K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 12 2018

I. Mở bài

Thời gian và không gian xảy ra câu chuyện: Đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng.

II. Thân bài

1. Gốc tích lạ lùng của Thánh Gióng

-  Hai ông bà đã già, chưa có con.

-  Bà lão giẫm lên một dấu chân khổng lồ, về nhà thụ thai.

-  Mười hai tháng sau bà sinh một đứa con trai.

-  Khi ba tuổi chú bé vẫn chưa biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi.

2.  Thánh Gióng nói được và lớn nhanh nhưthổi

-  Giặc Ân xâm lược, thế giặc mạnh, vua cho sứ giả đi tìm người tài.

- Chú bé bỗng nhiên nói được, nhờ mẹ mời sứ giả. Nói với sứ giả đúc ngựa sắt, áo giáp sắt, roisắt.

- Chú bé lớn nhanh như thổi, ăn không đủ no. Dân làng góp thóc gạo nuôi chú.

3.  Thánh Gióng đánh giộc và bay về trời

- Giặc đến chân núi Trâu. Sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến.

- Chú bé vươn vai thành tráng sĩ khổng lồ, vỗ vào mông ngựa, ngựa hí vang. Tráng sĩ mặc giáp, cầm roi, cưỡi ngựa ra trận.

- Ngựa xông vào giặc; tráng sĩ cầm roi đánh giặc, ngựa sắt phun lửa thiêu giặc. Giặc chết như rạ.

-  Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ tre đánh giặc.

- Đuổi giặc đến chân núi Sóc, tráng sĩ lên núi, cdi áo để lại cùng ngựa bay lên trời.

-  Vua phong tráng sĩ là Phù Đổng Thiên Vương, lập đền thờ.

III. Kết bài

Hiện nay ở làng Phù Đổng vẫn còn đền thờ Thánh Gióng, những bụi tre đằng ngà, những hồ ao liên tiếp lưu giữ dấu chân ngựa của Thánh Gióng đi qua.

18 tháng 12 2018

Trên mạng nha :

I. Mở bài

Thời gian và không gian xảy ra câu chuyện: Đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng.

II. Thân bài

1. Gốc tích lạ lùng của Thánh Gióng

- Hai ông bà đã già, chưa có con.

- Bà lão giẫm lên một dấu chân khổng lồ, về nhà thụ thai.

- Mười hai tháng sau bà sinh một đứa con trai.

- Khi ba tuổi chú bé vẫn chưa biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi.

2. Thánh Gióng nói được và lớn nhanh như thổi

- Giặc Ân xâm lược, thế giặc mạnh, vua cho sứ giả đi tìm người tài.

- Chú bé bỗng nhiên nói được, nhờ mẹ mời sứ giả. Nói với sứ giả đúc ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sắt.

- Chú bé lớn nhanh như thổi, ăn không đủ no. Dân làng góp thóc gạo nuôi chú.

3. Thánh Gióng đánh giặc và bay về trời

- Giặc đến chân núi Trâu. Sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến.

- Chú bé vươn vai thành tráng sĩ khổng lồ, vỗ vào mông ngựa, ngựa hí vang. Tráng sĩ mặc giáp, cầm roi, cưỡi ngựa ra trận.

- Ngựa xông vào giặc; tráng sĩ cầm roi đánh giặc, ngựa sắt phun lửa thiêu giặc. Giặc chết như rạ.

- Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ tre đánh giặc.

- Đuổi giặc đến chân núi Sóc, tráng sĩ lên núi, cởi áo để lại cùng ngựa bay lên trời.

- Vua phong tráng sĩ là Phù Đổng Thiên Vương, lập đền thờ.

III. Kết bài

Hiện nay ở làng Phù Đổng vẫn còn đền thờ Thánh Gióng, những bụi tre đằng ngà, những hồ ao liên tiếp lưu giữ dấu chân ngựa của Thánh Gióng đi qua.

10 tháng 12 2017

1/- Phần mở bài

Vào đời Hùng Vương thứ sáu, Ngọc Hoàng muốn đưa tôi xuống trần gian đế làm việc tốt cho dân.

Ngọc Hoàng cho tôi đầu thai bằng cách đặt một dâu chân thật to ngoài dồng. Nêu người phụ nữ nào ướm chân vào dâu bàn chân to dó vồ sẽ thụ thai.

Đúng lúc dấu chân in xong thì có một bà lão ra đồng. Thấy vết chân lạ, bà liền đặt chân mình lên ướm thử.

Về nhà ít lâu, bà có thai và sau mười hai tháng bà lão sinh ra tôi. Rất mừng vì tôi dược sinh ra trong một gia đình ông bà lão có tiêng là phúc đức.

2/- Phần thân bài

 a). Khi mới chào đời

- Khi tôi sinh ra, ai cũng khen mặt mũi tôi khôi ngô. Từ khi sinh cho đến khi tôi được 3 tuổi, tôi không biết nói biết cười, chẳng biết đi. Cứ đặt đâu là tôi nằm đấy.

- Thấy tôi như vậy, bố mẹ tôi buồn lắm.

b). Khi giặc Ân đến xâm lược

Lúc bấy giờ, giặc Ân sang xâm lược nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ sai sứ giả đi khắp nơi tìm người cứu nước.

Nghe tiếng sứ giả rao, tôi mừng lắm vì đây chính là lúc tôi làm việc tốt giúp dân, giúp nước.

Tôi liền nói với mẹ: “Mẹ ra mời sứ giá vào đây cho con thưa chuyện”. Bố mẹ tôi vô cùng ngạc nhiên và ra mời sứ giả vào nhà.

Khi sứ giả vào, tôi nói với sứ giả: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Tôi thấy sứ giả vừa kinh ngạc vừa mừng rỡ.

 Từ khi gặp sứ giả, tôi lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no. Áo vừa may xong đã chật.

Bố mẹ tôi không đủ gạo cho tôi ăn. Bà con lối xóm vui lòng giúp đỡ vì ai cũng mong tôi giết giặc cứu nước.

Giặc đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt.

Vừa lúc đó, sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến.

Tôi vươn vai biến thành một tráng sĩ cao lớn, oai phong lẫm liệt.

- Tôi mặc bộ giáp sắt vào rồi nhảy lên mình ngựa. Ngựa hí vang dội.

Tôi phi ngựa đến nơi có giặc. Tôi dùng roi sắt quật vào đầu giặc.

Giặc chết như ngả rạ.

Roi sắt gẫy, tôi nhổ bụi tre bên đường làm vũ khí đánh giặc.

Giặc tan vở, đám tàn quân giẫm dạp lên nhau chạy trốn.

c). Sau khi đánh tan giặc Ân

- Tôi đuổi giặc đến tận chân núi Sóc Sơn.

- Dứng trên đỉnh núi, tôi cởi bỏ giáp sắt.

Tôi ngắm nhìn lại cảnh vật nơi đây rồi cưỡi ngựa bay thẳng về trời.

3/- Phần kết bài

Về trời được một thời gian thì tôi mới biết Ngọc Hoàng cho quân lính xuống trần gian để xem giặc tan, dân lành sông ra sao. Nhờ vậy, tôi mới biết được nhà vua và nhân dân đã phong cho tôi là Phù Đổng Thiên Vương.

Những dấu chân ngựa sắt nay đã trơ thành những ao hồ trên mặt đất.

Những bụi tre bị ngựa phun lửa thiêu cháy nên mới ngả màu vàng. Tôi rất cảm động khi biết dân chúng xây đền thờ tôi ở làng Phù Đổng (còn gọi là làng Gióng). Vào tháng tư hằng năm, dân làng đã mở hội để tưởng nhớ đến công ơn của tôi. Mọi người gọi là Hội Gióng.

 
10 tháng 12 2017

Ta là Thánh Gióng, con thứ hai của Ngọc Hoàng thượng đế, hôm nay ta sẽ kể cho các cháu nghe câu chuyện ngày xưa ta đã đánh đuổi giặc Ân như thế nào.

Nghe tin giặc Ân sắp sang xâm lược, vua cha cử ta xuống giúp dân đánh đuổi. Muốn biết dân chúng dưới trần đánh giặc ra sao, người khuyên ta nên đầu thai xuống trước vài năm. Ta nghe lời, bèn chọn một gia đình nghèo khó, lại hiếm muộn đường con cái, đó là một lão nông nghèo khó ở làng Phù Đổng. Hai vợ chồng giả cả mà lại không có con cái làm vui, biết hôm ấy bà già ra thăm đồng, ta bèn hóa phép làm một vết chân kỳ dị. Quả nhiên bà lão thấy lạ bèn ướm thử chân vào, thế là ta nhân đó hóa luôn thành bào thai trong bụng bà cụ.

 

Hai ông bà mừng lắm, đủ ngày đủ tháng thì ta ra đời. Để nghe ngóng lòng người, ta quyết không nói không rằng suốt ba năm, mặc cho bố mẹ tha hồ dỗ dành. Nước mắt bà cụ chảy tràn như suối, ta biết bà buồn lắm nhưng đã định từ trước như vậy nên suốt ngày nằm im, quay mặt vào vách.

Giặc kéo đến, chúng đi hàng đàn hàng lũ, thế rất mạnh, quan quân triều đình đánh không nổi. Khắp nơi náo loạn, vua bèn cho sứ giả đi khắp nơi tìm người hiền tài để giúp nước. Tiếng xứ giả vang khắp nơi, thời khắc quyết định đã đến. Ta vươn vai đứng dậy rồi nói với mẹ.

Mẹ ra bảo sứ giả vào đây cho con nói chuyện.

Mẹ ta lúc đang chuẩn bị quang gánh thep dân làng đi chạy giặc, nghe ta nói thế thì vô cùng sửng sốt và mừng rỡ, vội ra gọi sứ giả vào.

 

Sứ giả vào, thấy ta chỉ là một cậu bé con, có ý coi thường và thất vọng.

Thằng bé này thì đánh sao nổi giặc ?

Thấy ông ta nói vậy, ta quyết định dọa ông ta để chơi. Với một tay lấy chiếc cối đá, ta chỉ hất khẽ một cái « huỵch », chiếc cối đã rơi sát bên chân ông ta. Sứ giả biết ta không phải là người thường, vội quỳ xuống nói.

Xin thần tiên thứ tội. Người cần binh khí gì và thêm bao nhiêu quân đánh giặc ạ ?

Ta cho sứ giả đứng dậy rồi bảo.

Ngươi về bẩm với nhà vua, rèn cho ta một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một chiếc nón bằng sắt, hẹn ngày mai phải xong.

Sứ giả vội lĩnh ý ra về. Ta quay sang nói với mẹ.

Mẹ chuẩn bị thật nhiều cơm cho con ăn, để con còn lấy sức đi đánh giặc.

Mẹ ta nấu một nồi cơm đầy, ta chỉ ăn đánh vèo một cái đã hết mà vẫn chưa thấp tháp gì. Mẹ bối rối vì trong nhà hết sạch gạo, may sao bà con hàng xóm biết chuyện, các nhà đều về nấu cơm mang sang. Bảy nong cơm, ba nong cà, ta cũng chỉ ăn loáng cái đã hết. Ăn xong, ta vươn mình đứng dậy, bước ra sân thì người đã quá mái nhà. Mọi người ai lấy làm mừng rỡ, vội về chuẩn bị dao, gậy để đi đánh giặc.

Hôm sau sứ giả mang đến một con ngựa sắt, một chiếc nón sắt và một chiếc roi sắt nhỏ. Nón thì ta đội không vừa, roi sắt thì vừa đập xuống đã gãy, ngựa sắt tung bờm hí vang nhưng với ta lúc này, trông nó không khác một con mèo nhỏ. Ta bảo sứ giả.

Ngươi về rèn ngay một con ngựa to gấp mười lần con này, một chiếc nón thật to và một chiếc roi thật lớn.

Sứ giả vâng lệnh, nhà vua biết tin bèn tập hợp tất cả sắt thép mọi nơi, tất cả thợ giỏi đều được vời về cung để kịp rèn cho ta một con ngựa sắt to đúng bằng một con voi, một chiếc nón to đúng bằng một tán cây đa và một cây gậy to đúng bằng cột đình.

Mọi thứ đã có đủ. Ta đội nón sắt, cầm gậy sắt nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt vươn cổ hí lên một tiếng, lửa phun rừng rực đốt cháy trụi cả một đám tre đầu ngõ.

Lạy mẹ con đi !

Ta nói rồi ra roi, lên ngựa. Ngựa tung bờm phi nước kiệu đưa ta thẳng đến chỗ quân giặc, khắp nơi nhân dân nô nức cầm dao, gậy theo sau. Ngựa phi đến đâu, tre hai bên đường vàng sém đến đấy ( sau này được gọi là tre đằng ngà). Vết chân ngựa in xuống đất thành một dãy ao hồ ( bây giờ vẫn còn ở làng Phù Đổng).

Trông thấy ta từ xa, quân giặc vội quay đầu, vứt giáo tháo chạy. Nhưng chúng chạy đâu cho thoát ? Ngựa ta phun lửa đốt chúng cháy trụi từng mảng roi sắt ta vung ra một lần thì có cả chục thằng bị hất tung lên trời. Những thằng sống sót đều bị dân chúng đi theo tiêu diệt cả.

Bỗng « rắc » một cái, chiếc roi sắt gẫy làm đôi. Quân giặc thấy thế mừng rỡ định hè nhau xông lại. Sẵn các bụi tre bên đường, ta vươn mình nhổ bật lên quật túi bụi xuống đầu giặc. Chẳng mấy chốc quân giặc đã tan tác không còn một mống.

Giặc tan, vua cho sứ giả ra tận nơi, phong cho ta là Phù Đổng Thiên Vương, mời về kinh thành để ban thưởng. Nhưng từ trên mây cao Ngọc Hoàng đã cất tiếng gọi ta rồi.

