K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 9 2023

Câu hỏi tự đánh giá bản thân

Trả lời

Năng khiếu nổi bật nhất của em là gì?

Năng khiếu nổi bật nhất của em là khả năng vẽ

Hy vọng và ước muốn của bản thân bạn là gì?

Em muốn trở thành nhà thiết kế nội thất.

Mục tiêu hiện tại của em là gì?

Hoàn thành tốt khóa học vẽ, nhận chứng chỉ, học thêm kĩ năng của những người đi trước.

Mục tiêu tương lai của em là gì?

Thi đỗ trường Đại học Mĩ thuật Hà Nội để hoàn thành ước mơ của bản thân.

16 tháng 9 2023

- Hỏi mọi người xung quang về mình, xem thái độ và cảm nhận của mọi người xung quanh về chính bản thân mình.

- Tham gia các câu lạc bộ, lớp học khác nhau để hiểu sở thích, niềm đam mê, hay điểm yếu của để hiểu bản thân rõ hơn.

15 tháng 9 2023

Truyện cười Nói dóc gặp nhau:

a. Tác phẩm phê phán thói khoác lác, ba hoa trong xã hội.

b. Thủ pháp trào phúng: Dùng thủ pháp phóng đại (chi tiết miêu tả chiếc ghe và cây đa).

c. Chi tiết làm em thú vị nhất: Nếu không có cây cao như thế thì lấy đâu ra gỗ để đóng chiếc ghe của anh? Vì chi tiết này nhằm châm biếm, phê phán sự nói dóc của anh thứ nhất.

13 tháng 9 2023

- Em yêu thích mùa thu nhất trong năm.

- Một số từ ngữ miêu tả vẻ đẹp mùa thu: không khí mát mẻ, bầu trời cao trong xanh, hoa cúc vàng tươi,…

21 tháng 12 2024

Em yêu thích mùa đông

Nó tượng trưng cho sự ấm áp, ngoài ta thì còn có sự lạnh lẽo , cô đơn , và 1 nỗi buồn thầm kín bên trong nx =(

Chọn một tác phẩm của tác giả mà em đã biết và mong muốn tiếp tục tìm hiểu, khám phá. Đọc, cảm nhận về tác phẩm và trả lời những câu hỏi sau:a. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm có điều gì đáng chú ý? Hoàn cảnh ấy có tác động như thế nào đến việc lựa chọn đề tài, thể hiện nội dung của tác phẩm?b. Việc chọn đề tài, thể hiện...
Đọc tiếp

Chọn một tác phẩm của tác giả mà em đã biết và mong muốn tiếp tục tìm hiểu, khám phá. Đọc, cảm nhận về tác phẩm và trả lời những câu hỏi sau:

a. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm có điều gì đáng chú ý? Hoàn cảnh ấy có tác động như thế nào đến việc lựa chọn đề tài, thể hiện nội dung của tác phẩm?

b. Việc chọn đề tài, thể hiện nội dung, chủ đề của tác phẩm cho thấy tác giả quan tâm, xúc động, trăn trở nhất về điều gì?

c. Tưởng tượng nếu em là tác giả, điều gì sẽ làm em hứng thú nhất và đâu là điều em cảm thấy khó khăn nhất khi viết tác phẩm này?

d. Sau khi đã tìm hiểu kĩ tác phẩm, em nhận thấy nhan đề có mối liên quan như thế nào với đặc điểm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm?

1
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 9 2023

Tác phẩm: Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

a. Hoàn cảnh ra đời: viết tại Huế (1/1981), in trong tập bút ký cùng tên => khiến tác giả có dịp quan sát và chiêm nghiệm về dòng sông Hương, từ đó viết nên tác phẩm.

b. Tác giả quan tâm, xúc động, trăn trở nhất về quê hương và những cảnh vật thuộc về nơi mình sinh ra, lớn lên và gắn bó suốt bao năm.

c.

- Điều làm em hứng thú nhất là vẻ đẹp của sông Hương nói riêng, vẻ đẹp của Huế nói chung khi viết về tác phẩm.

- Điều em cảm thấy khó khăn nhất khi viết là sử dụng ngôn từ và cách diễn đạt ra sao để người đọc có thể cảm nhận được trọn vẹn vẻ đẹp của dòng sông Hương.

d.

