầm của tên tướng này.
Xem xong các trận đánh ác liệt trong bộ phim, em rất cảm phục tinh thần dũng cảm của bộ đội ta đã tạo nên một chiến thắng chấn động địa cầu như nhà thơ Tố Hữu đã viết:
Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng.
Chúc bạn học tốt
Từ xưa, ông cha ta luôn có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ giáo dục con người cách sống sao cho tốt đẹp, con cái phải có hiếu với cha mẹ, học trò phải có nghĩa với thầy cô, đối với những người xung quanh thì phải sống nhẫn nhịn. Câu tục ngữ “một điều nhịn là chín điều lành” cũng dạy chúng ta cách sống đó.
Sở dĩ, xung quanh ta có rất nhiều mối quan hệ, có những mối quan hệ thân thiết và có những mối quan hệ chỉ mang tính chất xã giao. Có một thực tế là, con người ta ai cũng coi bản thân mình là nhất. Trong các cuộc thảo luận, tranh luận, ai cũng cố gắng bảo vệ ý kiến của mình bằng mọi cách, ai cũng cho rằng mình đúng, không ai nhận sai thì kết quả là buổi thảo luận không thành công, mọi người không hài lòng về nhau vì chưa đưa ra được ý kiến thống nhất. Lời khuyên dành cho chúng ta trong tình huống đó là “một điều nhịn là chín điều lành”.
Trước tiên chúng ta cần phải giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ trên. Một là một số ít đối với chín số nhiều để làm nổi bật sự trao đổi lớn hơn rất nhiều so với cái ban đầu mất đi. Cái một mất đi đó chính là điều nhịn còn cái nhiều hơn kia điều lành. Mà điều lành là những điều tốt đẹp may mắn đến với chúng ta còn điều nhịn là sự nhường nhịn mất đi cái gì đó của bản thân có thể là vật chất cũng có thể là cả tinh thần. Thế nhưng nhường nhịn đi một lần bạn sẽ được nhận lại gấp mấy lần điều tốt lành. Như vậy câu nói trên có ý nghĩa rằng hãy nên biết nhường nhịn chịu thiệt về mình để dĩ hòa vi quý nhận lại những điều tốt lành cho bản thân và những người xung quanh mình.
“Nhịn” là biểu hiện của đức tính biết nhẫn nại và khiêm tốn, những người biết nhịn là những người luôn biết lắng nghe người khác và biết nói đúng lúc, đúng chỗ. “Lành” là kết quả tốt đẹp, hài hòa, tốt cho tất cả mọi người. Chỉ một lần nhịn thôi, bạn sẽ nhận lại được rất nhiều những điều tốt đẹp, ngoài ý muốn. Ở lứa tuổi của tôi và các bạn, chúng ta đang cố gắng khẳng định cái tôi của mình rằng ta đã trưởng thành, ta đủ lớn để quyết định cuộc sống của ta. Về với gia đình, bố mẹ nhiều khi quan tâm đến ta một cách thái quá ví dụ như nói nhiều, hỏi nhiều, những lúc đó theo bản năng chúng ta có thể cãi lại lời bố mẹ để bảo vệ quan điểm của mình. Có những cuộc cãi vã làm cho mối quan hệ của bố mẹ và con cái trở nên căng thẳng, bởi vì không hiểu nhau và không ai lắng nghe ai. Lời khuyên dành cho bạn là, những lúc bố mẹ nóng giận bạn hãy nhịn, chỉ lắng nghe thôi bạn nhé! Bố mẹ nói xong, dù đúng hay sai thì hôm sau ta sẽ nói chuyện lại với họ, khi đó chắc chắn họ sẽ sẵn sàng lắng nghe bạn, mà mối quan hệ vẫn tốt đẹp.
