Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
C12:D. Ở sông Bạch Đằng
C1:A. Cuối năm 1009
C2:D. Niên hiệu Thiên Phúc. Dời đô về Thăng Long
C3:B. Đại Cổ Việt
C4:C. Năm 1010
C5:A. 24 lộ, phủ
C6:B. Năm 1042
C7:D. Hình thư
C8:B. Lý Thái Tông (1042)
C9:A. Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp
Tham Khảo
Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh (1418 - 1427), với tư tưởng quân sự thiên tài, Nguyễn Trãi đã góp phần to lớn vào thắng lợi của cuộc kháng chiến. Trong đó, nghệ thuật “tâm công” là một trong những nét nổi bật.
Trong Lịch sử dân tộc, Nguyễn Trãi là một nhà hoạt động chính trị, quân sự và ngoại giao lỗi lạc, nhưng trước hết và bao trùm ông là nhà tư tưởng. Tư tưởng xuyên suốt và chi phối toàn bộ hoạt động của Nguyễn Trãi là tư tưởng “nhân nghĩa”, “đại nghĩa”, “chí nhân”. Trên nền tảng tư tưởng “nhân nghĩa” ấy, tư tưởng quân sự của ông gồm hệ thống tri thức toàn diện và sâu sắc, phương pháp xem xét thời cuộc, phân tích cục diện chiến tranh có tính biện chứng, khoa học. Nó không những có ý nghĩa trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn cả về chiến lược, chiến dịch và chiến thuật để chiến thắng quân xâm lược ở thế kỷ XV, mà còn có giá trị to lớn đối với các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm sau này và làm phong phú thêm kho tàng tư tưởng, nghệ thuật quân sự của dân tộc. Đến với khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi đã dâng thủ lĩnh Lê Lợi cuốn “Bình Ngô sách”; trong đó, bao gồm những phương lược cơ bản để đánh đuổi quân Minh. Đóng góp to lớn của Nguyễn Trãi đối với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là đã giúp Lê Lợi xây dựng và thực hiện một đường lối đấu tranh tổng hợp, toàn diện, trên các mặt: đánh bằng quân sự, đánh bằng sức mạnh của quần chúng nổi dậy, thu đất giành dân, phá chính quyền địch, lập chính quyền ta và đặc biệt là “đánh vào lòng quân địch” - “tâm công”. Nghệ thuật “tâm công” là một đặc sắc trong tư tưởng quân sự của Nguyễn Trãi và được thể hiện rõ nét trên những nội dung cơ bản sau:
1. Coi trọng đánh vào tinh thần, tư tưởng quân địch, làm suy sụp ý chí chiến đấu của chúng, thực hiện “không đánh mà thắng”. Trong khi tiến hành khởi nghĩa vũ trang, phát triển lên chiến tranh giải phóng, cùng với việc bày mưu kế để giành thắng lợi to lớn trên chiến trường, Nguyễn Trãi hết sức coi trọng mặt trận đấu tranh chính trị, ngoại giao và binh vận với quân Minh. Ông thường xuyên theo dõi sát những biến động nội tình nước địch; hiểu thấu đáo tâm lý, tư tưởng của từng viên tướng và quan quân nhà Minh trên chiến trường. Trên cơ sở đó, nhân danh Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn, Nguyễn Trãi đã chủ động viết trên 60 bức thư cho bọn chỉ huy quân Minh, như: Vương Thông, Sơn Thọ, Phương Chính, Thái Phúc, Lương Nhữ Hốt, Dã Tung, Liễu Thăng,… để lên án bọn xâm lược và dụ hàng chúng. Đánh vào tinh thần quân địch với những lá thư tố cáo tội ác, vạch trần luận điệu lừa bịp “Phù Trần diệt Hồ” cũng là phát huy chính nghĩa dân tộc, tập hợp mọi lực lượng trong cả nước để xây dựng lực lượng từ không đến có, từ yếu đến mạnh là hoàn toàn phù hợp với quy luật của các cuộc khởi nghĩa vũ trang, cuộc chiến tranh nhân dân chống lại sự thống trị của kẻ ngoại xâm.
