K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 3 2022

vẽ sơ đồ tư duy

25 tháng 3 2022

Em muốn học thuộc phần nào? Môn nào vậy em?

31 tháng 10 2018

bạn hãy tìm 1 chỗ yên tịnh hoặc 5h bạn dậy học thuộc sáng sớm học nhanh lắm mình đẵ thử rồi đấy bạn hãy tập chung và tạo cảm giác thoải mái ko ép buộc mình bạn phải hiểu học giúp mình cái j và nó quan trọng như thế nào 

chúc bạn luôn luôn học giỏi cố gắng lên nhé bạn sẽ thành công thôi

1 tháng 11 2018

Không gian và thời gian hợp lý Việc thuộc bài nhanh hay chậm còn phụ thuộc rất nhiều vào địa điểm bạn chọn để học và thời điểm bắt đầu học. Không gian: Tốt nhất nên chọn một nơi rộng, thoáng, tĩnh lặng, nhưng đừng quá im lặng vì có thể tạo sự căng thẳng và dễ gây buồn ngủ. Có thể là công viên, vườn cây, phòng riêng… Nơi học gọn gàng và trong lành cũng sẽ giúp bạn mau thuộc bài hơn. Có thể học thuộc trong khi đứng, ngồi, nằm, đi qua đi lại…, miễn là cách đó khiến bạn cảm thấy dễ chịu, nhưng tránh đổi tư thế liên tục (ví dụ đang ngồi thì lại nằm), việc này gây cảm giác mất tập trung và mệt mỏi, dễ mất hứng khi học và bị gián đoạn suy nghĩ. Thời gian: Nhiều bạn cho rằng buổi sáng là thời điểm thích hợp nhất để học nên thường để “nước tới chân mới nhảy”, tức là nếu sáng mai có bài kiểm tra thì tối hôm nay ngủ sớm để sáng dậy sớm học bài… Đúng là đầu óc sẽ rất minh mẫn vào sáng sớm, thuộc bài rất dễ nhưng quên cũng rất mau. Có thể bạn thuộc ngay nhưng đến trưa hoặc chiều sẽ rất khó khăn khi nhớ lại. Còn học buổi tối mất thời gian hơn một chút nhưng sáng dậy bạn sẽ nhớ rất kĩ và thời gian nhớ kéo dài. Thời điểm thích hợp nhất để học là buổi tối (7h - 12h). Nên lưu ý chọn thời gian thoải mái (bạn không bị kẹt công việc hoặc lịch học khác), như thế mới dễ tập trung học hơn. Tinh thần thoải mái: Cái quan trọng nhất khi bắt tay vào học bài là tinh thần của bạn được thoải mái tuyệt đối, không lo âu và phiền muộn về bất cứ một vấn đề gì. Khi đó bạn sẽ dành toàn bộ tâm trí cho việc học và hiệu quả sẽ được nhân lên rất nhiều đấy! Còn nếu như khi học mà bạn cứ mãi lo nghĩ về một vấn đề gì đó thì sẽ không thể nào thuộc bài nổi đâu, mà nếu như có thuộc thì cũng "ba chữ bên Tây, ba chữ bên Tàu" mà thôi! Khi học bài bạn cũng không nên xem TV hoặc nghe nhạc nhé! Nếu không các bạn sẽ bị "tẩu hỏa nhập ma" và việc học cứ kéo dài lê thê mà chẳng vô được chữ nào. Một chút gì đó tẩm bổ cho cơ thể trước khi bắt tay vào học bài cũng là cách nâng cao khả năng tiếp thu đấy bạn. Thử dành cho mình một ly sữa hay một ly nước mát xem sao. Hiệu quả lắm đấy! Khi đã đặt mục tiêu thì các bạn phải nhất quyết làm cho được và khi đó bài vở cứ việc đi sâu vào trí nhớ của bạn một cách dễ dàng, yên tâm được chút rồi nhé! Không nên quan trọng độ dài nội dung Nhiều bạn thường nhìn vào số lượng trang phải học, rồi lắc đầu ngán ngẩm: “Nhiều như thế thì làm sao mình có thể học hết được cơ chứ”, thế rồi nản… Hoặc chỉ học được một vài trang rồi buông… Đừng nhìn vào số trang mình phải học, hãy nhìn vào số trang mình đã học được. Hãy bắt đầu học với một tâm trạng thoải mái nhất có thể, và tự nhủ: “Mình sẽ thuộc ngay thôi ấy mà”. Tâm lý có ảnh hưởng rất nhiều đấy nhé, do vậy, nếu bạn nghĩ rằng bạn sẽ học thuộc, thì thời gian sẽ rút ngắn hơn và bạn sẽ tập trung hơn. Ngoài ra, phải biết cách lược bỏ những nội dung không cần thiết, chỉ nắm các ý chính theo các kiểu câu đơn giản, bỏ đi những từ không ảnh hưởng đến nội dung bài học, tô đậm các ý quan trọng. Và học theo kiểu liệt kê thành từng ý chính, tránh học theo kiểu cả đoạn văn, dễ gây nản và khó nuốt. Hiểu, liên tưởng, kết hợp các giác quan Nên nắm vững 5 quy tắc này. Chỉ cần nắm vững, bạn sẽ học thuộc bài một cách dễ dàng. * Bạn chỉ có thể học thuộc khi bạn hiểu. Nếu không hiểu, bạn học thuộc đấy, nhưng rồi cũng quên ngay. * Khi học phải biết liên tưởng và hình dung trong đầu. * Suy nghĩ đến thứ khác thì chẳng bao giờ bạn thuộc bài được. * Trước khi học phải có động lực (điểm cao, được giải trí sau khi học…) * Sẽ rất tốt nếu bạn kết hợp nghe, đọc, ghi chép… Hiệu quả sẽ tăng lên gấp 3 lần. Cách học thuộc sẽ theo trình tự sau: * Bố trí không gian và thời gian thích hợp, đảm bảo rằng tư tưởng của bạn không vướng bận hoặc có cảm xúc mạnh. Bạn phải ở trong tâm trạng bình thường và đầu óc không suy nghĩ, không mệt mỏi. * Đọc đi đọc lại 3 lần nội dung cần học, liên tưởng và bắt đầu thâu tóm nội dung quan trọng để nhớ. Việc này không mất quá nhiều thời gian. * Bắt đầu học sơ sơ. Việc học lướt sẽ tạo cho bạn cảm giác rằng bạn đã nắm vững một số nội dung, nên sẽ kích thích bạn tập trung hơn, hăng hái hơn. * Liên tưởng, lược bỏ, liệt kê… Bạn bắt đầu học kĩ và kết hợp ghi chép nếu muốn. Hãy diễn đạt theo cách của bạn, không nên thuộc từng chữ một trong sách. * Nếu cảm thấy đau đầu hoặc “nhét” chữ không vào nữa thì bạn có thể dành thời gian để…đọc lại nội dung bài học. Việc đọc như thế cũng rất ích lợi. * Nên dò lại 3 lần sau khi đã học xong. Lưu ý, có thể không cần học theo thứ tự cũng được.
------------