Gửi dân lời chào bố mẹ, ta một mình một ngựa lên núi. Lên đến đỉnh, ta cởi áo giáp vắt trên ngọn cây cao, ngựa sắt cất cánh từ từ bay vào không gian.

Thế đấy các cháu ạ. Nhiều người hỏi ta sao không ở lại mà lãnh thưởng, ta đã bảo họ rằng : ta tuy có tiêu diệt được nhiều quân giặc thật, nhưng chiến công này trước hết thuộc về cha mẹ nuôi ta, về dân làng Phù Đổng đã góp gạo, góp cà nuôi ta không lớn, về nhân dân khắp nơi đã không quản hiểm nguy, theo ta đi đánh đuổi quân thù.

chúc bạn học tốt

Ta là Thánh Gióng, con thứ hai của Ngọc Hoàng thượng đế, hôm nay ta sẽ kể cho các cháu nghe câu chuyện ngày xưa ta đã đánh đuổi giặc Ân như thế nào.

Nghe tin giặc Ân sắp sang xâm lược, vua cha cử ta xuống giúp dân đánh đuổi. Muốn biết dân chúng dưới trần đánh giặc ra sao, người khuyên ta nên đầu thai xuống trước vài năm. Ta nghe lời, bèn chọn một gia đình nghèo khó, lại hiếm muộn đường con cái, đó là một lão nông nghèo khó ở làng Phù Đổng. Hai vợ chồng giả cả mà lại không có con cái làm vui, biết hôm ấy bà già ra thăm đồng, ta bèn hóa phép làm một vết chân kỳ dị. Quả nhiên bà lão thấy lạ bèn ướm thử chân vào, thế là ta nhân đó hóa luôn thành bào thai trong bụng bà cụ.

Hai ông bà mừng lắm, đủ ngày đủ tháng thì ta ra đời. Để nghe ngóng lòng người, ta quyết không nói không rằng suốt ba năm, mặc cho bố mẹ tha hồ dỗ dành. Nước mắt bà cụ chảy tràn như suối, ta biết bà buồn lắm nhưng đã định từ trước như vậy nên suốt ngày nằm im, quay mặt vào vách.

Giặc kéo đến, chúng đi hàng đàn hàng lũ, thế rất mạnh, quan quân triều đình đánh không nổi. Khắp nơi náo loạn, vua bèn cho sứ giả đi khắp nơi tìm người hiền tài để giúp nước. Tiếng xứ giả vang khắp nơi, thời khắc quyết định đã đến. Ta vươn vai đứng dậy rồi nói với mẹ.

Mẹ ra bảo sứ giả vào đây cho con nói chuyện.

Mẹ ta lúc đang chuẩn bị quang gánh thep dân làng đi chạy giặc, nghe ta nói thế thì vô cùng sửng sốt và mừng rỡ, vội ra gọi sứ giả vào.

Sứ giả vào, thấy ta chỉ là một cậu bé con, có ý coi thường và thất vọng.

Thằng bé này thì đánh sao nổi giặc ?

Thấy ông ta nói vậy, ta quyết định dọa ông ta để chơi. Với một tay lấy chiếc cối đá, ta chỉ hất khẽ một cái « huỵch », chiếc cối đã rơi sát bên chân ông ta. Sứ giả biết ta không phải là người thường, vội quỳ xuống nói.

Xin thần tiên thứ tội. Người cần binh khí gì và thêm bao nhiêu quân đánh giặc ạ ?

Ta cho sứ giả đứng dậy rồi bảo.

Ngươi về bẩm với nhà vua, rèn cho ta một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một chiếc nón bằng sắt, hẹn ngày mai phải xong.

Sứ giả vội lĩnh ý ra về. Ta quay sang nói với mẹ.

Mẹ chuẩn bị thật nhiều cơm cho con ăn, để con còn lấy sức đi đánh giặc.

Mẹ ta nấu một nồi cơm đầy, ta chỉ ăn đánh vèo một cái đã hết mà vẫn chưa thấp tháp gì. Mẹ bối rối vì trong nhà hết sạch gạo, may sao bà con hàng xóm biết chuyện, các nhà đều về nấu cơm mang sang. Bảy nong cơm, ba nong cà, ta cũng chỉ ăn loáng cái đã hết. Ăn xong, ta vươn mình đứng dậy, bước ra sân thì người đã quá mái nhà. Mọi người ai lấy làm mừng rỡ, vội về chuẩn bị dao, gậy để đi đánh giặc.

Hôm sau sứ giả mang đến một con ngựa sắt, một chiếc nón sắt và một chiếc roi sắt nhỏ. Nón thì ta đội không vừa, roi sắt thì vừa đập xuống đã gãy, ngựa sắt tung bờm hí vang nhưng với ta lúc này, trông nó không khác một con mèo nhỏ. Ta bảo sứ giả.

Ngươi về rèn ngay một con ngựa to gấp mười lần con này, một chiếc nón thật to và một chiếc roi thật lớn.

Sứ giả vâng lệnh, nhà vua biết tin bèn tập hợp tất cả sắt thép mọi nơi, tất cả thợ giỏi đều được vời về cung để kịp rèn cho ta một con ngựa sắt to đúng bằng một con voi, một chiếc nón to đúng bằng một tán cây đa và một cây gậy to đúng bằng cột đình.

Mọi thứ đã có đủ. Ta đội nón sắt, cầm gậy sắt nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt vươn cổ hí lên một tiếng, lửa phun rừng rực đốt cháy trụi cả một đám tre đầu ngõ.

Lạy mẹ con đi !

Ta nói rồi ra roi, lên ngựa. Ngựa tung bờm phi nước kiệu đưa ta thẳng đến chỗ quân giặc, khắp nơi nhân dân nô nức cầm dao, gậy theo sau. Ngựa phi đến đâu, tre hai bên đường vàng sém đến đấy ( sau này được gọi là tre đằng ngà). Vết chân ngựa in xuống đất thành một dãy ao hồ ( bây giờ vẫn còn ở làng Phù Đổng).

Trông thấy ta từ xa, quân giặc vội quay đầu, vứt giáo tháo chạy. Nhưng chúng chạy đâu cho thoát ? Ngựa ta phun lửa đốt chúng cháy trụi từng mảng roi sắt ta vung ra một lần thì có cả chục thằng bị hất tung lên trời. Những thằng sống sót đều bị dân chúng đi theo tiêu diệt cả.

Bỗng « rắc » một cái, chiếc roi sắt gẫy làm đôi. Quân giặc thấy thế mừng rỡ định hè nhau xông lại. Sẵn các bụi tre bên đường, ta vươn mình nhổ bật lên quật túi bụi xuống đầu giặc. Chẳng mấy chốc quân giặc đã tan tác không còn một mống.

Giặc tan, vua cho sứ giả ra tận nơi, phong cho ta là Phù Đổng Thiên Vương, mời về kinh thành để ban thưởng. Nhưng từ trên mây cao Ngọc Hoàng đã cất tiếng gọi ta rồi.