Theo quan điểm của Nguyễn Trãi, đánh vào tinh thần là thứ nhất, đánh vào thành trì là thứ hai. Thực tiễn cho thấy, trong 15 thành quân Minh trấn giữ, Nghĩa quân chỉ tiêu diệt 02 thành bằng bạo lực vũ trang, số còn lại đều bằng vận động chính trị, dụ hàng hoặc buộc địch phải giao nộp thành trì. Với kết quả này, Nguyễn Trãi vừa tránh cho nghĩa quân Lam Sơn chỗ mạnh của quân Minh trong thời điểm lịch sử lúc bấy giờ, vừa tiết kiệm xương máu binh sĩ để kháng chiến lâu dài. Số văn kiện phục vụ cho đấu tranh ngoại giao, binh vận, Nguyễn Trãi viết trong cuộc kháng chiến chống Minh khoảng 76 văn bản. Buông ngòi bút ra, Nguyễn Trãi còn là người lính xung kích, ông từng đến thành Tam Giang (Việt Trì, Phú Thọ) để chiêu dụ quân lính và tướng giữ thành là Lưu Thanh ra hàng. Tương tự, tướng Minh là Thái Phúc giữ thành Nghệ An, đã nghe theo lời khuyên có tình có lý của Nguyễn Trãi mà mở cửa thành ra hàng trong thế địch còn đang mạnh.
2. Tích cực kêu gọi ngụy quân, ngụy quyền - những người lầm đường lạc lối quay về với chính nghĩa. Đây là “mũi tiến công” quan trọng, góp phần làm suy yếu nhanh chóng chế độ đô hộ của nhà Minh. Bởi lẽ, trong 10 năm đô hộ nước ta, nhà Minh đã xây dựng được một hệ thống ngụy quân, ngụy quyền - một lực lượng đáng kể tiếp tay cho giặc đàn áp, bóc lột nhân dân ta. Để công tác này được hiệu quả, tư tưởng chủ đạo của ông là bằng mọi cách phân hóa, thức tỉnh, thuyết phục họ trở về với chính nghĩa dân tộc, quay giáo đánh vào quân giặc. Trong một bức thư gửi cho ngụy quân, ngụy quyền ở thành Điêu Diêu - thành tiền tiêu trong hệ thống thành trì, đồn bốt bảo vệ thành Đông Quan, Nguyễn Trãi viết: “Người xưa nói: “Quạ đi lại về quê cũ, cáo chết quay đầu về núi”. Cầm thú còn thế, huống chi là người?... Bọn các ngươi nếu biết rửa lòng đổi dạ, bỏ nghịch theo thuận, hoặc ở làm nội ứng, hoặc ra để đầu hàng, thì không những rửa mối hổ thẹn ngày trước, mà cũng được phần soi xét về sau. Ta không nói lời rồi lại ăn lời. Nếu các ngươi lại còn tiếc tham ngụy chức, chống cự vương sư, thì khi hãm thành, tội ác các ngươi tất nặng hơn giặc Ngô đấy”1. Nguyễn Trãi hiểu rất rõ rằng, không phải tất cả các ngụy quân, ngụy quyền đều mất hết ý thức dân tộc, nên trong tư tưởng và hành động, ông chú ý khơi dậy ở họ lòng yêu giang sơn, Tổ quốc để có hành động thích hợp, góp phần vào sự nghiệp giải phóng đất nước. Chính sách đối xử với ngụy quyền, ngụy quân do Nguyễn Trãi vạch ra đậm chất nhân văn và hết sức cụ thể. Một mặt, ông cam kết bảo đảm tính mạng cho họ, gia đình, vợ con họ được đối xử tử tế, nhà cửa, tài sản riêng không bị xâm phạm. Mặt khác, ông xem xét phải trái những chuyện đắc thất của cổ nhân, để bày tỏ hòa hảo thân tình trước sau như một của Nghĩa quân, v.v. Hiệu quả của chính sách này khiến giặc Minh phải thừa nhận “Binh sĩ Việt còn nhớ tục xưa”, nghĩa là thừa nhận ngụy quân vẫn còn tinh thần dân tộc, nên nhiều nơi quân sĩ Việt đã giúp nhân dân nổi dậy và làm binh biến.
