K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 6 2017

Chọn đáp án: A

4 tháng 10 2016

    Ông cha chúng rta từ xưa đến nay vẫn thường căn dặn con cháu phải biết nhớ đến những người đã không tiếc máu xương để giành lại quyền độc lập, tự do cho đất nước Việt Nam ta như hôm nay. Nhưng đó không chỉ là các anh bộ đội, các chị thanh niên xung phong mà còn là biết bao thế hệ người Việt Nam ta đã cùng chung sức, chung lòng mới có được đất nước Việt Nam tươi đẹp, phồn vinh nnhư hôm nay. Chúng ta, những thế hệ cháu con phải biết khắc cốt, ghi tâm công lao trời biển đó của ông cha ta và không ngừng phát huy những thành quả mà những người đi trước đã nhọc nhằn mang lại. Đây chính là lời khuyên mà câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” muốn gửi đến mọi người chúng ta và muôn dời con cháu mai sau.Được hưởng một nền độc lập, tự do như hôm nay nhiều bạn HS đã quên mất một điều rằng cuộc sống hôm nay được đổi bằng máu xương, mồ hôi và nước mắt của bao lớp người đi trước. Câu tục ngữ là một lời khuyên với chúng ta: khi ăn một quả thơm ngon ta phải nhớ đến người đã trồng ra cây đó. Trồng được một quả ngọt phải đổ bao nhiêu mồ hôi và phải dãi dầu mưa nắng. Như ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ lại muốn khuyên chúng ta khi được hưởng m,ột thành quả nào đó thì phải nhớ ơn những người đã tạo ra thành quả đó. “ăn quả” ở đây là hình ảnh nói về những người hưởng thành quả, còn “trồng cây” là hình ảnh nói về những người làm ra thành quả cho người khác hưởng thụ. Nếu ta hiểu cuộc sống ấm no tốt đẹp này hôm nay là thành quả mà ta hưởng thụ vậy ai là người đã làm ra thành quả của ngày hôm nay? Trước hết đó là cha, mẹ người đã có công sinh thành và nuôi dưỡng từ khi ta còn bé cho đến ngày lớn khôn. Họ là người luôn dõi theo từng bước đi của chúng ta, an ủi, động viên, dìu dắt chúng ta trở thành những người có ích cho xã hội. Đó là thầy, cô giáo - người đã cho chúng ta ánh sáng tri thức - một hành trang qúi giá nhất để chúng ta vững bước vào đời. Đó là những anh bộ dội, những chị thanh niên xung phong đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cùng một phần xương máu của mình để góp phần tạo nên cuộc sống tươi đẹp hôm nay. Đó là những nhà khoa học đã dốc sức lao động trí óc để tạo nên những của cải, vật chất làm giàu cho xã hội, cho chúng ta được hưởng thụ và còn biết bao nhiêu người khác nữa đang âm thầm cống hiến mà không cần được tôn vinh. Những con người đó dù ở vị trí nào vẫn luôn luôn cố gắng hết mình, phấn đấu hết mình để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đất nước...Vậy vì sao “ăn quả” phải nhớ “kẻ trồng cây”? vì tất cả những người trồng cây đã không tiếc mồ hôi, công sức, trí tuệ thậm chí cả xương máu, cả cuộc đời để đem lại “quả ngọt” cho đời. Đã bao giờ ta tự hỏi: Tại sao ta lại có mặt trên cuộc đời này? Đó bởi công ơn của cha mẹ đã mang nặng, đẻ đau đã sinh ra ta từ một hòn máu đỏ. Giây phút chúng ta cất tiếng khóc chào đời

 

16 tháng 9 2016

/hoi-dap/question/90892.html mik tl rồi nhè!!!!!!!

Những bài văn bất hủ của học sinh (7)Đề: Tả con lợn.Nhà em có nuôi một ***** có bộ lông vàng óng, hai tai to như hai lá mít, hai mắt to như hai hạt điều, cái đầu to bằng trái dừa khô, và cái bụng to bằng chiếc thùng gánh nước...Đề: Tả về người bạn thân của em.Em có một người bạn rất thân tên là Trung Hiếu. Mắt bạn đen như hai hột na. Da bạn trắng như tuyết. Tóc bạn đen như gỗ mun....
Đọc tiếp

Những bài văn bất hủ của học sinh (7)

Đề: Tả con lợn.

Nhà em có nuôi một ***** có bộ lông vàng óng, hai tai to như hai lá mít, hai mắt to như hai hạt điều, cái đầu to bằng trái dừa khô, và cái bụng to bằng chiếc thùng gánh nước...

