Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Sự hình thành của các đô thị cổ đại ở phương Tây
- Ở Hy Lạp và La Mã, do có: nhiều mỏ khoáng sản; đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh... nên thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp.
- Kinh tế phát triển đã thúc đẩy quá trình quần tụ dân cư và chuyên môn hóa sản xuất diễn ra sớm, dẫn đến sự hình thành của các đô thị ở Hy Lạp và La Mã.
* Sự khác biệt giữa các đô thị cổ đại ở phương Đông và phương Tây
| Đô thị ở phương Đông | Đô thị ở phương Tây |
Địa bàn hình thành | - Lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á và châu Âu | - Đô thị được hình thành gắn liền với các hải cảng ở châu Âu |
Điều kiện tự nhiên | - Các con sông lớn đã bồi tụ nên những đồng bằng phù sa màu mỡ, phì nhiêu; khí hậu thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật | - Đất đai cằn cối - Nhiều mỏ khoáng sản - Đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh kín gió. |
Cơ sở kinh tế | - Sản xuất nông nghiệp phát triển | - Sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển. |
- Đế quốc La Mã tồn tại đến cuối thế kỉ V thì bị các bộ tộc người Giéc-man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm.
- Sau khi chiếm được lãnh thổ của đế chế La Mã cổ đại, người Giéc-man đã thành lập nên nhiều vương quốc của mình ở Tây Âu.
- Từ thế kỉ VI đến thế kỉ IX, chiến tranh vẫn tiếp diễn, cùng với quá trình đó, chế độ phong kiến ở Tây Âu dần được hình thành và xác lập.
Tham khảo:
Cải cách tôn giáo là một phong trào chống lại chế độ phong kiến Tây Âu vì phong trào đã lên án nghiêm khắc giáo hội Thiên Chúa - chỗ dựa vững chắc của chế độ phong kiến Tây Âu thời bấy giờ. Phong trào không nhằm đến việc xoá bỏ tôn giáo mà lên án việc chế độ phong kiến sử dụng tôn giáo như một công cụ để áp bức và khống chế quần chúng, nô dịch tri thức và khoa học. Từ phong trào cải cách tôn giáo, cuộc đấu tranh của nông dân diễn ra sôi nổi cũng là hậu thuẫn cho giai cấp tư sản chống lại phong kiến Tây Âu. Có thể nói phong trào Cải cách tôn giáo đã tấn công trực diện vào trật tự xã hội phong kiến trên các lĩnh vực văn hoá, tư tưởng, tôn giáo.
- Trong thời kì trung đại, giai cấp phong kiến lấy Kinh thánh của đạo Thiên Chúa giáo làm cơ sở tư tưởng chính thống của mình và dựa vào Giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần.
=> Chính vì vậy, phong trào Cải cách tôn giáo được coi là một phong trào chống lại chế độ phong kiến Tây Âu
Những nét chính về quá trình hình thành xã hội phong kiến Tây Âu:
- Vào nửa cuối thế kỉ V, các tộc người Giéc-Man xâm chiếm, tiêu diệt đi đế quốc Rô-Ma.
- Thành lập ra nhiều vương quốc mới.
- Xã hội: được chia làm 2 giai cấp
+) Lãnh chúa phong kiến
+) Nông no
`=>` Xã hội phong kiến ở Tây Âu đã được hình thành.
Tham khảo :
- Về kinh tế: sau phát kiến địa lí, vào thế kỉ XVI,XVII, nhiều thương nhân châu Âu đến nước ta buôn bán ngày càng nhiều... Từ đó góp phần mở rộng ra thị trường trong nước, thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Về văn hóa: theo chân các thuyền buôn, các giáo sĩ đạo thiên chúa đến truyền đạo Ki Tô, chữ La Tinh được truyền bá, góp phần tạo ra chữ Quốc Ngữ...
- Về chính trị: sự tiếp xúc văn hóa Đông-Tây tạo cơ hội cho Chủ nghĩa tư bản( nhất là Pháp) xâm nhập, đẩy mạnh quá trình xâm lược nước ta.
Biểu hiện về sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản trong lòng xã hội phong kiến ở Tây Âu:
- Từ thế kỉ XVI, , tại các công trường thủ công, nơi tập trung đông đảo những người lao động làm thuê. Họ bán sức lao động cho chủ xưởng.
- Một số bộ phận lớn chủ đất ở nông thôn lập các đồn điền trang trại lớn, thuê mướn nhân công, dần trở thành tư sản nông nghiệp.
- Nông dân mất đất, phải làm thuê trong các đồn điền, trang trại, bán sức lao động, trở thành công nhân nông nghiệp.
- Các công ty thương mại ra đời vào thế kỉ XVII, thúc đẩy buôn bán giữa các quốc gia, đem quyền lợi kinh tế và chính trị cho giai cấp tư sản.
=> Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã nảy sinh trong lòng xã hội phong kiến Tây Âu, với sự hình thành các giai cấp mới- tư sản và vô sản.
Tham khảo:
* Một số cuộc phát kiến địa lý:
- B. Đi-a-xơ (1487), đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực Nam của châu Phi. Điểm đó được ông đặt tên là mũi lão Tố, sau gọi là mũi Hảo Vọng.
- C. Cô-lôm-bô (1492), dẫn đầu đoàn thuỷ thủ Tây Ban Nha đi về hướng Tây. Ông đã dẫn đến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê ngày nay, nhưng ông tưởng đây là miền “Đông Ấn Độ”, Cô-lôm-bô được coi là người phát hiện ra châu Mĩ.
- Va-xcô đơ Ga-ma (1497), rời cảng Li-xbon đến Ca-li-cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ. Trở về Li-xbon, Va-xcô đơ Ga-ma được phong làm Phó vương Ấn Độ.
- Ph. Ma-gien-lan (1519-1522) là người đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển
* Hệ quả:
- Các cuộc phát kiến địa lí đã mở ra một trang mới trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người (tìm vùng đất mới, dân tộc mới, thị trường mới, hiểu biết về Trái Đất, đem lại sự giao lưu giữa các nước…)
- Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
Đặc điểm của lãnh địa phong kiến ở Tây Âu:
- Mỗi lãnh địa phong kiến là một đơn vị kinh tế, chính trị độc lập và cơ bản của Tây Âu thời kì này. Đứng đầu mỗi lãnh địa phong kiến là một lãnh chúa – “ông vua” cai quản lãnh địa của mình.
- Cấu trúc lãnh địa:
+ Là một khu đất rộng lớn gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần.
+ Bao quanh lãnh địa là hào nước và tường thành chắc chắn. Bên ngoài tường thành là nhà ở của nông nô, nhà kho,…
+ Bên trong lãnh địa có lâu đài của lãnh chúa ở vị trí trung tâm, nhà thờ,..
- Lãnh chúa lập ra quân đội, luật pháp, tòa án, chế độ thuế khóa, tiền tệ và đo lường riêng. Thậm chí nhà vua còn không có quyền can thiệp vào lãnh địa bởi quyền “miễn trừ”.
- Kinh tế lãnh địa:
+ Mang tính chất tự nhiên, tự cung tự cấp. Nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
+ Nông nô sản xuất mọi thứ đáp ứng nhu cầu trong lãnh địa từ lương thực, đồ dùng,...
+ Chỉ những thứ không sản xuất được mới mua từ bên ngoài: muối, sắt, hàng xa xỉ phẩm phương Đông,…
- Lãnh chúa sống xa hoa trên sự bóc lột sức lao động nông nô. Nông nô nhận ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và phải nộp rất nhiều loại thuế khác nhau: thuế cưới xin, ma chay,…
- Đặc điểm của lãnh địa phong kiến Tây Âu:
+ Mỗi lãnh địa phong kiến là một đơn vị hành chính- kinh tế biệt lập, khép kín, thuộc về một lãnh chúa.
+ Lãnh chúa có toàn quyền trên vùng đất của họ như một “ông vua”, có quân đội riêng và tự đặt ra luật lệ trong lãnh địa của họ.
+ Lãnh chúa xây dựng lâu đài kiên cố, có hào sâu, tường bao quanh. Vùng đất đai ngoài lâu đài chủ yếu để nông nô canh tác.
+ Kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Đời sống kinh tế trong lãnh địa khép kín, tự cung tự cấp, trừ sắt và muối được mua ở bên ngoài.
- Mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô trong xã hội phong kiến:
+ Lãnh chúa không phải lao động, họ chỉ luyện tập cung kiếm, đi săn. Họ bóc lột nông nô bằng địa tô và những thứ thuế do họ tự đặt ra.
+ Nông nô lệ thuộc lãnh chúa về thân phận và ruộng đất.
+ Nông nô canh tác trên khu đất lãnh chúa cho họ thuê và phải nộp tô rất nặng.
=> Mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô trong xã hội phong kiến là mối quan hệ chủ- tớ.
Tham khảo:
- Sau khi lật đổ đế quốc La Mã vào năm 476, người Giéc-man đã lập ra nhiều vương quốc mới, như: Đông Gốt, Tây Gốt…
- Đến thế kỉ thứ VIII, chế độ phong kiến ở Tây Âu cơ bản được xác lập.
- Trên cơ sở những vùng đất rộng lớn của lãnh chúa, các lãnh địa phong kiến ở Tây Âu được hình thành vào khoảng thế kỉ VIII. Lãnh địa là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu.
- Từ khoảng cuối thế kỉ XI, do sản xuất phát triển, ở Tây Âu đã xuất hiện những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa, trên cơ sở đó, nhiều thành thị đã xuất hiện.