3. Mở lượng khoan hồng đối với quân địch thất bại, giữ tình hòa hiếu lâu dài giữa hai nước. Ngay từ đầu cuộc Khởi nghĩa, Nguyễn Trãi đã chủ trương vừa đánh, vừa tiếp xúc, trao đổi thư từ với các tướng lĩnh và triều đình nhà Minh; từ đó, diễn ra có đánh, có hòa, đấu tranh có lý, có tình với nội dung có sức thuyết phục cao, phù hợp với tâm lý, tư tưởng của những đối tượng khác nhau, làm cho chúng phải nể phục, nên dụ hàng được cả đạo quân viễn chinh của nhà Minh. Tha cho 10 vạn quân Minh về nước, Nguyễn Trãi hiểu rất rõ tính chất và đặc điểm của mối quan hệ bang giao giữa hai nước, nhất là đối với triều đình nhà Minh - láng giềng nước lớn của Việt Nam qua những tập quán thông thường diễn ra hàng thế kỷ. Vì thế, Hội thề Đông Quan là một hình thức kết thúc chiến tranh sáng tạo, độc đáo trong cuộc kháng chiến chống quân Minh. Tại Hội thề, tướng giặc là Vương Thông và 10 vạn quân sĩ nhà Minh đều phải lần lượt thề trước nghĩa quân Lam Sơn và nhân dân nước ta trước khi rút về nước. Nội dung lời thề không chỉ là rút nhanh, rút hết mà chủ yếu là không bao giờ quay lại xâm lược nước ta một lần nữa và khi về đến Trung Quốc cũng phải tâu lên với triều đình Nhà Minh như vậy. Đây có thể được gọi là một “Hiệp ước hòa bình” giữa hai nước có chiến tranh. Sử cũ ghi lại, trước ngày lên đường về nước, Vương Thông đã sang chào từ biệt đại bản doanh của Nghĩa quân và ở lại một đêm cùng các lãnh tụ và tướng lĩnh Lam Sơn vui chơi, trò chuyện rất cởi mở, thân mật. Sáng hôm sau, Vương Thông lên đường, các lãnh tụ Nghĩa quân tiễn tặng rất trọng hậu: trâu rượu, cờ thêu, trướng vẽ và nhiều tặng vật khác. Không chỉ tướng lĩnh mà cả 10 vạn hàng binh địch đều rất cảm động, vui sướng trước thái độ khoan hồng, nhân đạo và cử chỉ cao đẹp của quân đội và nhân dân Đại Việt. Đường lối kết thúc chiến tranh ấy đã trở thành kinh nghiệm quý trong các cuộc chiến tranh chống xâm lược của dân tộc ta sau này.
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, nghệ thuật “tâm công” trong tư tưởng quân sự của Nguyễn Trãi vẫn còn nguyên giá trị và mang tính thời sự, cần tiếp tục được nghiên cứu, vận dụng, phát triển.
Tham Khaỏ
Nguyễn Trãi (1380- 1442). |
Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh (1418 - 1427), với tư tưởng quân sự thiên tài, Nguyễn Trãi đã góp phần to lớn vào thắng lợi của cuộc kháng chiến. Trong đó, nghệ thuật “tâm công” là một trong những nét nổi bật.
