K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Mình muốn tất cả xem 

Như đã biết người Việt Nam cực kì thông minh chứng minh đã thấy đứng top 5 người thông minh thế giới. Nhưng tại sao giới trẻ hiện nay lại không phát triển được toàn bộ khả năng. Rất rõ ràng là do cách giáo dục của Việt Nam.  Hoàn toàn sai mình khẳng định luôn. Phong tục của người nước ngoài là đọc sách. Họ rất ưu tiên cho việc đọc sách. Sách ở thư viện là miễn phí. Còn ở Việt Nam là chú đưa tiền đây thì số sách này mới là của chú ok  :))  Phong tục Việt Nam gọi là học thêm suốt ngày. Mình nói lun cho các phụ huynh biết này  học nhiều chẳng để làm gì cả.  IQ ko cần phải quá thông minh nha. Người nào có EQ cao thì sau này sẽ làm giám đốc rất dễ còn IQ cao cũng chỉ là làm thuê thôi. Vì sao tại vì EQ là chỉ số cảm xúc. Một người lãnh đạo thực thụ thì phải hiểu rõ cảm xúc của mọi người nên người nào có EQ cao là dễ làm giám đốc. Còn IQ cao thì họ chỉ giỏi về 1 chuyên môn thôi tức là làm thuê. Chỉ số IQ có thể tính được nhưng chỉ số EQ là không thể. Học sinh Việt Nam bị phụ huynh ép cho đi học thêm quá nhiều nên nhiều học sinh thường sẽ có cảm xúc robot. Bạn hiểu cảm xúc robot là gì không có nghĩa là gần như không có cảm xúc chỉ quan tâm tới 1 việc học. Vì vậy khuyên phụ huynh Việt Nam nên cho con của mình học các môn năng khiếu như chơi đàn này , bóng đá, võ , ... là các môn giải trí sẽ rất tốt.  Các phụ huynh toàn có quan niệm rằng mày cứ học được điểm cao thế là vui rồi. Thế là mình xin chấp 2 tay luôn ạ. Điểm số không làm gì được. Mà quan trọng phải là kiến thức bạn nắm được để sau này vận dụng trong cuộc sống chứ điểm số không bao giờ đánh giá được con người bạn.  Mình muốn các bạn mạnh dạn chia sẻ với phụ huynh nhé .

4
26 tháng 7 2019

quá chuẩn luôn bạn à viết hay lắm phụ huynh  Việt Nam toàn cho học từ sáng đến tối mà ko biết gì

Tra loi :

Bn ns rat dung dark boy ak!

# study well

Văn bản khơi gợi kí ức của mỗi người trong ngày đầu tiên tới trường, đó là cảm xúc bồi hồi, xúc động, trong trẻo, đẹp đẽ nhất và sẽ còn sống mãi trong lòng mỗi người.

16 tháng 9 2023

 tham khảo

Cuốn sách "Mắt biếc" của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh quả thực là một cuốn sách hay và ý nghĩa. Cuốn sách đã mang đến cho người đọc những cảm nhận thú vị về mối tình trẻ con của Ngạn và Hà Lan. Cả Ngạn và Hà Lan đều là những đứa trẻ ngây thơ , chúng yêu quý nhau bằng tình cảm hết sức hồn nhiên, trong sáng. Thế nhưng khi môi trường sống thay đổi, Hà Lan lớn lên, rời quê đi lên thành phố, cô đã dần cảm thấy ngôi làng Đo Đo trở nên nhàm chán, thấy cuộc sống ở thành phố sôi động và thích thú hơn nhiều. Chỉ còn mỗi Ngạn vẫn khư khư ôm mối tình cũ với Hà Lan. Câu chuyện được tiếp diễn với sự kiện Hà Lan sa chân vào một mối tình với cậu bạn Dũng, thế rồi có con với anh ta nhưng lại bị chính anh ta khước từ. Lúc này người duy nhất ở bên chăm sóc Hà Lan và con chỉ có Ngạn. Thế nhưng với những mặc cảm trong quá khứ , Hà Lan đã không thể nào đến với Ngạn, bỏ lại mối tình dang dở với anh chàng thầy giáo chân quê - Ngạn. Đọc truyện, người đọc như được cuốn vào một thế giới với những tình cảm trong sáng của hai nhân vật Ngạn và Hà Lan lúc còn nhỏ, được cảm nhận giá trị nhân văn sâu sắc của tình người, tình bạn và tình yêu. Nguyễn Nhật Ánh đã đưa bạn đọc cùng nhân vật trải qua những cảm xúc thật khó tả, mang đến cho ta một chân lý sâu sắc được kết lại ở cuối tác phẩm "Trên đời này có hai thứ không thể bỏ lỡ là chuyến xe cuối cùng trở về nhà và người thật lòng thương ta".

