Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Phần Mở bài
- Làng que em có rất nhiều ao hồ. Vì vậy, em đã nhiều lần được quan sát những người câu cá bên bờ hồ hoặc bờ ao.
- Trong tất cả hình ảnh những người câu cá đã quan sát được, em ấn tượng nhất trước hình ảnh một cụ già ngồi câu cá bên bờ hồ sen ở đầu làng em.
2. Phần Thân bài
a). Tả khung cảnh chung
- Một buổi chiều mùa thu, khí trời mát mẻ.
- Bầu trời mùa thu cao xanh không một gợn mây.
- Từng đàn chim đang bay liệng trên tầng không.
- Trên bãi cỏ gần hồ sen, từng tốp bạn trạc tuổi em đang chăn trâu.
- Thỉnh thoảng có làn gió thu nhẹ thổi. Theo làn gió, hương dịu mát của hồ sen bay tỏa khắp xóm làng.
b). Tả ngoại hình
- Bên bờ hồ sen ngát hương, một cụ già đang buông cần câu cá.
Ông cụ khoảng hơn 70 tuổi. Khuôn mặt cụ hơi vuông, da rám nắng trỏng gần như màu nâu đồng bóng, khỏe mạnh.
- Mắt cụ hiền từ hơi nheo lại. Lông mày đậm đa bạc màu. Râu, tóc cụ đã bạc trắng.
- Cụ mặc bộ ba ba màu nâu.
- Cụ vắt trên vai chiếc khăn lau mặt bóng màu trắng.
- Cụ đi đôi dép nhựa cũng màu nâu.
- Nhìn dáng vẻ của cụ, em thấy cụ thật đẹp lão, cái đẹp mộc mạc giản dị chân chất của một cụ già miền Bắc đã trái qua những tháng năm lao động trên đồng ruộng.
c). Tả hoạt động
Em thấy cụ già đặt một hộp nhựa nho nhỏ đựng mồi câu xuống bờ cỏ. Lại gần nhìn, thì ra, mồi câu là những con giun đất nhỏ đang còn sống. Bên cạnh hộp mồi là một chiếc giỏ nho nhỏ đan bằng nan tre.
Cụ lấv cần câu ra. Chiếc cần dáng cong cong như lưng con tôm. Phía đầu cần buộc một sợi dây cước nhỏ màu trắng. Khoảng gần giữa sợi dây có một cái phao nhỏ màu trắng được làm bằng ruột cây đay.
- Cụ thong thả lấy một chú giun nhỏ móc vào lưỡi câu. Cụ từ từ buông lưỡi câu xuống nước.
- Hồ sen nước trong vắt nên em có thể nhìn thấy chú giun đất đang cựa quậy ở lưỡi câu.
Chính sự cựa quậy của chú giun đất đã thu hút một đàn cá rô bơi ngang qua đó. Chúng đâu biết đó là một cái bẩy đang chờ chúng.
- Một chú cá rô cứ bơi gần, bơi gần lại rồi bất ngờ đớp “bập” một cái. Cái phao bị cá kéo làm chìm xuống dưới mặt nước.
- Cụ già chưa nhấc cần câu lên ngay mà cứ cầm cần câu rê rê.
Chờ cho chắc chắn cá đã mắc vào lưỡi câu, cụ từ từ nâng cần lên.
Một con cá rô to bằng bàn tay béo vàng.
- Cụ già nhẹ nhàng gỡ lưỡi câu ra khỏi miệng cá rồi bỏ cá vào trong cái giỏ tre đặt bên cạnh hộp mồi. Em thấy cụ rất vui, có lẽ vì mới thả câu một chút mà cụ đã câu được một con cá rô to vàng như vậy. Điêu đó cho cụ niềm tin về một buổi câu thành công. Chiều tối về, cả nhà cụ sẽ có một bữa cơm với những chú cá rô kho khế ngọt lịm và mềm tươm hoặc một đĩa cá rô rán (chiên) giòn ươm.
Cụ già lại bắt một chú giun con móc vào lưỡi câu...
3. Phần Kết bài
Hình ảnh cụ già nhàn nhã ngồi câu cá bên hồ sen vào một chiều thu là một hình ảnh rất dẹp.
Hình ảnh đó góp phần làm cho bức tranh buổi chiều của làng quê đẹp trọn vẹn hơn.
Em yêu lắm cảnh quê hương em, yêu lắm cảnh buổi chiều thu yên ả có cánh chim chao liệng trên tầng không, có đàn trâu thủng thẳng gặm cỏ, có cụ già đẹp phúc hậu giản dị ngồi câu cá bên hồ...
4
Tôi là một người tò mò và rất hay để ý đến mọi vật xung quanh. Thấy điều gì lạ, tôi quyết tìm hiểu cho bằng được. Thế nhưng, có một điều làm tôi luôn băn khoăn và không thể lí giải được, đó là hình ảnh một cụ già cứ mỗi sáng lại đem cần đến câu cá ở cái hồ gần nhà tôi. Hình ảnh cụ ngồi câu toát lên một vẻ gì điềm tĩnh đến kì lạ.
Cái hồ gần nhà tôi rất sạch và đẹp. Nó không rộng lắm nhưng nhờ không khí trong lành nên nó vẫn thu hút cả phố đến tập thể dục vào mỗi sáng. Không chỉ vậy, cái hồ đó còn có khá nhiều cá nên có nhiều người đến câu. Có những người đến câu để cải thiện bữa trưa, có những người đến câu để giải trí.
Nhưng cụ già ấy đến đây câu ắt hẳn không phải vì hai lí do trên. Tôi biết điều đó vì gương mặt cụ không có vẻ gì là vội vã khi cá mắc câu. Và cụ cũng chỉ đi có một mình nên không là đi câu để giải trí, vui vẻ với bạn bè.
Việc câu cá của ông cụ là thế này. Sáng sớm, khi những người đi tập thể dục đến hồ thì cũng là lúc ông cụ chọn được vị trí ngồi cho mình. Cụ thường ngồi dưới một gốc cây to có bóng mát nào đó. Chọn được chỗ ngồi, ông liền bày ra những dụng cụ của mình. Một cái ghế xếp con con vừa đủ ngồi, một cái cần câu tay quay, một cái xô con có ít nước và một túi mồi. Đặt các thứ xuống, ông mắc mồi vào cái lưỡi chùm rồi hơn ngửa người ra sau hất rất mạnh cái cần, quăng chùm mồi cùng dây câu ra xa. Chùm mồi chạm nước làm vang lên một tiếng “bõm” nhẹ nhàng, mặt nước xao động, những vòn tròn đồng tâm lan xa. Xong xuôi, ông gác cần vào bờ, ngồi xuống, hai tay khoanh trước ngực, lặng im.
Bây giờ tôi mới có cơ hội nhìn ông kĩ hơn. Ông đã chừng bảy mươi tuổi nhưng dáng người còn khỏe mạnh, đậm chắc. Ông mặc boojbaf ba nâu kiểu của những cụ già Nam Bộ xưa. Và dù ông đội chiếc mũ nan rộng vành nhưng gương mặt ông, tôi vẫn nhìn rất rõ. Da ông hồng hào, gương mặt trung hậu, chòm râu bạc để dài đến ngực. Và nhất là đôi mắt sáng ngời, tinh anh nhưng luôn phảng phất một nỗi niềm u uẩn.