Trong Lịch sử dân tộc, Nguyễn Trãi là một nhà hoạt động chính trị, quân sự và ngoại giao lỗi lạc, nhưng trước hết và bao trùm ông là nhà tư tưởng. Tư tưởng xuyên suốt và chi phối toàn bộ hoạt động của Nguyễn Trãi là tư tưởng “nhân nghĩa”, “đại nghĩa”, “chí nhân”. Trên nền tảng tư tưởng “nhân nghĩa” ấy, tư tưởng quân sự của ông gồm hệ thống tri thức toàn diện và sâu sắc, phương pháp xem xét thời cuộc, phân tích cục diện chiến tranh có tính biện chứng, khoa học. Nó không những có ý nghĩa trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn cả về chiến lược, chiến dịch và chiến thuật để chiến thắng quân xâm lược ở thế kỷ XV, mà còn có giá trị to lớn đối với các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm sau này và làm phong phú thêm kho tàng tư tưởng, nghệ thuật quân sự của dân tộc. Đến với khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi đã dâng thủ lĩnh Lê Lợi cuốn “Bình Ngô sách”; trong đó, bao gồm những phương lược cơ bản để đánh đuổi quân Minh. Đóng góp to lớn của Nguyễn Trãi đối với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là đã giúp Lê Lợi xây dựng và thực hiện một đường lối đấu tranh tổng hợp, toàn diện, trên các mặt: đánh bằng quân sự, đánh bằng sức mạnh của quần chúng nổi dậy, thu đất giành dân, phá chính quyền địch, lập chính quyền ta và đặc biệt là “đánh vào lòng quân địch” - “tâm công”. Nghệ thuật “tâm công” là một đặc sắc trong tư tưởng quân sự của Nguyễn Trãi và được thể hiện rõ nét trên những nội dung cơ bản sau:
1. Coi trọng đánh vào tinh thần, tư tưởng quân địch, làm suy sụp ý chí chiến đấu của chúng, thực hiện “không đánh mà thắng”. Trong khi tiến hành khởi nghĩa vũ trang, phát triển lên chiến tranh giải phóng, cùng với việc bày mưu kế để giành thắng lợi to lớn trên chiến trường, Nguyễn Trãi hết sức coi trọng mặt trận đấu tranh chính trị, ngoại giao và binh vận với quân Minh. Ông thường xuyên theo dõi sát những biến động nội tình nước địch; hiểu thấu đáo tâm lý, tư tưởng của từng viên tướng và quan quân nhà Minh trên chiến trường. Trên cơ sở đó, nhân danh Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn, Nguyễn Trãi đã chủ động viết trên 60 bức thư cho bọn chỉ huy quân Minh, như: Vương Thông, Sơn Thọ, Phương Chính, Thái Phúc, Lương Nhữ Hốt, Dã Tung, Liễu Thăng,… để lên án bọn xâm lược và dụ hàng chúng. Đánh vào tinh thần quân địch với những lá thư tố cáo tội ác, vạch trần luận điệu lừa bịp “Phù Trần diệt Hồ” cũng là phát huy chính nghĩa dân tộc, tập hợp mọi lực lượng trong cả nước để xây dựng lực lượng từ không đến có, từ yếu đến mạnh là hoàn toàn phù hợp với quy luật của các cuộc khởi nghĩa vũ trang, cuộc chiến tranh nhân dân chống lại sự thống trị của kẻ ngoại xâm.
Theo quan điểm của Nguyễn Trãi, đánh vào tinh thần là thứ nhất, đánh vào thành trì là thứ hai. Thực tiễn cho thấy, trong 15 thành quân Minh trấn giữ, Nghĩa quân chỉ tiêu diệt 02 thành bằng bạo lực vũ trang, số còn lại đều bằng vận động chính trị, dụ hàng hoặc buộc địch phải giao nộp thành trì. Với kết quả này, Nguyễn Trãi vừa tránh cho nghĩa quân Lam Sơn chỗ mạnh của quân Minh trong thời điểm lịch sử lúc bấy giờ, vừa tiết kiệm xương máu binh sĩ để kháng chiến lâu dài. Số văn kiện phục vụ cho đấu tranh ngoại giao, binh vận, Nguyễn Trãi viết trong cuộc kháng chiến chống Minh khoảng 76 văn bản. Buông ngòi bút ra, Nguyễn Trãi còn là người lính xung kích, ông từng đến thành Tam Giang (Việt Trì, Phú Thọ) để chiêu dụ quân lính và tướng giữ thành là Lưu Thanh ra hàng. Tương tự, tướng Minh là Thái Phúc giữ thành Nghệ An, đã nghe theo lời khuyên có tình có lý của Nguyễn Trãi mà mở cửa thành ra hàng trong thế địch còn đang mạnh.
2. Tích cực kêu gọi ngụy quân, ngụy quyền - những người lầm đường lạc lối quay về với chính nghĩa. Đây là “mũi tiến công” quan trọng, góp phần làm suy yếu nhanh chóng chế độ đô hộ của nhà Minh. Bởi lẽ, trong 10 năm đô hộ nước ta, nhà Minh đã xây dựng được một hệ thống ngụy quân, ngụy quyền - một lực lượng đáng kể tiếp tay cho giặc đàn áp, bóc lột nhân dân ta. Để công tác này được hiệu quả, tư tưởng chủ đạo của ông là bằng mọi cách phân hóa, thức tỉnh, thuyết phục họ trở về với chính nghĩa dân tộc, quay giáo đánh vào quân giặc. Trong một bức thư gửi cho ngụy quân, ngụy quyền ở thành Điêu Diêu - thành tiền tiêu trong hệ thống thành trì, đồn bốt bảo vệ thành Đông Quan, Nguyễn Trãi viết: “Người xưa nói: “Quạ đi lại về quê cũ, cáo chết quay đầu về núi”. Cầm thú còn thế, huống chi là người?... Bọn các ngươi nếu biết rửa lòng đổi dạ, bỏ nghịch theo thuận, hoặc ở làm nội ứng, hoặc ra để đầu hàng, thì không những rửa mối hổ thẹn ngày trước, mà cũng được phần soi xét về sau. Ta không nói lời rồi lại ăn lời. Nếu các ngươi lại còn tiếc tham ngụy chức, chống cự vương sư, thì khi hãm thành, tội ác các ngươi tất nặng hơn giặc Ngô đấy”1. Nguyễn Trãi hiểu rất rõ rằng, không phải tất cả các ngụy quân, ngụy quyền đều mất hết ý thức dân tộc, nên trong tư tưởng và hành động, ông chú ý khơi dậy ở họ lòng yêu giang sơn, Tổ quốc để có hành động thích hợp, góp phần vào sự nghiệp giải phóng đất nước. Chính sách đối xử với ngụy quyền, ngụy quân do Nguyễn Trãi vạch ra đậm chất nhân văn và hết sức cụ thể. Một mặt, ông cam kết bảo đảm tính mạng cho họ, gia đình, vợ con họ được đối xử tử tế, nhà cửa, tài sản riêng không bị xâm phạm. Mặt khác, ông xem xét phải trái những chuyện đắc thất của cổ nhân, để bày tỏ hòa hảo thân tình trước sau như một của Nghĩa quân, v.v. Hiệu quả của chính sách này khiến giặc Minh phải thừa nhận “Binh sĩ Việt còn nhớ tục xưa”, nghĩa là thừa nhận ngụy quân vẫn còn tinh thần dân tộc, nên nhiều nơi quân sĩ Việt đã giúp nhân dân nổi dậy và làm binh biến.
3. Mở lượng khoan hồng đối với quân địch thất bại, giữ tình hòa hiếu lâu dài giữa hai nước. Ngay từ đầu cuộc Khởi nghĩa, Nguyễn Trãi đã chủ trương vừa đánh, vừa tiếp xúc, trao đổi thư từ với các tướng lĩnh và triều đình nhà Minh; từ đó, diễn ra có đánh, có hòa, đấu tranh có lý, có tình với nội dung có sức thuyết phục cao, phù hợp với tâm lý, tư tưởng của những đối tượng khác nhau, làm cho chúng phải nể phục, nên dụ hàng được cả đạo quân viễn chinh của nhà Minh. Tha cho 10 vạn quân Minh về nước, Nguyễn Trãi hiểu rất rõ tính chất và đặc điểm của mối quan hệ bang giao giữa hai nước, nhất là đối với triều đình nhà Minh - láng giềng nước lớn của Việt Nam qua những tập quán thông thường diễn ra hàng thế kỷ. Vì thế, Hội thề Đông Quan là một hình thức kết thúc chiến tranh sáng tạo, độc đáo trong cuộc kháng chiến chống quân Minh. Tại Hội thề, tướng giặc là Vương Thông và 10 vạn quân sĩ nhà Minh đều phải lần lượt thề trước nghĩa quân Lam Sơn và nhân dân nước ta trước khi rút về nước. Nội dung lời thề không chỉ là rút nhanh, rút hết mà chủ yếu là không bao giờ quay lại xâm lược nước ta một lần nữa và khi về đến Trung Quốc cũng phải tâu lên với triều đình Nhà Minh như vậy. Đây có thể được gọi là một “Hiệp ước hòa bình” giữa hai nước có chiến tranh. Sử cũ ghi lại, trước ngày lên đường về nước, Vương Thông đã sang chào từ biệt đại bản doanh của Nghĩa quân và ở lại một đêm cùng các lãnh tụ và tướng lĩnh Lam Sơn vui chơi, trò chuyện rất cởi mở, thân mật. Sáng hôm sau, Vương Thông lên đường, các lãnh tụ Nghĩa quân tiễn tặng rất trọng hậu: trâu rượu, cờ thêu, trướng vẽ và nhiều tặng vật khác. Không chỉ tướng lĩnh mà cả 10 vạn hàng binh địch đều rất cảm động, vui sướng trước thái độ khoan hồng, nhân đạo và cử chỉ cao đẹp của quân đội và nhân dân Đại Việt. Đường lối kết thúc chiến tranh ấy đã trở thành kinh nghiệm quý trong các cuộc chiến tranh chống xâm lược của dân tộc ta sau này.