13 tháng 9 2023

- Nhìn lại chặng đường cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp “ba ngàn ngày không nghỉ” nhà thơ đã bộc lộ cảm xúc căm thù giặc sâu sắc, sự xót thương cho những khó khăn vất vả đã trải qua. Đặc biệt là cảm giác vui sướng, tự hào khi chiến thắng giành thắng lợi.

- Theo em, đây là cảm xúc chung của cộng đồng (Mây của ta, trời thắm của ta…)

ĐỀ SỐ 3Đoc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới“ Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh...
Đọc tiếp

ĐỀ SỐ 3

Đoc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới

Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy”.

1.     Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả đoạn trích trên là ai?

2.     Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì? Văn bản có đoạn trích trên viết theo thể loại gì?

3.     Mục đích của việc học được tác giả nêu trong đoạn trích trên là gì?

4.     Câu văn : “ Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo” thuộc kiểu câu nào? Câu văn sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

5.     Tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ của bộ phận gạch chân trong các câu: “ Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy” là gì?

6.     Từ nội dung đoạn văn trên, em hãy viết đoạn văn ( khoảng 10 – 12 câu) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc xác định mục tiêu học tập đối với học sinh. Trong đoạn văn có sử dụng 01 câu phủ định ( gạch chân và chỉ rõ)

2
25 tháng 5 2021

1. Bàn về phép học - Nguyễn Thiếp

2. Phương thức biểu đạt: nghị luận

Thể loại: tấu

3. Học cách sống và cách đối xử với mọi người

4. Kiểu câu rút gọn

Biện pháp nghệ thuật: so sánh

5.  Lên án gay gắt lối sống hèn kém, vị kỉ, tha hóa biến chất của bọn cầm quyền thời xưa, và thể hiện lòng thương cảm với nhân dân.

25 tháng 5 2021

Thamkhao

Câu 6

Trong thời đại khoa học tiên tiến như hiện nay, giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng. Học tập là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Vậy học hỏi để làm gì? Trả lời cho câu hỏi này UNESCO đã đề xướng mục đích học tập:” Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình “Học ở đây là quá trình tiếp nhận kiến thức do người khác truyền lại và tự mình làm giàu vốn kiến thức cho mình. Mục đích học tập chính là việc tạo ra một mục tiêu phấn đấu và nỗ lực. Học tập trau dồi trí thức và mục đích học tập định hướng những kiến thức cần thiết cho mỗi người. Ví dụ như, một người bác sĩ cần trau dồi các kĩ năng chuyên môn về sinh học, hóa học, một nhà thiên văn học lại cần có sự am hiểu sâu rộng về khoa học, kĩ thuật …Mục đích của học tập rất rộng, nếu bạn không biết được mục đích của sự học là gì thì bạn sẽ không thể tìm ra được phương pháp học tập đúng đắn và phù hợp nhất. Khi nhận ra đâu là mục đích chính thì bạn sẽ không phải loay hoay và tìm ra được định hướng cho tương lai.Có một số bạn cho rằng ông cha ta quan niệm: “Trăm hay không băng tay quen” là quan niệm sai lầm. Thực tế không phải như vậy! Nếu như chỉ chăm học lí thuyết mà không chịu thực hành thì khi làm việc không tránh khỏi những khó khăn, thậm chí là thất bại.Một ví dụ dễ thấy rằng: trong cuộc sống của chúng ta, không ít người hiểu rộng biết nhiều nhưng khả năng thực hành lại rất kém. Ngược lại, tại sao những người nông dân “chân lấm tay bùn” suốt ngày “bắn mặt cho đất, bán lưng cho trời” không được học hành, đào tạo qua trường lớp nào mà tay nghề lại tài giỏi,xuất sắc như vậy? Đó là khả năng quan sát, đúc rút kinh nghiệm trong lao động của họ. Những người hay nói mà không hay làm là những người vô dụng. Đó là những con người chỉ biết trang trí bản thân chứ không biết rèn luyện bản thân.

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

Bài thơ viết về người mẹ, về nỗi buồn bã, nhớ nhung, thể hiện tình cảm cảm xúc dành cho người mẹ. Người đang bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ là nhân vật “tôi”. Bài thơ trải dài theo mạch cảm xúc, kết cấu đan xen giữa quá khứ và hiện tại như một hồi ức về người mẹ thân yêu của nhà thơ.

Phần I: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: - Đã đành là thế, nhưng tôi bòn vườn của nó bao nhiêu, tiêu hết cả. Nó vợ con chưa có. Ngộ nó không lấy gì lo được, lại bán vườn thì sao?... Tôi cắn rơm, cắn cỏ tôi lạy ông giáo! Ông giáo có nghĩ cái tình tôi già nua tuổi tác mà thương thì ông giáo cứ cho tôi gửi. Thấy lão nằn nì mãi, tôi đành...
Đọc tiếp

Phần I: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

- Đã đành là thế, nhưng tôi bòn vườn của nó bao nhiêu, tiêu hết cả. Nó vợ con chưa có. Ngộ nó không lấy gì lo được, lại bán vườn thì sao?... Tôi cắn rơm, cắn cỏ tôi lạy ông giáo! Ông giáo có nghĩ cái tình tôi già nua tuổi tác mà thương thì ông giáo cứ cho tôi gửi.

Thấy lão nằn nì mãi, tôi đành nhận vậy. Lúc lão ra về, tôi còn hỏi:

- Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn?

Lão cười bảo:

- Được ạ! Tôi lo liệu đâu vào đấy... Thế nào rồi cũng xong.

Câu 1: Đoạn trích là lời đối thoại giữa những nhân vật nào? "Nó" được nhắc đến ở đây là ai?

Câu 2: Dấu hai chấm được sử dụng trong đoạn trích có ý nghĩa gì? Chỉ ra một câu ghép có trong đoạn trích và phân tích cấu tạo ngữ pháp.

Câu 3: Nhân vật "lão" muốn gửi ông giáo vật gì? Tại sao nhân vật này lại phải gửi ông giáo giữ hộ? Qua những việc làm của nhân vật, em hiểu được tình cảm mà lão dành cho con như thế nào?

Câu 4: Việc ông giáo nhận lời giữ hộ cho thấy ông giáo là một người như thế nào? Cách ứng xử ấy gợi cho em nhớ tới nhân vật nào trong tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng" của O.Henry?

Câu 5: Tình cảm mà nhận vật "lão" dành cho con khiến người đọc vô cùng cảm động. Hãy ghi lại cảm nhận của em về điều này bằng đoạn văn khoảng 7 - 9 câu. Trong đoạn văn có sử dụng một thán từ và một câu ghép. (Gạch chạn và chú thích rõ)

Câu 6: Kể tên một tác phẩm (trong chương trình ngữ văn 8) cũng viết về đề tài người nông dân trước Cách mạng tháng Tám. Ghi rõ tên tác giả.

Phần II:

Học sinh chọn một trong hai đề sau:

Đề 1: Đóng vai nhân vật cô bé bán diêm kể cho bà nghe những gì đã xảy ra khi em đi bán diêm trong đêm giao thừa.

Đề 2: Viết bài văn thuyết minh giới thiệu về Nam Cao và truyện ngắn "Lão Hạc".

Các bạn giúp mình làm trong ngày hôm nay nhé. Mình cảm ơn ạ.

1
4 tháng 12 2018

Câu 1: Đoạn trích là lời đối thoại giữa những nhân vật ông giáo và lão Hạc

"Nó" được nhắc đến ở đây là con trai lão Hạc

Câu 2: Dấu hai chấm được sử dụng trong đoạn trích có ý nghĩa : dùng để đánh dấu lời đối thoại

1 câu ghép là:

Ông giáo/ có nghĩ cái tình tôi //già nua tuổi tác mà thương thì ông giáo cứ cho tôi gửi.

cụm C-V: Ông giáo là (chủ ngữ ),có nghĩ cái tình tôi già nua tuổi tác mà thương thì ông giáo cứ cho tôi gửi (vị ngữ)

cụm C-V nhỏ: tôi (chủ ngữ ), già nua tuổi tác mà thương thì ông giáo cứ cho tôi gửi(vị ngữ)

16 tháng 9 2023

Kiểu bài:

- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một bài thơ

- Viết bài văn kể về một hoạt động xã hội

So với những lớp trước, ở học kì này, em đã học thêm được: mở rộng thêm nhiều dạng của từng kiểu bài viết; mở rộng liên hệ, so sánh.