8 tháng 11 2019

Chọn đáp án: B.

15 tháng 2 2018

Cách giải thích thứ nhất: dừng ở việc nêu đặc tính bên ngoài của sự vật, cách giải thích trên cơ sở kinh nghiệm, cảm tính

Cách giải thích thứ hai: thể hiện đặc tính bên trong của sự vật, phải tìm ra thông qua nghiên cứu khoa học

→ Cách giải thích thứ hai đòi hỏi phải có trình độ, chuyên môn mới hiểu thấu đáo được

30 tháng 11 2021

1 -heo đen thì gọi là heo chuồng hoặc heo bích đó ba.

2

Tên nhómHoá trịAxit tương ứng
Hiđroxit(*) (OH); Nitrat (NO3); Clorua (Cl)I

HNO3

3 nowadays

= 4434 cây

30 tháng 11 2021

Heo đen là con heo bích, heo chuồn.

Cl thuộc nhóm VIIA

ngày nảy ngày nay = nowadays

3867 cây + 567 cây = 1 rừng cây

Khi trả lời câu hỏi đó, nhiều em hồn nhiên nói: tất nhiên chúng em liên lạc với gia đình, bạn bè, trao đổi với thầy cô giáo.

Nhưng điều đó chỉ là một phần rất nhỏ trong nhiều mục đích của các em khi sử dụng. Bởi mỗi ngày các em đến trường trong vòng 4 tiếng đồng hồ, chủ yếu để học bài và tiếp thu kiến thức trên lớp; buổi trưa lại về gia đình. Thời gian đó cần gì phải liên lạc nhiều với bạn bè, gia đình nữa?

