K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 4 2017

1. Giai cấp địa chủ phong kiến:

Là chỗ dựa chủ yếu của Pháp, được Pháp dung dưỡng nên ngày càng câu kết chặt chẽ với Pháp trong việc cướp đoạt ruộng đất, tăng cường bóc

lột về kinh tế và đàn áp về chính trị đối với nhân dân. Vì thế họ không có khả năng cách mạng. Tuy nhiên họ là người Việt Nam, nên cũng có một bộ phận nhỏ hoặc cá nhân có tinh thần yêu nước và sẵn sàng tham gia cách mạng khi có điều kiện.

2. Giai cấp nông dân:

Chiếm trên 90% dân số, họ bị đế quốc và phong kiến bóc lột nặng nề, nên bị bần cùng hóa và phá sản trên quy mô lớn, họ căm thù thực dân và phong kiến. Vì vậy giai cấp nông dân Việt Nam là lực lượng đông đảo và hăng hái nhất của cách mạng.

3. Giai cấp tư sản:

Ra đời sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, chủ yếu là tiểu chủ trung gian làm thầu khoán, cung cấp nguyên vật liệu, hay làm đại lý hàng hóa cho Pháp. Do quyền lợi kinh tế và thái độ chính trị nên giai cấp tư sản Việt Nam chia làm hai bộ phận:

+ Bộ phận tư sản mại bản: Có quyền lợi gắn liền với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với đế quốc.

+ Bộ phận tư sản dân tộc: Có khuynh hướng làm ăn riêng, kinh doanh độc lập,bị Pháp chèn ép nên ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ nhưng yếu kém dễ thỏa hiệp.

4. Tầng lớp tiểu tư sản:

Ra đời cùng thời gian với giai cấp tư sản, gồm nhiều thành phần như học sinh, sinh viên, viên chức, tri thức, những người làm nghề tự do, buôn bán nhỏ…..thường xuyên bị bọn đế quốc bạc đãi, khinh rẽ, đời sống bấp bênh gặp nhiều khó khăn, dễ bị xô đẩy vào con đường phá sản và thất nghiệp.Trong đó bộ phận tri thức, học sinh, sinh viên có điều kiện tiếp xúc với những trào lưu tư tưởng tiến bộ từ bên ngoài. Vì thế họ là lực lượng hăng hái nhất, thường đi đầu trong các phong trào, là lực lượng quan trọng của cách mạng.

5. Giai cấp công nhân:

Ra đời trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ hai (trước chiến tranh có 10 vạn, đến năm 1929 có hơn 22 vạn)

20 tháng 12 2017

bn là Thiên Tử Borum ở lazi à ?

15 tháng 5 2021

Khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) đã ảnh hưởng đến phong trào cách mạng việt nam như thế nào:

A. Phong trào cách mạng tạm lắng

B. Chỉ có giai cấp nông dân đấu tranh

C. Tinh thần cách mạng các tầng lớp nhân dân lên cao

D. Chỉ có giai cấp công nhân đấu tranh

15 tháng 5 2021

Khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) đã ảnh hưởng đến phong trào cách mạng việt nam như thế nào:

A. Phong trào cách mạng tạm lắng

B. Chỉ có giai cấp nông dân đấu tranh

C. Tinh thần cách mạng các tầng lớp nhân dân lên cao

D. Chỉ có giai cấp công nhân đấu tranh

4 tháng 7 2017

- Giai cấp địa chủ phong kiến:

     + Bộ phận nhỏ là đại địa chủ, giàu có do dựa vào Pháp, chống lại cách mạng, chúng trở thành đối tượng của cách mạng.

     + Bộ phận lớn là trung nông và tiểu địa chủ, bị Pháp chèn ép, đụng chạm tới quyền lợi, nên ít nhiều có tinh thần chống đế quốc, tham gia phong trào yêu nước khi có điều kiện.

- Giai cấp nông dân: do bị áp bức, lóc lột nặng nề bởi thực dân và phong kiến nên nông dân Việt Nam giàu lòng yêu nước, có tinh thần chống đế quốc và phong kiến, là lực lượng hăng hái và đông đảo của cách mạng.

- Giai cấp tư sản: có hai bộ phận:

     + Tư sản mại bản có quyền lợi gắn với đế quốc, nên cấu kết chặt chẽ về chính trị với chúng.

     + Tư sản dân tộc có khuynh hướng kinh doanh, phát triển kinh tế độc lập, nên ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ chống đế quốc, phong kiến, nhưng lập trường của họ không kiên định, dễ dàng thỏa hiệp, cải lương khi đế quốc mạnh.

- Tầng lớp tiểu tư sản: nhạy bén với tình hình chính trị, có tinh thần cách mạng, hăng hái đấu tranh và là một lực lượng quan trọng trong cách mạng dân tộc, dân chủ ở nước ta.

