K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 10 2021

Em tham khảo ở đây nhé:

Viết bài Tập làm văn số 1 Lớp 9: Đề 1 → Đề 4 (114 mẫu)

25 tháng 11 2016

DÀN BÀI

I. Mở bài

Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Bởi vậy, tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 'Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng". Cũng cùng ý nghĩa trên, tục ngữ còn có câu “Uống nước nhớ nguồn".

Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.

II. Thân bài

1.Giải thích: “Uống nước nhớ nguồn".

Uống nước:thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.

Nguồn:chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.

Ý nghĩa:Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.

2. Tại sao uống nước phải nhớ nguồn:

- Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.

- Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gầy dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là dạo lí tất yếu.

- Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cày"phục vụ cho biết bao người “ăn trái".

Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đẳng cay muôn phần.

Khi “bưng bát cơm đầy", ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã “một nắng hai sương", “muôn phẩn cay đắng" để làm nên “dẻo thơm một hạt”. Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.

... Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.

3. Phải làm gì để “nhớ nguồn".

-Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.

- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu cỏ chọn lọc tinh hoa nước ngoài.

- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.

III. Kết bài

- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.

- Nhở nguồntrước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.

Phải sống sao xủng dáng trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.

Bài làm

Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có nhiều câu tục ngữ sâu sắc thể hiện đạo lý làm người. Một trong những câu tục ngữ thâm thúy dó là câu “Uống nước nhớ nguồn”. Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải có lòng biết ơn đối với những ai đã làm nên thành quả cho mình hưởng.

“Uống nước nhớ nguồn” là bài học làm người mà ai cũng phải thực hiện, nhất là đối với những người đang hưởng thụ. Sự hưởng thụ ở đây được ví như “ăn quả”, “uống nước”. Quả ngon, nước mát ở đâu mà có? Phải chăng có quả là do người trồng cây, nuôi dưỡng chăm sóc cây. Có nước mát, nước trong là nhờ những mạch nước đầu nguồn. Nơi ấy nước không bao giờ vơi cạn. Nhờ có nguồn mà sông, suối, ao, hồ và biển cả quanh năm cổ nước. Như nhà thơ Quang Huy đã viết:

Dà giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng nhờ một vùng núi non.
(Cửa sông)

Lời thơ của Quang Huy nêu cao đạo lí “nhớ nguồn” như câu tục ngữ. Đây chính là đạo lí làm người của người Việt Nam. “Nguồn” ở đây là nguồn gốc, cội nguồn, và tất cả những thành quả mà con người được hưởng. Sự hưởng thụ thành quả, hưởng thụ vật chất và tinh thần chính là sự “uống nước”.

Lòng biết ơn, tri ân, gìn giữ, phát huy những thành quả vật chất hoặc tinh thần do con người tạo ra để ta hưởng thụ chính là sự “nhớ nguồn”. "Nhớ nguồn” là sự biết ơn tổ tiên, cội nguồn dân tộc, biết ơn chạ mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng, biết ơn thầy cô đã cung cấp cho ta kiến thức, biết ơn người lao động đã đem lại những cái ta cần, biết ơn những người đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ quê hương, bảo yệ cuộc sống của chúng ta.. Lòng biết ,ơn đó phải thể hiện bằng việc làm cụ thể ở mỗi con người.

Ngày nay, đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” được thể hiện rất rõ. Bởi “nhớ nguồn” nên nhân dân luôn hướng về cuội nguồn dân tộc: “Gánh vác phần người đi trước để lại”. Dù mấy nghìn năm lịch sử trôi qua nhưng hình ảnh vua Hùng dựng nước Văn Lang vẫn mãi mãi trong tâm hồn dân tộc Việt Nam:

Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.
(Nguyễn Khoa Điềm)

Nhớ ngày giỗ Tổ, lập đền thờ các vị anh hùng dân tộc, xây đựng lăng tẩm, nghĩa trang… là những biểu hiện của lòng biết ơn; của đạo lý sống có nghĩa có tình, có nghĩa vụ thiêng liêng đối với Tổ tiên và đối với những người có công với dân, với nước. Đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” thể hiện rất rõ trong nhân dân ta là lòng biết ơn Bác, biết ơn Đảng, biết ơn các chiến sĩ cách mạng đã đèm lại hòa bình, đem lại cơm no áo ấm cho chúng ta. Đạo lí ấy không chỉ ở trong tâm khảm của con người mà nó biểu hiện bằng việc làm cụ thể, đó là hành động và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, luôn quan tâm chăm sóc các bà mẹ chiến sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ, thăm viếng và bảo vệ nghĩa trang liệt sĩ… Làm được những điều này là thực hiện đạo lí sống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Truyền thống tốt đẹp đó còn biểu hiện trong từng gia đình, dòng tộc của chúng ta. Đó là lòng biết ơn ông bà cha mẹ, biết ơn người đã nuôi dưỡng mình, là tục lệ cúng giỗ, Tết Nguyên Đán với những nén hương tỏa khói nghi ngút trên bàn thờ gia tiên để tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mỗi gia đình đối với Tổ tiên…

Tóm lại, câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” đã nhắc nhở mọi người ghi nhớ một đạo lí của dân tộc, khuyên chúng ta cần biết đạo lí, sống và làm việc theo truyền thống tốt đẹp đó.

26 tháng 8 2017

Bạn tham khảo nha !

1. Kiểu bài: Giải thích một vấn đề.

2. Nội dung: Phải nhớ ơn những người đã tạo nên thành quả cho mình

được hưởng.