Trên lớp, mỗi khi thầy cô nói bạn sai hoặc bạn bè của bạn không đồng ý với ý kiến của bạn, bạn hãy bình tĩnh lắng nghe và phân tích tình huống, đừng vội cãi lại hoặc tỏ thái độ không hài lòng, điều đó sẽ làm cho mối quan hệ trở nên căng thẳng và sẽ không có lợi cho bạn. Nếu bạn biết nhẫn nhịn thì mọi lời nói, hành động bạn đều có thể kiểm soát được. Từ đó, bạn sẽ làm chủ các mối quan hệ và những người xung quanh bạn sẽ nể phục và yêu mến bạn. Bởi nếu ai cũng cố gắng cho mình là nhất và cố gắng bảo vệ cái tôi của mình thì sẽ khiến mọi người căng thẳng với nhau và làm rạn nứt các mối quan hệ.
Một quốc gia một nhà nước cũng cần có sự nhường nhịn để tạo nên những mối quan hệ tốt. Đặc biệt là nước ta khi ngày xưa Mỹ, Pháp xâm lược chúng ta và đã làm những việc khiến cho ảnh hưởng đến tận ngày nay nhưng trong quan hệ đối ngoại thì ta vẫn mềm dẻo với họ. Bởi nếu không hợp tác với Mỹ thì chúng sẽ cấm vận ta và làm cho ta rơi vào thế cô lập. Không những thế thì khi hợp tác ta biết rằng đó chỉ là cái cớ để chúng thực hiện “diễn biến hòa bình” nhằm bạo loạn lật đổ nhưng vẫn phải nhịn để tìm những cơ hội đối phó sau. Sự nhịn của chúng ta khi biết tỏng cái chính sách lừa bịp của chúng như thế nhằm tạo cơ hội cho đất nước hội nhập phát triển với các nước khác.
“Một điều nhịn là chín điều lành” là một triết lý sống mà chúng ta cần phải rèn luyện từng ngày, ở mọi lúc, mọi nơi. Để học được chữ “nhịn” thì thực sự là rất khó, bởi vì bạn phải biết im lặng những lúc cần thiết, con người ta vốn thích nói hơn thích nghe, nhưng thực tế thì chúng ta có 2 cái tai và chỉ có 1 cái miệng mà thôi, điều đó có nghĩa là chúng ta phải nghe nhiều hơn nói. Nghe để thấy mình đúng và sai ở đâu để lần sau rút kinh nghiệm, nghe để người khác cảm thấy họ được tôn trọng. Nếu bạn làm được điều đó, bạn chắc chắn sẽ là người thành công!
Con người sinh ra vốn không ai hoàn hảo, và mỗi người chúng ta cũng đã tự chất vấn về bản thân mình không biết bao nhiêu lần trong đời? Khi chúng ta nhìn lại mình, hẳn ta sẽ thấy còn thật nhiều điều thiếu sót, những chỗ khuyết, những vết xước. Và như thế, câu chuyện về chiếc bình nứt mà chúng ta sắp bàn dưới đây chính là câu chuyện dành cho những ai chưa bao giờ thấy mình hoàn hảo.
Chuyện kể về một người có hai chiếc bình lớn để chuyển nước. Một trong hai chiếc bình bị nứt nên khi gánh từ giếng về, nước trong bình chỉ còn một nửa. Chiếc bình nứt vì thế mà luôn thấy dằn vặt, cắn rứt, nên một ngày nó nói với người chủ nỗi xấu hổ của mình, nó xin lỗi ông vì không hoàn thành nhiệm vụ gánh nước một cách trọn vẹn. Và rồi, trước nổi mặc cảm của chiếc bình nứt, người chủ đã trả lời: chính nhờ vết nứt của chiếc bình mà nước gieo xuống cho những luống hoa mọc lên, duyên đáng và xinh đẹp…
Vâng, cuộc sống của mỗi chúng ta đều có thể như chiếc bình nứt kia. “Vết nứt” ấy tượng trưng cho khiếm khuyết, cho những gì không trọn vẹn trong bản thân mỗi con người. Nhưng cũng như chiếc bình – dù nứt mà vẫn có ích cho đời – gieo nguồn nước cho những luống hoa mọc lên. Mỗi người chúng ta – dù không hoàn hảo như chiếc bình lành, nhưng ai cũng có những giá trị riêng, những đóng góp riêng cho xã hội. Chính điều đó làm nên những chỗ đứng khác nhau của mỗi con người trong cuộc đời.