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, nghệ thuật “tâm công” trong tư tưởng quân sự của Nguyễn Trãi vẫn còn nguyên giá trị và mang tính thời sự, cần tiếp tục được nghiên cứu, vận dụng, phát triển./
1. Chiến thắng chống Tống trên sông Như Nguyệt ( 1077) - Nhà Lý
2. Chiến thắng Tốt Động, Chúc Động ( Cuối năm 1426) - Nhà Lê sơ
3. Chiến thắng Vân Đồn đoạt thuyền lương của Trương Văn Hồ ( 1287) - Nhà Trần
4. Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang (1427) - Nhà Lê sơ
Diễn biến:
- Đầu tháng 10-1427, hơn 10 vạn viện binh từ Trung Quốc chia làm hai đạo kéo vào nước ta.
+ Đạo thứ nhất: do Liễu Thăng chỉ huy, từ Quảng Tây tiến vào theo hướng Lạng Sơn.
+ Đạo thứ hai: do Mộc Thạnh chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào theo hướng Hà Giang.
- Bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định tập trung lực lượng tiêu diệt viện quân giặc, trước hết là đạo quân của Liễu Thăng, không cho chúng tiến sâu vào nội địa nước ta.
- Ngày 8-10, Liễu Thăng hùng hổ dẫn quân ào ạt tiến vào biên giới nước ta, bị nghĩa quân phục kích và giết ở ải Chi Lăng.
- Sau khi Liễu Thăng chết, Phó tổng binh là Lương Minh lên thay, chấn chỉnh đội ngũ, tiến xuống Xương Giang (Bắc Giang). Trên đường tiến quân, quân giặc liên tiếp bị phục kích ở cần Trạm, Phố Cát, bị tiêu diệt đến 3 vạn tên, ông binh Lương Minh bị giết tại trận, Thượng thư bộ Binh Lý Khánh phải thắt cổ tự tử.
- Mấy vạn địch còn lại cố gắng lắm mới tới Xương Giang xong cũng bị tiêu diệt, kể cả tướng giặc là Thôi Tụ, Hoàng Phúc.
Diễn biến:
- Năm 1427 Liễu Thăng bị mai phục và giết chết ở ải Chi Lăng.
- Lương Minh lên thay dẫn quân xuống Xương Giang liên tiếp bị mai phục ở Cần Trạm, Phố Cát.
- Biết Liễu Thăng tử trận, Mộc Thạnh vội rút quân về.
Lê Lợi cho người đem các chiến lợi phẩm ở Chi Lăng đến doanh trai Mộc Thạnh vì :
Biết khi Mộc Thạnh khi thấy các chiến lợi này sẽ biết ngay là Liễu Thăng đã tử trận, hốt hoãn biết có thể mình cũng sẽ thua, quá khiếp sợ nên đã cho quân rút về nước. Vậy là khởi nghĩa kết thúc.
1.