Gửi dân lời chào bố mẹ, ta một mình một ngựa lên núi. Lên đến đỉnh, ta cởi áo giáp vắt trên ngọn cây cao, ngựa sắt cất cánh từ từ bay vào không gian.

Thế đấy các cháu ạ. Nhiều người hỏi ta sao không ở lại mà lãnh thưởng, ta đã bảo họ rằng : ta tuy có tiêu diệt được nhiều quân giặc thật, nhưng chiến công này trước hết thuộc về cha mẹ nuôi ta, về dân làng Phù Đổng đã góp gạo, góp cà nuôi ta không lớn, về nhân dân khắp nơi đã không quản hiểm nguy, theo ta đi đánh đuổi quân thù.

6 tháng 10 2017

I. Mở bài

Thời gian và không gian xảy ra câu chuyện: Đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng.

II. Thân bài

1. Gốc tích lạ lùng của Thánh Gióng

-  Hai ông bà đã già, chưa có con.

-  Bà lão giẫm lên một dấu chân khổng lồ, về nhà thụ thai.

-  Mười hai tháng sau bà sinh một đứa con trai.

-  Khi ba tuổi chú bé vẫn chưa biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi.

2.  Thánh Gióng nói được và lớn nhanh nhưthổi

-  Giặc Ân xâm lược, thế giặc mạnh, vua cho sứ giả đi tìm người tài.

- Chú bé bỗng nhiên nói được, nhờ mẹ mời sứ giả. Nói với sứ giả đúc ngựa sắt, áo giáp sắt, roisắt.

- Chú bé lớn nhanh như thổi, ăn không đủ no. Dân làng góp thóc gạo nuôi chú.

3.  Thánh Gióng đánh giộc và bay về trời

- Giặc đến chân núi Trâu. Sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến.

- Chú bé vươn vai thành tráng sĩ khổng lồ, vỗ vào mông ngựa, ngựa hí vang. Tráng sĩ mặc giáp, cầm roi, cưỡi ngựa ra trận.

- Ngựa xông vào giặc; tráng sĩ cầm roi đánh giặc, ngựa sắt phun lửa thiêu giặc. Giặc chết như rạ.

-  Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ tre đánh giặc.

- Đuổi giặc đến chân núi Sóc, tráng sĩ lên núi, cdi áo để lại cùng ngựa bay lên trời.

-  Vua phong tráng sĩ là Phù Đổng Thiên Vương, lập đền thờ.

III. Kết bài

Hiện nay ở làng Phù Đổng vẫn còn đền thờ Thánh Gióng, những bụi tre đằng ngà, những hồ ao liên tiếp lưu giữ dấu chân ngựa của Thánh Gióng đi qua.

10 tháng 12 2017

I. Mở bài:

+) Các cháu của Hùng Vương hỏi tại sao nhân dân ta có tục làm bánh chưng ngày tết.

+) Trả lời và kể

II. Thân bài

1. Vua Hùng Vương nói cuộc thi.

- Vua đã già, muốn chọn người con xứng đáng để truyền ngôi.

- Vua truyền gọi các con.

+ Ngôi vua đã truyền được sáu đời.

+ Người nối vua phải nối chí vua.

+ Ai làm cỗ lễ Tiên Vương vừa ý, sẽ được nối ngôi.

- Các con thay nhau làm cỗ quý, hy vọng ngôi báu về mình.

2. Lang Liêu làm cỗ

- Lang Liêu là con thứ 18, mồ côi mẹ, chăm lo đồng áng, không biết lấy gì để làm cỗ quý.

- Thần báo mộng: không có gì quý bằng gạo, hãy lấy gạo làm bánh.

- Lang Liêu lấy gạo làm hai loại bánh, một loại dùng gạo nếp, nhân đậu xanh và thịt, bọc lá, hình vuông, nấu kỹ, một loại dùng gạo nếp đồ chính, giã nhuyễn, hình tròn.

3. Lang Liêu được chọn nối ngôi cha.

- Ngày lễ Tiên Vương, các quan lang mang đến các thứ cỗ quý, chẳng thiếu thứ gì.

- Vua Hùng xem bánh của Lang Liêu. Lang Liêu kể lại lời thần dạy. Vua chọn hai thứ bánh đó để cúng Trời Đất và Tiên Vương.

- Lễ xong, đem bánh ra ăn cùng quần thần.

- Vua nói: Bánh hình tròn tượng trưng cho Trời, bánh hình vuông tượng trưng cho Đất. Lang Liêu sẽ được nối ngôi.

III. Kết luận

Từ đó, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi:

- Bánh chưng, bánh giày không thể thiếu trong ngày tết.

9 tháng 12 2017

Ngày xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con.

Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng: “Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho”.

Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng.

Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ. Vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nào.

Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: “Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành.”

Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dầỵ Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái.

Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Dầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu con trai thứ 18.

Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.

23 tháng 10 2016

Mở bài

Giới thiệu qua về / cô giáo mà em sắp kể.

- Kể lại hoàn cảnh và ấn tượng khiến em kính trọng và quý mến cô / thầy giáo.

Thân bài

: - Miêu tả đôi nét về thầy / cô giáo mà em quý mến. Nên tả những nét độc đáo và ấn tượng của thầy / cô giáo.

- Kể về tính tình, tính cách của thầy / cô giáo.

- Kỉ niệm sâu sắc nhất giữa em và thầy / cô giáo đó là gì?

- Nay đã lên lớp 6, tình cảm của em đối với thầy / cô giáo đó ra sao?

Kết bài: Nêu ra sự kính trọng và yêu mến khi không còn được học với thầy / cô giáo và em sẽ phấn đấu trong việc học tập để không phụ lòng thầy / cô.

23 tháng 10 2016

1. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Truyện xảy ra vào đời Hùng vương thứ sáu, ở làng Gióng, tỉnh Bắc Ninh (cũ), nay thuộc ngoại thành Hà Nội.

- Cậu bé làng Gióng có công đánh đuổi giặc Ân, được nhân dân suy tôn là Thánh Gióng.

2. Thân bài:

* Diễn biến của truyện :

- Hai vợ chổng già không có con.

- Một hôm bà vợ ra đổng, thấy vết chân lạ rất to, liền dặt bàn chân vào ướm thử.

- Bà thụ thai, sinh ra một đứa con trai.

- Lên ba tuổi, đứa bé không biết đi, không biết nói.

- Giặc Ân xâm phạm bờ cõi nước ta.

- Vua sai sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước.

- Cậu bé chợt cất tiếng nói, bảo mẹ gọi sứ giả vào, nhờ sứ giả tâu với vua cấp cho mình giáp sắt, roi sắt, ngựa sắt để đi đánh giặc.

- Cậu bé lớn nhanh như thổi, cả làng góp gạo nuôi cậu.

- Sứ giả mang các thứ đến. Cậu bé vươn vai thành tráng sĩ, cưỡi ngựa sắt xõng lên đánh đuổi quản thù. Roi sắt gãy, cậu nhổ tre đánh tiếp.