Con người vẫn thường hay băn khoăn về bản thân, vì theo cách tự nhiên, tất cả mọi người trong cuộc đời này đều yêu thích và hướng về cái đẹp, ưa chuộng sự toàn thiện, toàn mĩ. Vì thế nên khi chúng ta nhận thấy mình không hoàn hảo, thấy mình có những khuyết điểm, những mặt hạn chế, thấy mình không bằng được người ta, không được tốt đẹp như người khác… chúng ta sẽ thấy khó chịu và cắn rứt – cũng như chiếc hình nút luôn mang niềm mặc cảm khi so sánh nó với chiếc bình lành. Thật vậy,có biết bao khiếm khuyết khiến chúng ta mặc cảm về bản thân mình. Một đôi tay không lành lặn, một giọng hát không hay, một khả năng toán học dở tệ hay một gia cảnh kém đầy đủ… tất cả đối với chúng ta thật đáng buồn, thật là những vết nứt khó xoá bỏ. Và như thế, chúng ta cứ mãi dằn vặt về bản thân mình.
Thế nhưng, chúng ta quên mất rằng, đằng sau những khiếm khuyết ấy, mỗi người vẫn luôn có những giá trị riêng. Nước chảy ra từ khe nứt của chiếc bình không lành lặn kia đã gieo mầm sự sống cho những luống hoa ven đường.
Chúng ta cũng từng biết một Nguyễn Ngọc Ký dù liệt hai tay nhưng vẫn đi học và học giỏi với những nét chữ, những con số viết ra khó nhọc từ đôi chân. Ông trở thành tấm gương chiến đấu với nghịch cảnh không mệt mỏi. Từ một đôi tay không trọn vẹn, từ nỗi bất hạnh của số phận – từ những “vết nứt”, Nguyễn Ngọc Ký đã làm được hơn rất nhiều những gì mà số phận đã định cho ông.
Mỗi người chúng ta cũng thế, chúng ta có thể thiếu sót, khiếm khuyết ở điểm này nhưng ta vẫn còn những giá trị tốt đẹp ở điểm khác. Có thể bạn hát không hay, nhưng bạn có thể chơi trống. Có thể bạn không biết đánh đàn, nhưng bạn lại là một vận động viên marathon rất cừ. Có thể bạn sinh ra trong một gia đình không hạnh phúc, nhưng nhờ đó bạn biết nâng niu những niềm vui dù nhỏ nhặt nhất ở cuộc đòi, biết quý trọng và bảo vệ tình yêu thương giữa mình với mọi người xung quanh. Bỏi vì mọi thứ trong cuộc sống chỉ có tính tương đối, bởi vì không có gì là “bất hạnh hoàn toàn”, “khiếm khuyết hoàn toàn” – nếu bạn biết mở rộng đôi mất lạc quan để nhìn nhận và yêu thương cuộc sống, để yêu thương và quý trọng chính bản thân mình.
Mỗi con người, đối diện với những khiếm khuyết của bản thân, nên học cách chấp nhận sự không hoàn hảo ấy và đồng thời cần biết vươn đến những điều tốt đẹp. Hay nói cách khác, chúng ta cần học cách hiểu về bản thân, biết điểm mạnh, điểm yếu của chính mình để tự hoàn thiện, để làm nên một “ta” ngày càng tốt đẹp hơn. Chúng ta sống giữa xã hội, sống với mọi người, nên việc ta nhìn vào người khác là một điều tất yếu. Nhưng ta hãy chỉ nên nhìn người khác để học hỏi, để lấy đó làm gương, làm động lực hoàn thiện bản thân mình, hơn là nhìn người khác rồi chỉ toàn thấy mình xấu xí, kém cỏi và cử mãi dằn vặt trách cứ bản thân. Một người khôn ngoan là người luôn “biết người biết ta”, biết về người khác và hiểu về chính mình sẽ giúp mỗi người có thái độ nhìn nhận xác đáng về những ưu – khuyết của cuộc đời.