Đặt cần xong rồi, cụ ngồi im lặng như một bức tượng. Đôi mắt cụ nhìn đăm đăm về một nơi nào không biết. Dáng cụ ngồi đso trầm mặc quá! Có lẽ cuộc đời cụ trải qua nhiều thăng trầm và khi tuổi già đến, những lúc thế này là thời gian cụ chiêm nghiệm về quãnh đời đã qua, về những gì của ngày hôm nay và mai sau. Gương mặt cụ khiến tôi nhớ đến hình ảnh ông tôi những khi ông âm thầm ngắm bức tranh của bà nội.
Chợt chiếc phao khẽ động đây, làn nước bị quấy rối liền lăn tăn gợn sóng. Phải một lát sau, khi chiếc phao bị giật mạnh, cứ nổi lên lại bị giật xuống, ông cụ mới bừng tỉnh. Ông khẽ nhíu mày lắc nhẹ đầu, rồi rất từ tốn nhấc cần lên, quay trục dây khiến chú cá mắc câu tiến gần vào bờ. Một tay giữ lưỡi câu, một tay ông nhẹ nhàng gỡ chú cả ra, thả chú vào chiếc xô nhỏ. Ông lại mắc mồi và quăng dây câu lần tiếp.
Tôi thích nhìn ông cụ câu cá vào mỗi sớm mai như thế. Đã nhiều lần tôi có ý định đến hỏi chuyện ông nhưng lại nghĩ:hãy cứ để hình ảnh ông mãi là bí mật đối với tôi như vậy, có thể tôi sẽ có phút lắng mình để suy tưởng về mọi việc nhiều hơn. Hình ảnh cụ tạo cho tôi một tâm thế bình tĩnh để bắt đầu mọi việc trong một ngày mới.
1
Ông nội của Lâm là cụ Bàng, kĩ sư nông nghiệp, cán bộ hưu trí. Năm nay, cụ vừa tròn 70 tuổi.
Lâm là bạn của em. Thỉnh thoảng em đến chơi nhà Lâm. Lần nào đến chơi, em cũng thấy cụ Bàng ngồi đọc báo, xem sách, hoặc lúi húi trong vườn. Nghe em chào, cụ ngước mắt nhìn, mỉm cười, khen: “Cháu ngoan quá!”.
Tả một cụ già mà em yêu quý và kính trọng
Đăng bởi Bài văn hay | Chuyên mục Văn mẫu lớp 3
Đề bài: Tả một cụ già mà em yêu quý và kính trọng
Bài làm
Ông nội của Lâm là cụ Bàng, kĩ sư nông nghiệp, cán bộ hưu trí. Năm nay, cụ vừa tròn 70 tuổi.
Lâm là bạn của em. Thỉnh thoảng em đến chơi nhà Lâm. Lần nào đến chơi, em cũng thấy cụ Bàng ngồi đọc báo, xem sách, hoặc lúi húi trong vườn. Nghe em chào, cụ ngước mắt nhìn, mỉm cười, khen: “Cháu ngoan quá!”.
Tả một cụ già mà em yêu quý và kính trọng
Cụ Bàng có mái tóc bạc phơ. Mắt cụ thường đeo kính lão. Cụ gầy gò, gương mặt nhăn nheo. Nhưng cụ rất nhanh nhẹn. Mặc bộ quần áo nâu, trông cụ như một lão nông đang làm vườn. Tay cụ cầm kéo, cầm dao. Cụ cắt tỉa, cụ nhổ cỏ… nhanh thoăn thoắt. Vườn cụ Bàng trồng nhiều cây ăn trái: chuối, na, cam, chanh, đu đủ, mít, dừa, xoài,… lúc nào cũng sây hoa trĩu quả. Mùa nào thức ấy, đủ hương vị, ngọt thơm. Có hôm cụ cho em ba trái ổi đào, có hôm cụ cho hai quả na, có hôm cụ cho một quả xoài, một quả đu đủ. Cụ nói: “Cháu cầm về, hai anh em cháu cùng ăn…”. Có hôm cụ hỏi về chuyện học tập, chuyên vui chơi bạn bè ở lớp. Cụ dặn đi dặn lại: “Học trò phải giỏi, phải ngoan…”. Em vòng tay lại, dạ. Cụ xoa đầu khen "ngoan".
Thằng Lâm có lần tâm sự với em: “Hạnh ơi, sau này, tao cũng sẽ thi vào trường Đại học Nông nghiệp, học khoa trồng trọt như ông tao…” Tôi nghĩ: “Nó học giỏi. Nó yêu ông bà nội nó lắm. Chắc là nó sẽ thực hiện được ước mơ đẹp của mình”.
2
Tôi vẫn nhớ mãi lần đầu tiên về quê. Lúc đó tôi sáu tuổi. Trên đường đi, mọi thứ thật mới mẻ làm sao. Khi xe đi trên đường làng, các khóm tre xanh rờn ôm lấy mái đình, mái chùa. Khi xe đỗ, mấy đứa em họ tôi từ trong làng chạy ùa ra. Đám trẻ dẫn mọi người vào nhà. Nhà ông bà không rộng nhưng lại sáng sủa, ấm cúng. Chào ông bà và thắp hương các cụ xong, tôi theo mấy đứa trẻ ra vườn nhà ông bà.
Ánh nắng vàng rực rỡ trùm lên khu vườn. Mây trôi lững lờ. Những vầng mây đó không đủ để che bớt cái nắng chói chang của ngày hè. Gió thổi nhè nhẹ. Khu vườn không rộng nhưng trồng nhiều loại cây, nhiều nhất là cây ăn quả. Mấy đứa em tôi bảo, ông yêu cây lắm, thấy cây nào lạ cũng đem về trồng.
