Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những giai đoạn phát triển chính của thời nguyên thuỷ ở Việt Nam :
- Cách ngày nay 30 - 40 vạn năm, Người tối cổ đã sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
- Thời kì hình thành và phát triển : iham khảo mục 2 trone phần kiến thức cơ bản và hướns dản cách học.
- Thời kì tan rã : cách ngày, nay khoảng 3000 - 4000 năm, các bộ lạc bắt đầu bước vào thời đại kim khí. Việc chế tạo công cụ lao động bằng kim loại đã dẫn đến năng suất lao động tăng, dẫn đến sự phân công lao động và tác động đến sự phân hoá của xã hội nguyên thuỷ và tạo tiền đề dẫn đến sự tan rã cùa xã hội nguyên thuỷ ở nước ta.
- Cách ngày nay 30 – 40 vạn năm, trên đất nước Việt Nam đã có Người tối cổ sinh sống.
- Cách ngày nay trên dưới 2 vạn năm, Người tối cổ đã chuyển hóa thành người tinh khôn và công xã thị tộc được hình thành
- Cách ngày nay khoảng 6000 – 12000, công xã thị tộc bước vào thời kì phát triển.
- Cách ngày nay khoảng 3000 – 4000 năm, công cụ bằng đồng xuất hiện, công xã thị tộc bước vào giai đoạn tan rã.
* Sự ra đời của thuật luyện kim và nghề nông nghiệp lúa nước ở Việt Nam:
- Khoảng 4.000 năm cách ngày nay, các bộ lạc sống rải rác trên đất nước ta đã bắt đầu biết sử dụng nguyên liệu đồng và thuật luyện kim để chế tạo công cụ. Nhờ đó mà nghề trồng lúa nước được tiến hành ở nhiều thị tộc.
- Thuật luyện kim và nghề trồng lúa đã tạo nên năng suất lao động cao. Trên cơ sở đó đã hình thành những nền văn hóa lớn vào cuối thời nguyên thủy.
* Nêu những nền văn hóa lớn cuối thời nguyên thủy ở Việt nAm
- Văn hóa phùng Nguyên:
+ Thời gian: Đầu thiên niên kỷ II TCN.
+ Địa bàn: Phú Thọ, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Bắc giang, Bắc Ninh, Hà Tây, Hà nội, hải phòng.
+ Đời sống vật chất: Nông nghiệp lúa nước, sống trong các công xã thị tộc mẫu hệ. Công cụ lao động chủ yếu bằng đá.
+ Đời sống tinh thần. LÀm đồ trang sức nhiều loại; tục chon người chết nơi cư trú…
- Văn hóa Sa Huỳnh:
+ Thời gian: Cách ngày nay khoảng 3.000-4000 năm
+ Địa bàn: Quảng nAm, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Bình Định, KhánhHòa.
+ Đời sống vật chất: Nông nghiệp lúa và trồng các loại cây khác. Công cụ phổ biến bằng đá.
+ Đời sống tinh thần: Làm đồ trang sức bằng đá, đồng, thủy tinh; tục thiêu xác chết.
- Văn hóa Đồng Nai:
+ Địa bàn: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Thành phố Hồ Chí mInh, An Giang, kiên giang. Cần Thơ….
+ Đời sống vật chất: Nông nghiệp trồng lúa nước và các loại cây lương thực khác. Công cụ bằng đá là chủ yếu.
Cách ngày nay khoảng 4.000 năm, các bộ lạc sống trên đất nước ta như Phùng Nguyên, Hoa Lộc, Sa Huỳnh, Đồng Nai…đã bước vào thời đại kim khí, tiến hành phổ biến nông nghiệp lúa nước, là cơ sở, tiền để đưa đến sự chuyển biến lớn lao của xã hội – công xã thị tộc giải thể, quốc gia và nhà nước ra đời sau đó.
+ Thời nguyên thuỷ :
Giai đoạn tối cổ (đá cũ): Dấu tích tìm thấy ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn); Núi Đọ (Thanh Hoá) ; Xuân Lộc (Đồng Nai)... có niên đại cách đây khoảng 40 - 30 vạn năm.
• Giai đoạn đá mới : Dấu tích tìm thấy ở Thẩm Ồm (Nghệ An), Hang Hùm (Yên Bái)... có niên đại cách đây khoảng 3-2 vạn năm.
• Giai đoạn sơ kì kim khí: Dấu tích tìm thấy ở Hoà Bình, Bắc Sơn (Lạng Sơn); Quỳnh Vãn (Nghệ An); Hạ Long (Quảng Ninh)... có niên đại cách đây từ 12 000 đến 4000 năm.
+ Thời kì Văn Lang -Âu Lạc (thời dựng nước )
• Khoảng thế kỉ VTI TCN, nước Văn Lang thành lập, kinh đô ở Bạch Hạc (Phú Thọ), đứng đầu nhà nước là vua (Hùng Vương), giúp việc cho vua là các Lạc hầu, Lạc tướng. Cả nước chia thành 15 bộ, dưới bộ là các làng, chiềng, chạ. Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội.
• Sau khi giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược, năm 207 TCN Thục Phán đã sáp nhập Lạc Việt và Tây Âu hợp thành nhà nước Âu Lạc, tự xưng là An Dương Vương, đóng đỏ ở Phong Khê (Cổ Loa - Hà Nội). Bộ máy nhà nước như thời Hùng Vương nhưng quyền hành nhà nước cao hơn và chặt chẽ hơn. Vua có quyền thế hơn trong việc trị nước.
+ Thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc :
• Các triều đại phong kiến Trung Quốc : Triệu, Hán, Ngô, Lương, Tuỳ và Đường thống trị nước ta từ năm 179 TCN đến năm 905. sử cũ gọi thời kì này là thời Bắc thuộc.
• Nhân dân ta kiên trì đấu tranh giành lại độc lập cho Tổ quốc, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa : cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 ; cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248, cuộc khởi nghĩa Lý Bí năm 542 - 602, cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan đầu thế kỉ XIII, cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng trong khoảng những năm 776 - 791, cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ năm 905, Ngô Quyền
đánh tan quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, kết thúc thời Bắc thuộc, mở ra thời kì mới, thời kì độc lập dân tộc.