- Giai cấp công nhân: là giai cấp yêu nước, cách mạng, cùng với giai cấp nông dân họ trở thành 2 lực lượng của cách mạng và họ là giai cấp nông dân họ trở thành 2 lực lượng chính của cách mạng và họ là giai cấp lãnh đạo cách mạng.

2 tháng 11 2018

Đáp án D

Thái độ chính trị của giai cấp tư sản Việt Nam trong phong trào dân tộc dân chủ 1919 – 1925 là đấu tranh vì lợi ích của giai cấp tư sản, dễ thỏa hiệp với thế lực thực dân. Chính vì thế, giai cấp tư sản không thể trở thành giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam.

27 tháng 12 2019

Em nên giới hạn khung thời gian của câu hỏi em nhé, cô nghĩ là em muốn hỏi về sự phân hóa của xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất:

* Giai cấp địa chủ phong kiến:

Chia làm ba

+ Đại địa chủ: Làm tay sai cho Pháp và áp bức bóc lột nhân dân.

+ Trung địa chủ

+ Tiểu địa chủ: trung và tiểu địa chủ ít nhiều có tinh thần dân tộc, yêu nước, giúp đỡ cách mạng sau này.

* Giai cấp tư sản: Phân hóa thành hai bộ phận:

- Tư sản mại bản: làm chủ nhiều hiệu buôn nhỏ, các đại lý, cấu kết chặt chẽ và làm tay sai cho Pháp.

- Tư sản dân tộc: ít nhiều có tinh thần dân tộc nhưng thái độ không kiên định, dễ thỏa hiệp.

* Tầng lớp tiểu tư sản: bị Pháp chèn ép, bạc đãi, bị phân biệt đối xử trong công việc, nhưng có tinh thần hăng hái cách mạng.

* Giai cấp nông dân: chiếm 90% dân số, chịu 3 tầng áp bức. Là lực lượng hăng hái và đông đảo của cách mạng.

* Giai cấp công nhân: ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần 1, ngày càng tăng về số lượng, hăng hái đấu tranh ngay từ buổi đầu hình thành giai cấp, là lực lượng tiên phong và lãnh đạo cách mạng.



1 tháng 9 2023

Tham khảo

* Những chuyển biến mới về kinh tế: nền kinh tế Việt Nam tuy có một số chuyển biến tuy nhiên về cơ bản vẫn là nền kinh tế nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển.

* Những chuyển biến mới về xã hội: bên cạnh những giai cấp cũ, xã hội Việt Nam xuất hiện thêm các giai cấp mới, tiếp tục bị phân hóa và có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tham gia cách mạng.

Giai cấp địa chủ phong kiến: tiếp tục phân hóa, một bộ phận trung, tiểu địa chủ có tham gia phong trào dân tộc chống Pháp và tay sai.

Giai cấp nông dân:

+ Bị đế quốc, phong kiến chiếm đoạt ruộng đất, phá sản không lối thoát.

+ Mâu thuẫn giữa nông dân Việt Nam với đế quốc phong kiến tay sai gay gắt. 

+ Nông dân là một lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.

- Giai cấp công nhân: 

+ Ngày càng phát triển (đến 1929 có trên 22 vạn người), bị tư sản áp bức bóc lột gắn bó với nông dân có truyền thống yêu nước.

+ Chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản, trở thành một động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến.

- Giai cấp tiểu tư sản: 

+ Phát triển nhanh về số lượng, có tinh thần dân tộc chống Pháp và tay sai.

+ Bộ phận học sinh, sinh viên, trí thức nhạy cảm với thời cuộc, tha thiết canh tân đất nước, hăng hái đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc.

Tư sản: bị phân hóa thành hai bộ phận:

+ Tư sản mại bản: quyền lợi gắn chặt với đế quốc nên cấu kết chặt chẽ với chúng.

+ Tư sản dân tộc: kinh doanh độc lập, có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.

27 tháng 12 2020
XÃ HỘI VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT ĐÃ PHÂN HÓA:

- Giai cấp địa chủ phong kiến: làm tay sai cho Pháp và áp bức bóc lột nhân dân, bộ phận nhỏ yêu nước.

- Tầng lớp tư sản:

     + Tư sản mại bản làm tay sai cho Pháp.

     + Tư sản dân tộc ít người có tinh thần dân tộc.

- Tầng lớp tiểu tư sản: Bị Pháp chèn ép, bạc đãi, có tinh thần hăng hái cách mạng.

- Giai cấp nông dân: Là lực lượng hăng hái và đông đảo của cách mạng.

- Giai cấp công nhân: là lực lượng tiên phong và lãnh đạo cách mạng.