- Đuổi giặc đến chân núi Sóc, tráng sĩ cởi giáp sắt bỏ lại, cưỡi ngựa bay lên trời.

3. Kết bài:

* Kết thúc truyện:

- Vua ghi nhớ công lao cứu nước của Gióng, phong cho là Phù Đổng Thiên vương và lập đến thờ.

- Tháng tư hằng năm, làng mở hội lớn.

- Tre ở làng Gióng có màu vàng óng là vì ngựa sắt phun lửa.

- Ao hồ liên tiếp là do vết chân ngựa phi để lại.

- Một làng có tên là làng Cháy do lửa từ miệng ngựa phun ra.

14 tháng 10 2019

Bài làm :

Các cháu có biết ta là ai không? Ta chính là Thánh Gióng, người năm xưa đã một mình đánh thắng lũ giặc Ân hung ác. Bây giờ ta sẽ kể cho các cháu nghe về cuộc đời của ta lúc bấy giờ nhé!

Các cháu ạ! Ta vốn là sứ thần của Ngọc Hoàng sai xuống giúp đỡ dân làng đánh đuổi quân xâm lược đang nhăm nhe xâm chiếm nước ta. Muốn được sống cùng với nhân dân, Ngọc Hoàng ra lệnh cho ta đầu thai xuống một gia đình lão nông hiếm muộn đường con cái. Một ngày đẹp trời ta thấy bà lão phúc hậu vào rừng, ta liền hoá thành một vết chân to và bà lão đã tò mò ướm thử vậy là ta đầu thai vào bà cụ. Khỏi phải nói hai ông bà đã vô cùng mừng rỡ khi chờ mãi, sau mười hai tháng ta mới ra đời. Ông bà càng vui hơn khi thấy ta rất khôi ngô tuấn tú. Hai ông bà chăm sóc yêu thương ta hết lòng, ông bà ngày ngày mong ta khôn lớn như những đứa trẻ khác ấy vậy mà mãi đến tận năm ba tuổi ta vẫn chẳng biết cười, nói cũng chẳng biết đi. Các cụ rất buồn, thấy vậy ta rất thương nhưng vì sứ mệnh mà Ngọc Hoàng đã trao cho nên ta vẫn phải im lặng.

Thế rồi giặc Ân đến xâm lược nước ta, chúng kéo đến đông và mạnh khiến ai ai cũng lo sợ. Nhìn khuôn mặt lo âu của dân làng và cha mẹ, ta biết rằng đã đến lúc ta phải ra tay giúp đỡ họ. Một hôm, đang nằm trên giường nghe thấy sứ giả đi qua rao tìm người giỏi cứu nước, thấy mẹ đang ngồi buồn rầu lo lắng, ta liền cất tiếng bảo mẹ:

- Mẹ ơi! Mẹ đừng buồn nữa, mẹ hãy ra mời sứ giả vào đây cho con nói chuyện.

Nghe ta cất tiếng nói mẹ vô cùng ngạc nhiên, mừng rỡ và mẹ ta càng ngạc nhiên hơn khi ta đòi gặp sứ giả vì đó không phải là chuyện đùa, đọc thấy nỗi lo của mẹ ta vội trấn an mẹ:

- Mẹ đừng lo lắng gì cả cứ ra mời sứ giả vào đây!

Nửa tin nửa ngờ nhưng mẹ ta vẫn vội vã ra mời sứ giả vào. Sứ giả bước vào căn nhà nhỏ tuềnh toàng của cha mẹ ta, ông ta vô cùng ngạc nhiên nhìn thấy ta lúc này vẫn chỉ là thằng bé nằm ở trên giường, sứ giả có vẻ không tin tưởng lắm nhưng khi nghe ta nói: "Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này". Nghe những lời nói đầy quả quyết của ta sứ giả hiểu rằng ta không phải là một đứa trẻ bình thường, sứ giả vội vã trở về tâu với vua và vua cũng vui mừng truyền thợ giỏi ở khắp nơi đến làm gấp những thứ ta cần. Ai ai cũng phấn khởi khi thấy vua đã tìm được người tài.

Còn ta khi sứ giả đi rồi ta liền vùng dậy và vươn vai mấy cái đã thành người lớn. Ta bảo mẹ nấu cho ta nồi cơm ăn cho no để chuẩn bị đi đánh giặc. Mâm cơm vừa bưng lên ta ăn một loáng đã hết nhẵn mà chẳng thấy no gì cả, mẹ lại đi nấu nồi khác cho đến khi nhà không còn gì để ăn. Ta ăn vào bao nhiêu thì lớn như thổi bấy nhiêu, đến nỗi quần áo phải thay liên tục. Mẹ ta thấy ta ăn ba nhiêu cũng chưa no trong khi gạo thì đã hết, bà cụ liền chạy nhờ bà con hàng xóm. Bà con đều vui lòng giúp mẹ ta vì biết ta là người sẽ đi đánh giặc cứu dân làng. Mọi người đến nhà ta nườm nượp, người có gạo góp gạo, người có rau, cà góp rau cà, tóm lại ai có gì góp nấy. Mọi người còn đến giúp mẹ ta thổi cơm cho ta ăn, ta ăn bao nhiêu lại to lớn lừng lững bấy nhiêu. Những ngày đó làng ta ai cũng khấp khởi vui mừng vì mong đợi ta nhanh chóng đi giết giặc, cứu nước.

Một ngày, dân làng nhận được tin giặc đã kéo đến chân núi Trâu. Làng ta lại được một phen khiếp sợ, trẻ con kêu khóc, người lớn thì lo âu, các cụ già thì trầm ngâm, ai ai cũng khiếp sợ. Mọi người nhìn ta như cầu cứu. Ta rất hiểu tâm trạng của họ và đúng lúc đó sứ giả đem những thứ ta cần đến. Lúc này, ta vùng đứng dậy, vươn vai một cái đã biến thành một tráng sĩ cao lớn phi thường, thế nên tất cả những thứ sứ giả vừa mang đến chẳng còn vừa với ta nữa. Thấy vậy, mọi người lại tức tốc đi tìm thợ về rèn ngựa sắt, áo giáp sắt cho ta, họ làm ra chiếc nào lại cho ta thử chiếc ấy và ta chỉ khẽ bẻ đã gẫy, mãi sau mới có những thứ vừa với sức ta. Mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng, ta liền mặc áo giáp sắt, tay cầm roi sắt, nhảy lên mình ngựa, oai phong lẫm liệt. Ta nhớ hôm đó bà con ra tiễn ta rất đông mọi người nhìn ta đầy tin tưởng, khắp nơi vang lên lời chúc chiến thắng và ta còn nhìn thấy cả những giọt nước mắt tự hào, yêu thương của cha mẹ ta. Từ biệt bà con xóm giềng, cha mẹ những người đã yêu thương, nuôi nấng, ta thầm hứa sẽ chiến đấu hết lòng để không phụ công của bà con dân làng, cha mẹ.