Đề: Tả về người bạn thân của em.

Em có một người bạn rất thân tên là Trung Hiếu. Mắt bạn đen như hai hột na. Da bạn trắng như tuyết. Tóc bạn đen như gỗ mun. Môi bạn đỏ như son. Hàng ngày, em với bạn thường rủ nhau đi học.

Đề: Em hãy phân tích câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn"

Câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn cho ta thấy nước ta có nguồn nước rất dồi dào. Nước rất quan trọng trong đời sống chúng ta: cây cối cũng cần nước, ví dụ: đậu bắp, động vật cũng cần nước, ví dụ: trâu, bò, gà, vịt... Không có nước thì con người sẽ chết. Câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn làm em liên tưởng đến câu tục ngữ "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" nghĩa là ăn quả rồi phải nhớ giữ lại hạt để trồng cây mới.

Đề: Tả con gà.

Nhà em có nuôi một con gà rất to và đẹp, nó nặng chừng 10 kg, bụng to như cái chậu, mỏ nó như hai hạt trấu chắp lại....

Đề: Tả con voi.

Chủ nhật tuần vừa rồi em được mẹ em cho đi chơi công viên, ở đó có rất nhiều con vật nhưng em thích nhất là con voi. Con voi có cái tai như cái chổi, cái mồm như cái máy tính laptop của mẹ em.

Đề: Tả con gà trống.

Mẹ đi chợ mua cho em một con gà trống con. Em rất thích. Sau mấy tháng chăm nom chú gà, bây giờ nhà em có thêm được 5 chú gà con.

Đề: Hãy đặt câu có từ "đỡ đần".

Vì em chăm học nên em đỡ đần.

Đề: Tả cô giáo em.

Cô giáo em cao 1m3, dáng người to ngang trông rất vừa vặn... Mỗi khi chúng em lên nộp bài, mắt cô sáng lên như 2 cái đèn pin.

 

1
1 tháng 3 2018

Hay vcl

Câu 1: Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi:“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…- Khốn nạn…Ông giáo ơi!...Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi:

“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…

- Khốn nạn…Ông giáo ơi!...Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!...Này! ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như có trách tôi; nó kêu ư ử nhìn tôi, như nuốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”.

(Trích sgk Ngữ văn 8 - Tập Một/ trang 42)

a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? (0,5 điểm)

b. Tóm tắt nội dung đoạn văn trên bằng một câu ngắn gọn. (0,5 điểm)

c. Xác định 2 từ tượng hình, 2 từ tượng thanh trong đoạn văn bản trên. (1,0 điểm)

Câu 2: Xác định thành phần trợ từ, thán từ, được dùng trong đoạn văn và cho biết ý nghĩa sử dụng.(1,5 điểm)

Câu 3: Phân tích cấu tạo ngữ pháp và cho biết câu văn sau thuộc kiểu câu gì? Dấu ngoặc kép trong câu được dùng để làm gì? (1,5 điểm)

“Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như có trách tôi; nó kêu ư ử nhìn tôi, như nuốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?

0
26 tháng 11 2017

đề 1: câu tục ngữ khuyên chúng ta phải biết ơn những thế hệ đi trước đã hiến dâng xương máu của mình để gìn giữ và bảo vệ đất nước khỏi chiến tranh, để chúng ta có được ngáy hôm nay là nhờ có họ

và dù có làm gì thì cũng phải nhớ về cội nguồn

đề 2: câu tục ngữ cũng chính là đưc tính tự tin, rất cần trong cuộc sống của mỗi chúng ta, Làm việc gì cũng khó nếu không tự tin

26 tháng 11 2017


I. Mở bài: giới thiệu về câu tục ngữ “ có chí thì nên”
“ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”
Đây là câu tục ngữ nói về lòng biết ơn của con người. Kho tàn ca dao tục ngữ của nước ta rất phong phú và đa dạng. những câu ca dao, tục ngữ của ông bà ta luôn mang một ý nghĩa hết sức chân thực và dễ hiểu. mỗi câu tục ngữ đều mang một lời khuyên, một sự nhắc nhở tốt. bên cạnh câu “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng” có ý khuyên ta về lòng biết ơn, thì câu “ uống nước nhớ nguồn” cũng có ý nghĩa như vậy.