Và chúng ta hãy học cách nhớ rằng: cuộc sống này không có ai là hoàn hảo, không có gì là tuyệt đối. Chiếc bình lành tưởng chừng rất hoàn hảo, nhưng hoá ra nó “khuyết” ở chỗ không thể làm những luống hoa ven đường mọc lên. Như vậy, một cách nào đó, chiếc bình lành và chiếc bình nứt đã bổ khuyết cho nhau, cùng nhau giúp ông chủ vừa có nước đầy, vừa có những luống hoa xinh đẹp. Cuộc sống cũng vậy; vì con người không ai hoàn hảo nên con người phải tìm đến nhau, bổ khuyết cho nhau. Ấy chính là một trong những điều kì diệu của cuộc sống. Và néu có một ngày nào đó tắt cả mọi người trong vũ trụ này đều hoàn hảo, thì có lẽ con người cũng sẽ không còn khát khao vươn đến cái đẹp như con người đã và đang khát khao. Khi ấy, có lẽ con người sẽ không còn cần tìm đến nhau, bởi bản thân mỗi người đã đủ là một thế giới hoàn hảo rồi.
Và như thế, chính những vết xước, những mảnh khuyết, chính sự không – hoàn – hảo đã và đang duy trì vẻ đẹp của cuộc sống này…
Câu chuyện “Chiếc bình nứt” khép lại, để lại cho chúng ta thật nhiều suy tư. Đối diện với những khiếm khuyết của chính mình, mỗi người cằn học cách chấp nhận, đồng thời biết hướng đến những điều tét đẹp của bản thân. Bởi vì mỗi chúng ta sinh ra đều mang trong mình những giá trị và khả năng vô giá. Bởi vì cuộc sống của mỗi chúng ta đều có thể như chiếc bình nứt, dù nứt nhưng vẫn gieo nguồn nước cho những luống hoa mọc lên, tươi đẹp và có ích cho cuộc đời…
Tham khảo thôi nhé đừng nên chép giống nhé bạn
- Mở bài:
Lòng yêu thương con cái, ước mong thế hệ mai sau nối tiếp xứng đáng, phát huy truyền thống của tổ tiên, dân tộc vốn là một tình cảm cao đẹp của người Việt Nam suốt bao đời nay. Bài thơ “Nói với con” của Y Phương một nhà thơ dân tộc Tày, cũng nằm trong nguồn cảm hứng nhân văn phổ biến ấy.
Đó là một bài thơ mà tác giả mượn lời một người cha chân tình, dặn dò con về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, về những đặt điểm tính cách cao đẹp của quê hương, dân tộc với ước muốn đứa con hãy ghi nhớ, phát huy. Điều ấy đã thể hiện qua cách nói mộc mạc, giàu hình ảnh của người dân miền núi, đem đến cho bài thơ giọng điệu thiết tha, trìu mến, tin cậy:
“Người đồng mình….nghe con”
- Thân bài:
Đoạn thơ được nối tiếp theo sau đoạn cảnh người cha khơi gợi cội nguồn sinh dưỡng giúp đứa con khôn lớn, trưởng thành. Bằng đoạn thơ trên, người cha đã ngợi ca những đức tính cao đẹp của con người quê hương nằm khơi gợi cho con lòng từ hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ về truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con hãy tiếp tục xứng đáng với truyền thống ấy.
Bắt đầu đoạn thơ bằng cụm từ “người đồng mình” với ý nghĩa là người vùng mình, người miền mình, cách nói giản dị của miền núi và được lặp đi lặp lại ba lần trong đoạn trích, Y Phương đã gửi vào đó niềm tự hào của mình về những đức tính cao đẹp của người dân miền núi bằng tấm lòng yêu mến vô hạn.
Nếu trên kia “yêu lắm con ơi” là yêu cuộc sống vui tươi bình dị, yêu bản làng thơ mộng, yêu những tấm lòng chân thật nghĩa tình, thì đến đây niềm ước vọng càng thêm tha thiết: “thương lắm con ơi”. Tình cảm được nâng lên nhiều lần bởi sau từ“thương” đó là những những nỗi vất vả, gian khó của con người quê hương. Người cha biểu lộ tình cảm yêu thương chân thành về gian truân, thử thách cùng ý chí mà người đồng mình đã trải qua.
Người đồng mình không chỉ là những con người giản dị, tài hoa trong cuộc sống lao động mà còn là những con người biết lo toan và giàu mơ ước:
“Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn”.