- Nhan đề dẫn dắt người đọc đến với cội nguồn tên gọi của dòng Hương thơ mộng.

- Bài bút kí đã lý giải tên dòng sông bằng một huyền thoại mỹ lệ của người dân làng Thành Chung.

- Lấy tên nhan đề dưới hình thức của một câu hỏi nhằm mục đích dẫn dắt, gợi mở.

- Nhan đề cũng thể hiện được niềm biết ơn đối với những con người đã khai phá vùng đất này, bộc lộ niềm tự hào về vẻ đẹp của đất nước.

15 tháng 9 2023

Cảm nghĩ của em về bài thơ Ông đồ:

Vũ Đình Liên là một nhà thơ đa tài đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam nhiều tác phẩm nổi bật. Thơ ông mang một giọng điệu hoài cổ rất đặc trưng. Ông đồ là một trong những tác phẩm tiêu biểu Vũ Đình Liên đã để lại cho văn học Việt Nam. Bài thơ được sáng tác năm 1936 trong hoàn cảnh nền Hán học đang mất dần vị thế do sự ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. “Ông đồ” là tác phẩm nói lên thực trạng đáng buồn của một loại hình nghệ thuật vốn là truyền thống đang ngày càng mai một và dần lùi sâu và dĩ vãng. Nó mang đến một sự tiếc nuối vô cùng của tác giả cho một sự đổi thay không đáng có.

Bài thơ ra đời khi nho học bị thất sủng, những tinh hoa nho giáo xưa nay chỉ còn là tàn tích, ông đồ và chữ nho cũng trở thành một tàn tích khi người ta vứt bút lông đi giắt bút chì

Hai khổ thơ đầu, Vũ Đình Liên gợi nhắc lại thời huy hoàng của ông đồ:

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua

 

Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài

Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay

Khổ thơ đầu gợi nên thời gian, địa điểm nơi ông đồ làm việc. Thời gian là vào mùa xuân, mùa đẹp nhất trong năm với hình ảnh hoán dụ là hoa đào nở đã cho ta biết ông đồ làm việc khi trời đất bắt đầu vào độ đẹp nhất của năm Không khí mùa xuân, hình ảnh hoa đào nở đã tươi thắm nay lại thêm “mực tàu giấy đỏ” làm mọi nét vẽ trong bức tranh tả cảnh ông đồ thời kỳ huy hoàng này đậm dần lên, rõ nét, tươi vui, tràn đầy sức sống. Đặc biệt là từ lặp lại về thời gian “lại” đã cho thấy sự gắn bó lâu dài giữa ông đồ với mùa xuân, công việc viết chữ của ông đồ không chỉ diễn ra trong một năm mà đã từ mùa xuân năm này qua mùa xuân năm khác. Địa điểm nơi ông đồ viết chữ là “Bên phố đông người qua” dòng người đông đúc nơi phố phường mỗi dịp xuân về, quan trọng hơn cả là dòng người đông đúc ấy đều quan tâm đến ông đồ “Bao nhiêu người thuê viết” và biết thưởng thức tài năng của ông đồ “Tấm tắc ngợi khen tài”. Tác giả tả nét chữ của ông đồ “Hoa tay thảo những nét/ Như phượng múa rồng bay”. Nghệ thuật so sánh của 2 câu thơ này làm toát lên khí chất trong từng nét chữ của ông đồ, đó là nét chữ đẹp, phóng khoáng, cao quý, qua việc ngợi khen nét chữ, tác giả gửi gắm sự kính trọng, ngưỡng mộ, nâng niu nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. trong 2 khổ thơ đầu, hình ảnh ông đồ xưa trong thời kì huy hoàng của mình được tác giả kính trọng ngưỡng mộ, qua hình ảnh ông đồ, vũ đình liên cũng thể hiện tình cảm chân quý đến những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Hai khổ thơ tiếp theo tác giả vẽ lên bức tranh ông đồ thời nay, một kẻ sĩ lạc lõng giữa dòng đời đã không còn phù hợp, dòng đời mà ở đó chữ nho đã trở thành một tàn tích

Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu

 