3. Tưliệu: Thực tế cuộc sống.

DÀN BÀI

I. Mở bài

Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Bởi vậy, tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 'Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng". Cũng cùng ý nghĩa trên, tục ngữ còn có câu “Uống nước nhớ nguồn".

Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.

II. Thân bài

1.Giải thích: “Uống nước nhớ nguồn".

Uống nước:thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.

Nguồn:chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.

Ý nghĩa:Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.

2. Tại sao uống nước phải nhớ nguồn:

- Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.

- Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gầy dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là dạo lí tất yếu.

- Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cày"phục vụ cho biết bao người “ăn trái".

Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đẳng cay muôn phần.

Khi “bưng bát cơm đầy", ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã “một nắng hai sương", “muôn phẩn cay đắng" để làm nên “dẻo thơm một hạt”. Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.

... Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.

3. Phải làm gì để “nhớ nguồn".

-Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.

- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu cỏ chọn lọc tinh hoa nước ngoài.

- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.

III. Kết bài

- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.

- Nhở nguồntrước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.

Phải sống sao xủng dáng trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.

24 tháng 11 2018

* Đặt vấn đề: Luận điểm cơ bản “Lớp trẻ ... kinh tế mới” (3 cầu đầu)

* Giải quyết vấn đề:

- Luận cứ 1: Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người.

   + Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử.

   + Trong thời kỳ nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ, vai trò của con người lại càng nổi trội.

- Luận cứ 2: Bối cảnh của thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước.

   + Một thế giới mà khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại, sự giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế ngày càng sâu rộng.

   + Nước ta phải đồng thời giải quyết ba nhiệm vụ thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp ; đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa và đồng thời lại phải tiếp cận ngay với nền kinh tế trí thức.

- Luận cứ 3: Những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam cần được nhận rõ khi bước vào nền kinh tế trong thế kỷ mới.

   + Thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành.

   + Cần cù sáng tạo nhưng thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ khẩn trương.

   + Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc, nhất là trong công cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, nhưng lại thường đố kỵ nhau trong làm ăn và trong cuộc sống thường ngày.

   + Bản tính thích ứng nhanh, nhưng lại có nhiều hạn chế trong thói quen và nếp nghĩ, kỳ thị kinh doanh, quen với bao cấp, thói sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức, thói “khôn vặt”, ít giữ chữ “tín”.

* Kết thúc vấn đề:

Những yêu cầu đối với thế hệ trẻ : Bước vào thế kỷ mới, mỗi người Việt Nam đặc biệt là thế hệ trẻ cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, rèn cho mình những thói quen tốt ngay từ những việc nhỏ để đáp ứng nhiệm vụ đưa đất nước đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

19 tháng 9 2018

Mục đích của văn bản hợp đồng ghi lại nội dung thỏa thuận về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của hai bên tham gia giao dịch nhằm đảm bảo thỏa thuận đã cam kết

8 tháng 5 2017

Lời văn của hợp đồng phải chính xác, chặt chẽ.

9 tháng 9 2017

MB: Giới thiệu nhân vật Nguyễn Hiền (hoàn cảnh, thời đại, gia cảnh…)

TB: Ý chí và thái độ học tập

- Nguyễn Hiền không đến được trường vì nhà nghèo nhưng vẫn ham học, học giỏi, có mục đích

- Nguyễn Hiền hăng say học, dù không có điều kiện được ngồi trong lớp nghe giảng như các bạn

- Nguyễn Hiền có lòng tự trọng khi nhận ra giá trị của bản thân.

KB:

Nguyễn Hiền là tấm gương đáng học tập, noi theo: Tinh thần ham học hỏi, chăm chỉ, cầu tiến

29 tháng 11 2016
1.Giới thiệu tác giả,tác phẩm,đưa vấn đề: (đây là tóm tắt thui,bạn phát triển ra)

"Cố hương" là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Lỗ Tấn.Trong truyện ngắn này,thông qua việc thuật lại chuyến về quê lần cuối của nhân vật "tôi",tác giả đã bày tỏ nhưng rung động trước những thay đổi của làng quên đặc biệt là Nhuận Thổ-1 người bạn đã gắn bó vs tuổi thơ "tôi"

2.Những thay đổi của Nhuận Thổ:

a/Hình dáng:
*20năm trước:khuôn mặt tròn trĩnh,nước da bánh mật,khỏe mạnh.
*20năm sau:cao gấp 2 lần trước,da vàng sạm,mắt húp đỏ mọng lên,bàn tay nứt nẻ như vỏ cây thông.

b/Ăn mặc:
*Trước:đội mũ lông chiên bé tí tẹo,cổ đeo vòng bạc
*Sau:Đội mũ lông chiên rách tươm,mặc áo bông mỏng dính

c/Nói năng:
*Trước:tự tin,rõ ràng,trong trẻo.
*Sau:nói ko ra tiếng,khách sáo,giữ khoảng cách.

d/Thái độ:
*Trước:nhanh nhẹn,dũng cảm,khỏe khoắn,hoạt bát
*Sau:co ro,cúm rúm,cung kính,thê lương,sợ sệt,lễ phép.

e/Tính cách:
*Trước:Giàu tình cảm,hồn nhiên,chân thật,chân thành.
*Sau:Sợ sệt,luôn giữ khoảng cách,cam chịu rụt rè.


3.Nêu tư tưởng của tác giả:

Với sự thay đổi của nhân vật Nhuận Thổ,Lỗ Tấn đã phê phán xã hội phong kiến,lễ giáo phong kiến,đặt ra vấn đề đường đi của nông dân và toàn xã hội để mọi người suy ngẫm.
 
 
 
 
4 tháng 12 2016

cam ơn pn nhiềuyeuyeu