Ta dễ dàng nhận ra tính tả thực và phép ẩn dụ tượng trưng đã được nhà thơ vận dụng ở đây. Với phép tả thực, Y phương đã vẽ ra cảnh người dân miền núi mà ở đay dân tộc Tày có cội nguồn sinh dưỡng là những vùng núi cao ngút ngàn, rất hoang vắng và rất buồn bởi cuộc sống nghèo khó, nhọc nhằn. Tuy buồn, tuy khó khăn gian khổ nhưng họ vẫn bám đất, bám bán làng, vẫn thủy chung cùng quê hương. Và càng ở cao, càng gian khổ mới thấy được tấm lòng quyết tâm gìn giữ cội nguồn sinh dưỡng của người dân miền núi.
Tư duy của người miền núi mộc mạc chân tình hiện lên trong cách so sánh độc đáo. Họ lấy hình sông, lấy dáng dáng để biểu thị vẻ đẹp của tinh thần và lối sống. Cách sắp xếp tính từ “cao”, “xa” trong sự tăng tiến, nâng cao mức độ cho thấy khó khăn, thử thách càng lớn thì ý chí con người càng mạnh mẽ, càng quyết tâm chinh phục, vượt qua.
Có thể nói, cuộc sống của người đồng mình còn nhiều nỗi buồn, còn nhiều bộn bề thiếu thốn song họ sẽ vượt qua tất cả, bởi họ có ý chí và nghị lực, họ luôn tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của dân tộc và không ngừng mơ ước đến tương lai nơi mà chí lớn sẽ vươn tới.
Chính từ niềm mơ ước ấy, người cha đã nhẹ nhàng nhắc nhở đứa con hãy khắc ghi, rèn luyện, phát huy:
“Dẫu làm sao thì cha cũng muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh không lo cực nhọc”
Đoạn thơ với những hình ảnh cụ thể như núi rừng quê hương được Y Phương nhắc lại theo phép liệt kê: “đá gập ghềnh”, “thung nghèo đói”, “như sông”, “như suối” , “lên thác xuống ghềnh”…”kết hợp với các điệp ngữ: “sống…không chê…”, nhà thơ đã gợi lại cuộc sống vất vả, gian nan đầy thử thắt đối cới người dân Tày giữa hoan sơ đại ngàn.
Phép so sánh “Sống như sông như suối” gợi vẻ đẹp tâm hồn và ý chí của người đồng mình. Gian khó là thế, họ vẫn tràn đầy sinh lực, tâm hồn lãng mạn, khoáng đạt như hình ảnh đại ngàn của sông núi. Tình cảm của họ trong trẻo, dạt dào như dòng suối, con sống trước niềm tin yêu cuộc sống, tin yêu con người.
Cách gợi của nhà thơ được đặt trong giọng điệu mạnh mẽ, chắc nịch, đầy quyết tâm và niềm tin tưởng. Một lần nữa y Phương trong vai người cha đã nhắc con nhớ rằng người đồng mình, người trong cùng bản làng của mình dù sống trong nghèo khổ, gian nan vẫn thủy chung gắn bó với quê hương, cội nguồn.
Thông qua đó, nhà thơ với vai trò người cha mong muốn đứa con phải biết tự hào về truyền thống quê hương, phải luôn tự tin, vững bước trên đường đời:
“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”.
Phẩm chất của người của con người quê hương còn được người cha ca ngợi qua cách nói đối lập tương phản giữa hình thức bên ngoài và giá trị tinh thần bên trong, nhưng rất đúng với người miền núi. Tuy “người đồng mình” không mấy đẹp đẽ ở hình thức nhưng luôn ẩn chứa một sức mạnh tinh thần lớn lao, không bao giờ nhỏ bé, không bao giờ thôi ước vọng vươn cao.
Lời thơ mộc mạc, giản dị nhưng chứa bao tâm tình. Sự tương phản này đã tôn lên tầm vóc của người đồngmình. Họ mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin. Họ có thể “thô sơ da thịt” nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí, về mong ước xây dựng quê hương.