Ông đồ vẫn ngồi đó

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay

“Năm nay đào lại nở” khung cảnh mùa xuân vẫn diễn ra nhưng con người đã thay đổi, “Người thuê viết nay đâu” đây là một câu hỏi tu từ chứa đựng băn khoăn cũng như nỗi buồn của tác giả trước sự thay đổi của con người, mùa xuân vẫn đẹp như thế, nhưng con người nay đã không còn quan tâm đến nét đẹp văn hóa xưa. Đây là câu thơ vẽ lên cảnh lụi tàn của văn hóa chữ nho xưa. “Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu” trước sự hờ hững của con người, đồ vật cũng ám muội muộn phiền, hình ảnh nhân hóa khiến cho giấy đỏ, mực nghiên cũng có cảm xúc như con người, bị lãng quên, giấy đỏ cũng nhạt màu đi, mực đọng lại nơi nghiên hay đọng lại trong nỗi buồn, “nghiên sầu” nghe thật bi ai.

Hình ảnh ông đồ thời nay cũng đã thay đổi, “Ông đồ vẫn ngồi đó/ Qua đường không ai hay” nếu như trước đây là “Bao nhiêu người thuê viết/ Tấm tắc ngợi khen tài” thì nay hình ảnh ông đồ âm thầm lặng lẽ, mờ phai dần trong sự lãng quên của mọi người. Vốn dĩ nghề ông đồ là nghề của những nho gia xưa không đạt được ước mơ khoa bảng phải về bốc thuốc, dạy học, hay trải chiếu bán chữ, là việc bất đắc dĩ của một nho gia, chữ nghĩa chỉ để cho chứ ai lại bán, như huấn cao trong chữ người tử tù cả đời chỉ cho chữ 3 lần, vậy mà ở đây ông đồ phải bán chữ để kiếm sống đã đủ thấy bất hạnh của kiếp người nho sĩ. Trước đây, được mọi người đón nhận, ít ra còn kiếm sống được bằng nghề này, đến nay, nho học thất sủng, người ta không còn quan tâm đến ông đồ, đến chữ ông viết, tức là không kiếm sống được bằng chính khả năng của mình nữa, ở đây không chỉ là bất hạnh của tài năng mà còn là bất hạnh cơm áo gạo tiền. khung cảnh quanh ông đồ cũng chứa đựng nỗi buồn “Lá vàng rơi trên giấy/Ngoài trời mưa bụi bay” nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, cảnh vật mùa xuân cũng trở nên tàn tạ, buồn theo nỗi buồn của con người, quả là “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” (Nguyễn Du)

Khổ thơ cuối tác giả dùng để bày tỏ nỗi lòng thương xót đối với ông đồ cũng như đối với một nét đẹp văn hóa bị mai một của dân tộc

Năm nay hoa đào nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ

Mở đầu bài thơ tác giả viết “Mỗi năm hoa đào nở/ Lại thấy ông đồ già” kết thúc bài thơ tác giả viết “Năm nay hoa đào nở/ Không thấy ông đồ xưa” kết cấu đầu cuối tương ứng của bài thơ giúp cho bài thơ chặt chẽ, có tính liên kết thành một thể thống nhất song cũng khắc sâu nỗi buồn của tác giả trước sự biến mất ngày càng rõ ràng của nét đẹp truyền thống dân tộc. cảnh thiên nhiên vẫn tươi đẹp, hoa đào vẫn nở nhưng ông đồ không còn “Bày mực tàu giấy đỏ” ông đồ đã biến mất hoàn toàn trong bức tranh mùa xuân không thay đổi ấy, thời gian cảnh vật đã quên lãng đi người xưa, hay chính là nét đẹp truyền thống đã biến mất? câu hỏi tu từ “Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ?” là sự tiếc thương của tác giả với ông đồ với giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc

Hình ảnh ông đồ là đại diện cho một lớp người đang tàn tạ cũng như những giá trị truyền thống đang bị lãng quên. Qua đó thể hiện niềm cảm thương của tác giả trước sự tha hóa của xã hội và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa.

15 tháng 9 2023

hmm , sao nhanh v nhỉ lolang

15 tháng 9 2023

Tham khảo:

- Tác giả cho rằng “cần đặt mình ở các phương diện khác nhau khi đánh giá một vấn đề, và, cần dùng trái tim để cảm nhận” vì việc nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau sẽ giúp chúng ta có cái nhìn đa chiều về vấn đề đó. Việc cảm nhận bằng trái tim giúp chúng ta dễ dàng đồng cảm với suy nghĩ của người khác, thấy được những điều mà người đó muốn thể hiện.