Sau phút chia tay, một mình một ngựa ta lao thẳng vào trận đánh. Ngựa đi đến đâu phun lửa rừng rực đến đó, lũ giặc vô cùng khiếp sợ. Chúng đổ rạp và tan xác dưới roi sắt của ta và ngọn lửa của con chiến mã. Cả bãi chiến trường đầy thây quân giặc. Đúng lúc thế trận đang lên như vũ bão thì cây roi sắt trong tay ta gẫy gập, ta liền nhổ lấy những khóm tre quanh mình quật liên tiếp vào lũ giặc. Lũ giặc lại được một phen khiếp sợ, rơi vào thế hỗn loạn và chẳng mấy chốc bỏ chạy tan tác khắp nơi. Những tên may mắn sống sót vội vã thoát thân bỏ chạy vào hẻm núi sâu, tìm cách trở về nước. Làng quê sạch bóng quân thù. Tiếng reo vui của dân làng vang lên rộn rã.

Nhìn trăm họ hạnh phúc ta vô cùng sung sướng, vậy là sứ mệnh Ngọc Hoàng giao cho ta đã hoàn thành, chợt nhớ đến cha mẹ già ta cũng muốn về thăm nhưng lời Ngọc Hoàng dặn dò khi hoàn thành sứ mệnh phải trở về trời khiến ta chẳng dám trái lệnh. Nhìn đất nước, dân làng một lần cuối ta thúc ngựa phi lên đỉnh núi, cởi bỏ áo giáp sắt, rồi cả người và ngựa lẳng lặng bay về trời. Ta ra đi nhưng trong lòng đầy tiếc nuối vì không được sống cùng những người dân hiền lành tốt bụng. Dẫu vậy, ta cũng hài lòng vì từ đây ai ai cũng được sống trong cảnh thanh bình, hạnh phúc.

Sau đó, vua đã phong cho ta là Phù Đổng Thiên Vương. Ta cảm thấy rất vui khi được nhận danh hiệu đó, bởi ta đã đem đến sự bình yên và hạnh phúc cho mọi người. Đó chính là điều quý giá nhất đối với ta, nó còn quý hơn cả ngọc ngà châu báu mà nhà vua hứa ban tặng cho ta sau khi đánh thắng quân giặc.

Hok tốt

14 tháng 10 2019

Bài làm :

Các cháu có biết ta là ai không? Ta chính là Thánh Gióng, người năm xưa đã một mình đánh thắng lũ giặc Ân hung ác. Bây giờ ta sẽ kể cho các cháu nghe về cuộc đời của ta lúc bấy giờ nhé!

Các cháu ạ! Ta vốn là sứ thần của Ngọc Hoàng sai xuống giúp đỡ dân làng đánh đuổi quân xâm lược đang nhăm nhe xâm chiếm nước ta. Muốn được sống cùng với nhân dân, Ngọc Hoàng ra lệnh cho ta đầu thai xuống một gia đình lão nông hiếm muộn đường con cái. Một ngày đẹp trời ta thấy bà lão phúc hậu vào rừng, ta liền hoá thành một vết chân to và bà lão đã tò mò ướm thử vậy là ta đầu thai vào bà cụ. Khỏi phải nói hai ông bà đã vô cùng mừng rỡ khi chờ mãi, sau mười hai tháng ta mới ra đời. Ông bà càng vui hơn khi thấy ta rất khôi ngô tuấn tú. Hai ông bà chăm sóc yêu thương ta hết lòng, ông bà ngày ngày mong ta khôn lớn như những đứa trẻ khác ấy vậy mà mãi đến tận năm ba tuổi ta vẫn chẳng biết cười, nói cũng chẳng biết đi. Các cụ rất buồn, thấy vậy ta rất thương nhưng vì sứ mệnh mà Ngọc Hoàng đã trao cho nên ta vẫn phải im lặng.

Thế rồi giặc Ân đến xâm lược nước ta, chúng kéo đến đông và mạnh khiến ai ai cũng lo sợ. Nhìn khuôn mặt lo âu của dân làng và cha mẹ, ta biết rằng đã đến lúc ta phải ra tay giúp đỡ họ. Một hôm, đang nằm trên giường nghe thấy sứ giả đi qua rao tìm người giỏi cứu nước, thấy mẹ đang ngồi buồn rầu lo lắng, ta liền cất tiếng bảo mẹ:

- Mẹ ơi! Mẹ đừng buồn nữa, mẹ hãy ra mời sứ giả vào đây cho con nói chuyện.

Nghe ta cất tiếng nói mẹ vô cùng ngạc nhiên, mừng rỡ và mẹ ta càng ngạc nhiên hơn khi ta đòi gặp sứ giả vì đó không phải là chuyện đùa, đọc thấy nỗi lo của mẹ ta vội trấn an mẹ:

- Mẹ đừng lo lắng gì cả cứ ra mời sứ giả vào đây!

Nửa tin nửa ngờ nhưng mẹ ta vẫn vội vã ra mời sứ giả vào. Sứ giả bước vào căn nhà nhỏ tuềnh toàng của cha mẹ ta, ông ta vô cùng ngạc nhiên nhìn thấy ta lúc này vẫn chỉ là thằng bé nằm ở trên giường, sứ giả có vẻ không tin tưởng lắm nhưng khi nghe ta nói: "Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này". Nghe những lời nói đầy quả quyết của ta sứ giả hiểu rằng ta không phải là một đứa trẻ bình thường, sứ giả vội vã trở về tâu với vua và vua cũng vui mừng truyền thợ giỏi ở khắp nơi đến làm gấp những thứ ta cần. Ai ai cũng phấn khởi khi thấy vua đã tìm được người tài.

Còn ta khi sứ giả đi rồi ta liền vùng dậy và vươn vai mấy cái đã thành người lớn. Ta bảo mẹ nấu cho ta nồi cơm ăn cho no để chuẩn bị đi đánh giặc. Mâm cơm vừa bưng lên ta ăn một loáng đã hết nhẵn mà chẳng thấy no gì cả, mẹ lại đi nấu nồi khác cho đến khi nhà không còn gì để ăn. Ta ăn vào bao nhiêu thì lớn như thổi bấy nhiêu, đến nỗi quần áo phải thay liên tục. Mẹ ta thấy ta ăn ba nhiêu cũng chưa no trong khi gạo thì đã hết, bà cụ liền chạy nhờ bà con hàng xóm. Bà con đều vui lòng giúp mẹ ta vì biết ta là người sẽ đi đánh giặc cứu dân làng. Mọi người đến nhà ta nườm nượp, người có gạo góp gạo, người có rau, cà góp rau cà, tóm lại ai có gì góp nấy. Mọi người còn đến giúp mẹ ta thổi cơm cho ta ăn, ta ăn bao nhiêu lại to lớn lừng lững bấy nhiêu. Những ngày đó làng ta ai cũng khấp khởi vui mừng vì mong đợi ta nhanh chóng đi giết giặc, cứu nước.