Lời cha giản dị, ân cần trang nghiêm, chắc nịch đã giúp đứa con nhận ra rằng chính nhờ những “người đồng mình” như thế, những con người có ước mơ xây dựng quê hương với những truyền thống, phong tục tốt đẹp:
“Người đồng mình tự đụng đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục”.
Câu thơ đã khái quát về tinh thần tự tôn dân tộc, về ý thức bảo vệ nguồn cội, bảo tồn những truyền thống quê hương tốt đẹp của người đồng mình. “Đục đá” là công việc vô cùng nặng nhọc, đòi hỏi phải bền bỉ, nhẫn nại. “Đục đá” vào ý thơ dã trở thành hình ảnh sinh động, gợi cảm. Bởi qua ý thơ, hình ảnh ấy giúp ta hình dung hiện thực người dân lao động miền núi bằng khát vọng và ý chí “đục đá kê cao quê hương” đã tôn tạo vẻ đẹp văn hóa của dân trọi với bao thiên tai, bão lũ, bao bọn giặc hung tàn để gìn giữ, bảo vệ quê hương của cả dân tộc.
Đó là hình ảnh Sơn Tinh (thời Hùng Vương thứ 18) bốc từng quả cũng chính là hình ảnh anh hùng Núp và dân tộc Ba Na anh em đã quyết tâm không khuất phục giặc Pháp bảo vệ cho vùng đất Chư-lây thân yêu, làm nên chiến tích lịch sử. Cách mạng hào hùng cho quê hương, đất nước…. Hình dung ra điều ấy, ta mới thấy chi tiết “đục đá kê cao quê hương” là một hình ảnh ấn tượng, chứa chan niềm tự hào cao độ của nhà thơ đối với dân tộc thân yêu.
Lòng mong muốn ấy còn được thể hiện trong giọng thơ thiết tha, trìu mến bởi ngữ điệu cảm thán: “con ơi”; “đâu con”; ở những lời tâm tình dặn dò: “nghe con”nhưng lại chắc nịch niềm tin của nối nói của người dân miền núi, vừa giàu hình ảnh vừa tự nhiên, xúc động lòng người. từ đó, ta cảm nhận diều lướn lao nhất là người cha muốn truyền lại cho đứa con là lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ với quê hương cao đẹp và niềm tin con bước vào đời:
“Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con”.
Hành trang của người con mang theo khi “lên đường” không có gì khác ngoài niềm tự hào về quê hương, nguồn cội cùng với ý chí, quyết tâm và hi vọng lớn lao về một ngày mai tươi sáng. Người con lên đường khắc sâu lời cha dặn và không ngừng nhắc nhở mình thực hiện điều tâm nguyện ấy. Lời dặn của cha thật mộc mạc, dễ hiểu, thấm thía, ẩn chứa niềm hi vọng lớn lao của cha, hi vọng đứa con sẽ tiếp tục vững bước trên đường đời,tiếp nối truyền thống và làm vẻ vang quê hương.
- Kết bài:
Bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi cảm, lối nói miền núi mộc mạc, cách ví von sinh động, giọng điệu thiết tha trìu mến, nhịp điệu lúc nhanh lúc chậm đầy khát vọng làm người, đoạn thơ ca ngợi những đức tính tốt đẹp của người đồng mình, cha mong con sống có tình nghĩa với quê hương, phải giữ đạo lí “uống nước nhớ nguồn”của cha ông từ bao đời để lại. Hơn nữa, con phải biết chấp nhận gian khó và vươn lên bằng ý chí của mình.
Y Phương đã rất tinh tế khi lựa chọn hình ảnh và giọng điệu khi biểu đạt. Hình như ông đã không hề “mĩ lệ hóa” hay tô vẽ gì thêm cho hình ảnh thơ. Cứ thế, rất tự nhiên, hình ảnh núi non và “người đồng mình” đi vào thơ ông một cách chân thực, hồn nhiên mà sâu sắc đến kì lạ.
