K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 9 2015

chác neenlamf nghề viết tiểu thuyết cảm động

IQ xúc doongj là vô số

4 tháng 9 2015

nếu bạn tên Dương Thu Hiền thì coi nè

55e988ef54037.jpg

7 tháng 9 2015

ai mà chẳng biết

đây là chỗ toán mà bọn nó sao lại đó vui

chuyện thuong

21 tháng 1 2022

Bn nói đúng nhưng mk nghĩ ko phải ai là con trai cũng xấu đâu. Như thế thì có mà cái xã hội này thành người xấu hết ư

 Chuộc lương tâmCách đây hơn hai chục năm, hồi tôi học cấp III, đồng hồ đeo tay còn là thứ xa xỉ và khan hiếm. Một hôm, thằng bạn cùng bàn sắm được một chiếc đồng hồ mới toanh, nó đeo đồng hồ rồi xắn tay áo lên trông thật oách làm sao, khiến cả lớp phục lăn.Chỉ vài hôm sau đã thấy mấy thằng khác cùng lớp đua nhau sắm đồng hồ đeo tay. Ngay cả trong giấc mơ tôi cũng ao ước...
Đọc tiếp

 

Chuộc lương tâm

Cách đây hơn hai chục năm, hồi tôi học cấp III, đồng hồ đeo tay còn là thứ xa xỉ và khan hiếm. Một hôm, thằng bạn cùng bàn sắm được một chiếc đồng hồ mới toanh, nó đeo đồng hồ rồi xắn tay áo lên trông thật oách làm sao, khiến cả lớp phục lăn.

Chỉ vài hôm sau đã thấy mấy thằng khác cùng lớp đua nhau sắm đồng hồ đeo tay. Ngay cả trong giấc mơ tôi cũng ao ước được như chúng nó: sắm một chiếc đồng hồ để mọi người trông thấy mà thèm.

Hôm chủ nhật, tôi về nhà chơi. Lấy hết lòng can đảm, tôi nói với mẹ: "Mẹ ơi, con muốn mua một cái đồng hồ đeo tay, mẹ ạ!"

Mẹ tôi trả lời: "Con này, nhà mình đến cháo cũng sắp sửa chẳng có mà ăn nữa, lấy đâu ra tiền để sắm đồng hồ cho con?"

Nghe mẹ nói thế, tôi rất thất vọng, vội quáng quàng húp hai bát cháo rồi chuẩn bị về trường. Bỗng dưng bố tôi hỏi: "Con cần đồng hồ làm gì thế hả?"

Câu hỏi của bố nhen lên một tia hy vọng trong lòng tôi. Rất nhanh trí, tôi bịa ra một câu chuyện: "Hồi này lớp con đang học ngày học đêm để chuẩn bị thi đại học, vì là lớp cuối nên bây giờ chúng con lên lớp không theo thời khoá biểu của trường nữa, cho nên ai cũng phải có đồng hồ để biết giờ lên lớp."

Nói xong, tôi nôn nóng chờ bố trả lời đồng ý, thế nhưng bố tôi chỉ ngồi xổm ngoài cửa chẳng nói câu nào.

Trở về ký túc xá nhà trường, tôi chẳng còn dám nằm mơ đến chuyện sắm đồng hồ nữa. Thế nhưng chỉ mấy hôm sau, bất chợt mẹ tôi đến trường, rút từ túi áo ra một túi vải hoa con tý rồi mở túi lấy ra một chiếc đồng hồ mác Thượng Hải mới toanh sáng loáng.

Tôi đón lấy nó, đeo ngay vào cổ tay, trong lòng trào lên một cảm giác lâng lâng như bay lên trời. Rồi tôi xắn tay áo lên với ý định để mọi người trông thấy chiếc đồng hồ của mình.

Thấy thế, mẹ tôi liền kéo tay áo tôi xuống rồi bảo: "Con này, đồng hồ là thứ quý giá, phải lấy tay áo che đi để giữ cho nó khỏi bị sây xước chứ! Con nhớ là tuyệt đối không được làm hỏng, lại càng không được đánh mất nó đấy! Thôi, mẹ về đây."

Tôi tiễn mẹ ra cổng trường rồi hỏi: "Sao nhà mình bỗng dưng lại có tiền thế hở mẹ?" Mẹ tôi trả lời: "Bố mày bán máu lấy tiền đấy!"

Bố đi bán máu để kiếm tiền mua đồng hồ cho tôi? Trời ơi! Đầu óc tôi quay cuồng, ngực đau nhói. Tiễn mẹ về xong, tôi tháo chiếc đồng hồ ra, bọc kỹ mấy lớp vải như cũ cất vào cái túi con tý mẹ đưa.

Ngay hôm ấy, tôi hỏi thăm các bạn xem có ai cần mua đồng hồ mới không. Các bạn hỏi tôi tại sao có đồng hồ mà lại không đeo, tôi bảo tôi không thích. Họ chẳng tin, cho rằng chắc hẳn đồng hồ của tôi có trục trặc gì đấy, vì thế chẳng ai muốn mua nó.

Cuối cùng tôi đành phải nhờ thầy chủ nhiệm lớp giúp tôi tìm người mua đồng hồ và thành thật kể lại đầu đuôi câu chuyện cho thầy nghe, vừa kể vừa nước mắt lưng tròng.

Thầy chủ nhiệm nghe xong bèn vỗ vai tôi và nói: "Đừng buồn, em ạ. May quá, thầy đang cần mua một chiếc đồng hồ đây, em để lại nó cho thầy nhé!" Thầy trả tôi nguyên giá, còn tôi thì dùng số tiền đó nộp hai tháng tiền ăn ở nhà ăn tập thể.

Có điều khó hiểu là sau đó chưa bao giờ tôi thấy thầy chủ nhiệm đeo đồng hồ cả. Mỗi lần tôi hỏi tại sao thì thầy chỉ cười không nói gì.

Về sau tôi thi đỗ đại học rồi ra trường và làm việc ở một tỉnh lị xa quê. Câu chuyện chiếc đồng hồ kia cứ mãi mãi đeo bám ám ảnh tôi.

Trong một dịp về quê thăm gia đình, tôi tìm đến nhà thầy chủ nhiệm cũ và hỏi chuyện về chiếc đồng hồ ấy. Thầy tôi bây giờ đã già, tóc bạc hết cả. Thầy bảo: "Chiếc đồng hồ vẫn còn đây."

Nói rồi thầy mở tủ lấy ra chiếc túi vải hoa nhỏ xíu năm nào mẹ tôi đưa cho tôi. Thầy mở túi, giở từng lớp vải bọc, cuối cùng chiếc đồng hồ hiện ra, còn mới nguyên !

Tôi kinh ngạc hỏi: "Thưa thầy, tại sao thầy không đeo nó thế ạ?" Thầy chủ nhiệm từ tốn trả lời: "Thầy đợi em đến chuộc lại nó đấy!"

Tôi hỏi tiếp: "Thưa thầy, vì sao thầy biết em sẽ trở lại xin chuộc chiếc đồng hồ ạ?" Thầy bảo: "Bởi vì nó không đơn giản chỉ là chiếc đồng hồ, mà điều quan trọng hơn, nó là lương tâm của một con người."

đã bao giờ các bạn đòi hỏi bố mẹ như thế chưa ?

4
9 tháng 7 2015

Lê Quang Phúc: Dô duyên vừa phải thôi chứ, người ta đăng thì kệ người ta đi.

9 tháng 7 2015

người ta muốn gửi hay làm j thì kệ người ta chứ

Chuyện ma đêm khuya đây !!!Muahahahahahahahahah!!!!Bóng người cuối lớp họcChuyện này xảy ra được hơn 10 năm rồi , lúc ấy tôi mới chỉ là học sinh lớp 5 , của 1 trường tiểu học ( xin được giấu tên ) . lúc đó là năm cuối cấp tiểu học nên chúng tôi cũng học dữ dội lắm , nhiều lúc buổi sáng học không hết bài ôn thi , nên buổi tối chúng tôi cũng phải lên trường để học phụ đạo ....
Đọc tiếp

Chuyện ma đêm khuya đây !!!
Muahahahahahahahahah!!!!