Vậy, các em dùng điện thoại chỉ với mục đích giải trí là chính. Có nhiều em trong lớp học không chú ý nghe giảng mà nghe nhạc hoặc nhắn tin cho bạn hết cả tiết. Điều này dẫn đến sự mất tập trung trong giờ học. Người viết bài này đã không ít lần khi đang say sưa giảng bài trên lớp, chợt một điệu nhạc chuông vang lên khiến cả lớp mất tập trung, cô giáo lại phải dừng lại nhắc nhở dẫn đến cắt ngang mạch cảm xúc, làm giảm hiệu quả tiết dạy. Đó là chưa kể cá biệt có em còn xem phim trong lớp học. Mà không phải chỉ xem một mình: các em cùng bàn túm năm tụm ba xem, không để ý đến lời cô giáo giảng. Thậm chí xem những phim có nội dung thiếu lành mạnh ảnh hưởng đến nhân cách của tuổi mới lớn.

Gần đây, nhiều em có “trò đùa” ác ý bằng cách chụp những bức ảnh ở tư thế hớ hênh khó coi của bạn rồi phát tán. Có những em còn tổ chức “đánh hội đồng” bạn mình (trong đó có cả nữ sinh) rồi quay clip tung lên mạng làm ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và thể diện của bạn… dẫn đến hậu quả khôn lường: có bạn vì xấu hổ mà phải bỏ học, hoặc có ý định tự tử sau khi ảnh và clip đã được phát tán khắp nơi. Một số học sinh còn dùng điện thoại quấy rồi người khác.

Việc sử dụng ĐTDĐ có hai mặt: Nếu các em sử dụng đúng mục đích là để tiện liên lạc với gia đình, trao đổi bài vở với bạn bè thì là điều tốt. Nhưng phần lớn các em sử dụng vào mục đích khác (như đã nêu ở trên) làm đau đầu các nhà quản lý giáo dục.

Đó là chưa kể đến ở nông thôn, điều kiện kinh tế không đồng đều. Không phải gia đình nào cũng có thể trang bị điện thoại cho con. Một số em do chạy theo trào lưu, muốn “học đòi” nhưng điều kiện gia đình không thể có được điện thoại. Đã từng có em lấy cắp điện thoại của bố mẹ, thậm chí của thầy cô giáo. Có em còn trộm tiền của người lớn hoặc theo kẻ xấu làm việc phi pháp để có tiền mua điện thoại.

Giải pháp nào

Hiện nay, luật pháp không cấm học sinh sử dụng điện thoại di động nên nhà trường rất khó quản lý các em. Ở một số nơi, ngành giáo dục mới chỉ có quy định cấm học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học chứ chưa có những quy định cụ thể về vấn đề này.

Theo ý kiến của nhiều thầy cô giáo và các nhà quản lý giáo dục, ở tuổi các em, chưa nên dùng điện thoại di động vì các em cũng không thật cần thiết đến mức phải liên lạc thường xuyên hàng giờ với cha mẹ. Nếu có nhu cầu cấp thiết gì có thể gọi nhờ điện thoại của trường.

Trên lớp, thầy cô nên hướng dẫn cho học sinh biết về văn hoá giao tiếp qua điện thoại. Đặc biệt, trước tình trạng học sinh sử dụng điện thoại di động để quay clip “dằn mặt” bạn rồi tung lên mạng như hiện nay, nhà trường cần quán triệt các em khi dùng điện thoại tuyệt đối không làm ảnh hưởng xấu đến người khác (quấy rối, quay phim chụp ảnh…). Trong các giờ học hoặc sinh hoạt tập thể (đặc biệt là chào cờ), tuyệt đối tắt máy không được sử dụng điện thoại làm ảnh hưởng đến người xung quanh và không khí buổi học, buổi lễ. Khi giao tiếp qua điện thoại, nên nói với thái độ lịch sự vừa phải. Nếu cần chuyển tải nội dung, hãy chắt lọc sao cho vừa đủ thông tin ngắn gọn dễ hiểu, tạo ấn tượng tốt đẹp với người nghe. Lời nói khi giao tiếp điện thoại phải đúng mực. Hãy xưng hô tên tuổi trước khi giao tiếp để biết cách nói chuyện vừa đủ, văn minh lịch sự. Nếu muốn chủ động chấm dứt thời gian nói chuyện thì nên tìm một cách nào vừa khéo léo tế nhị, lại tránh đột ngột gây sự khó chịu cho người đang giao tiếp. Nếu đang đi đường mà có tín hiệu điện thoại, không được nghe máy ngay mà phải tìm cách tạt vào lề đường rồi mới nghe…

Để làm được điều này, thầy cô cần làm gương khi sử dụng điện thoại. Ở một số trường phổ thông đã có quy chế nội bộ với giáo viên khi sử dụng điện thoại: yêu cầu để chế độ rung khi hội họp, khi lên lớp. Nhà trường cũng nên đưa vấn đề này ra trước cuộc họp phụ huynh học sinh để thống nhất phương án và yêu cầu phụ huynh học sinh cùng kết hợp thực hiện.