Em tham khảo và tự diễn đạt lại nhé
Nhân vật phụ trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" cũng là biểu trưng cho những con người thầm lặng cống hiến cuộc đời mình cho cuộc sống của biết bao người ở dưới miền xuôi, và sự nghiệp chiến đấu của cả dân tộc.
a.Nhân vật xuất hiện trực tiếp:
*Bác lái xe
- Là người sôi nổi có nhiều năm công tác, có nhiều kinh nghiệm.
-Góp phần làm nổi bật nhân vật chính
- 32 năm chạy xe trên tuyến đường hiểm trở, hiểu tường tận Sa Pa
- Qua lời kể của bác lái xe, cô gái và người đọc hồi hộp chờ đợi sự xuất hiện của anh thanh niên
*Nhân vật ông họa sĩ già:
- Là một người từng trải cuộc sống và am hiểu nghệ thuật; lời nói, cử chỉ, thái độ của ông làm cho nhân vật chính hiện ra rõ nét hơn, đồng thời lại khơi gợi thêm nhiều khía cạnh ý nghĩa về cuộc sống, về nghệ thuật.
-Ngay phút đầu gặp anh thanh niên, bằng sự từng trải nghề nghiệp và niềm khát khao của người nghệ sĩ đi tìm đối tượng của nghệ thuật, ông đã xúc động bối rối vì họa sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết.
- Là người từng trải, khát khao nghệ thuật
-Nhạy cảm, thâm trầm và sâu sắc.
- Trước chàng trai trẻ đáng yêu, ông họa sĩ bỗng thấy như "nhọc quá" vì những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh
Chi tiết này giúp cho nhân vật chính hiện lên rõ nét hơn.
*Cô kỹ sư trẻ
-Một kỹ sư trẻ vừa mới ra trường, xung phong lên miền núi heo hút công tác
-Hồn nhiên, ý tứ, kín đáo
-Tìm thấy lẽ sống, hướng đi cho mình
-Bó hoa tinh thần, sự háo hức và mơ mộng
-Những thu lượm bổ ích phong phú tươi non về nhận thức, tâm hồn, hiểu con đường cô đang đi tới, yên tâm và vững tin vào quyết định cô đã lựa chọn.
-Sức tỏa sáng của nhân vật chính (anh thanh niên) giúp cô có sức mạnh, vững tin hơn, bước tiếp con đường mình đã chọn.
b.Nhân vật gián tiếp
*Ông kỹ sư vườn rau:
- ngày này sang ngày khác rình xem ong thụ phấn cho su hào như thế nào để cứ thế đi thụ phấn cho từng cây su hào cho củ ngọt hơn, to hơn.
-Anh cán bộ nghiên cứu sét "Mười một năm không một ngày xa cơ quan, không đi đến đâu mà tìm vợ"
=> Sự từ chối làm mẫu vẽ của anh thanh niên đã mở ra trước mắt người đọc cả một đội những con người đang ngày đêm thầm lặng cống hiến cuộc đời mình để xây dựng tổ quốc.Sa Pa lặng lẽ cũng như họ vậy, luôn thầm lặng làm công việc của mình mà không hề sợ khó, sợ khổ, sợ cô đơn.Bởi vì trong họ luôn có một sự sống động của đức hi sinh, của lòng yêu nghề, yêu cuộc sống lao động và những thành quả mà mình làm ra vì nó góp phần xây dựng đất nước.Họ đều được gọi chung chung bằng danh từ chung chứ không ai có tên cả. Họ là những con người giản dị, không tên, không tuổi, hi sinh và cống hiến một cách thầm lặng.
Qua đó, để như một bài học, một lời nhắc nhở cho thế hệ trẻ ngày nay về lẽ sống. Sống làm sao cho xứng đáng với thành quả của các thế hệ đi trước đã để lại cho mình, góp phần dựng xây quê hương ngày một giàu đẹp hơn.
