Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ngữ văn : Tập làm văn
Cho 2 đề sau :
Đề 1 : Em hãy chứng minh câu tục ngữ " lá lành đùm lá rách "
Đề 2 : em hãy giải thích câu tục ngữ : Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại lên hòn núi cao
a, em hãy tìm ý cho 1 trong 2 đề trên
b, từ những ý vừa tìm được , em hãy viết thành bài văn hoàn chỉnh
Phần đọc bạn lưu ý bài Đức tính giản dị của Bác Hồ và Ý nghĩa văn chương nhé
Chúc bạn học tốt
Mình mới thi lúc sáng. Đây chỉ là đề 2 còn đề 1 nữa.
Phần I: Đọc hiểu văn bản
Không phải thiên thần
Không phải thiên thần từ đâu tới
Con là khúc ruột mẹ rứt ra
Mang nặng, đẻ đau, bao vất vả
Nhọc nhằn những năm tháng trôi qua.
Chẳng cần thiên thần từ đâu tới
Con cứ là con thật bình thường
Biết ăn, biết ngủ , biết nghịch phá
Biết hờn ,biết giận, biết yêu thương.
Chẳng cần thiên thần từ đâu cả
Con cứ là con của mẹ thôi
Bạc vàng, gấm vóc... và hơn cả
Chẳng bằng con có mặt trên đời!
( Sưu tầm)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn trên?
Câu 2: Dấu chấm lửng trong câu " Bạc vàng, gấm vóc... và hơn cả " có tác dụng gì?
Câu 3: Người mẹ mong muốn gì ở người con qua hai câu thơ " Biết ăn , biết ngủ, biết yêu thương / Biết hờn, biết giận, biết yêu thương " ?
Câu 4 : Vì sao người mẹ có thể hi sinh tất cả vì những đứa con thân yêu của mình?
Phần II : Phần viết
Câu 1: Em hãy viết một đoạn văn từ 5-7 câu trình bày suy nghĩ của em về đoạn văn trên ( có sử dụng từ ngữ địa phương )?
Câu 2:
"Đi một ngày đàng, học một sàng khôn"
Qua câu tục ngữ trên , em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ với chúng ta điều gì ?
Bạn thi tốt nhoa!
Đề 1: Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam
Đề 2:Viết một bài văn nghị luận giải thích câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”.
Câu 1(2 điểm ) Trình bày ý nghĩa bài thơ " Sông núi nc Nam "
Câu 2 ( 1,0 điểm ) Qua vb " Cuộc chia tay của .... bê" tác giả muốn đề cập đến quyền j của trẻ em ?
Câu 3( 2,0 điểm )
a) Thế nào là quan hệ từ ?
b) Đặt câu vs các QHT
Vì....... nên......
Nếu .............. thì.........
Câu 4 ( 5,0 điểm )
Biểu cảm về người thân ( ông , bà , cha , mẹ ,anh ,.... )
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM NĂM HỌC: 2014 – 2015 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP: 7 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề bài gồm 01 trang) |
Câu 1 (3 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
... Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!... Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con [...] Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!...
(Theo SGK Ngữ Văn 7, tập 1, trang 10)
1) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai?
2) Tìm 2 từ láy, 2 từ ghép đẳng lập có trong đoạn văn.
3) Em cảm nhận được phẩm chất gì của người mẹ được nhắc đến trong đoạn văn? Từ đó em rút ra được bài học gì cho mình?
Câu 2 (2 điểm).
Anh em nào phải người xa
...
1) Chép ba câu tiếp theo để hoàn chỉnh bài ca dao trên.
2) Viết một đoạn văn (khoảng 3 đến 4 câu) trình bày ngắn gọn nội dung, ý nghĩa của bài ca dao em vừa chép.
Câu 3 (5,0 điểm).
Kì nghỉ hè luôn là điều mong chờ của tất cả các bạn học sinh bởi nó luôn gắn liền với những chuyến đi chơi, thăm bạn bè, người thân...với biết bao kỉ niệm.
Em hãy kể lại một kỉ niệm đáng nhớ của bản thân trong kì nghỉ hè vừa qua.
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
THÁNG 9/2015
Môn: Ngữ văn- Lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
Ngày thi: 22/09/2015
Câu 1: (2 điểm)
a) Có mấy loại từ láy? Trình bày đặc điểm về nghĩa của từ láy?
b) Xác định các từ láy trong đoạn văn sau và cho biết tác dụng của chúng.
Mưa đã ngớt. Trời rạng dần. Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran. Mưa tạnh, phía đông một mảng trời trong vắt. Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh.