II. Thân bài
1. Giải thích câu tực ngữ “ uống nước nhớ nguồn”
“ uống nước”: là thành quả, là kết quả của người khác, chỉ việc hưởng thụ mà không làm gi hết
“ nguồn”: là nơi bắt nguồn của nguồn nước, chúng ta có thể hiểu từ dung để thể hiện cho sự bắt nguồn của thành quả mà mình hưởng dược.
>> câu tục ngữ như nhắc nhở chúng ta biết ơn những thành quả của thế hệ đi trước hay những người khác để lại
2. Lí do cần phải uống nước nhớ nguồn

  • Trong cuộc sống hằng ngày, trong xã hội thì các thành công và thành quả không có cái nào là không có nguồn gốc , không do sức lao động của con người tạo nên
  • Của cải do bàn tay ta lao động tao nên, con cái do cha mẹ tạo nên, đất nước trở nên giàu đẹp là do cha ông ta đã giữ gìn và xây dựng
  • Lòng biết ơn là một đức tính tốt, ta cần phải có lòng biết ơn

3. Cần làm gì để có được lòng biết ơn

  • Chúng ta cần tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc
  • Ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.
  • Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình và đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài.
  • Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người


III. Kết bài

  • Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ “ uống nước nhớ nguồn”
  • Bài học kinh nghiệm rút ra từ câu tục ngữ .

Đề 2 :

1. Mở bài:
- Dân tộc Việt Nam có truyền thống đạo đức tốt đẹp được xây dựng trên nền tảng của tư tưởng nhân nghĩa.
- Suốt mấy ngàn năm, nhân dân ta nhắc nhở nhau sống theo đạo lí: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn.
2. Thân bài:
a/ Giải thích: Thế nào là Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn:
Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người đã tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước.
- b/ Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó thể hiện qua hành động , lời ăn tiếng nói hàng ngày: 
+ xưa:
- Lễ hội: giỗ Quốc Tổ, lễ tế Thần Nông, tết thanh minh , sau vụ gặt : tết cơm mới ( tế thần và biếu bậc trên , những người tri ân cho mình như bố mẹ, nhạc gia , thầy , ông lang…)
- Nhà nào cũng có bàn thờ gia tiên, thờ cúng tổ tiên, ông bà…kính nhớ những người đã khuất. Phụng dưỡng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ lúc tuổi già.. 
- Khắp đất nước, nơi nào cũng có đền miếu, chùa thờ các bậc tiền bối, các vị anh hùng có công mở nước và giữ nước.
+ nay :
- 10/3 các nơi vẫn làm lễ giỗ tổ.
- Các bảo tàng …. Nhắc mọi người về lịch sử oai hùng của dân tộc.
- 27/7 viếng các nghĩa trang liệt sĩ …
- Các phong trào đền ơn đáp nghĩa….
- Các ngày lễ, 27/2, 20/11, 8/3, 1/5, giỗ tổ nghề….
- Các thế hệ sau giữ gìn, vun đắp ,phát huy …
- Đáng trách những kẻ vong ân bội nghĩa…
- III kết bài :
- Lòng biết ơn là tình cảm cao quí , thiêng liêng,  phẩm chất cao đẹp của dân tộc Việt Nam  …
- Tạo vẻ đẹp tinh thần truyền thống của Việt Nam.

Học vui !

^^

15 tháng 5 2017

Dòng nào sau đây là tục ngữ?

A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
B. Nước chảy đá mòn
C. Rau nào sâu ấy
D. Lên thác xuống ghềnh

15 tháng 5 2017

A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

8 tháng 3 2019

“Uống nước nhớ nguồn” đạo lý sống của con người Việt Nam, trải qua bao nhiêu thời, câu tục ngữ ấy vẫn còn nguyên giá trị cho tới tới ngày nay, đó là biết ơn, sự thành kính của thế hệ đi sau đối với thế hệ đi trước, luôn ân tình trọn nghĩa, thủy chung một lòng. Nhắc tới câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn” chắc chả mấy ai xa lạ gì, đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta, truyền từ đời này sang đời khác.

“Uống nước nhớ nguồn” chứa đựng lòng biết ơn sâu sắc, một hình tượng đẹp, một tình cảm thiêng liêng, thể hiện lối ứng xử, thái độ người với người trong xã hội.