Gợi ý:các nhân vật phụ trong truyện lặng lẽ sapa của nguyễn thành long đều có đặc điểm chung là yêu nghề , biết cống hiến vì tổ quốc
- ông họa sĩ : đã đến tuổi về hưu ( nhiều năm cống hiến cho quê hương đất nước ) nhưng vẫn còn say mê nghề nghiệp . Ông kok chịu nghỉ hưu mà xin đi thực tế ở vùng cao để sáng tác .Đây là người có vẻ đẹp tâm hồn đáng trân trọng . Gặp anh thanh niên ông có sự đồng cảm và tìm ra ngay nguồn cảm hứng sáng tác
- Cô kĩ sư nông nghiệp trẻ đẹp , có người yêu ở thành phố và người yêu cô lo dc cho công việc của cô ở thành phố khi cô ra trường . Nhưng cô lại tình nguyện nhận công tác ở vùng cao ---> cô có bản lĩnh sống đẹp , sống vì lì tưởng của thanh niên trong thời đại hồ chí minh. Vì vậy , khi dc tiếp xúc và trò chuyện với anh thanh niên thì cô đã giải tỏa dc những băn khoăn , day dứt và yên tâm hơn với quyết định của mình, tìm ra dc giá trị đích thực của cuộc sống
- Bác lái xe : công việc rất bình thường nhưng đây là công việc có ý nghĩa . Ngày ngày bác không chỉ lo đưa đón khách mà cón đem niềm vui lại cho nhiều người . Dù tuổi cao nhưng bác vẫn yêu nghề , vẫn vững tay lái trên đoạn đường đèo dốc
-Trong văn bản còn xuất hiện những nhân vật gián tiếp như : anh kĩ sư vườn rau dưới sapa , nhà nghiên cứu lập bản đồ sét ở nước ta . Trong đó anh kĩ sư vườn rau thì ngày ngày ngồi rình xem cách ong thụ phấn cho su hào rồi sau đó tự mình làm thay cho đàn ong để cây su hào cho nhiều quả ngon ngọt phục vụ nhân dân miền bắc . Còn người nghiên cứu lập bản đồ sét thì trong 11 năm kok 1 ngày xa cơ quan ---> ca ngợi tập thể những con người lao động khoa học thầm lặng có ích cho đời để tiền hành chiến đấu chống mĩ ở miền Nam ---> stop here ^--^
Tham khảo
Trong bài “Đường đến ngày vinh quang” của cố nhạc sĩ, ca sĩ Trần Lập đã có những lời ca thật ý nghĩa “ Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng. Bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai, Đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió”. “Chặng đường” ở đây không phải hình ảnh tả thực mà nó là ẩn dụ cho con đường đời, là đích đến của những mục tiêu, nơi con người sẽ chinh phục con đường đó. “Mũi gai” là những khó khăn, thử thách mà con người sẽ phải trải qua nếu như muốn hoàn thiện hành trình đến đích thành công của mình. “Đường vinh quang” là con đường vẻ vang, ý nghĩa nhất mà sau khi vượt qua trăm ngàn sóng gió. “Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng. Bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai. Đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió”, là những lời ca đầy ý nghĩa về những cố gắng, những nỗ lực của con người trên hành trình chinh phục những đỉnh cao. Có lẽ cũng bởi những ý nghĩa, triết lí vô sâu sắc ấy mà bài hát Đường đến đỉnh vinh quang của cố nhạc sĩ Trần Lập đã vực dậy tinh thần cho hàng ngàn trái tim khán giả trước khi đứng trước khó khăn của cuộc đời. Trên mỗi chặng đường, để đi được đến đích, như một lẽ tất yếu của tự nhiên, con người phải trải qua muôn vàn những khó khăn “bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai”. Đó là những thử thách cực độ, là những khó khăn tưởng chừng có thể làm chúng ta gục ngã, không thể vượt qua. Nhưng nếu có nghị lực, ý chí và niềm tin con người sẽ có thể vượt qua tất cả, những cố gắng ấy sẽ rút ngắn con đường đi đến vinh quang, mang đến những bài học ý nghĩa, nhờ vậy mà chúng ta trưởng thành, mạnh mẽ và bản lĩnh hơn trong cuộc sống. Đỉnh vinh quang là phần thưởng xứng đáng cho những ai biết nỗ lực, cố gắng. Nó không dành cho những người thiếu nỗ lực, những kẻ bỏ cuộc, cái giá của vinh quang rất đắt vì phải trải qua “muôn ngàn sóng gió” nhưng ý nghĩa mà nó mang lại cũng thật to lớn, vẻ vang.