- Ví dụ: Một bức tranh vẽ một người phụ nữ đang ôm một đứa bé của một đứa trẻ mồ côi, người không suy nghĩ nhiều sẽ chỉ đơn thuần coi đó là một bức vẽ về mẹ con bình thường, không đặc sắc. Nhưng khi đặt bản thân vào vị trí người vẽ, chúng ta sẽ thấy rằng, đó là khát vọng về hạnh phúc gia đình, về tình mẫu tử của một đứa trẻ không có mẹ.

15 tháng 9 2023

- Vì mọi vấn đề tuỳ theo cách nhìn nhận của mỗi người sẽ có sự khác biệt, cần có cái nhìn đa diện nhiều chiều.

- Ví dụ: Số 6 nếu ta nhìn xuôi nó sẽ là số 6 nhưng nếu nhìn theo chiều ngược lại nó sẽ là số 9. Không ai đúng cũng chẳng ai sai, là do góc nhìn của mỗi người mà con số ấy là 6 hay 9 mà thôi

16 tháng 9 2023

Quê hương của em là một thành phố ven biển. Hằng năm, rất nhiều khách du lịch đến tham quan và tắm biển. Mỗi ngày, lượng du khách nhiều đồng nghĩa với việc rác trên bờ biển cũng nhiều hơn. Vì vậy, em đã tham gia vào câu lạc bộ tình nguyện của xã. Công việc của các thành viên trong câu lạc bộ là dọn dẹp bãi biển. Chúng em sử dụng những bao tải lớn, đeo găng tay bảo hộ. Sau đó, các thành viên sẽ được phân công dọn dẹp từng khu vực. Những đồ dùng có thể tái chế sẽ được để riêng. Công việc khá vất vả, nhưng chúng em cảm thấy vô cùng vui vẻ. Việc giữ gìn vệ sinh môi trường hoàn toàn xuất phát từ tình yêu làng quê, đất nước. Môi trường xanh – sạch – đẹp thì đất nước cũng sẽ trở nên tươi đẹp hơn.

16 tháng 9 2023

STT

Thể loại

Kinh nghiêm đọc rút ra

1

Thơ sáu chữ, bảy chữ

Đếm số câu và số chữ trong câu, nếu các câu đều có sáu chữ là thể thơ sáu chữ, thơ 7 chữ là mỗi dòng có 7 chữ

2

Văn bản thuyết minh, giải thích về một hiện tượng tự nhiên

Văn bản cung cấp thông tin cho người đọc về hiện tượng tự nhiên, thường kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ (hình ảnh, biểu đồ…)

3

Văn bản nghị luận

Đưa ra quan điểm đánh giá của người viết về một vấn đề nào đó

4

Truyên cười

Là những câu chuyện ngắn gọn, thời gian và không gian không xác định, tình huống trào phúng gây tiếng cười nhằm phê phán thói hư tật xấu.

5

Hài kịch

Kịch dùng, hình thức gây cười để đả kích, phê phán thói xấu, hiện tượng tiêu cực trong xã hội.

Nhiều nhân vật, biểu diễn trên sân khấu và kết hợp các yếu tố hỗ trợ diễn xuất

15 tháng 9 2023

a. Mối quan hệ gắn bó mật thiết.

b.

Lí lẽ

Bằng chứng

Cách thức trò chuyện đã ẩn tàng nhiều ý nghĩa sâu xa hơn là bản thân những lời trò chuyện.

Nêu ra số lần ông giáo và lão Hạc trò chuyện. Ông giáo là người kể chuyện.

Giấu đến tận cùng số phận nhân vật, thỉnh thoảng hé mở vài cảnh huống gây sự hiểu lầm, rồi cuối cùng giải tỏa sự hiểu lầm ấy là một thành công đặc sắc của nghệ thuật tự sự Nam Cao ở truyện này.

Phân tích cuộc trò chuyện giữa các nhân vật

Cái nhìn từ tấm lòng tác giả là mạch chủ đạo, chi phối và liên kết các điểm nhìn khác.

Phân tích sự thay đổi mạch kể chuyện.

c. Cách trích dẫn và phân tích bằng chứng của người viết rất thuyết phục, xác thực và được trình bày theo một trình tự hợp lí.