K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 2 2023

- Vua chỉ huy quân đội, quan đứng đầu các mường. Kinh đô ban đầu ở Mường Xoa, sau chuyển về Viêng Chăn.

- Cuối thế kỉ XIV, cư dân dần trở nên đông đúc, đời sống thanh bình.

- Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, phát triển nghề thủ công truyền thống, trao đổi buôn bán với các nước láng giềng.

- Đối ngoại: Lan Xang giữ quan hệ hòa hiếu với Can-pu-chia và Đại Việt. Kiên quyết chống quân xâm lược (chống Miến Điện năm 1565).

4 tháng 2 2023

Giai đoạn trước năm 1353:

- Từ xa xưa, người Lào Thơng sinh sống, là chủ nhân của văn hóa cánh đồng Chum.

- Từ thế kỉ XIII, một nhóm người nói tiếng Thái đến định cư ở những vùng đồng bằng ven sông Mê Công, họ được gọi là người lào Lùm.

 Giai đoạn từ 1353 đến thế kỉ XVIII

- Năm 1353, một tộc trưởng tên Pha Ngừm đã tập hợp và thống nhất các tộc Lào, lên ngôi vua, đặt tên nước là Lan Xang (nghĩa là Triệu Voi).

- Vương quốc Lan Xang phát triển và đạt đến sự thịnh vượng trong các thế kỉ XVI-XVII.

 
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 9 2023

loading...

4 tháng 2 2023

Sự hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI

- Từ khoảng nửa sau thế kỉ X đến thế kỉ XIII:

+ Trên lưu vực sông I-ra-oa-đi, Vương quốc Pa-gan đã phát triển và thống nhất lãnh thổ, mở đầu cho quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Mi-an-ma.

+ Trên bán đảo Đông Dương, ngoài Đại Việt và Chăm-pa, Vương quốc Campuchia của người Khơ-me trở nên cường thịnh.

 

- Vào thế kỉ XIII, quân Mông – Nguyên mở rộng xâm lược xuống Đông Nam Á. Nhu cầu liên kết giữa các quốc gia nhỏ và các tộc người để chiến đấu chống ngoại xâm đã dẫn đến sự hình thành các quốc gia phong kiến thống nhất.

+ Người Thái lập ra các vương quốc Su-khô-thay và A-út-thay-a. Sau đó A-út-thay-a chinh phục Su-khô-thay thành lập quốc gia thống nhất (Thái Lan ngày nay).

+ Vương quốc Lan Xang được thành lập (Lào ngày nay).

4 tháng 2 2023

* Sự phát triển của Vương quốc Lan Xang:

- Về tổ chức nhà nước:

+ Các vua Lan Xang chia đất nước thành 7 mườn.

+ Đứng đầu nhà nước là vua, dưới vua có một phó tướng và 7 quan địa thần kiêm tổng đốc tỉnh.

+ Quân đội bao gồm quân thường trực và quân địa phương.

- Kinh tế phát triển thịnh đạt, xã hội ổn định, văn hóa phát triển.

- Về ngoại giao: Lan Xang chú ý giữ quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng, đồng thời cũng cương quyết chiến đấu chống xâm lược, bảo vệ lãnh thổ, độc lập dân tộc.

* Đánh giá: Đây giai đoạn thịnh vượng nhất trong lịch sử của Lào song lại diễn ra rất ngắn chỉ trong khoảng 3 thế kỷ (thế kỉ XV – XVIII). Từ thế kỉ XVIII trở về sau, Lan Xang suy yếu dần và sau đó đến năm 1893, Lào bị thực dân Pháp xâm lược.

20 tháng 9 2023

Năm 802, một người trong hoàng tộc Giay-a-vác-man II đã giành được độc lập, lập ra triều đại Ăng-co.

Từ thế kỉ IX đến thế kỉ X là thời kì vương quốc Ăng-co khôi phục và củng cố. 

Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIII, thời kì Ăng-co phát triển thịnh vượng và đạt được nhiều thành tựu.

Từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XV, Ăng-co bước vào thời kì suy thoái khi liên tục bị người Thái tấn công và cướp phá.

Năm 1432, học chuyển dần địa bàn cư trú về bờ nam Biển Hồ. Lịch sử gọi đó là thời kì hậu Ăng-co.

4 tháng 2 2023

Quá trình hình thành, phát triển của Vương quốc Lào.

- Đầu thế kỉ XIII, một nhóm người nói tiếng Thái di cư đến đất Lào =>  Lào Lùm. Họ sinh sống hòa hợp với người Lào Thơng hợp chung lại là người Lào. 

- Năm 1353: Pha Ngừm đã tập hợp và thống nhất các mường Lào và lên ngôi vua. Đặt tên nước là Lan Xang (Triệu Voi).

- Vương quốc Lào từng bước phát triển và đạt tới sự thịnh vượng trong các thế kỉ XV – XVII.

4 tháng 2 2023

(*) Bảng thông tin về điều kiện hình thành, phát triển của đô thị thời cổ - trung đại

 

Đô thị cổ đại

  

Đô thị thời trung đại

Điều kiện

hình thành

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển của kinh tế và quần tụ đông đúc dân cư.

- Sự phục hồi của các đô thị cổ đại

- Sản xuất phát triển, một số thợ thủ công tìm cách trốn khỏi lãnh địa đến những nơi đông dân cư để buôn bán

Sự

phát triển

- Dân cư tập trung đông đúc

- Hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa diễn ra tấp nập

- Hoạt động văn hóa – nghệ thuật đạt được nhiều thành tựu.

- Dân cư đông đúc (chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân).

- Hình thành các phường hội, thương hội.

- Hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa diễn ra tấp nập

- Hoạt động văn hóa – nghệ thuật đạt được nhiều thành tựu.

(*) Bảng thông tin về mối quan hệ giữa đô thị với các nền văn minh cổ đại.

Tác động từ sự phát triển của thành thị

đối với các nền văn minh cổ đại

Tác động từ sự phát triển của

các nền văn minh cổ đại đến thành thị

- Các đô thị cổ là trung tâm hành chính, quana sự, đầu mối kinh tế và giao thông của các quốc gia cổ đại.

- Một bộ phận dân cư tại đô thị đã tách khỏi hoạt động sản xuất, có điều kiện tham gia vào các hoạt động văn chương và nghệ thuật, góp phần thay đổi đời sống văn hóa; lưu giữ và truyền bá các thành tựu văn minh cổ đại.

- Quá trình giao lưu, cạnh tranh giữa các nền văn minh là cơ sở thúc đẩy chuyển biến tại các đô thị.

- Chiến tranh và xung đột quân sự cũng gây tàn phá, dẫn đến sự suy yếu và suy tàn của các đô thị cổ đại.

 

Được biểu hiện trên tất cả các mặt: Chính trị, kinh tế, ngoại giao

Chính trị: Các vương triều ra sức củng cố quyền lực, quan tâm đến cuộc sống của người dân. Vua Giay-a-vác-ma II thì mở rộng đường giao thông, lập nhà nghỉ chân cho nhà lữ hành,...

Kinh tế:

+Nông nghiệp: đào nhiều hồ, kênh mương để dự trữ và điều phối nước tưới. 

+Đánh bắt cá ở Biển Hồ, khai thác làm thổ sản,...

+Thủ công nghiệp: làm đồ trang sức, chạm khắc phù điêu,...

Ngoại giao: Dùng vũ lực để mở rộng quyền lực ra ngoài