Câu 2 ( 3.0 điểm). Đọc câu văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:
Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. (Theo Ngữ văn lớp 7, tập 1, trang 7)
a) Câu văn trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?
b) Tìm 2 từ ghép đẳng lập có trong câu văn?
c) Viết đoạn văn ngắn để lí giải thế giới kì diệu khi bước qua cánh cổng trường được thể hiện trong đoạn văn
d) Nêu ý nghĩa của câu văn trên?
Câu 3 (5,0 điểm):
Phát biểu cảm nghĩ của em về một người thân mà em yêu quí (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em…)
Đáp án:
Câu | Đáp án | Điểm |
1 | a) * Có hai loại từ láy: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.
* Nghĩa của từ láy: – Nghĩa của từ láy được hình thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng. – Trong trường hợp từ láy có tiếng gốc thì nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng so với tiếng gốc như sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh,… b) – Các từ láy: râm ran, chói lọi, lấp lánh ( Sai một từ, thiếu hoặc thừa một từ – 015 đ) – Tác dụng: + Khắc họa vẻ đẹp của cảnh vật sau cơn mưa: sinh động, chan hòa ánh sáng và tràn đầy sức sống. + Thể hiện tài quan sát, miêu tả của người viết. |
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,25 |
2 | Văn bản: Cổng trường mở ra – Lý Lan | 0,5 |
Từ ghép đẳng lập: can đảm, kì diệu | 0,5 | |
* Hình thức : Đảm bảo hình thức là một đoạn văn
* ý nghĩa: Thế giới kì diệu là: thế giới của tri thức, của tình bạn, tình thầy trò, thế giới của ước mơ…. |
0,5
1 |
|
Ý nghĩa: khẳng định ý nghĩa to lớn của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người. | 0,5 | |
3
|
a. Yêu cầu chung:
– Viết bài văn hoàn chỉnh, bố cục 3 phần: MB, TB, KB. – Biết vận dụng kĩ năng làm bài văn biểu cảm. – Cảm xúc trong sáng, chân thành, tự nhiên, hợp lí. – Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. – Trình bày sạch sẽ, rõ ràng |
|
b. Yêu cầu cụ thể:
– Tình cảm trân trọng, yêu quý một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em…) a) MB: – Giới thiệu khái quát về người thân và tình cảm của em. b) TB: – Cảm xúc về hình ảnh người thân (kết hợp tả, giới thiệu một vài đặc điểm về ngoại hình, tính cách) – Cảm xúc về người thân gắn với những kỉ niệm( kết hợp đan xen kể kỉ niệm đáng nhớ về người thân để bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ) – Ý nghĩa của tình thân trong hiện tại và tương lai. c) KB: – Khẳng định lại cảm xúc, tình cảm của mình với người thân. – Mong ước, hứa hẹn, nhắn nhủ (nếu có) |
0.5
1.5
1.5
1
0.5 |
|
* Tiêu chuẩn cho điểm câu 3:
– Điểm 5: Đảm bảo đủ các yêu cầu, có sáng tạo riêng; diễn đạt lưu loát, cảm xúc trong sáng, chân thành, tự nhiên, hợp lí. – Điểm 4: Đáp ứng được các yêu cầu trên, bố cục rõ ràng, còn mắc một vài lỗi chính tả. – Điểm 3: Biết viết đúng thể loại, có bố cục ba phần. Đảm bảo 2/3 số ý. Còn mắc một số lỗi sai về chính tả, dùng từ, đặt câu, bố cục. – Điểm 2: Viết đúng kiểu bài, nội dung còn sơ sài, đạt 1/2 số ý, còn mắc một số lỗi sai về chính tả, dùng từ, đặt câu. – Điểm 1: Nội dung quá sơ sài, mắc nhiều lỗi sai chính tả, dùng từ, đặt câu. – Điểm 0: Không làm bài hoặc sai lạc hoàn toàn với yêu cầu của đề bài. |
Câu 1: (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới
(1) Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. (2) Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. (3) Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.
(Theo Ngữ văn lớp 8, tập 1 trang 6)
a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?
b) Nêu nội dung đoạn văn?
c) Ý nghĩa của phép so sánh trong câu 2?
Câu 2: (7 điểm)
Tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Em hãy chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí đó.
Tham khảo nhé
Câu 1 (2,0 điểm):
Câu đặc biệt trong các câu sau có tác dụng gì?
a) Một đêm mùa xuân. Trên dòng sông êm ả, cái đò cũ của Bác Tài Phán từ từ trôi.
b) Đoàn người nhốn nháo lên. Tiếng reo, tiếng vỗ tay.
c) “Trời ơi!” cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc một to hơn.
d) An gào lên:
– Sơn! Em Sơn! Sơn ơi!
– Chị An ơi
Câu 2 (3,0 điểm):
Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong 2 bài ca dao sau?
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
Câu 3 (5,0 điểm):
Giải thích điều nhắn nhủ trong câu ca dao sau:
Nhiễu điều phủ lấy giá giương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.