“Uống nước” đó là thành quả mà chúng ta đang được hưởng thụ từ các thế hệ đi trước để lại, là điều kiện để con cháu được trưởng thành và lớn lên, nhớ nguồn là nguồn cội, là gốc rễ, nơi cho ta những giọt nước trong lành, mát rượi, nguồn nước mà chúng ta đang sử dụng hằng ngày là của thiên nhiên, của đất trời, nhờ có nguồn nước mà cây cối được sinh sôi, nảy nở, muôn loài được tươi tốt và phát triển, chúng ta có thể thiếu ăn trong ba ngày có thể không sao nhưng chỉ cần thiếu nước một hôm thôi là chúng ta đã thấy khó chịu, nhìn người không có sức sống. Uống nước chính là ta đang hưởng thụ từ những giọt nước quý báu của thiên nhiên, được đổ về từ các nguồn, cung cấp nước cho chúng ta uống và sinh hoạt, cho động thực vật phát triển.

Còn hiểu về nghĩa bóng của câu tục ngữ đó là lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông mình đã có công trong việc vun đắp, tạo ra những thành quả để chúng ta có thể tận hưởng, mà đó là cả mồ hôi và nước mắt, ngay cả máu cũng đổ xuống để có được cơ ngơi như ngày hôm nay, vì thế chúng ta phải biết quý trọng, luôn tỏ lòng biết ơn và thành kính đối với các vị bậc tiền bối, đối với cha ông của mình.

Câu tục ngữ chỉ dài đúng bốn chữ, rất dễ nhớ, dễ thuộc nhưng để có thể làm được đúng ý của câu tục ngữ không phải là điều dễ dàng gì, không phải một sớm một chiều để có thể thực hiện được, ý nghĩa của câu có 2 vế, thứ nhất đó là lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên đã cho ta những gì tốt đẹp nhất để chúng ta có thể tận hưởng được điều đó, vế thứ hai đó là nêu lên được trách nhiệm, nghĩa vụ của con cháu đối với thành tựu mà ông cha ta truyền lại cho chúng ta đến bây giờ. Chúng ta phải có nghĩa vụ phát triển và khôi phục những tàn tích của xã hội thời xưa,nhằm tưởng nhớ những công lao mà ông cha ta để lại cho.

Quan niệm nhân sinh, tồn tại và mất đi của một đời người tuy ngắn ngủi nhưng phải có chúng ta hãy sống sao cho đẹp với đời, câu tục ngữ nói lên mối quan hệ giữa người và người có nhiều vấn đề phức tạp và nan giải, chỉ có tình nghĩa, sự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau mới giúp chúng ta cùng nhau vượt qua khó khăn.

Đầu tiên chúng ta phải biết ơn và nhớ ơn cha mẹ, ông bà người có công sinh thành và dưỡng dục mình cho tới ngày hôm nay, không có sự hy sinh, chăm lo của gia đình thì bản thân chúng ta không thể tự lớn lên và phấn đấu được, chính vì thế chúng ta phải luôn khắc cốt ghi tâm những gì mà họ đã hy sinh cho chúng ta, đó không phải là ngày một ngày hai có thể làm được. Bố mẹ đã hy sinh cả tuổi trẻ, thanh xuân, sức khỏe, nhan sắc của mình để chúng ta có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Vượt ra khỏi ranh giới, không gian của một gia đình, đó là lòng biết ơn của chúng ta đối với cha ông trong việc dựng nước và giữ, ngày 27/7 hàng năm được chọn là ngày thương binh, liệt sĩ, Đảng và nhà nước luôn tạo mọi điều kiện và giúp đỡ gia đình, thân nhân liệt sĩ cùng nhau vượt qua khó khăn về mặt tinh thần và vật chất, đối với các đoàn thể, tập thể, cá nhân tổ chức những buổi dâng hương, dọn dẹp, nhổ cỏ, nhặt rác ở các khu nghĩa trang, đài tưởng niệm liệt sĩ. Đó chỉ là những việc làm vô cùng bé nhỏ thôi nhưng đủ cho ta thấy lòng biết ơn và nhớ ơn của con cháu đối với tổ tiên.

Câu tục ngữ là lời dạy và khuyên nhủ chúng ta sống phải làm sao không thẹn với đời, biết hy sinh và trân trọng những gì chúng ta đang có, không ai cho không ai cái gì hết, nhưng chỉ cần chúng ta chăm chỉ, cần, cù, chịu khó để học tập và lao động thì không gì có thể ngăn cản chúng ta thành công được, đạo lý “uống nước nhớ nguồn” là bài học là kim chỉ nam để chúng ta noi theo.