Bóng người cuối lớp học

Chuyện này xảy ra được hơn 10 năm rồi , lúc ấy tôi mới chỉ là học sinh lớp 5 , của 1 trường tiểu học ( xin được giấu tên ) . lúc đó là năm cuối cấp tiểu học nên chúng tôi cũng học dữ dội lắm , nhiều lúc buổi sáng học không hết bài ôn thi , nên buổi tối chúng tôi cũng phải lên trường để học phụ đạo . Trong lớp tôi có thằng bạn tên là Trường là bạn rất thân , phần vì nhà tôi với nó ở cùng xóm , phần vì mỗi ngày đi học tôi hay đi ngang qua nhà nó , sẵn tiện rủ nó đi chung , cứ như thế thành thân luôn , một hôm như thường lệ tối hôm đó chúng tôi đi học , tôi vì dáng người nhỏ bé , nên được xếp ngồi bàn đầu , còn Trường to , cao nên được ngồi bàn cuối .

Trường của chúng tôi là một trường theo đạo , thuộc dạng dân lập , nên trên tường thường không có gắn ảnh Bác Hồ như mấy trường công lập khác , mà gắn ảnh của những bà sơ( thường gọi là ma sơ ) , làm việc trong trường rồi chết ở đấy , lớp tui cũng có 1 bức ảnh như thế , tối hôm đó khi cô giáo chúng tôi vừa dạy xong thì đồng hồ cũng chỉ tới 9 giờ

Lúc đó tôi và thằng Trường đứng ở ngoài mua cây kem chuối , thật sự chỉ có nó mua thôi chứ tôi không mua , và cũng đợi lớp trưởng Ngân cùng về chung , vì lớp trưởng phải dọn dẹp phấn . giẻ lau bảng , dáng của Ngân vừa bước xuống cầu thang ( lớp tôi học ở trên lầu ) , thì tôi mới sực nhớ là mình để quên hộp bút trong hộc bàn , tôi vốn tính gan dạ , tôi dặn Trường ở lại đợi tui tí để tui lên lớp lấy hộp bút, vừa lúc đó thì ba của Ngân tới đón bạn ấy về , tôi vừa bước tới cửa phòng thì nghe hơi lạnh chạy dọc xương sống , cả phòng học dường như bị hạ thấp nhiệt độ 1 cách lạ thường ,như 1 thói quen tôi ngước nhìn lên ảnh thờ bà ma sơ , thì không thấy bức ảnh đó nữa , tôi bắt đầu cảm thấy sợ , nhưng tôi cũng tự trấn an lại chắc bác bảo vệ , đã lấy xuống hồi lúc nãy để lau chùi rồi , tôi không vào chỗ mà , đứng ở ngoài cúi vào để lấy ,( vì tôi ngồi bàn đầu, khi vừa lấy xong thì khi ngước mặt lên , tôi giật bắn người khi thấy có ai ngồi chỗ của thằng Trường ở cuối lớp , nghĩ là thằng Trường hù tôi , nên tôi nói với giọng giễu cợt : " mài hả Trường " , im lặng trong vòng 3s , thì chợt ở ngoài trời đổ mưa , rồi bất chợt 1 tia sấm nổi lên , qua ánh sáng mờ mờ của áng sáng , tôi nhận thấy khuôn mặt của bà ma sơ , mà hằng ngày tôi hay thấy trên bức ảnh , là người đang ngồi ở cuối lớp , và đang nhìn tôi cười , một cách kinh rợn , tôi như người điên , la lên một tiếng rồi bỏ chạy , thằng Trường nghe vậy từ dưới sân chạy lên ,tay còn cầm cây kem chuối ăn chưa xong, tôi cắm cổ chạy , va chạy ngang qua nó , miệng nói to " có ma , chạy đi ".
Sau đó tôi chạy nhanh về nhà , nhưng khi chạy ngang qua nhà thằng Trường thì tôi thấy nó đang ngồi trước cửa tay còn cầm cây kem chuối , lúc đó tôi không có suy nghĩ gì , vì sao nó lại về nhà trước tôi, về đến nhà người ướt sũng thay vội quần áo rồi lên giường ngủ .
Sáng dzậy tôi nhùng nhằng không chịu đi học , nhưng do ba má tôi hăm he, chửi bới , nên tôi cũng quyết định đi , khi đi ngang qua nhà thằng Trường thì định rủ nó đi học thì được tin nó đã chết từ tối hôm qua , mẹ nó khóc la thảm thiết , tôi cũng đứng như trời trồng , nghe nói nó bị ngã từ cầu thang xuống , chấn thương sọ não chết , khựng lại 1 lúc trước nhà nó , tôi đi tiếp , bữa nay do tới trễ nên cả lớp tui đã vô lớp hết , nghĩ tới cảnh đã gặp bà ma sơ , nên khi vửa bước vô lớp , tôi nhìn ngay xuống chỗ bà ma sơ đã hiện về ( cũng là chỗ của thằng Trường ngồi ) tôi như muốn hét lên nhưng không được vì khi nhìn xuống chỗ đó tôi đã thấy thằng Trường đang ngồi đó tự bao giờ đang nhìn tôi cười và trên tay nó đang cầm cây kem chuối còn ăn dở .
Tôi bị ngất xỉu sau đó , và được đưa đi bệnh viện tôi phải nằm viện cả tuần , bỏ dở kì thi cuối cấp , sau đó ba tôi kiếm cho tôi 1 ngôi trường công lập , học lại lớp 5 , va` tôi phải chuyển nhà đi nơi khác để gần chỗ học . sau này khi về lại trường xưa , tôi mới biết là phòng học chúng tôi , hồi đó là chỗ ăn ngủ của các bà ma sơ , có một bà ma sơ đã chết ở trên giường vì bị trúng gió khi ngủ ở trong căn phòng đó , và chiếc giường mà bà ta nằm chính là chỗ ngồi của thằng Trường ./.

 

Thôi ko viết nữa đâu , phải đi thay bỉm cái đã :D

6

Sợ quá phải thay bỉm đúng ko, haha, cũng ko đáng sợ mấy đâu

Bởi vì cái bà ma sơ là cái bà dell j t cx ko bt

:>

Quyền lực của lời khenNhững lời động viên, khích lệ có sức nặng gấp nhiều lần lời trách móc. Biết cách khen ngợi, phát huy sức mạnh của lời khen đúng lúc và chân tình chính là thể hiện sự tôn trọng người khác một cách tinh tế nhất.New York tráng lệ và sôi động, cuộc sống và tất cả những gì được chứng kiến ở đây khiến một đứa trẻ chín tuổi như tôi cảm thấy sợ hãi. Ba...
Đọc tiếp

Quyền lực của lời khen

Những lời động viên, khích lệ có sức nặng gấp nhiều lần lời trách móc. Biết cách khen ngợi, phát huy sức mạnh của lời khen đúng lúc và chân tình chính là thể hiện sự tôn trọng người khác một cách tinh tế nhất.

New York tráng lệ và sôi động, cuộc sống và tất cả những gì được chứng kiến ở đây khiến một đứa trẻ chín tuổi như tôi cảm thấy sợ hãi. Ba tôi đã cố gắng xin cho tôi vào học tại một trường học nhỏ cách nhà không xa.

Những ngày tháng đầu tiên ở trường mới, tôi hoàn toàn cô độc. Tất cả học sinh đều xa lánh thay vì giúp đỡ tôi hòa nhập. Thậm chí khi tôi chủ động làm quen, chúng bỏ đi, chẳng thèm nhếch mép sau khi đã ném về phía tôi những cái nhìn chế giễu, miệt thị. Vài đứa lớn còn tụ tập lại để bắt nạt tôi.

Tôi lờ mờ hiểu rằng ở đây chẳng ai ưa một đứa trẻ da đen con nhà nghèo, gầy gò và quê mùa như tôi cả. Suốt ba tháng, tâm lý sợ hãi và bị bỏ rơi khiến tôi gần như đứng bét lớp, mặc dù chương trình học đối với tôi chẳng khó khăn gì.

Thế nhưng, sau kỳ nghỉ đông mọi sự đã khác khi thầy Sean tới. Thầy được phân công chủ nhiệm lớp tôi thay cho thầy Paul bị nằm viện. Thầy rất nghiêm khắc, nhưng không nặng lời với bất kỳ ai. Dần dần lớp học trở nên có trật tự hơn, và những rắc rối của tôi cũng giảm đi nhiều. Có một điều tôi cảm thấy được an ủi, đó là thầy Sean cũng là người da đen.

Một ngày, đó là ngày mà tôi chẳng thể nào quên, khi thầy Sean công bố kết quả thi giữa kỳ. Thầy nhìn khắp cả lớp, từng người một, và khi tới tôi, thầy dừng lại thật lâu làm tôi cảm thấy run sợ. Nhưng rồi thầy vui vẻ nói: “Bài thi này các em làm rất tốt, nhưng luôn có một người làm tốt nhất. Thầy hoan nghênh tất cả các em”. Khỏi phải nói lúc đó tôi vui như thế nào, vì tất cả các lần thầy Paul đọc điểm thi tôi đều bị than phiền.

Cuối buổi học, thầy nói tôi ở lại. Tôi sợ, rụt rè đến bên thầy, ấp úng: “Thưa thầy…”. “Ồ, Joe, hôm nay em là người làm bài tốt nhất đấy, tuyệt lắm!”. Tôi òa khóc, cái điều mà tôi chưa từng làm từ khi tới đây. Thầy Sean ôm tôi vào lòng: “Đừng sợ, cố gắng lên, có thầy luôn bên em”.

Những lời của thầy Sean đã làm thay đổi cuộc đời tôi. Lúc nào trong đầu tôi cũng có hình ảnh của thầy đang cổ vũ cho tôi. Và tôi trở lại là tôi, học sinh xuất sắc nhất lớp vào cuối năm học đó, giống như khi tôi còn ở Chicago.

Năm sau, thầy Sean lại ra đi khi thầy Paul khoẻ trở lại. Nhưng lúc nào tôi cũng thấy như có thầy ở bên, và năm đó, cũng như những năm về sau, tôi luôn là người đứng đầu lớp.

Mãi sau này, khi tôi học đại học, khi tôi bảo vệ luận án tiến sĩ, và ngay giờ đây khi tôi đang đứng giảng bài trước hàng trăm sinh viên của một trường đại học danh tiếng, không khi nào tôi quên được hình bóng thầy.

Hôm qua, tôi mừng đến phát khóc khi biết được địa chỉ của thầy sau 40 năm xa cách. Tôi đã lái xe một mạch 300km tới thăm người thầy mà tôi kính yêu nhất đời.

Gặp lại thầy, tôi bật khóc, những kỷ niệm ngày đó bỗng sống lại như mới. “Ồ, Joe – thầy nói hệt như 40 năm trước – em vẫn yếu đuối như ngày nào”. Tôi lặng người khi nghe thầy kể: “Hôm đó, bài làm em chỉ được điểm B, nhưng em đã cố gắng. Nhìn vào em, thầy thấy lại mình nhiều năm trước. Khi đó, một lời động viên của cô giáo đã giúp thầy vượt qua tất cả. Thầy đã tin rằng em cũng vậy, đó là lý do mà thầy gọi em ở lại hôm ấy. Và thầy không lầm”.

Một lời khen đúng lúc mới kỳ diệu làm sao !

1
8 tháng 9 2015

hay quá bạn. đăng nữa đi

21 tháng 2 2016

kp,vs là gì ? bạn đặt câu hỏi thật linh tinh,chẳng liên quan đến toán!

21 tháng 2 2016

kp là kết pạn và vs và với

 ^-^

 Có lần làm bài thi, vội vàng nộp bài, nhìn lại mới thấy mình chưa viết tên, hơn nữa lúc căng thẳng quá nên quên luôn tên mình là gì. Bất chợt nghĩ ra một cách, tôi tát vào mặt đứa ngồi cạnh, nó mách giáo viên : Thầy ơi XXX đánh em. Rốt cuộc tôi cũng nhớ được tên mình. – Từ nhỏ tôi đã luyện tập tuyệt chiêu nhìn tay người khác viết để đoán họ viết chữ gì, luyện đến khi thi...
Đọc tiếp

 Có lần làm bài thi, vội vàng nộp bài, nhìn lại mới thấy mình chưa viết tên, hơn nữa lúc căng thẳng quá nên quên luôn tên mình là gì. Bất chợt nghĩ ra một cách, tôi tát vào mặt đứa ngồi cạnh, nó mách giáo viên : Thầy ơi XXX đánh em. Rốt cuộc tôi cũng nhớ được tên mình.

 

– Từ nhỏ tôi đã luyện tập tuyệt chiêu nhìn tay người khác viết để đoán họ viết chữ gì, luyện đến khi thi đại học thì trình độ đã thành xuất quỷ nhập thần luôn rồi.