Một ngày, dân làng nhận được tin giặc đã kéo đến chân núi Trâu. Làng ta lại được một phen khiếp sợ, trẻ con kêu khóc, người lớn thì lo âu, các cụ già thì trầm ngâm, ai ai cũng khiếp sợ. Mọi người nhìn ta như cầu cứu. Ta rất hiểu tâm trạng của họ và đúng lúc đó sứ giả đem những thứ ta cần đến. Lúc này, ta vùng đứng dậy, vươn vai một cái đã biến thành một tráng sĩ cao lớn phi thường, thế nên tất cả những thứ sứ giả vừa mang đến chẳng còn vừa với ta nữa. Thấy vậy, mọi người lại tức tốc đi tìm thợ về rèn ngựa sắt, áo giáp sắt cho ta, họ làm ra chiếc nào lại cho ta thử chiếc ấy và ta chỉ khẽ bẻ đã gẫy, mãi sau mới có những thứ vừa với sức ta. Mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng, ta liền mặc áo giáp sắt, tay cầm roi sắt, nhảy lên mình ngựa, oai phong lẫm liệt. Ta nhớ hôm đó bà con ra tiễn ta rất đông mọi người nhìn ta đầy tin tưởng, khắp nơi vang lên lời chúc chiến thắng và ta còn nhìn thấy cả những giọt nước mắt tự hào, yêu thương của cha mẹ ta. Từ biệt bà con xóm giềng, cha mẹ những người đã yêu thương, nuôi nấng, ta thầm hứa sẽ chiến đấu hết lòng để không phụ công của bà con dân làng, cha mẹ.

Sau phút chia tay, một mình một ngựa ta lao thẳng vào trận đánh. Ngựa đi đến đâu phun lửa rừng rực đến đó, lũ giặc vô cùng khiếp sợ. Chúng đổ rạp và tan xác dưới roi sắt của ta và ngọn lửa của con chiến mã. Cả bãi chiến trường đầy thây quân giặc. Đúng lúc thế trận đang lên như vũ bão thì cây roi sắt trong tay ta gẫy gập, ta liền nhổ lấy những khóm tre quanh mình quật liên tiếp vào lũ giặc. Lũ giặc lại được một phen khiếp sợ, rơi vào thế hỗn loạn và chẳng mấy chốc bỏ chạy tan tác khắp nơi. Những tên may mắn sống sót vội vã thoát thân bỏ chạy vào hẻm núi sâu, tìm cách trở về nước. Làng quê sạch bóng quân thù. Tiếng reo vui của dân làng vang lên rộn rã.

Nhìn trăm họ hạnh phúc ta vô cùng sung sướng, vậy là sứ mệnh Ngọc Hoàng giao cho ta đã hoàn thành, chợt nhớ đến cha mẹ già ta cũng muốn về thăm nhưng lời Ngọc Hoàng dặn dò khi hoàn thành sứ mệnh phải trở về trời khiến ta chẳng dám trái lệnh. Nhìn đất nước, dân làng một lần cuối ta thúc ngựa phi lên đỉnh núi, cởi bỏ áo giáp sắt, rồi cả người và ngựa lẳng lặng bay về trời. Ta ra đi nhưng trong lòng đầy tiếc nuối vì không được sống cùng những người dân hiền lành tốt bụng. Dẫu vậy, ta cũng hài lòng vì từ đây ai ai cũng được sống trong cảnh thanh bình, hạnh phúc.

Sau đó, vua đã phong cho ta là Phù Đổng Thiên Vương. Ta cảm thấy rất vui khi được nhận danh hiệu đó, bởi ta đã đem đến sự bình yên và hạnh phúc cho mọi người. Đó chính là điều quý giá nhất đối với ta, nó còn quý hơn cả ngọc ngà châu báu mà nhà vua hứa ban tặng cho ta sau khi đánh thắng quân giặc.

_Chúc bạn học tốt_

Thuở xưa ở vùng đất Lạc Việt có vị thần tên là Lạc Long Quân, con trai của thần Long Nữ sống ở dưới biển Đông. Thần hình rồng, sức khỏe phi thường và có nhiều phép lạ. Thỉnh thoảng thần lên sống trên cạn, giúp dân diệt trừ các loài yêu quái như Ngư Tinh, Hồ tinh, Mộc Tinh. thần còn dạy dân cách trồng trọt và sinh sống. Âu cơ là một tiên nữ dòng dõi Thần Nông ở vùng núi cao phương Bắc. Nàng thích ngao du đây đó, những nơi có phong cảnh đẹp. Bên trai tài, bên gái sắc, họ yêu nhau rồi kết thành vợ chồng.  Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con khôi ngô tuấn tú lạ thường. Chẳng cồn bú mớm mà đàn con lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần.  Một hôm, nhớ biển cả và cảm thấy mình không thể sống lâu trên cạn được, Lạc Long Quân đành từ biệt Âu Cơ để trở về chốn thủy cung. Âu Cơ một mình nuôi con.Ngày lại ngày qua, nàng sốt ruột trông ngóng chồng với tâm trạng buồn tủi. Cuối cùng, nàng gọi chồng lên mà than thở : -Sao chàng nỡ bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?! Lạc Long Quân ân cần giải thích: -Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao.Kẻ trên cạn người dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó lòng mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì khó khăn thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn. Âu Cơ nghe theo đưa năm mươi người con lên đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, lập ra nước Văn Lang, đóng đo ở Phong Châu (vùng Bạc Hạc, Lâm Thao, Phú Thọ ngày nay). Triều đình có quan văn, quan võ (Lạc tướng, Lạc hầu). Con trai của vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương. Vua cha chết, con trai trưởng nối ngôi. Mười tám đời vua kế tiếp nhau đều lấy hiệu Hùng Vương. Từ sự tích này mà dân tộc Việt Nam thường nhắc đến nguồn gốc cao quý của mình là con Rồng cháu Tiên. Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều là anh em cùng chung một bọc sinh ra (đồng bào). Các dân tộc đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

DÀN Ý

1. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Truyện xảy ra vào đời Hùng vương thứ sáu, ở làng Gióng, tỉnh Bắc Ninh (cũ), nay thuộc ngoại thành Hà Nội.

- Cậu bé làng Gióng có công đánh đuổi giặc Ân, được nhân dân suy tôn là Thánh Gióng.

2. Thân bài:

* Diễn biến của truyện :

- Hai vợ chổng già không có con.

- Một hôm bà vợ ra đổng, thấy vết chân lạ rất to, liền dặt bàn chân vào ướm thử.

- Bà thụ thai, sinh ra một đứa con trai.

- Lên ba tuổi, đứa bé không biết đi, không biết nói.

- Giặc Ân xâm phạm bờ cõi nước ta.

- Vua sai sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước.

- Cậu bé chợt cất tiếng nói, bảo mẹ gọi sứ giả vào, nhờ sứ giả tâu với vua cấp cho mình giáp sắt, roi sắt, ngựa sắt để đi đánh giặc.