Dựa vào những nguồn tin tình báo tin cậy thu được từ phía địch, bằng sự phân tích, đánh giá khoa học, Lý Thường Kiệt xác định quân Tống sẽ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nước ta bằng cả lực lượng bộ binh – kỵ binh và thủy binh. Trong đó, bộ binh – kỵ binh hành binh theo hướng chủ yếu, là lực lượng quyết định trong những đợt tiến công xâm lược. Thủy binh chỉ là lực lượng phối hợp nhằm hiệp đồng với bộ binh-kỵ binh trong những cuộc vượt sông để tiến sâu vào Đại Việt. Con đường chính để bộ binh – kỵ binh địch tiến vào nước ta một cách thuận lợi nhất là qua Bằng Tường vào Lạng Sơn rồi theo lưu vực sông Thương và vượt qua sông Cầu vào Thăng Long. Hai con đường khác, không thuận lợi bằng, địch có thể sử dụng là từ trại Thái Bình (Ung Châu) vào Lạng Châu (Lạng Sơn, Bắc Giang) rồi cũng phải qua sông Cầu vào Thăng Long; một đường khác là từ trại Ôn Nhuận (thuộc đạo Hữu Giang) vào vùng Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, rồi xuống Thăng Long. Xét về thời gian, thì hành binh trên hai con đường này, địch phải mất nhiều thời gian hơn vì địa thế khó khăn, núi non hiểm trở, không thuận lợi bằng con đường chính. Còn đường thủy để thủy binh địch tiến vào nước ta là từ Khâm Châu, thuyền đi theo hướng tây- nam đến Châu Vĩnh An (Móng Cái, Quảng Ninh), sau đó theo sông Đông Kinh vào cửa Bạch Đằng lên Vạn Xuân rồi đến Thăng Long.
Về chọn địa hình lập phòng tuyến. Căn cứ vào tình hình địch, Lý Thường Kiệt không lập phòng tuyến ở sát biên giới mà là ở bờ nam sông Cầu, nơi từ ngã ba sông Cà Lồ và sông Cầu về xuôi, tức sông Như Nguyệt. Đây là nơi có địa hình tự nhiên lý tưởng cho việc xây dựng phòng tuyến để thực hiện mục tiêu chiến lược đã đề ra. Nó được xây dựng chạy dài từ chân núi Tam Đảo (khoảng Đa Phúc), chủ yếu là từ ngã ba sông Cà Lồ – sông Cầu đến Vạn Xuân (Phả Lại). Trên đoạn sông này có nhiều chỗ địa thế hiểm trở, đó là những chỗ núi ăn sát bờ sông như núi Nhan Biền hoặc nơi có rừng cây um tùm, qua lại rất khó khăn. ở những chỗ đó, quân và dân Đại Việt không nhất thiết phải đắp lũy, dựng bãi chướng ngại mà có thể tận dụng địa hình để bảo vệ phòng tuyến và ngăn chặn quân địch vượt sông. Phòng tuyến được tập trung xây dựng ở những bến đò, đường giao thông, nơi quân địch có khả năng vượt sông, quan trọng nhất là các địa điểm Như Nguyệt, Thị Cầu, Vạn Xuân – nơi có những bến đò và con đường thuận lợi nhất để quân Tống vượt qua sông Như Nguyệt tiến về Thăng Long. Những nơi này, Lý Thường Kiệt cho đắp chiến lũy dọc bờ sông. Phía ngoài lũy, giáp mặt sông, ông sai đóng cọc tre làm giậu dày mấy tầng. Dưới bãi sông bố trí những hầm chông ngầm. Sông rộng, lũy cao, giậu tre dày, ... tất cả những kiến trúc tự nhiên và nhân tạo đó được tổ chức lại, kết hợp với nhau tạo thành một phòng tuyến kiên cố.
2.
Gạch nền: được phục nguyên từ một mảnh gạch nhỏ. Hoa văn hoa sen trên gạch cho thấy truyền thống trang trí hoa sen trong mỹ thuật Việt Nam có nguồn gốc rất lâu đời mà ngay từ thời Đinh - Thời đại độc lập đầu tiên của Việt Nam đă từng sử dụng.
Tượng chim: có hình dạng một con vịt ngồi xếp cánh, đầu quay về phía sau. Tượng bị găy đầu và được phục nguyên lại. Đây là loại tượng chim được trang trí trên các công trình kiến trúc thời đầu độc lập. Từ thế kỷ XI, tượng chim được chế tác đứng trên ngói bò làm vật trang trí trên nóc cung điện với trình độ mỹ thuật cao hơn, đẹp hơn (Xem hình số 26), sau TK XV, ít thấy loại tượng này.
Tiền “Thái Bình Hưng Bảo”: hình tròn lỗ vuông, có gờ viền mép và viền lỗ ở cả 2 mặt. Mặt tiền 4 chữ Hán 太 平 興 寶 “ Thái Bình Hưng Bảo” đọc trên xuống, bên phải qua. Lưng tiền 1 chữ Hán 丁 “ Đinh” nằm ở cạnh dưới lỗ vuông. Chữ “Đinh” chính là quốc tính, họ của vua nước Đại Cồ Việt: Đinh Bộ Lĩnh. Tiền “Thái Bình Hưng Bảo” chính là biểu hiện của ý chí độc lập được đúc kết lại sau hơn 1.000 năm lệ thuộc vào phong kiến Trung Quốc.
Tiền “Thiên Phúc trấn bảo”: hình tròn lỗ vuông, có gờ viền mép và viền lỗ ở cả 2 mặt. Mặt tiền 4 chữ Hán 天 福 鎮 寶“Thiên Phúc Trấn Bảo” đọc trên xuống, bên phải qua. Lưng tiền 1 chữ Hán 黎 “ Lê” đối lưng với chữ 天 Thiên. Chữ “Lê” chính là quốc tính, họ của vua nước Đại Cồ Việt: Lê Hoàn.
Năm 1009, Lê Long Đĩnh chết, Lý Công Uẩn được triều thần suy tôn làm vua, lập ra nhà Lý. Tiếp nối sự nghiệp độc lập, năm 1010, nhà Lý dời đô về La Thành (Hà Nội ngày nay) và đổi tên kinh đô là Thăng Long. Năm 1054 Lý Thánh Tông khẳng định tên nước là Đại Việt.
Dưới thời Lý, song song với việc xây dựng hoàng thành Thăng Long, công cuộc tổ chức và kiến tạo đất nước được đẩy mạnh: nhà Lý chia nước làm nhiều lộ và phủ (đơn vị như tỉnh ngày nay), ban hành bộ Hình thư (1042), hoàn chỉnh quan lại theo hệ thống cửu phẩm (1089) và các tăng quan, định quân hiệu hoàn thiện quân chính quy, thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông” (nhà nước có việc thì ra làm lính, bình thường ở nhà làm ruộng), đắp đê Cơ Xá hình thành hệ thống đê điều thành Thăng Long, có nhiều biện pháp khuyến khích nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp. Về ngoại thương năm 1149 lập thương cảng Vân Đồn (Quảng Ninh ngày nay) buôn bán với nước ngoài. Thuyền buôn các nước trong khu vực như Tiêm La (Thái Lan), Trảo Oa (Java - Indonesia), Lộ Lạc (Sarawak? - Malaysia) đều đã đến đây trao đổi hàng hóa... Về giáo dục, năm 1070 xây dựng Văn miếu thờ Khổng Tử, xác định ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo- Trung quốc. Năm 1075 nhà Lý mở khoa thi đầu tiên lấy người làm quan và từ đó về sau định kỳ tổ chức các kỳ thi chọn nhân tài. Năm 1076 mở Quốc tử giám - trường đào tạo con em của triều đình. Về văn hóa nghệ thuật: ca múa nhạc, lễ hội, sáng tác thơ văn, sáng tạo chữ Nôm, điêu khắc, kiến trúc… đồng loạt phát triển rực rỡ trong đó tiêu biểu nhất là cụm kiến trúc hoàng thành Thăng Long, chùa Một Cột (1049) và nghệ thuật múa rối nước... Về an ninh quốc phòng giữ vững biên giới phía Bắc và mở rộng lănh thổ về phía Nam. Năm 1171, Lý Anh Tông cho vẽ quyển địa đồ đầu tiên của Đại Việt [40, tr.104].