Trong vườn, xanh nhất là cây dủ dẻ. Cây mọc thành bụi rậm, cao lút đầu trẻ con chúng tôi. Những chiếc lá cây màu xanh khoẻ khoắn, mình lá rất cứng, dày đều, cạnh lá trơn láng. Trong tán lá xanh rậm rạp ấy nở nhiều chùm hoa. Năm cánh hoa dủ dẻ màu vàng nhạt, không phải vàng chanh, vàng nghệ, mà là màu vàng của đất. Những cánh hoa rất dày, dày một cách bất thường như được nặn bởi bàn tay khéo léo của những người làm tò he. Hoa không sắc nhưng đầy hương. Dọc hàng rào là những khóm xương rồng cảnh, hoa đủ màu sắc. Góc vườn là cây mít to, sai trĩu quả. Thân cây nâu, có chỗ còn dòng nhựa trắng chảy ra. Cành mít đan xen, lá to như bàn tay người lớn. Từng quả mít nhỏ nằm chen chúc nhau. Hương mít thoang thoảng thật quyến rũ. Đến khi mít chín, quả xanh thẫm. Bên cạnh đó là bụi chuối. Mấy cây chuối mẹ, chuối con đứng quay quần ở góc vườn. Lá chuối to, xoè ra bốn phía, lá non cuộn tròn, dựng đứng lên như cuộn giấy. Lá chuối bóng láng, xanh tươi. Giàn hoa giấy vấn vít leo trên hiên nhà. Hoa màu đỏ thắm, lá xanh tươi. Cạnh hàng rào là một bụi hoa hồng đỏ thắm. Hoa hồng đỏ rực rỡ như muốn ganh đua với sắc đỏ chói chang của ánh mặt trời. Ong bay vòng quanh để lấy phấn hoa và lấy mật. Các chú bướm xanh, bướm trắng bay quanh trên các bông hoa. Mấy giò phong lan rực rỡ được treo trên hàng rào. Hoa phong lan mọc thành từng chùm mềm mại, có phong lan vàng như màu vàng của ánh nắng rực rỡ. Có cành lại trắng muốt, màu trắng của những làn mây. Giữa vườn là một cây nhãn xanh tốt. Hoa nhãn không thơm bằng hoa lan, hoa huệ nhưng tôi cảm nhận được cái mùi thơm phảng phất dịu nhẹ đó. Gần đó là cây ổi. Quả ổi tròn, to mọc thành từng chùm. Kế tiếp đó là mấy cây cau cao ngất ngưởng, thân thẳng đứng. Ông tôi còn trồng rất nhiều loại rau. Luống rau xanh được chia ra hai góc: một góc trồng để bán, một góc để ăn hằng ngày. Những cây rau đay lá xanh mướt. Những cây mùng tơi xoăn, ngọn nhô lên như những chiếc vòi voi bé xíu. Trong vườn, có vài đàn chim sẻ sà xuống ríu rít. Góc vườn phía sau là chỗ nuôi gà. Cô gà mái mơ thấy mồi kêu "tục tục" gọi đàn con lại. Mấy chú gà con rối rít chạy lại, tranh nhau mồi. Khi thấy chúng tôi, đám gà con hốt hoảng chạy về núp dưới cánh mẹ. Gà mẹ xù lông, kêu "quác quác" có ý bảo chúng tôi đi. Trên cành cây treo mấy lồng sáo. Con sáo lông đen mượt, mỏ vàng, chân chì lanh lợi trong chiếc lồng bằng nan tre. Mấy đứa nó bảo, con sáo này khôn lắm, bắt chước tiếng người tốt lắm. Cạnh vườn là ao cá. Trong ao, ông thả cá quả, cá rô, cá chép,… Thế mà tôi câu cả buổi mà chẳng thấy con nào cắn câu. Chị em tôi tha thẩn trong vườn, trò chuyện ríu rít. Nào là chuyện học hành, chuyện ở lớp, đủ thứ chuyện,…
Đã hơn năm giờ chiều, tôi sắp phải về Hà Nội. Khi về, ông bà lại đem quà quê. Nào nếp, nào lạc, gói cho mẹ tôi mỗi thứ một chút để cầm về. Mẹ tôi từ chối thế nào cũng không được. Tôi thích lũ trẻ con dễ gần, thích con đường quê vắng vẻ và đặc biệt là khu vườn nhà ông. Tôi ước mong sao trên thành phố cũng có nhiều khu vườn đẹp như khu vườn nhà ông tôi.
3
Tôi chưa hẳn là đứa con ngoan của mẹ. Bởi cái tính ngang ngạnh của mình mà nhiều lúc tôi khiến mẹ không vừa lòng. Có một lần tôi nhớ mãi, đã hơn một năm trôi qua, mỗi khi nghĩ lại, tôi vẫn hình dung thật rõ hình ảnh mẹ lúc ấy.
Đó là những ngày cuối năm học lớp 5. Do sự rủ rê của bạn bè mà tôi thường trốn học đi chơi. Nhiều lần như thế lặp đi lặp lại, kết quả học tập của tôi sút đi trông thấy. Hình như cô giáo đã trao đổi với mẹ.
Trưa hôm ấy, khi tôi đi học về đã thấy mẹ đợi sẵn ở nhà từ bao giờ. Mọi hôm, mẹ thường về muộn hơn tôi. Biết có chuyện, tôi định lỉnh ra sau nhà, nhưng mẹ đã gọi lại. Mẹ hỏi chuyện học của tôi ở lớp. Lẽ dĩ nhiên là tôi trả lời trơn tru. Khi mẹ yêu cầu tôi đưa bài vở của mình cho mẹ xem, bí quá, tôi gắt lên: “Mẹ không có quyền đòi xem sách vở của con!”. Đang cầm chiếc cặp của tôi trên tay, mẹ sững lại.
Trong đôi mắt mẹ thoáng qua một chút ngạc nhiên. Một chút bối rối. Một chút đau đớn và bực bội. Cái cặp rơi xuống đất sổ tung ra. Những bài kiểm tra điểm 3, điểm 4, những trang vở ghi nghệch ngoạc... như phơi ra. Tôi thuỗn mặt, không còn chối cãi vào đâu được nữa. Mẹ im lặng đi vào buồng khiến tôi đứng như trời trồng giữa nhà.
Buổi trưa hôm ấy trôi qua thật nặng nề. Bố tôi đi công tác chỉ còn tôi và mẹ trong căn nhà rộng thênh. Mẹ lặng lẽ soạn sửa cho bữa cơm trưa. Chỉ một mình, không cần tôi trợ giúp như mọi hôm. Len lén đứng ở cửa bếp nhìn vào, tôi thấy rõ nỗi buồn trên gương mặt mẹ. Đôi tay mẹ cứ làm nhưng ánh mắt của mẹ dường như vô định. Thái độ của mẹ làm tôi thấy sợ. Thường ngày mẹ vui tính, lại hay nói hài hước khiến cả nhà cùng cười. Thế mà hôm nay... Chưa bao giờ tôi có dịp nhìn kĩ mẹ đến vậy. Nước da đã xạm lại. Gương mặt nghiêm nghị đầy những vết nhăn và vết chân chim. Mấy sợi gân xanh nổi lên trên vầng trán rộng. Khuôn miệng không còn tươi thắm như trước.
Tôi chợt muốn oà khóc. Suốt bữa cơm, mẹ im lặng. Thỉnh thoảng mẹ vẫn gắp thức ăn bỏ vào bát cho tôi, nhưng tôi làm sao có thể ăn nổi. Tôi chỉ muốn thốt lên một câu: “Con xin lỗi...”. Nhưng cái tính ngang ngạch của tôi hay nỗi sợ hãi đã làm tôi không thốt thành lời.
Chỉ ăn hết lưng cơm rồi mẹ đặt bát xuống. Hình như mẹ đang nén tiếng thở dài. Chưa kịp nghỉ ngơi, mẹ đã vội đi làm ca chiều, để tôi một mình ở nhà với tâm trạng lo âu, buồn rẫu. Những điểm 3, điểm 4 trong trang giấy kiểm tra bị sổ tung ra nền nhà hồi trưa. Ánh mắt thẫn thờ của mẹ. Chưa bao giờ tôi thấy mình tệ như vậy. Và tôi biết mẹ buồn vì sự sa sút trong học tập của tôi thì ít, còn mẹ đau đớn vì thái độ của tôi thì nhiều. Vắng tiếng cười vui và những câu nói đùa của mẹ, tự nhiên tôi thấy mình đơn độc. Nước mắt cứ thế trào ra.
Tối hôm ấy, mẹ đi nằm sớm, mặt quay vào vách tường, lặng lẽ. Ngập ngừng mãi nơi cửa buồng, tôi mới dám len lén bước vào, ghé xuống nằm bên cạnh mẹ, không nhúc nhích. Nhắm mắt vờ ngủ. Tôi biết mẹ đang rất buồn. “Con xin lỗi mẹ, mẹ ơi!”. Tôi thầm kêu lên trong lòng như vậy. Nước mắt đầm đìa tràn trên má, rơi xuống gối. Tôi thèm được mẹ vuốt ve mái tóc. Tôi thèm được mẹ ôm vào lòng... Bỗng tôi cảm thấy hơi ấm của mẹ thật gần.
Rồi bàn tay khô ráp của mẹ áp vào má tôi, lau những giọt nước mắt cho tôi. Mẹ ôm tôi vào lòng thì thầm: “Ôi, con gái yêu của mẹ! Con ngủ mê rồi đây này!”. Chao ôi! Buồn lòng như vậy mà mẹ vẫn thương tôi vô cùng. Mẹ không hề giận tôi nữa ư? Mẹ đã tha thứ cho tôi rồi ư? Tôi nằm im không nhúc nhích, cứ sợ rằng đó chỉ là giấc mơ...
Thời gian cứ trôi đi. Tôi dần khôn lớn. Nhưng tôi biết rằng hình ảnh mẹ trong cái lần tôi phạm lỗi ấy sẽ đi theo tôi suốt đời, sẽ nhắc nhở tôi sống tốt hơn, sống đẹp hơn. Nhất định như vậy, mẹ ạ!
Nhà em sống trong một con hẻm nhỏ, xung quanh là rất nhiều ngôi nhà của các cụ già. Tuy nhiên mỗi lần đi học ra ngõ, em vẫn thường chú ý đến hình ảnh của một cụ già ngồi bán xôi ở đầu ngõ. Cụ tên Tý, sống cách nhà em 3 nhà. Ngày nào em thấy cụ ngồi bán xôi đầu ngõ.
Cụ Tý năm nay đã hơn 60 tuổi nhưng mái tóc của cụ bạc phơ, trắng như cước. Cụ búi tóc củ tỏi ở trên đầu, và quấn một chiếc khăn. Cụ bảo rằng tóc cụ thưa nên cụ buộc như thế này.
Hằng ngày cụ ngồi bên một chiếc thúng thơm nức mùi xôi xéo, ngày ngày cụ dậy thật sớm để hông xôi mang bán cho mọi người để kiếm tiền trang trải cuộc sống cũng như giết thời gian.
Hàm răng của cụ đã rụng đi mấy chiếc, cụ cứ nhai trầu chóp chép mỗi khi em đi qua. Hàm răng cụ đen nháy vì ngay xưa cụ ăn nhiều trầu.
Đôi bàn tây gầy và xương, thi thoảng còn run run lên vì tuổi cao và sức yếu. Mắt cụ đã mờ đi, tuy nhiên vẫn có thể phân biệt được tiền mỗi khi khách trả. Mọi người vẫn luôn thích ăn xôi ở nhà cụ vì xôi rất dẻo và thơm. Mỗi lần ăn vào là thấy no và ấm bụng.
Cụ vẫn hay mặc những bộ quần áo lụa thời trước nhìn gọn gàng. Thân hình cụ nhỏ, bước đi đã bắt đầu chậm chạp hẳn đi. Mỗi lần cụ bưng thúng xôi ra đầu ngõ bán, cụ bước đi chậm; thi thoảng có nhiều người thấy thế đã đến bê giúp cụ.
Giọng nói của cụ trầm ấm, thi thoảng nói hơi bé nên em không nghe thấy. Mỗi lần em mua xôi ở hàng cụ, cụ thường cho em thêm thật nhiều hành khô, vì em rất thích ăn hành.
Có nhiều hôm trời mưa gió, em đi học ngang qua không thấy dáng cụ, có lẽ thời tiết xấu nên cụ không bán nữa. Những lúc đó em lại thấy nhớ cụ. Một người mà em quen.
Cụ là một người hàng xóm thân thiết và tốt bụng với gia đình em. Em mong cụ luôn khỏe, luôn vui để mọi người lại được ăn xôi do cụ nấu.
Một buổi sáng mùa thu, tiết trời ấm áp, em có dịp quan sát một cụ già đang ngồi câu cá bên bờ hồ.
Hôm đó , cụ mặc bộ đồ bà ba màu xám trắng, tay cầm chiếc cần câu bằng trúc, lóng lánh dưới nắng mai hồng. Cụ trông thanh cao, giản dị và đầy chí khí. Tuy cụ đã ngoài bảy mươi nhưng khuôn mặt vẫn đầy đặn, đẹp lão. Vầng trán cao đã hằn sâu những nếp nhăn. Mái tóc bạc phơ, nhìn cụ như một ông tiên nhân đức. Cụ già thong thả buông cần trúc xuống hồ sen. Trời nước lênh đênh, những chú cá chép lượn lờ trông mây dưới nước, đàn cá rô tung tăng đùa giỡn, cụ lay nhẹ cần câu, mặt nước hồ chao động. Đàn cá liếc mắt nhìn lên thấy chú giun cựa quậy dưới lưỡi câu, chúng lấy làm thích thú. Cụ già đưa tay vuốt nhẹ chòm râu bạc trắng, mắt cụ đăm đắm nhìn lũ cá đang vờn mồi. Cụ vẫn ung dung hút thuốc lào, mùi khói thuốc bay ra quyện với hương sen đang phảng phất. Khói cứ bay cao, lan tỏa trong không gian vắng lặng. Bỗng cụ mỉm cười thật tươi, đôi mắt hiền từ của cụ ánh lên một niềm vui, niềm thú vị, thì ra đó là một chú cá chép vừa rón rén tới cắn câu. Cụ nhanh tay bật mạnh cần câu, chú cá chép vừa nuốt chửng con mồi và cũng vừa được cụ đưa lên bờ, rồi nằm gọn trong giỏ tre của cụ. Chú cá quẫy tũng toẵng. Cụ nói: “Nếu muốn trở về với nước thì cũng nằm đấy mà đợi cụ nhé! “ Lời nói của cụ lúc trong trẻo nghe như tiếng chuông đồng, lúc trầm trầm sâu lắng, rồi cụ bảo em:
– Con có thích cá không?
Em vội trả lời:
– Có ạ! Cụ câu cho con một chú cá rô nhé!
– Vậy thì ngồi đấy mà chờ ông.
Rồi cụ gọi:
– Cá rô ơi; hãy cắn câu đi nào!
Đàn cá rô vẫn vô tư, lượn lờ dưới nước, quanh quẩn bên đài sen để thưởng thức hương thơm. Chú giun vẫn cứ cựa quậy dưới lưỡi câu lóng lánh, cụ già vẫn kiên trì chờ đợi. Mặt hồ trải rộng, mênh mông và gợn sóng. Những đóa sen vẫn rung rinh, gật gù trong gió sớm. Đột nhiên, một chú cá rô dũng cảm đến gần lưỡi câu. Cụ già khẽ bảo em:
– Lần này thì con có cá rô rồi đấy.
Em vui lắm và thầm mong cho cá cắn câu. Cụ già như hiểu ý em, cụ cố nhìn con mồi. Cụ cũng mong có cá rô cho em. Bàn tay xương xương của cụ vẫn nắm chặt lấy cần câu. Bóng cụ trải dài dưới mặt nước trong xanh. Mấy cọng tóc bạc phất phơ trước trán. Cụ vẫn kiên nhẫn, đợi chờ. Lần này trông cụ lo lắng, không còn vẻ ung dung vì sợ em thấy thất vọng. Chú cá rô không cầm lòng trước miếng mồi ngon, chú đớp mạnh còn mồi rồi định tuôn chạy nhưng đâu còn kịp nữa. Chú đã mắc câu. Cụ già bung tay lên hất cần câu lên bờ hồ. Cụ mỉm cười rồi bắt cá bỏ vào chiếc bị cho em. Cụ còn dặn dò em:
– Ông cho cá con đây nhưng con phải hứa với ông là học giỏi đấy!
Em vội đưa hai tay đón lấy cá và cám ơn cụ rối rít: – Con cảm ơn cụ, con sẽ học giỏi ạ! Chào cụ con về ạ Cụ gật đầu khen em ngoan rồi vuốt nhẹ chòm râu. Có lẽ cụ hài lòng…
Em cầm chú cá đi về mà thầm cảm ơn cụ già tốt bụng kia… Lời dặn dò của cụ vẫn còn vang lời dặn dò của cụ già mà em xem như một ông tiên nhân hậu.
Mở bài: Giới thiệu việc tốt mà em đã làm. Kết quả của việc mà em đã làm như thế nào?
Thân bài:
– Việc tốt mà bạn đã làm là gì?
– Thời gian và địa điểm bạn làm công việc đó?
– Có bao nhiêu người hay chỉ mình bạn?
– Có người khác chứng kiến hay không?
– Tâm trạng của người được em giúp đỡ như thế nào?
– Em có vui khi làm công việc đó?
– Đưa ra những suy nghĩ của em sau khi hoàn thành công việc.
Kết bài: Chốt lại vấn đề và đưa ra những việc làm sau này của mình.
viet thanh cau van nhu lan truoc ban ke ve nguoi than !
Tham khảo :
I. Mở bài: Nêu lên vấn đề môi trường và tầm quan trọng của vấn đề.
– Môi trường sống thế giới đang ngày càng ô nhiễm do nhiều yếu tố khác nhau tác động trong đó con người là tác nhân chính.
– Vấn đề môi trường đang được toàn thế giới quan tâm.
II. Thân bài:
1. Nêu lên thực trạng môi trường hiện nay
– Môi trường đang bị tàn phá và ô nhiễm nghiêm trọng do chính con người gây nên.
– Mỗi năm có hàng triệu người tử vong do các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh ung thư….
2. Chứng minh khi con người tàn phá môi trường là tự làm hại bản thân
– Các thành phố lớn chất thải dân cư, chất thải y tế…không được xử lý thải trực tiếp ra môi trường làm cho nguồn đất nguồn nước nhiễm bẩn, độc hại gây nên nhiều bệnh tật khác nhau.
– Khí thải xe máy, ô tô, ngày càng lớn do lưu lượng xe cộ tăng đột biến gây nên các vấn đề bệnh hô hấp.
– Khu công nghiệp, xí nghiệp xả thải nước thải trực tiếp vào các con sông gây nhiễm bẩn nguồn nước, nguồn đất. Khí thải ô nhiễm không khí, thủng tầng ozon…
– Nạn chặt phá rừng bừa bãi, phá hại rừng đầu nguồn gây lũ lụt, sạt lở đất, xói mòn,..ảnh hưởng trực tiếp đến thiên nhiên và con người.
– Khai thác triệt để nguồn tài nguyên từ sông, hồ, biển, đánh bắt tràn lan gây cạn kiệt nguồn sinh thái.
=> Nêu lên nhiều dẫn chứng khác và đi kèm là những tác hại trực tiếp mà con người tạo ra cho thiên nhiên để làm rõ nhận định bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống chúng ta.
3.Hành động của con người
– Kêu gọi con người hành động thiết thực để bảo vệ môi trường sống bắt đầu từ việc nhỏ nhất đó là vứt rác đúng nơi quy định.
– Tuyên truyền, vận động ý thức bảo vệ môi trường cho các em học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
– Tham gia các buổi dọn vệ sinh khu phố, vệ sinh bãi biển..để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
III. Kết bài:
– Bảo vệ môi trường, thiên nhiên chính là trực tiếp bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
– Hãy hành động thiết thực ngay từ hôm nay không bao giờ là quá muộn.
I. Mở bài Nêu lên vấn đề môi trường và tầm quan trọng của vấn đề.
– Môi trường sống thế giới đang ngày càng ô nhiễm do nhiều yếu tố khác nhau tác động trong đó con người là tác nhân chính.
– Vấn đề môi trường đang được toàn thế giới quan tâm.
II. Thân bài
1. Nêu lên thực trạng môi trường hiện nay
– Môi trường đang bị tàn phá và ô nhiễm nghiêm trọng do chính con người gây nên.
– Mỗi năm có hàng triệu người tử vong do các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh ung thư….
2. Chứng minh khi con người tàn phá môi trường là tự làm hại bản thân
– Các thành phố lớn chất thải dân cư, chất thải y tế…không được xử lý thải trực tiếp ra môi trường làm cho nguồn đất nguồn nước nhiễm bẩn, độc hại gây nên nhiều bệnh tật khác nhau.
– Khí thải xe máy, ô tô, ngày càng lớn do lưu lượng xe cộ tăng đột biến gây nên các vấn đề bệnh hô hấp.
– Khu công nghiệp, xí nghiệp xả thải nước thải trực tiếp vào các con sông gây nhiễm bẩn nguồn nước, nguồn đất. Khí thải ô nhiễm không khí, thủng tầng ozon…
– Nạn chặt phá rừng bừa bãi, phá hại rừng đầu nguồn gây lũ lụt, sạt lở đất, xói mòn,..ảnh hưởng trực tiếp đến thiên nhiên và con người.
– Khai thác triệt để nguồn tài nguyên từ sông, hồ, biển, đánh bắt tràn lan gây cạn kiệt nguồn sinh thái.
=> Nêu lên nhiều dẫn chứng khác và đi kèm là những tác hại trực tiếp mà con người tạo ra cho thiên nhiên để làm rõ nhận định bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống chúng ta.
3.Hành động của con người
– Kêu gọi con người hành động thiết thực để bảo vệ môi trường sống bắt đầu từ việc nhỏ nhất đó là vứt rác đúng nơi quy định.
– Tuyên truyền, vận động ý thức bảo vệ môi trường cho các em học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
– Tham gia các buổi dọn vệ sinh khu phố, vệ sinh bãi biển..để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
III. Kết bài
– Bảo vệ môi trường, thiên nhiên chính là trực tiếp bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
– Hãy hành động thiết thực ngay từ hôm nay không bao giờ là quá muộn.
Dàn ý mang tính chất tham khảo, lưu ý khi sử dụng
Sáng nay quả là một buổi sáng đẹp trời. Tôi bước ra khu vườn nhỏ dạo chơi. Chà, không khí thật trong lành, mát mẻ, không gian thật thoáng đãng, ông mặt trời tươi cười ban phát những tia nắng vàng tươi xuống vạn vật. Trên cành cây, những chú chim ca hót líu lo như đón chào một ngày mới. Bỗng tôi nghe thấy tiếng thì thầm trò chuyện của ai đó. Hóa ra đó là cuộc tâm sự giữa một cây non bị bẻ ngọn với một chú sẻ nhỏ.
Lúc ấy, trông cây non rất tội nghiệp nức nở nói với sẻ nhỏ: "Sẻ non ơi, tôi buồn quá!"
-Nhưng vì sao bạn buồn? Sẻ hỏi.
-Cậu thấy đấy, mình không được bà chủ rước về đây trồng như cô bưởi, chị na, bác chuối kia mà mình là cái cây không được ai trồng. Mình có được trên cõi dời này là nhờ một cô bé, cô ấy ăn quả rồi vứt hạt xuống đây. Không những thế mình còn chẳng được ai quan tâm, chăm sóc. Nhưng mình nghĩ số phận mình như vậy phải cố gắng vươn lên. Thế là hằng ngày mình cần mẫn làm việc để nuôi thân. Vậy mà bạn thấy đấy, suốt đêm qua mình đã khóc hết nước mắt, cả đêm không ngủ. Mình đau khổ quá! Cả thể xác lẫn tinh thần. Ước mơ được sống, được mang lại lợi ích cho con người của mình không bao giờ thực hiện được nữa.
Sẻ ân cần:
- Thế ai làm cậu ra nông nỗi này?
Cây non lại tiếp:
- Chiều hôm qua, tôi đang vui đùa cùng chị gió thì có một chú gà trống tham ăn quái ác đến bên tôi và nói: "Cây với trả cối, mày sống làm gì cho vướng mắt, thà cho mày chết đi để rộng chỗ cho ta còn bới run. Ôi, mình được một bữa ngon lành rồi. Thế rồi nó không ngần ngại rỉa ngọn tôi để ăn.
- Thôi, cậu nín đi đừng khóc nữa. Tớ hiểu cả rồi. Loài cây các cậu thật có ích. Không những các cậu mang lại bầu không khí trong lành mà còn mang lại bao trái thơm, quả ngọt cho đời. Không có các cậu thì thử hỏi có còn sự sông này hay không? Thế mà thật đáng trách cho những ai vô tình hay có ý không hiểu được ...
... điều đó mà làm bậy. Thôi, cậu cứ yên tâm, mình sẽ nói cho cô chủ biết và nhờ cô chử chăm sóc cho cậu để cậu nảy mầm mới cậu sẽ lại thực hiện được ước mơ của mình.
Chao ôi, được chứng kiến câu chuyện, tôi cũng thấy nghèn nghẹn ở cổ, sống mũi mình cay cay. Tôi thầm trách mình đã vô tình để xoài phải khổ thế này. Liền chạy ngay đến bên cây xin lỗi và hứa từ nay sẽ chăm sóc cho cây chu đáo.
Câu chyuện thật cảm động phải không các bạn. Qua câu chuyện này tôi khuyên các bạn đừng ai bẻ cành, bứt lá và hãy chung tay xây dựng trái đất mãi mãi một mầu xanh.
Tôi là một cây bàng non mới lớn, trước đây tôi còn sum suê xanh tốt, mơn mởn những chồi mập mạp và sung sức lắm. Vây mà giờ đây, tôi không cầm được nước mắt.
Số là mấy ngày trước đây, các cô cậu choai choai đến liên hoan, tiệc tùng gì đó ở gốc bàng tôi. Dưới trời nắng oi bức thế này, tôi nghĩ cũng thương bèn cố vươn rộng tán nhỏ che chở cho chúng nó. Tự nhiên tôi lại thiếp đi vào giấc ngủ dưới ánh nắng sánh vàng của lão Mặt Trời.
"Rắc! Rắc!" - một tiếng động ghê rợn và cảm giác đau nhói giật lên làm tôi chợt tỉnh. Trời ơi! Còn đâu cành lá mơn mởn! Mới thiếp đi có mội tí thôi mà lũ trẻ đã… đã hành hạ cái thân bàng tôi. Oái! Một đứa đu lên cánh tay tôi, tay tôi đã vốn chẳng chắc khỏe được như mấy bác bàng cổ thụ, đã thế còn bị nó giằng, nó kéo, nó giật, nó đu. Cảm giác đau nhói tiếp tục dày vò cái thân bàng khốn khổ này. Thế rồi như cọng bún, cánh tay tôi oặt xuống, gượng mãi tôi cũng chẳng nhấc nổi lên. Thấy tôi lầm lũi, đáng thương thế này mà chúng còn phá lên cười - những điệu cười xem chừng khoái trá lắm!
Chúng như còn chưa thỏa mãn với sự độc ác này bèn dùng con dao chém vào thân mình tôi. Ối! Ái! Cứ mỗi vết chém là người tôi thắt lại, đớn đau vô chừng. Máu tôi ứa ra, nhuộm trắng một phần thân mình.
Rồi ngón tay tôi, những chiệc lá xanh non của tôi cũng rời khỏi tôi, sao chúng nỡ... Tôi nào có làm điều gì độc ác đâu. Mùa hè tôi che chở cho lũ chúng nó khỏi cái nắng cái gió, mùa mưa tôi hứng những giọt nước mưa lạnh ngắt cho chúng mà giờ chúng nó lại mang đến sự đau đớn, chúng giết tôi. Lòng tôi như se lại: "Sẽ chẳng bao giờ, phải chẳng hao giờ tôi che chở cho lũ trẻ vô ơn này nữa!".
Bỗng đâu lại có một lớp nữa kéo đến. Trong cơn sợ hãi, tôi nhắm tịt mắt lại, chuẩn bị cho cái chết đau đớn và dai dẳng. Tôi vừa giận dữ lại vừa lo lắng.
- Các cậu ngừng ngay đi! Đừng làm cái trò áo độc đó nữa. Bàng là bạn của chúng ta mà! Nếu không tôi sẽ đi mách các thầy cô đó!
Tôi ngạc nhiên quá chừng trước câu nói mang đầy sự nhân ái của một cậu học sinh chừng mười hai, mười ba tuổi.
Tôi chợt hiểu rằng không phải học sinh ai cũng xấu mà chỉ có một số em nông nổi đến mức chơi nghịch ác mà thôi!
Thời gian trôi qua, tôi cũng chẳng còn giận mấy cô cậu đó nữa và cũng khỏe khoắn hơn nhờ bàn tay chăm sóc hiền hậu của bác lao công. Nhưng cái cành giập gãy lủng lẳng thì vẫn không nhấc lên nổi. Các bạn học sinh ơi, đừng có nghịch ác như mấy cô cậu hư kia nhé!
Mở bài: Giới thiệu người định tả.
Bà ngoại là người mà em yêu nhất và cũng là người chăm sóc và cưng chiều em nhất.
Thân bài:
a)Tả hỉnh dáng:
- Bà bao nhiêu tuổi, khoẻ hay yếu, có những nét gì đặc biệt?
(Bà năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng vẫn còn nhanh nhẹn. Bà thường mặc áo bà ba trắng với quần dài đen rất giản dị)
- Những biểu hiện của tuổi già qua mái tóc, nếp nhãn trên mặt, ánh mắt, miệng, răng, lưng, da dẻ, dáng đi...
- Dáng người nhỏ nhắn, thanh tú.
+ Mái lóc dài nhưng bạc phơ giống như những bà tiên trong truyện cổ tích. Khuôn mặt có nhiều nếp nhăn, mỗi khi bà cười những nếp nhăn đó hằn lên rất rõ.
+ Đôi mắt bà còn rất sáng.
+ Nước da đã chuyển sang màu nâu có điểm những chấm đồi mồi.
+ Bàn tay nổi rõ những đường gân xanh.
b)Tả tính tình:
- Những thói quen và sở thích cùa bà: mặc dù đã lớn tuổi, nhưng bà vẫn thích làm việc nhà (quét nhà, nấu cơm). Bà thích ăn trầu mặc dầu chỉ còn vài cái răng. Bà thích trồng cây và chăm sóc cây cối trong nhà.
- Mối quan hệ của bà với con cháu, hàng xóm...
(Bà là người yêu thương con cháu, chăm sóc chúng tôi từng li từng tí, dạy chúng tôi những điều tốt, điều hay. Thường kể truyện cổ tích cho chúng tôi ghe. Đối với hàng xóm bà cư xử rất tốt, ai cũng yêu mến bà).
Kết bài: Tình cảm của em đối với bà.
Em yêu quý bà, mong bà sống thật lâu, thật khoẻ mạnh. Em cố gắng học giỏi để bà vui lòng.
Con người chúng ta trong cuộc sống có biết bao nhiêu là dáng vẻ đẹp từ những cái cao cả cho đến những thú vui ngày thường. Có những dáng vẻ của những anh bộ đội cụ Hồ dù trúng đạn nhưng anh vẫn chết trong tư thế đứng bắn thể hiện một vẻ đẹp bất khuất kiên cường. Và cũng có những dang vẻ của những người mẹ tần tảo nuôi con ru con không quản khó khăn mệt nhọc. Thậm chí khi một cụ già ngồi câu cá cũng để lại những vẻ đẹp. Đó là vẻ đẹp của sự thanh nhàn, giải trí, cũng có thể là lao động của ông già ấy.
Câu cá là một thú vui tao nhã của những cụ già có thời gian. Nó đem lại niềm vui cho những người chân đã yếu, mắt đã mờ không thể lao động được nữa. Đương nhiên nói như thế không phải chỉ có những cụ già mới có thể câu cá mà tất cả những người có hứng thú với nó thì đều câu cá được.
Câu cá đòi hỏi sự kiên nhẫn cho nên những người già khi đã trải qua biết bao nhiêu sóng gió của cuộc đời thì thường sẽ kiến trì hơn. Một cụ già đi câu cá dáng vẻ hiện lên thật sự rất đẹp. Trên mặt hồ với những ngọn sóng lăn tăn gợn những đám bèo xanh non to có, nhỏ cũng có trôi lững lờ tạo nên một nét đẹp quê hương vô cùng hữu tình. Và trên bờ hồ kia hay giữa dòng sông kia có hình ảnh con thuyền nhỏ có một cụ già ngồi tựa gối buông cần đợi cá cắn câu. Những chiếc radio được mở những bài nhạc quê hương cách mạng thật hay. Không khí thanh mát với những làn gió nhẹ nhàng cụ già ngồi trên thuyền nhìn chiếc cành câu để chờ cá cắn. Trong lúc chờ đợi cụ lại nhấp môi chén trà ấm nóng chẹp chẹp miệng như thưởng thức vị ngon của trà. Cũng có thể là cụ đang thưởng thức những thú vui tao nhã của bản thân mình.
Thế rồi dây câu bỗng nhiên dựt dựt ông lão vui mừng tươi cười. Nó không phải nét hớn hở mà nó là một nụ cười đủ thể hiện thấy cụ đã biết cá đã cắn câu. Cụ đã già thế nhưng nhanh như chớp cụ vội hất chiếc cành câu lên. Nhìn cụ bỗng nhiên trông cụ giống như một chiến binh chứ không đơn thuần là một cụ già nữa. Một chú cá to bằng bàn tay người lớn quẫy đuôi muốn thoát. Thế rồi cụ để nó vào một cái xô đã có nước. Cụ tiếp tục cho mồi vào lưỡi câu sắc nhọn ấy sau đó lại thả xuống mặt hồ và tiếp tục nhắm mặt tận hưởng những điệu nhạc quê hương và cụ lại tiếp tục nhấp môi chén trà ấy.
Cứ như thế cụ già cũng câu được những chú cá tiếp thế nhưng khi thôi cụ không mang chúng về mà phóng sinh cho chúng. Đối với tuổi già mà nói thì câu cá không phải để đem về ăn nữa mà chủ yếu đó chỉ là một thú vui tao nhã mà thôi. Hình ảnh cụ hiện lên thật thư thái thanh thản với cuộc sống thường ngày của bản thân mình.
Con người chúng ta trong cuộc sống có biết bao nhiêu là dáng vẻ đẹp từ những cái cao cả cho đến những thú vui ngày thường. Có những dáng vẻ của những anh bộ đội cụ Hồ dù trúng đạn nhưng anh vẫn chết trong tư thế đứng bắn thể hiện một vẻ đẹp bất khuất kiên cường. Và cũng có những dang vẻ của những người mẹ tần tảo nuôi con ru con không quản khó khăn mệt nhọc. Thậm chí khi một cụ già ngồi câu cá cũng để lại những vẻ đẹp. Đó là vẻ đẹp của sự thanh nhàn, giải trí, cũng có thể là lao động của ông già ấy.
Câu cá là một thú vui tao nhã của những cụ già có thời gian. Nó đem lại niềm vui cho những người chân đã yếu, mắt đã mờ không thể lao động được nữa. Đương nhiên nói như thế không phải chỉ có những cụ già mới có thể câu cá mà tất cả những người có hứng thú với nó thì đều câu cá được.
Câu cá đòi hỏi sự kiên nhẫn cho nên những người già khi đã trải qua biết bao nhiêu sóng gió của cuộc đời thì thường sẽ kiến trì hơn. Một cụ già đi câu cá dáng vẻ hiện lên thật sự rất đẹp. Trên mặt hồ với những ngọn sóng lăn tăn gợn những đám bèo xanh non to có, nhỏ cũng có trôi lững lờ tạo nên một nét đẹp quê hương vô cùng hữu tình. Và trên bờ hồ kia hay giữa dòng sông kia có hình ảnh con thuyền nhỏ có một cụ già ngồi tựa gối buông cần đợi cá cắn câu. Những chiếc radio được mở những bài nhạc quê hương cách mạng thật hay. Không khí thanh mát với những làn gió nhẹ nhàng cụ già ngồi trên thuyền nhìn chiếc cành câu để chờ cá cắn. Trong lúc chờ đợi cụ lại nhấp môi chén trà ấm nóng chẹp chẹp miệng như thưởng thức vị ngon của trà. Cũng có thể là cụ đang thưởng thức những thú vui tao nhã của bản thân mình.
Thế rồi dây câu bỗng nhiên dựt dựt ông lão vui mừng tươi cười. Nó không phải nét hớn hở mà nó là một nụ cười đủ thể hiện thấy cụ đã biết cá đã cắn câu. Cụ đã già thế nhưng nhanh như chớp cụ vội hất chiếc cành câu lên. Nhìn cụ bỗng nhiên trông cụ giống như một chiến binh chứ không đơn thuần là một cụ già nữa. Một chú cá to bằng bàn tay người lớn quẫy đuôi muốn thoát. Thế rồi cụ để nó vào một cái xô đã có nước. Cụ tiếp tục cho mồi vào lưỡi câu sắc nhọn ấy sau đó lại thả xuống mặt hồ và tiếp tục nhắm mặt tận hưởng những điệu nhạc quê hương và cụ lại tiếp tục nhấp môi chén trà ấy.
Cứ như thế cụ già cũng câu được những chú cá tiếp thế nhưng khi thôi cụ không mang chúng về mà phóng sinh cho chúng. Đối với tuổi già mà nói thì câu cá không phải để đem về ăn nữa mà chủ yếu đó chỉ là một thú vui tao nhã mà thôi. Hình ảnh cụ hiện lên thật thư thái thanh thản với cuộc sống thường ngày của bản thân mình.
Chúc bạn học tốt
MẪU DÀN Ý BÀI VĂN TẢ LẠI HÌNH ẢNH CỤ GIÀ NGỒI CÂU CÁ BÊN HỒ
1. Phần Mở bài
- Làng que em có rất nhiều ao hồ. Vì vậy, em đã nhiều lần được quan sát những người câu cá bên bờ hồ hoặc bờ ao.
- Trong tất cả hình ảnh những người câu cá đã quan sát được, em ấn tượng nhất trước hình ảnh một cụ già ngồi câu cá bên bờ hồ sen ở đầu làng em
2. Phần Thân bài
a). Tả khung cảnh chung
- Một buổi chiều mùa thu, khí trời mát mẻ.
- Bầu trời mùa thu cao xanh không một gợn mây.
- Từng đàn chim đang bay liệng trên tầng không.
- Trên bãi cỏ gần hồ sen, từng tốp bạn trạc tuổi em đang chăn trâu.
- Thỉnh thoảng có làn gió thu nhẹ thổi. Theo làn gió, hương dịu mát của hồ sen bay tỏa khắp xóm làng.
b). Tả ngoại hình
- Bên bờ hồ sen ngát hương, một cụ già đang buông cần câu cá.
Ông cụ khoảng hơn 70 tuổi. Khuôn mặt cụ hơi vuông, da rám nắng trỏng gần như màu nâu đồng bóng, khỏe mạnh.
- Mắt cụ hiền từ hơi nheo lại. Lông mày đậm đa bạc màu. Râu, tóc cụ đã bạc trắng.
- Cụ mặc bộ ba ba màu nâu.
- Cụ vắt trên vai chiếc khăn lau mặt bóng màu trắng.
- Cụ đi đôi dép nhựa cũng màu nâu.
- Nhìn dáng vẻ của cụ, em thấy cụ thật đẹp lão, cái đẹp mộc mạc giản dị chân chất của một cụ già miền Bắc đã trái qua những tháng năm lao động trên đồng ruộng.
c). Tả hoạt động
Em thấy cụ già đặt một hộp nhựa nho nhỏ đựng mồi câu xuống bờ cỏ. Lại gần nhìn, thì ra, mồi câu là những con giun đất nhỏ đang còn sống. Bên cạnh hộp mồi là một chiếc giỏ nho nhỏ đan bằng nan tre.
Cụ lấv cần câu ra. Chiếc cần dáng cong cong như lưng con tôm. Phía đầu cần buộc một sợi dây cước nhỏ màu trắng. Khoảng gần giữa sợi dây có một cái phao nhỏ màu trắng được làm bằng ruột cây đay.
- Cụ thong thả lấy một chú giun nhỏ móc vào lưỡi câu. Cụ từ từ buông lưỡi câu xuống nước.
- Hồ sen nước trong vắt nên em có thể nhìn thấy chú giun đất đang cựa quậy ở lưỡi câu.
Chính sự cựa quậy của chú giun đất đã thu hút một đàn cá rô bơi ngang qua đó. Chúng đâu biết đó là một cái bẩy đang chờ chúng.
- Một chú cá rô cứ bơi gần, bơi gần lại rồi bất ngờ đớp “bập” một cái. Cái phao bị cá kéo làm chìm xuống dưới mặt nước.
- Cụ già chưa nhấc cần câu lên ngay mà cứ cầm cần câu rê rê.
Chờ cho chắc chắn cá đã mắc vào lưỡi câu, cụ từ từ nâng cần lên.
Một con cá rô to bằng bàn tay béo vàng.
- Cụ già nhẹ nhàng gỡ lưỡi câu ra khỏi miệng cá rồi bỏ cá vào trong cái giỏ tre đặt bên cạnh hộp mồi. Em thấy cụ rất vui, có lẽ vì mới thả câu một chút mà cụ đã câu được một con cá rô to vàng như vậy. Điêu đó cho cụ niềm tin về một buổi câu thành công. Chiều tối về, cả nhà cụ sẽ có một bữa cơm với những chú cá rô kho khế ngọt lịm và mềm tươm hoặc một đĩa cá rô rán (chiên) giòn ươm.
Cụ già lại bắt một chú giun con móc vào lưỡi câu...
3. Phần Kết bài
Hình ảnh cụ già nhàn nhã ngồi câu cá bên hồ sen vào một chiều thu là một hình ảnh rất dẹp.
Hình ảnh đó góp phần làm cho bức tranh buổi chiều của làng quê đẹp trọn vẹn hơn.
Em yêu lắm cảnh quê hương em, yêu lắm cảnh buổi chiều thu yên ả có cánh chim chao liệng trên tầng không, có đàn trâu thủng thẳng gặm cỏ, có cụ già đẹp phúc hậu giản dị ngồi câu cá bên hồ...
1. Phần mở bài:
- Mở đầu bài văn, bạn cần giới thiệu vắn tắt về thời gian, không gian cụ già ngồi câu cá.
2. Phần thân bài:
- Cần làm nổi bật chân dung cụ già với phong thái, dáng ngồi và cách cầm chiếc cần
Ví dụ:
+ Miêu tả khuôn mặt nổi bật của người già (chú ý đôi mắt, chòm râu, mái tóc…).
+ Tư thế ngồi của người già thường là ngồi thấp có thiên hướng người hơi khom xuống vì tuổi tác.
- Miêu tả cử chỉ, hành động của cụ từ xa đến gần.
+ Miêu tả thêm đôi bàn tay của người già và cách cầm chiếc cần câu
+ Làm nổi lên hình ảnh đặc trưng của việc đi câu như: tìm mồi, xâu mồi, cầm cần thả xuông ao, sông, suối...
- Kế đến là phong thái đặc trưng của người già ngồi câu gợi ra điều gì? (sự ung dung tự tại, nhàn nhã, trầm lặng,...).
- Để không gian câu cá thêm sinh động, bạn có thể tả thêm hình ảnh bầu trời, cảnh vật xung quang, cây cối, người qua lại...
- Kết thúc buổi đi câu ra sao, dáng đi và thành quả câu cá có được...
- Những ấn tượng tốt đẹp từ hình ảnh ông cụ đi câu.
3. Phần kết luận:
- Hình ảnh ông lão ngồi câu cá gợi gợi cho em liên tưởng về hình dáng của ông nội, ông ngoại hay một người già nào đó mà em biết.
- Qua đó hình ảnh cụ già, em thấy điều gì tốt đẹp trong cuộc sống...