– Hồi đó mỗi lần thi Địa lý tôi đều mang theo một hộp sữa tươi Deluxe vào phòng thi. Vì mặt sau của hộp sữa có in hình bản đồ thế giới rất chi tiết.

– Đề thi trắc nghiệm, tôi và thằng bạn trao đổi bài với nhau, cứ thằng này hỏi câu nào thì thằng kia sẽ tùy đáp án mà chỉ vào một nữ sinh nào đó. Thế là cứ ABCD mà tới thôi.

– Có lần thi tiếng anh, tôi hỏi bài một bạn nữ, bạn ấy tự chỉ vào mình, tôi liền đổi đáp án từ A thành D.
(ai hiểu được 2 cái trên này thì đúng là thâm nhọ nồi lắm đó =)))))

– Tôi đi thi đại học, vừa vào phòng thi liền tươi cười nói với giám thị : Ơ, hôm nay là chú gác thi ạ. Thế là trong suốt quá trình thi, tôi được cố tình ngó lơ, muốn làm gì thì làm. Thi xong, lại tươi cười nói với giám thị : Chào chú cháu về. Ra khỏi phòng thi thì nghe thấy giám thị hỏi lẫn nhau : Cháu của anh hả? Giám thị khác ngạc nhiên : Không phải cháu của anh sao?! Hehe~

– Giao kèo trước khi thi : A (ây da = kìa), B (逼题 tạm hiểu là hấp diêm), C (cây cỏ đồng âm đờ mờ/đệch), D (你大爷 tạm hiểu là thằng cha mày). Lúc nộp bài, một đứa trong nhóm bỗng nhiên nói lớn : Đờ mờ, đờ mờ, hấp diêm kìa, hấp diêm, hấp diêm kìa, đệch thằng cha mày!

– Tôi sẽ không bao giờ quên vẻ mặt mờ mịt của giám thị khi tôi dùng máy tính trong lúc thi tiếng Anh.

– Tôi là giáo viên. Cảm ơn chủ thớt đã dụ mấy đứa nhỏ nói ra biết bao nhiêu là cách gian lận.

– Đợi thằng giỏi nhất lớp làm bài xong, nộp bài. Sau đó nó xin giám thị cho nó viết thông báo lên bảng để cả lớp theo dõi. “Cử người ở lại sau khi thi để vệ sinh phòng học, xong thì đến gặp giáo viên chủ nhiệm, sau đó nhận bài tập thêm ở chỗ giáo viên toán, những người còn lại thi xong có thể về” dịch ra có nghĩa là : Đầu tiên tìm aaa, sau đó giải bbb, tiếp tục từ đó suy ra ccc blabla.

– Toàn dân chú ý, trong lúc chúng ta chia sẻ kinh nghiệm quay bài thì cũng có một đoàn giáo viên mắt nhìn weibo miệng nở nụ cười. Các thầy các cô, đều là người một nhà, xin hãy chừa cho những đóa hoa tương lai của tổ quốc một con đường sống.

– Đồng phục là váy, tôi dán tài liệu trên đùi, thỉnh thoảng nhấc chân để quay bài. Nhiều lần khiến giám thị để ý, nói với tôi : Nếu em muốn đi wc thì nhanh đi rồi quay lại làm bài tiếp, đừng để ảnh hưởng kết quả bài làm.

– Là một giáo sư gương mẫu, tôi quyết định phải xem hết cmt thật cẩn thận.

– Nghiền phao thành bột rồi thổi vào không khí, sau đó cảm nhận kiến thức bằng mỗi một lỗ chân lông, cảm nhận xong tay cầm bút ào ào viết đáp án!

– Anh bạn mang máy tính đi thi tiếng Anh trên kia, tôi chính là vị giám thị đó đây!

1
6 tháng 3 2016

Cũng hay lắm đó,bạn à!

2 tháng 9 2015

Khi tôi cảm thấy vô dụng nhất là khi bị cô giáo nhắc nhở

6 tháng 12 2016

Khi tôi bị điểm kém

6 tháng 9 2015

nếu Mận nói dối thì ko có du khách mà Mận nói thật chỉ có một người là du khách thì đó là Mận

6 tháng 9 2015

hỏi cả 3 rằng bạn có muốn chết ko, ai trả lời ko là du khách

16 tháng 3 2016

cko hỏi,toán kiểu gì

16 tháng 3 2016

dở hơi à