- Cậu bé lớn nhanh như thổi, cả làng góp gạo nuôi cậu.

- Sứ giả mang các thứ đến. Cậu bé vươn vai thành tráng sĩ, cưỡi ngựa sắt xõng lên đánh đuổi quản thù. Roi sắt gãy, cậu nhổ tre đánh tiếp.

- Đuổi giặc đến chân núi Sóc, tráng sĩ cởi giáp sắt bỏ lại, cưỡi ngựa bay lên trời.

3. Kết bài:

* Kết thúc truyện:

- Vua ghi nhớ công lao cứu nước của Gióng, phong cho là Phù Đổng Thiên vương và lập đến thờ.

- Tháng tư hằng năm, làng mở hội lớn.

- Tre ở làng Gióng có màu vàng óng là vì ngựa sắt phun lửa.

- Ao hồ liên tiếp là do vết chân ngựa phi để lại.

- Một làng có tên là làng Cháy do lửa từ miệng ngựa phun ra.

19 tháng 9 2018

“Âm... ầm...ầm”. Từng đợt sóng biển đập vào vách đá gợi cho em nhớ đến cuộc giao tranh ác liệt giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh. Đây là một truyện rất hay mà em luôn nhớ từ thuở ấu thơ. Câu chuyện này đã được bà ngoại em kể vào những đêm trăng sáng khi mọi người ngồi xúm xít trước sân nhà.

Bà ke rằng vào thuở xa xưa, thời vua Hùng Vương thứ mười tám, vua có một người con gái tên là Mị Nương sắc đẹp như tiên giáng trần. Nhà vua rấtl thương con nên muốn tìm gả cho nàng một người chồng tài ba, tuấn tú

Lệnh vua vừa ban ra, các chàng trai từ khắp nơi đều đổ về cầu hôn. Trong số đó, nổi bật nhất là hai chàng trai Sơn Tinh và Thủy Tinh. Sơn Tinh dời núi Ba Vì. Chàng vừa tuấn tú lại vừa tài giỏi khác thường: chỉ tay về phía đông, phía đông biến thành đồng lúa xanh; chỉ tay về phía tây, phía tây mọc lên hàng dãy núi. Còn Thủy Tinh ở tận miền biển Đông, tài giỏi cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Cả hai cùng ngang sức ngang tài và đều xứng đáng với Mị Nương.

Vua Hùng rất băn khoăn không biết chọn ai, bỏ ai. Vua liền triệu tập các quan vào bàn bạc nhưng cũng chẳng có ai nghĩ ra một kế gì hay. Cuối cùng, vua nghĩ ra được một cách và cho vời hai chàng trai vào mà phán rằng:

- Ta đều vừa ý cả hai người nhưng ta chỉ có một người con gái. Vậy vào rạng sáng ngày mai ai mang lễ vật đến trước thì ta gả con gái cho. Lễ cưới phải có đủ: một trăm ván cơm nếp, hai trăm tệp bánh chưng voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.

Mới sáng sớm tinh mơ, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến trước. Vua Hùng giữ đúng lời hứa liền gả Mị Nương cho Sơn Tinh và hai vợ chồng đưa nhau về núi.

Thủy Tinh mang lễ vật đến sau nên không cưới được vợ. Tức giận vô cùng, Thủy Tinh liền đùng đùng mang quân đuổi theo quyết cướp dược Mị Nương. Khi thây vợ chồng Sơn Tinh lên núi, Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão, sấm sét rung chuyển cả đất trời, dâng nưởc sông lên cuồn cuộn. Nước ngập lúa ngập đồng, ngập nhà, ngập cửa..

Sơn Tinh không nao núng một chút nào. Một mặt, chàng dùng phép bốc cao từng quả đồi, dời từng dẫy núi để ngăn chặn dòng nước lũ. Nước dâng cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại làm cho đồi núi mọc cao lên bấy nhiêu. Mặt khác, chàng tung ra đội quân sư tử, voi, cọp báo... để chống lại đoàn quân thuồng luồng, cá, tôm, cua... của Thủy Tinh. Hai bên đánh nhau ác liệt hết ngày này qua ngày khác ròng rã suốt mấy tháng liền. Thiệt hại người và của vô số kể. Cuối cùng, Thủy Tinh cũng đành thua trận rút quân về biển.

Với lòng hận thù triền miên nên từ đó về sau không năm nào Thủy Tinh không làm mưa bão, dâng nước lên để đánh Sơn Tinh, gây nên cảnh lụt lội, phá hoại nhà cửa, mùa màng của nước ta. Song, lần nào cũng vậy, Thủy Tinh lua thua trận và đành phải rút lui.

Kể xong câu chuyện, bà âu yếm xoa đầu em và nói: “Cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh thật ác liệt phải không các cháu? Hình ảnh này đã giải thích hiện tượng bão lụt xảy ra hằng năm suốt mùa mưa ở khăp vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài ra, truyện còn nói lên ước mơ của ngươi dân muốn chiến thắng bão lụt để bảo vệ cuộc sống lao dộng của mình. Các cháu có hiểu không?”

Dàn ý:

I. Mở bài

Thời gian và không gian xảy ra câu chuyện: Đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng.

II. Thân bài

1. Gốc tích lạ lùng của Thánh Gióng

-  Hai ông bà đã già, chưa có con.

-  Bà lão giẫm lên một dấu chân khổng lồ, về nhà thụ thai.

-  Mười hai tháng sau bà sinh một đứa con trai.

-  Khi ba tuổi chú bé vẫn chưa biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi.

2.  Thánh Gióng nói được và lớn nhanh nhưthổi

-  Giặc Ân xâm lược, thế giặc mạnh, vua cho sứ giả đi tìm người tài.

- Chú bé bỗng nhiên nói được, nhờ mẹ mời sứ giả. Nói với sứ giả đúc ngựa sắt, áo giáp sắt, roisắt.

- Chú bé lớn nhanh như thổi, ăn không đủ no. Dân làng góp thóc gạo nuôi chú.

3.  Thánh Gióng đánh giộc và bay về trời

- Giặc đến chân núi Trâu. Sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến.

- Chú bé vươn vai thành tráng sĩ khổng lồ, vỗ vào mông ngựa, ngựa hí vang. Tráng sĩ mặc giáp, cầm roi, cưỡi ngựa ra trận.

- Ngựa xông vào giặc; tráng sĩ cầm roi đánh giặc, ngựa sắt phun lửa thiêu giặc. Giặc chết như rạ.

-  Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ tre đánh giặc.

- Đuổi giặc đến chân núi Sóc, tráng sĩ lên núi, cdi áo để lại cùng ngựa bay lên trời.

-  Vua phong tráng sĩ là Phù Đổng Thiên Vương, lập đền thờ.

III. Kết bài

Hiện nay ở làng Phù Đổng vẫn còn đền thờ Thánh Gióng, những bụi tre đằng ngà, những hồ ao liên tiếp lưu giữ dấu chân ngựa của Thánh Gióng đi qua.