Với cha mẹ học sinh, khi con em mình đang độ tuổi đi học, không nhất thiết phải trang bị điện thoại cho các em. Cũng không nên cho con mang điện thoại đến trường nếu không thật khẩn cấp. Nếu có mua điện thoại cho con, chỉ nên trang bị điện thoại bình thường với mục đích nghe nhận thông tin là chính. Cho dù gia đình có điều kiện cũng không nên chiều theo trào lưu “sành điệu” mà sắm cho con những 3G, 4G tràn lan sẽ gợi sự hiếu kỳ và tò mò của các em. Điện thoại hiện đại khiến cho nhiều học sinh dễ dàng có được những clip không lành mạnh, đồi trụy khiêu khích. Nếu được phát tán sẽ gây hậu quả khôn lường. Theo tôi, nhà trường cũng cần gắn trách nhiệm cho phụ huynh nếu con em mình vi phạm việc sử dụng điện thoại không đúng quy định.

Bên cạnh đó, các nhà trường cũng nên có một quy định chặt chẽ. Có một số nơi đã cho học sinh làm đơn đăng ký sử dụng số điện thoại cụ thể, có chữ ký của phụ huynh. Một số trường đã đưa nội dung sử dụng điện thoại vào nội quy như không dùng trong giờ học, giờ sinh hoạt tập thể, không dùng điện thoại để tải nội dung xấu, hoặc quay phim chụp ảnh không lành mạnh, mục đích không thiện ý, và cho ký cam kết, nếu vi phạm đều bị lập biên bản xử lý. Khi cần thiết sẽ phối hợp cùng các cơ quan chuyên môn, pháp luật can thiệp. Dù không thật triệt để nhưng cách làm này cũng đã “cảnh báo” đến các em về một hình thức kỷ luật nếu vi phạm, và phần nào đã ngăn chặn được việc dùng điện thoại không đúng mục đích của học sinh.

Giao tiếp qua điện thoại là một giao tiếp văn minh vì nó tiết kiệm được thời gian, lại có thể chuyển tải thông tin bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, việc sử dụng điện thoại trong học sinh phổ thông tiện dụng ít, rắc rối nhiều, ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của các em. Nó như con dao hai lưỡi khiến người sử dụng có thể “đứt tay” bất cứ lúc nào, dễ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Không nên cho học sinh sử dụng điện thoại di động trong trường học. Điều này có thể bước đầu sẽ chưa nhận được sự đồng tình tuyệt đối nhưng rất nên như thế, bởi làm vậy sẽ xây dựng được nếp sống văn minh thanh lịch của học sinh, làm giảm thiểu bạo lực học đường và những hậu quả xấu không đáng có, góp phần xây dựng trường học thân thiện như nội dung cuộc vận động gần đây mà ngành giáo dục đã phát động. Để thực hiện được, ngoài các thầy cô giáo, rất cần sự hợp tác chặt chẽ của các bậc phụ huynh.

16 tháng 9 2021

- Qua văn bản “ Phong cách Hồ Chí Minh” em học tập được rất nhiều điều về lối sống của Bác :
+ Bác đi nhiều, học nhiều, biết nhiều nhưng Bác vẫn giữ cốt cách dân tộc.
+ Nhà ở bình thường, đồ đạc mộc mạc đơn sơ; trang phục giản dị; ăn uống đạm bạc.
+ Một lối sống giản dị và thanh đạm, một cách di dưỡng tinh thần.
- Trong thời kì hội nhập, để bảo vệ giữ gìn phát hay bản sắc văn hóa dân tộc em nên :
+ Gìn giữ và phát huy những bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc;
+ Nêu cao tinh thần tự tôn dân tộc, niềm tự hào vễ những truyền thống văn hóa tốt đẹp: truyền thống yêu nước; Uống nước nhớ nguồn; văn hóa lễ hội truyền thống; phong tục tập quán; di sản, di tích lịch sử,…
+ Tiếp tục những ảnh hưởng tích cực từ văn hóa nước ngoài đồng thời gạn lọc những ảnh hưởng tiêu cực từ văn hóa ngoại lai.

Hồ Chí Minh và Bác phải viết hoa nha bạn !!!

14 tháng 10 2021

1.

a, PC về chất

PC về lượng

PC quan hệ

PC cách thức

PC lịch sự

a, PC cách thức

b, PC lịch sự

c, PC về chất

d,  PC về chất

e, PC quan hệ

2.

Em tham khảo ở đây:

Đóng vai Vũ Nương kể lại Chuyện người con gái Nam Xương