8 tháng 3 2019

Tham khảo:

Ân tình ân nghĩa, thuỷ chung một lòng là nét đẹp mang tính truyền thống của đạo lí dân tộc, thể hiện lối ứng xử mang vẻ đẹp nhân văn của con người Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử. Bài học đạo lí Uống nước nhớ nguồn đã thành tục ngữ, hoá thân trong lời hát câu ca, đã thấm sâu vào tâm hồn hàng triệu triệu con người Việt Nam xưa nay.

Câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn có hình tượng đẹp, hàm chứa một tư tưởng, tình cảm đẹp, một lối ứng xử đẹp.

Chỉ có 4 chữ ngắn gọn mà ý nghĩa sâu xa. Uống nước là điều kiện, nhớ nguồn là hệ quả. Nguồn là nơi phát nguyên những nguồn nước. Nước đầu nguồn thì trong mát ngọt lành. Nguồn nước có bao giờ vơi cạn? Nhờ nguồn mà sông suối, ao hồ, biển cả có nước quanh năm, sự sống được nở hoa kết trái. Uống nước là được hưởng thụ; nhờ có nguồn mà ta được uống nước. Chữ nhớ trong câu tục ngữ thể hiện tấm lòng nhớ ơn, biết ơn.

Câu Uống nước nhớ nguồn nêu lên mối quan hệ lịch sử, xã hội. Đó là hưởng thụ và nghĩa vụ. Câu tục ngữ nhắc nhở mỗi chúng ta bài học đạo đức: Phải nhớ ơn, biết ơn những người đã đem lại ấm no, hạnh phúc và yên vui cho mình.

Câu tục ngữ đã nói lên mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người, giữa bốn nghìn lớp người trong xã hội ta. Nó nêu lên một quan niệm nhân sinh đầy tình người, đúc kết một nét đẹp về đạo lí, nhắc nhở mỗi người sống có tình có nghĩa, trọn vẹn thuỷ chung.

Lòng nhớ ơn, biết ơn là một tình cảm rất đẹp. Câu tục ngữ giáo dục chúng ta lòng biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Nó nhắc nhở chúng ta biết ơn nhân dân vĩ đại đã đem mồ hôi xương máu xây dựng và bảo vệ đất nước. Bát cơm ta ăn, mái nhà ta ở, trang sách, ngọn đèn, ngôi trường soi sáng tâm hồn ta... đã thấm sâu công ơn hàng triệu người dân cày, người thợ, thầy giáo, cô giáo... Lá quốc kì đỏ thắm, đất nước độc lập thanh bình... là do xương máu của biết bao anh hùng liệt sĩ. Giang sơn gấm vóc hôm nay là do nguồn thiêng ông cha, như một nhà thơ đã ca ngợi:

Gánh vác phần người đi trước để lại

Dặn dò con cháu chuyện mai sau

Hằng năm ăn đâu làm đâu

Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ...

(Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm.)

Lòng biết ơn không chỉ được khắc sâu trong tâm hồn mà còn phải được thể hiện bằng hành động cụ thể. Con cháu hiếu thảo với ông bà cha mẹ. Tục cúng lễ giỗ tết với nén hương thơm toả khói trên bàn thờ gia tiên. Con cái chăm học chăm làm, sống tốt đẹp làm vẻ vang cho dòng họ, biết săn sóc ông bà cha mẹ khi già yếu. Ngày 27/7 và ngôi nhà tình nghĩa là sự thế hiện lòng biết ơn của toàn dân đối với thương binh liệt sĩ. Học sinh biết tôn sư trọng đạo... Đó là hành động biết “Uống nước nhớ nguồn”.

Để giáo dục lòng biết ơn, nhân dân ta đã sáng tạo nên những câu tục ngữ, bài ca dao đậm đà, ý đẹp lời hay đã thấm sâu vào máu thịt và hồn người:

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Nhớ công hôm sớm cấy cày cho chăng?.

Con người có tổ có tông

Như cây có cội, như sông có nguồn.

Ở đời, người nhân hậu làm ơn không bao giờ nghĩ tới chuyện trả ơn. Họ coi việc cứu giúp mọi người là nghĩa vụ của lương tâm. Lòng biết ơn luôn nhắc nhở chúng ta vừa nhớ tới cội nguồn, nhớ tới thế hệ đi trước, đồng thời phải nghĩ tới những lớp người mai sau. Biết nhớ nguồn còn phải biết khơi nguồn là vậy.

Câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn là bài học lớn dạy ta biết làm người. Nó gợi nhớ trong lòng ta món nợ đời sâu nặng:

Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy

Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao