Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khi bạn thật sự biết mình là con người không hoàn hảo , như vậy có nghĩa là bạn đã hoàn hảo rồi đó , cái đáng sợ nhất là luôn muốn hoàn hảo cho chính mình , và từ đó nó là nguyên nhân bất toàn cho mỗi chúng ta . Như vậy người hoàn hảo là người luôn nhìn thấy cái bất hoàn hảo của chính mình , và từ đó bản thân lo chu toàn ; nhưng luôn biết rằng việc chu toàn này cũng sẽ là việc làm bất hoàn hảo vậy . Như vậy mới thật sự là hoàn hảo .
Đây là lối tư duy quán chiếu tâm thức ; mà Phật đã chỉ bày .
Phải xa lìa cái biết , tâm biết xa lìa cũng xa lìa luôn , cái xa lìa đó cũng phải xa lìa , khi không còn cái gì để xa lìa , như thế mới thật là đã xa lìa trong tâm thức .
Từ khi lọt lòng mẹ con người đã không thể đi và nói, thậm chí có người còn bị dị tật bẩm sinh. Các khả năng sống cơ bản dần hoàn thiện theo thời gian. Đến khi đi học, người thì giỏi toán, người thì giỏi văn, người thì giỏi nhạc, người thì giỏi vẽ… Mỗi người có gia đình, môi trường sống xung quanh và hưởng thụ sự giáo dục khác nhau, nhận thức của mỗi người về thế giới quan khác nhau. Từ đó hình thành nhân cách và tính cách khác nhau. Mỗi người có thể nói là sản phẩm rất đặc biệt của chính cuộc đời mình. Bạn là chính bạn và bạn sẽ không tìm được ai trên thế giới này giống bạn.
Trong suốt cuộc đời của mình, ai trong chúng ta cũng cố gắng phấn đấu để hoàn thiện mình và được hoàn hảo theo cách nghĩ của mình. Thế nhưng, con người không ai là hoàn hảo trong mọi hoàn cảnh, đó là lý do cho mỗi người phấn đấu hoàn thiện mình để trở nên tốt hơn. Ngay cả Đức Phật còn chưa hoàn hảo vì chưa hoàn thành trách nhiệm của mình với gia đình thì những người bình thường như chúng ta làm sao có thể hoàn hảo?
Trong mỗi người luôn tồn tại mặt tốt và mặt xấu đối lập nhau. Nếu mặt tốt lớn hơn mặt xấu thì người đó được cho là người tốt. Ngược lại, mặt xấu lớn hơn mặt tốt thì người đó là người xấu. Chúng ta đừng bao giờ đánh giá bản thân mình hoặc người nào đó chỉ toàn mặt tốt hoặc chỉ toàn là mặt xấu. Có thể trong giai đoạn này người đó là xấu nhưng sau thời gian phấn đấu thay đổi và hoàn thiện mình người đó đã trở thành người tốt.
Cá nhân tôi cho rằng đó là mặt tất yếu của cuộc sống. Chúng ta phải chấp nhận điều đó để có cái nhìn khách quan hơn về những người chúng ta tiếp xúc hàng ngày. Trong môi trường công sở ngày nay và môi trường sống xung quanh gia đình hàng ngày, việc chấp nhận những điểm tốt và xấu của nhau sẽ giúp chúng ta dễ dàng hòa nhập hơn với cộng đồng. Đặc biệt, môi trường công việc đang đòi hỏi phải làm việc theo từng nhóm (teamwork), việc hiểu biết mặt tốt xấu của nhau sẽ giúp chúng ta xây dựng nhóm của mình thành công hơn.
Trước sân nhà em có một cây bàng. Truờng em cũng rất nhiều bàng. Hai bên hè phố nơi em ở lại là những dãy bàng xanh ngút ngái. Những cây bàng đứng đó, nhìn em lớn lên và lưu giữ bao kỷ niệm ấu thơ. Em yêu cây bàng như yêu một người bạn gần gũi nhất, thân thương nhất và không bao giờ vắng mặt trong cuộc sống của em. Vào mùa nào, cây bàng cũng có một vẻ đẹp riêng, khi trẻ trung xanh mướt khi già cỗi, sắt siu. Cây bàng lúc tươi tắn, lúc trầm ngâm, lúc vui, lúc buồn như con người vậy. Em thích nhất là ngắm nhìn cây bàng vào xuân. Đó là mùa hồi sinh của vạn vật. Trong làn mưa bụi, hơi lạnh se se, những chồi non chúm chím hé nở trên những nhành cây gầy mảnh vươn dài, xoè rộng. Màu xanh non nớt, mượt mà ấy làm dãy phố sáng bừng lên sau một mùa đông dài xanh xám. Có lúc em thấy cây bàng đang cháy lên những ngọn nến xanh. Có lúc em lại thấy dường như bàng là một cô gái đang múa đèn duyên dáng. Cây bàng biến hoá với bao hình dáng kỳ diệu. Những chồi bàng lớn rất nhanh. Khi trong những vòm lá bắt đầu lấp ló nhánh hoa li ti ấy là lúc mùa xuân sắp tàn nhường quyền tạo hoá cho mùa hè rực rỡ. Mùa hè sang mang đến cho cây bàng một sức sống mạnh mẽ. Cả phố phường ngợp bóng mát xanh um của những tán bàng toả rợp. Em lại được nô đùa chơi đồ hàng, chơi nhảy dây với lũ bạn dưới gốc bàng. Cây bàng đu đưa, rì rào hiền như một người bạn lớn tốt bụng xoè rộng cánh tay cầm ô che nắng cho chúng em vui chơi. Và mỗi buổi trưa hè, em lại mở cửa sổ ngủ dưới tiếng ve bàng râm ran êm ả, dưới vòm hương lá bàng nồng dịu và những chùm quả xanh non chao chao trong nắng. Lũ trẻ trong xóm em bao giờ cũng háo hức đón cây bàng vào thu. Bởi khi ấy những chùm quả bàng bắt đầu chín toả hương thơm nồng nàn ngai ngái phảng phất quyến rũ khắp phố phường . Em còn nhớ một buổi chiều đi lao động ở trường, cả cô trò tụ tập dưới gốc bàng to nhất sân trường đẩy bàng chín ăn. Cô cứ đẩy được chùm nào cả bọn lại xúm xút tranh nhau. Em cắn ngập răng vào quả chín cảm nhận cái vị ngọt rất riêng, bùi ngùi như vị của nắng thu mà thêm yêu da diết cây bàng thân quen ấy. Cây bàng sần sùi, nâu xám. Mỗi vết nám là một kỷ niệm học trò được lưu giữ . Một ngày nào đó, khi em xa rời mái trường yêu dấu, em sẽ về đây đặt tay lên những vết chai sần này để tìm lại bao ký ức đẹp tuổi thơ. Thương nhất là khi cây bàng vào đông. Dãy bàng ngoài phố thỉnh thoảng lại rùng mình khi cơn gió lạnh lướt qua. Trong nắng đông hao hao, những chiếc lá bàng đỏ sạm buồn buồn. Bà bán xôi đầu ngõ gói xôi bằng chiếc lá đỏ ấy cầm gói xôi vừa thổi vừa ăn, em mới thấy cây bàng dù khi tươi tốt hay khi tàn úa vẫn luôn luôn có ích cho đời. Dưới gốc bàng đơn côi, trơ trọi khẳng khiu ngoài phố, quán cóc mọc lên nhiều hơn, lũ trẻ xóm em ít ngồi chơi hơn. Còn ở sân trường thì thật vắng vẻ. Chúng em chẳng muốn ra ngoài vì lạnh. Lúc ấy trông cây bàng thật tội. Cái dáng gầy guộc, khô se thỉnh thoảng lại lay lay như muốn gọi chúng em “Lại đây chơi với tôi đi, tôi buồn lắm”! Nhưng chắc chắn bàng sẽ vượt qua mùa đông buốt giá một cách dễ dàng thôi. Trong cái giá rét ấy, những nhánh cây ngày nào cũng giơ ngón tay gầy gom nắng đông lại chăm chút, ấp ủ một cái gì đó để khi mùa xuân về thì tách lên những búp nõn xanh tươi. Cây bàng lại hồi sinh, lại bắt đầu một vòng sống mới đẹp đẽ hơn, rực rỡ hơn. Em rất khâm phục sức sống bất diệt của cây bàng. Em yêu cây bàng như yêu một người bạn lặng thầm bình dị và gần gũi. Người bạn ấy lúc nào cũng ở bên cạnh em, có mặt trong cuộc sống của em. Một ngày nào đó, em không còn được ăn trái bàng chín thơm nồng, không được cầm gói xôi bọc lá bàng đỏ đầu đông nóng hổi, không được nghe tiếng ve bàng rộn rã thì cuộc sống khi ấy sẽ tẻ nhạt biết bao. Cây bàng là nhà ở, là phố phường, là trường học, là kỷ niệm...là tất cả những gì mà em gắn bó và yêu quý.
uk bn nhưng mk làm bài rồi,nhưng thui vẫn tick đúng cho bn
chúc bn hok tốt nhé
Trong văn bản Sự giàu đẹp của tiếng Việt, để chứng minh cho sự giàu đẹp của tiếng Việt, tác giả Đặng Thai Mai đã trình bày những ý kiến theo hai phương thức là trực tiếp và gián tiếp.
Phương thức gián tiếp là trình bày các ý kiến về tiếng Việt của người nước ngoài, cả ý kiến của người biết và không biết tiếng Việt. Người không biết tiếng Việt thì căn cứ vào âm thanh mà đưa ra nhận xét rằng “tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc”. Còn những người biết và rành tiếng Việt thì đưa ra những nhận xét cụ thể hơn, rằng “có thể nói đến tiếng Việt như là một thứ tiếng “đẹp” và “rất rành mạch trong lối nói, rất uyển
chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ”. Những nhận xét, đánh giá về tiếng Việt trên đây là hết sức khách quan chứ không phải là nhữnglời khen xã giao của người ngoại quốc, tuy nhiên nó chưa thật sự cho thấy sự giàu đẹp của tiếng Việt.
Để làm rõ hơn, tác giả đã trực tiếp phân tích, miêu tả và đánh giá các yếu tố ngôn ngữ của tiếng Việt trên các phương diện như ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng...
Về ngữ âm, tiếng Việt có hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú và rất giàu thanh điệu, ngoài hai thanh bằng (âm bình và dương bình) còn có bốn thanh trắc. “Do đó, tiếng Việt có thể kể vào những thứ tiếng giàu hình tượng ngữ âm như những âm giai trong bản nhạc trầm bổng”.
Về ngữ pháp, tiếng Việt cũng “dần dần trở nên uyển chuyển hơn, chính xác hơn”.
Về từ vựng, “tiếng Việt qua các thời kì diễn biến của nó tăng lên mỗi ngày một nhiều”, đồng thời tiếng Việt rất gợi hình và giàu nhạc điệu. Tiếng Việt có khả năng lớn trong việc cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt. Tiếng Việt có sự phát triển qua các thời kì lịch sử về cả từ vựng lẫn ngữ pháp.
Từ sự chứng minh đó, tác giả Đặng Thai Mai đưa ra kết luận: “Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó”.
Trong văn bản Sự giàu đẹp của tiếng Việt, để chứng minh cho sự giàu đẹp của tiếng Việt, tác giả Đặng Thai Mai đã trình bày những ý kiến theo hai phương thức là trực tiếp và gián tiếp.
Phương thức gián tiếp là trình bày các ý kiến về tiếng Việt của người nước ngoài, cả ý kiến của người biết và không biết tiếng Việt. Người không biết tiếng Việt thì căn cứ vào âm thanh mà đưa ra nhận xét rằng “tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc”. Còn những người biết và rành tiếng Việt thì đưa ra những nhận xét cụ thể hơn, rằng “có thể nói đến tiếng Việt như là một thứ tiếng “đẹp” và “rất rành mạch trong lối nói, rất uyển
chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ”. Những nhận xét, đánh giá về tiếng Việt trên đây là hết sức khách quan chứ không phải là nhữnglời khen xã giao của người ngoại quốc, tuy nhiên nó chưa thật sự cho thấy sự giàu đẹp của tiếng Việt.
Để làm rõ hơn, tác giả đã trực tiếp phân tích, miêu tả và đánh giá các yếu tố ngôn ngữ của tiếng Việt trên các phương diện như ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng...
Về ngữ âm, tiếng Việt có hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú và rất giàu thanh điệu, ngoài hai thanh bằng (âm bình và dương bình) còn có bốn thanh trắc. “Do đó, tiếng Việt có thể kể vào những thứ tiếng giàu hình tượng ngữ âm như những âm giai trong bản nhạc trầm bổng”.
Về ngữ pháp, tiếng Việt cũng “dần dần trở nên uyển chuyển hơn, chính xác hơn”.
Về từ vựng, “tiếng Việt qua các thời kì diễn biến của nó tăng lên mỗi ngày một nhiều”, đồng thời tiếng Việt rất gợi hình và giàu nhạc điệu. Tiếng Việt có khả năng lớn trong việc cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt. Tiếng Việt có sự phát triển qua các thời kì lịch sử về cả từ vựng lẫn ngữ pháp.
Từ sự chứng minh đó, tác giả Đặng Thai Mai đưa ra kết luận: “Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó”.
Màng nhện cùng với những cuộn giấy dán tường còn dư quấn đầy vào mặt khi tôi tiến sâu vào trong cái nhà kho cũ kỹ. Tôi gạt mọi thứ này ra, cương quyết tiến tới cuối kho để soạn lại mớ hộp đựng giấy tờ hồ sơ của những năm tháng đi dạy học của tôi. Chúng tôi sắp dọn ra nhà mới và cái nhà kho này là cứ điểm cuối cùng. Tôi dang tay vào góc phòng để lôi ra về phía ánh sáng một cái hộp cũ như hơi bị phình ra.
Tôi mở nắp hộp và luồn tay vào bên trong. Thay vì cảm nhận mớ giấy tờ hay hồ sơ như mong đợi, tôi cảm nhận một cái cặp da mềm mà tôi dùng để đựng sách trong suốt 15 năm đi dạy học. Tôi lôi cái cặp ra và sờ vào những cạnh cặp đã bị sờn. Tôi mỉm cười nhớ lại tôi đã ra sức lục soát khắp nơi, kiếm mua cho được một chiếc cặp da thật hoàn hảo để bắt đầu cho sự nghiệp đi dạy học của tôi. Cuối cùng, chỉ trước vài ngày trường khai giảng, tôi đi tản bộ vào một cửa hàng túi xách da và trên kệ có chưng bày một cái cặp da hoàn hảo như là để dành cho tôi vậy. Tôi đeo thử vào và ngắm nghía trước gương, và rất đỗi ngạc nhiên trước những gì mình đang thấy: Cái cặp da hoàn hảo này giống hệt như cái cặp da ba tôi làm cho tôi khi còn bé – cái cặp da mà tôi lấy làm mắc cỡ trong mấy năm trời thời thơ ấu... Không suy nghĩ hơn nữa, tôi mua liền cái cặp da này.
Tự nhiên tôi quên bẵng đi cái chuyện dọn dẹp nhà kho, những suy nghĩ của tôi chợt quay trở về tuần lễ đầu tiên của lớp tư bậc tiểu học. Tôi đang đi từ trường đến cửa tiệm sửa giầy của ba tôi. Khi đi ngang qua cửa sổ của tiệm Woolworth, các đồ dùng học sinh trưng bày trong cửa kính đang quảng cáo nhân mùa tựu trường, khiến tôi bị lôi cuốn vào như có nam châm. Những tờ giấy màu được cắt hình lá, dán khắp trên cửa sổ trưng bày. Nhưng điều thu hút tôi nhất là chiếc cặp màu đỏ được trưng bày trang trọng ngay chính giữa cửa sổ. Cái quai cầm cặp bằng nhựa đỏ bóng loáng, lấp lánh rực rỡ trong ánh chiều tà. Phía trước chiếc cặp có đính một chiếc túi nhỏ đựng bút chì, được đóng lại với một cái zipper có đính miếng kéo màu vàng. Tôi dán dính mặt mình vào cửa kiếng để nhìn cho rõ hai cái dây khóa cặp, cũng làm bằng nhựa đỏ bóng loáng như cái tay cầm cặp, được đặt thật đúng chỗ trên cái nắp cặp. Giá mà tôi đựng sách vở trong cái cặp này, tôi sẽ giống như Mỹ Huyền và những bạn gái khác ở trong lớp. Nhưng tôi cũng biết, mua cái cặp này là chuyện không tưởng. Ba tôi không đời nào chấp thuận.
Tôi trút bỏ cái quai của chiếc cặp màu nâu từ trên vai rồi thả nó xuống đất trước mặt tôi. Da chiếc cặp không chiếu sáng trong ánh nắng, và cái đồ khóa cặp bằng đồng thau thì cũng u tối và chẳng phản chiếu tí nào. Đó, chiếc cặp nằm trước mặt tôi như một con bò già xấu xí, là vật cản trở thầm lặng giữa tôi và chiếc cặp màu đỏ xinh đẹp trong cửa hiệu. Tôi còn nhớ cái ngày ba tôi cho tôi cái cặp này.
“Vô bên trong này với ba đi Trân”, ông nói “Xem ba có làm cái này cho con nè”.
Giọng nói của ba tôi đầy tự hào khi ông chỉ cho tôi một miếng da thuộc thật tốt ông mua để làm chiếc cặp này cho tôi. Khi ông chỉ cho tôi những đường chỉ thật cẩn thận và chắc chắn để giữ chặt cái đồ khóa cặp bằng đồng thau, tôi chỉ thấy đó là những sợi dây màu nâu xâu qua một món đồ xấu xí. Khi ông khoe về cái thiết kế thật đặc biệt mà ông đã khâu lên cái dây quàng vai của chiếc cặp, tôi chẳng thấy gì nhưng chỉ biết là cái dây này cho đến muôn đời cũng không đứt nổi. Khi ông trở cái đáy cặp lên để chỉ cho tôi những cái “chân đế” bằng đồng ông đã gắn vào, mọi sự đối với tôi chẳng qua là một thứ đồ thô thiển làm bằng tay ở nhà và điều này làm cho cái cặp của tôi thật kỳ cục so với đám bạn gái cùng lớp.
“Không có đứa nào trong lớp con có chiếc cặp giống như cái này” ba tôi nói khi trao cho tôi cái cặp và vỗ trên cái đầu cắt tóc chấm ngang vai của tôi.
Và tôi biết điều ba tôi nói là đúng sự thật.
Tôi cần cái cặp màu đỏ. Đứng ngay trước cửa hiệu Woolworth, tôi nhắm mắt cầu nguyện “Chúa ơi, xin cho con cái cặp mà con cần. Cảm ơn Chúa”.
Dầu cố gắng mọi cách, tôi không biết làm sao mở lời với ba tôi rằng tôi không muốn chiếc cặp ba tôi làm cho tôi. Hơn nữa, chiếc cặp màu đỏ giá tới 250 đô la. Tôi biết là ba tôi không có đủ tiền.
Tôi mở cửa vào cửa hiệu sửa giầy của ba tôi và trút chiếc cặp nâu xuống sàn. Tôi hôn và ôm lấy ông. “Hôm nay ở trường ra sao nè?” ông hỏi trong lúc với tay tắt chiếc máy tiện để chúng tôi có thể nói chuyện. Tôi kể cho ba tôi về bài thi đánh vần và cuộc thí nghiệm trong lớp. Ông chăm chú lắng nghe rồi trao cho tôi chiếc bánh táo. Tôi nuốt miếng bánh với ly nước gừng rồi phụ ông bỏ vào thùng và dán nhãn một mớ giầy đã sẵn sàng cho thân chủ tới lấy.
Sáng hôm sau khi tôi thức giấc để đi học, tôi biết trong mọi ngày, ngày hôm nay tôi không thể mang chiếc cặp màu nâu đến trường được. Mỹ Huyền đã mời đám con gái của lớp tư đến nhà để ăn bánh nhẹ với nhau vào buổi chiều sau giờ tan trường. Không phải là lần đầu tiên chúng tôi ăn nhẹ với nhau vào buổi chiều, nhưng vì tôi chưa bao giờ tới nhà Mỹ Huyền. Bạn này rất được mọi người nể nang trong lớp và có đủ mọi thứ trên đời mà người khác mơ ước. Mỹ Huyền có mái tóc óng ánh được cắt theo đúng thời trang tại tiệm uốn tóc nổi tiếng trong vùng và sống trong một căn nhà sang trọng. Ba của Mỹ Huyền làm việc cho một đại công ty và ông này làm việc trong văn phòng. Mỹ Huyền cũng có chiếc cặp đỏ xinh đẹp cộng với cái bao đựng bút chì cũng thật xứng hợp với cái cặp đỏ, mua tại cửa hiệu Woolwotrh.
Cuối cùng thì cái ngày dài nhất ở trường cũng đã chấm dứt và tám đứa con gái chúng tôi đã sẵn sàng để đến nhà Mỹ Huyền. Tôi đã không thất vọng. Nhà của bạn ấy đẹp hơn cả trong trí tưởng tượng của tôi. Tiền sảnh được trang hoàng với hoa tươi và những bộ đèn bằng thủy tinh thật xinh đẹp. Tấm thảm xanh da trời trải rộng trong phòng chơi và những tấm màn thật xứng treo trên khung cửa sổ thật rộng. Cái phòng ăn thì thật là vui mắt. Bàn ăn có trải khăn thêu, với những tách trà bằng sứ có vẽ hình những nụ hồng đỏ thật tinh xảo. Tôi choáng ngợp như có cảm tưởng mình đang thăm một công chúa của triều đình.
Mẹ của Mỹ Huyền đang pha trà vào một ấm trà bằng bạc. Mọi người đều sẵn sàng để ăn bánh với nhau thì cánh cửa trước mở và ba Mỹ Huyền bước vào.
“Chào ba!” Mỹ Huyền chạy tới với cánh tay giang rộng để mừng ông. Không nhìn đến Mỹ Huyền, ông hờ hững vỗ trên đầu bạn “Đừng làm nhăn bộ áo quần của ba” ông nói trong khi lùi lại một bước.
“Ơ.. ơ..xin lỗi ba” Mỹ Huyền nói “Con giới thiệu ba các bạn con”
“Ba không có thì giờ” ông nói, rồi đưa tay mở cặp táp lôi ra một mớ giấy tờ.
“Diễm” ông quay sang gằn giọng với mẹ của Mỹ Huyền “Chuyện gì đang xảy ra vậy?” Ý ông nói về chúng tôi.
“Bộ em cho cả thành phố này ăn hả?”
“Anh Sang!”, bà năn nỉ rồi quay qua chúng tôi “Cô xin lỗi mấy cháu” rồi vội vã rời phòng ăn để đi vào nhà bếp cùng với ông Sang.
Căn phòng ăn xinh đẹp giờ đây vang lên lời qua tiếng lại của ba mẹ Mỹ Huyền.
“Em biết anh muốn yên lặng khi anh về đến nhà?”
“Em biết nhưng em nghĩ lâu lâu thì anh cũng chịu khó một chút” bà nói với giọng xin lỗi.
“Mình đã thỏa thuận rồi là mua cái nhà này là quan trọng. Làm sao anh có thể trả nợ nhà được nếu anh về mà không yên ổn cho anh nghỉ ngơi. Anh muốn tụi nhóc kia cút đi ngay”
Những lời sau đó của mẹ Mỹ Huyền như nghẹn ngào. Rồi sau đó, tiếng cửa nhà bếp đóng sầm lại và những bước chân nặng nề đi lên thang lầu.
Mẹ Mỹ Huyền trở vào phòng ăn. “Cô xin lỗi các cháu” bà nói mà không nhìn chúng tôi. “Thôi các cháu ăn bánh đi, rồi vào phòng Mỹ Huyền chơi, đợi ba mẹ các cháu tới rước về”.
Chúng tôi ăn bánh và uống trà với nhau trong im lặng rồi sau đó kéo nhau vào phòng Mỹ Huyền. Tôi lặng nhìn những đường viền trang trí từ cái trướng trên đầu giường cho đến cái màn trong phòng tắm riêng biệt của Mỹ Huyền. Trong phòng cũng có TV, radio và cái máy hát tối tân. Trong đời tôi chưa bao giờ tôi thấy một cái phòng như thế này. Thật là tuyệt hảo.
Tôi chợt nghĩ đến cái phòng của tôi với bức tường màu hồng, sơn bằng loại sơn mua lúc giảm giá, quá chói sáng nên không thể cho là đẹp được. Sàn phòng cũ kỹ vì có nhiều vết trầy và bàn ghế là loại thừa để lại. Giờ đây, trong phòng của Mỹ Huyền, tôi ngắm nghía từng chi tiết, mà cách đó vài phút, tôi nghĩ rằng tôi sẽ đánh đổi mọi sự để được những thứ này. Trong giây phút đó, tự nhiên những đồ vật sang trọng này cho tôi có cảm giác trống rỗng và sợ hãi.
Tâm trí tôi quay trở về buổi chiều tan trường hôm nọ. Tôi xoa chiếc má vì tấm tạp dề nham nhám cạ vào mặt tôi khi ba tôi ôm tôi. Tôi nhớ cái mùi bánh táo ông mua cho tôi mỗi chiều. Mặc dù có cả một đống giày cao để sửa, ông luôn dừng tay để lắng nghe tôi như thể tôi là người quan trọng nhất trong đời. Ông nhìn vào mắt tôi và lắng nghe tôi về chuyện trong ngày, trong lớp cùng bạn bè của tôi...
Chiếc cặp đỏ của Mỹ Huyền nằm trên chiếc bàn trắng. Tôi lần tay qua cái quai cầm cặp. Có một vài chỗ trầy trên miếng nhựa đỏ chỗ quai cầm. Cái đinh rivet để gắn dây đeo vai vào cặp bị long ra vì sức nặng của những quyển sách. Tới gần, chiếc cặp của Mỹ Huyền, cũng như cuộc đời của bạn ấy, không phải là được trọn vẹn.
Tự nhiên, tôi thèm được về nhà. Tôi muốn chạy về nhà để cầm lại chiếc cặp nâu. Tôi thèm ngồi trong bàn ăn nhà bếp, ăn miếng bánh mì ba tôi tự nhồi bột và ai nấy đều vui vẻ mỉm cười dùng bữa vớI nhau. Tôi chờ đợi từng phút cho đến khi ba tôi đến rước về.
Và như thế, đã bao năm trôi qua, giờ đây tôi đang ngồi mân mê chiếc cặp da nâu cũ trong căn nhà kho của tôi. Những giọt nước mắt lăn dài trên má, rơi xuống chiếc cặp bám đầy bụi. Lần đầu tiên trong đời, tôi nhận ra Chúa đã cho tôi một câu trả lời thật trọn vẹn cho lời cầu nguyện của tôi trước cửa hiệu Woolworth ngày nào. Tôi không bao giờ có được chiếc cặp màu đỏ, nhưng Ngài đã cho tôi những gì tôi cần – và hơn thế nữa. Món quà Ngài cho tôi là tôi đã nhận ra tình yêu không đến trong những tách trà bằng sứ có vẽ những nụ hồng đỏ, hay tình yêu không rót ra từ những ấm trà bằng bạc – cũng không phải cái cặp màu đỏ. Đôi khi tình yêu đến trong những căn nhà tầm thường, chỉ đủ ăn mỗi ngày, bánh tráng miệng là món bánh táo thật giản dị và cặp đi học là cái bị da màu nâu, được khâu bằng tay với cả tình yêu đong đầy. Ngày hôm đó, tôi khám phá ra rằng tình yêu ba tôi dành cho tôi thật vững chải và chân thật giống như miếng da thuộc ông dùng làm chiếc cặp cho tôi.
“À, mà tại sao mình không bao giờ nói cho ba biết về điều này nhỉ?”
Tôi bỏ cái cặp vào lại trong hộp và nhắc điện thoại lên. Tôi muốn nói với ba tôi là tôi yêu ông biết là dường bao cũng như trân quý tình yêu và mọi thứ ông đã làm cho tôi. Nhưng đó không phải là cách của ba tôi hay của tôi. Thay vào đó, tôi muốn bày tỏ tình yêu của tôi theo cách thức mà ba tôi đã bày tỏ đối với tôi.
“Ba ơi” tôi nói khi kéo những dụng cụ làm bánh từ trên đầu tủ xuống “Tối nay ba ghé con. Ba con mình ăn bánh với nhau nhe”. Bánh tôi làm không bao giờ hoàn hảo như bánh bày bán trong các cửa hiệu, nhưng cũng giống như cái cặp đi học của tôi, nó được làm bằng tay với tình yêu đong đầy. Và tôi biết ba tôi chắc cũng hiểu ý tôi.
Trong mỗi công việc, để đạt được thành công, ta cần biết sử dụng phối hợp nhiều đồ dùng khác nhau. Nhưng ở công việc nào cũng cần đến sách vở. Công việc học tập cũng vậy, ta cần có bút, thước, cặp, tẩy…nhưng trong đó quan trọng hơn cả là sách vở. Đó là những người bạn thiết yếu và vô cùng thân thiết đối với mỗi chúng ta.
Em trân trọng và yêu quý sách vở của mình bởi trước hết đó là người thầy của em trong học tập. Không chỉ có lời cô dạy trên lớp mà chúng em còn cần có sách vở. Sách Ngữ văn cho em những bài văn hay thời Đường, thời trung đại, cho em biết những bài ca dao tục ngữ khác nhau. Mỗi khi cầm và đọc sách Ngữ văn em như thấy một tâm hồn nghệ sĩ đang thổn thức trong trái tim mình. Không chỉ yêu sách Văn mà em còn rất thích các cuốn sách khác. Sách Toán cho em những công thức, những con số thú vị và rèn luyện khả năng tư duy suy nghĩ của em. Sách Tiếng Anh không chỉ làm cho em biết thêm được một ngôn ngữ mới mà nó còn rèn luyện cho em tính kiên trì, nhẫn nại. Tiếng Anh còn giúp em hiểu về văn hóa nước bạn để xây dựng tình đoàn kết giữa các quốc gia với nhau. Ngoài các môn học chính thì sách Địa lý còn dạy cho em về các thành phố, quốc gia trên toàn thế giới. Qua việc học địa lý em biết được giới hạn lãnh thổ của quốc gia mình. Biết thêm được các nước láng giềng với Việt Nam như Trung Quốc, Lào, Campuchia.
Sách vở là người thầy của em trong học tập, hơn nữa sách vở còn là người bạn của em trong cuộc sống. Sách vở chia sẻ với em nhiều suy nghĩ, tình cảm của lứa tuổi mình. Khi đọc trong sách Văn học, bắt gặp những suy nghĩ từng có trong mình, những hoàn cảnh mình từng gặp em xúc động vô cùng. Những bài học về đạo đức, kỷ luật về tính đoàn kết tương trợ lẫn nhau trong sách Giáo dục công dân khiến em nhớ đến những năm tháng tuổi thơ đầy kỉ niệm với bạn bè, thầy cô. Đặc biệt, những lúc buồn vui, em đều có thể ghi lại chia sẻ cùng những trang giấy trắng của cuốn nhật kí thân yêu… Sách vở đã cùng em song hành qua những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ.
Đặt tay vào những trang giấy trắng mịn màng với những dòng chữ tròn trịa ngay ngắn thật là thích thú. Những trang sách của ngày hôm nay đã đẹp hơn, trắng hơn, mịn màng hơn những trang sách của ngày hôm qua nhưng qua năm tháng mối gắn bó giữa sách vở và con người vẫn không hề thay đổi. Em cảm thấy hân hoan vui vẻ khi được đọc những trang sách mới. Nhìn những trang sách mới em lại nhớ tới công lao của những con người đã nhọc tâm suy nghĩ để chúng em có trang sách mịn màng. Em ước mơ mai sau sẽ trở thành người in sách để có ích cho cuộc đời.
MB: - Giới thiệu về mẹ.
Đối với tất cả mọi người, người mẹ thật thiêng liêng và cao cả. Dù có thế nào mẹ vẫn luôn rộng lòng tha thứ, bao dung cho chúng ta. Mẹ là người mà ta mãi không quên trong đời.
TB: - Mỗi con người đều có một trái tim cũng như chỉ có một mẹ.
- Tình yêu của mẹ dành cho con ( Mẹ yêu con bằng chính trái tim, cho con những gì mẹ có,...).
- Từ khi mới lọt lòng, chúng ta đã cần những gì ở mẹ ( dòng sữa mẹ, ôm ấp trong vòng tay mẹ, những lời ru của mẹ,...).
- Mẹ luôn vững bước theo sát ta, luôin ủng hộ ta.
- Tình cảm của mẹ dành cho con như thế nào ( thật tha thiết, bao la và ấm áp,...).
- Không chỉ có con người cần mẹ mà muông thú cũng cần mẹ (từ những con hổ dũng mãnh đến những con thỏ yếu ớt đều cần mẹ).
- Mẹ thật quan trọng đối với ta (luôn quan tâm chăm sóc ta và dù có thế nào mẹ vẫn luôn ở bên ta).
KB: Nêu cảm xúc, tình cảm về mẹ.
Cảm ơn mẹ vì những gì mẹ đã làm cho con. Cảm ơn mẹ đã yêu thương, luôn ở bên con.
a: Mở bài
Giới thiệu đối tượng biểu cảm (ai) và tình cảm chung với đối tượng ( yêu quý, tự hào, biết ơn..)
b: Thân bài
Biểu cảm cụ thể về người đó
- Biểu cảm về vẻ đẹp ngoại hình, tính tình, tài năng ( nét tiêu biểu) —> yêu, quý, khâm phục…
- Biểu cảm về đối tượng ở những kỉ niệm sâu sắc (hai, ba kỉ niệm) —> hiểu rõ hơn, yêu quý hơn, khâm phục…
- Biểu cảm về vai trò của người đó đối với mình ( quan trọng thế nào, nếu có, nếu không…)
c: Kết bài.
Khẳng định lại tình cảm yêu quý của mình với đối tượng.
Liên hệ mình cần làm gi để thự hiện tình cảm trên.
Nếu chúng ta biết kiên trì, nỗ lực, có ý chí trong cuộc sống thì chắc chắn chúng ta sẽ thành công trong mọi công việc.
Nếu chẳng may mà có gặp thất bại, khó khăn thì cũng đừng nên nản chí, chính điều đó sẽ rèn luyện cho bạn thêm sắt đá và vững tin vào kết quả cuối cùng.
⇒ Câu tục ngữ: “Có chí thì nên” của cha ông ta từ xa xưa để lại trở thành một chân lí hiển nhiên trong cuộc sống. Câu nói như là một lời nhắc nhở, khuyên dạy mỗi chúng ta về con đường đi đến thành công và tiến tới tương lai.
Mk góp ý nè bn k nên ns bn ý như z
K có phụ nữ xấu chỉ có phụ nữ k bt lm đẹp
Em tham khảo nhé !!!
DÀN Ý
A, MB:
- giới thiệu câu tục ngữ: Từ bao đời nay, câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" vẫn là câu tục ngữ được người dân VN truyền lại để dạy bảo con cháu mình từ thế hệ này sang thế hệ khác. Câu tục ngữ với kết cấu ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ, dễ thuộc đã trở thành bài học đạo lý của mọi người dân VN về thái độ sống ân nghĩa, thủy chung, ân tình, có trước có sau
- Đối với thế hệ trẻ ngày nay, việc sống ân nghĩa, thủy chung, luôn khắc ghi những điều tốt đẹp trong quá khứ chính là một thái độ sống tròn vẹn, một đạo đức tròn vẹn
B, MB:
1. Giải thích câu tục ngữ:
- Đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" câu tục ngữ răn dạy truyền thống tốt đẹp của ông cha ta về thái độ sống ân nghĩa thủy chung, biết ơn quá khứ của con người. Đây là bài học đạo đức mà mỗi người trong cuộc sống đều cần khắc ghi và làm theo.
- câu tục ngữ có ý khuyên nhủ rằng, khi chúng ta hưởng thụ một điều gì đó tốt đẹp, chúng ta cần biết ơn và trân trọng những người có công trong việc tạo ra điều tốt đẹp đó, giống như khi hưởng thụ hoa thơm trái ngọt, uống nước thì phải nhớ đến người đã trồng và nguồn đã tạo ra chúng vậy.
- Đây thực sự là 1 truyền thống tốt đẹp vì nó mang giá trị, vẻ đẹp hồn cốt của dân tộc VN, thuộc về giá trị tinh thần, là chuẩn mực của vẻ đẹp đạo đức mà mỗi người cần trang bị cho mình.
2, Những dẫn chứng minh chứng cho việc nhân dân ta đã làm theo truyền thống ấy:
- Đối với những người có công với cách mạng,gia đình thương binh, liệt sĩ: Nhà nước luôn có chính sách hỗ trợ về mặt tài chính
- Đối với những anh hùng liệt sĩ, nhà nước luôn có những buổi thắp hương tri ân đến tượng đài, phần mộ của họ
3, Mở rộng về học sinh
- Ngày nay, cuộc sống con người được bình yên và no ấm hơn ngày xưa thì mỗi người chúng ta cần biết ơn những thế hệ cha anh đi trước đã có công trong việc gây dựng nền tảng hạnh phúc đó cho thế hệ sau.
- Học sinh có thể tích cực tham gia vào các chương trình tri ân các anh hùng liệt sĩ, người có công cách mạng ở trường học hoặc ở địa phương
c, KB
Tóm lại, truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" chính là một trong những truyền thống tốt đẹp của nhân dân VN. Chính vì vậy, mỗi người dân đều cần học và làm theo truyền thống ấy.
(1) Mở bài: Giới thiệu và nêu tư tưởng chung của câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.
(2) Thân bài:
Giải thích câu tục ngữ:
Uống nước: là việc thừa hưởng, hưởng thụ những thành quả mà người khác tạo ra trong quá trình lao động, đấu tranh.
Nguồn: Nghĩa đen: là nơi bắt nguồn của nguồn nước, Nghĩa bóng: ở đây là để thể hiện cho sự bắt nguồn của thành quả mà mình hưởng.
Nhớ nguồn: nhớ về người đã tạo ra những thành quả lao động
Uống nước nhớ nguồn: Khi nhận những thành quả lao động mà người khác tạo ra, chúng ta phải biết ơn họ, những người đã phải đổ mồ hôi nước mắt để tạo ra được những thành quả tốt đẹp cho chúng ta thừa hưởng ngày nay.
Nhận định, đánh giá câu tục ngữ:
- Ý nghĩa của câu tục ngữ (đặc biệt là trong bối cảnh ngày nay):
Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước. Đây là một lời dạy đúng đắn, sâu sắc của cha ông. Đó cũng là một truyền thống ân nghĩa của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời.
Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.
Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gầy dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là đạo lí tất yếu.
Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cày" phục vụ cho biết bao người “ăn trái".
Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.
- Lên án, phê phán những biểu hiện không biết “uống nước nhớ nguồn”, “ăn cháo đá bát”,…
- Bài học rút ra từ câu tục ngữ:
Chúng ta cần tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc
Cần cố gắng học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thật tốt để góp phần đẩy mạnh đất nước, đưa đất nước ngày càng vững mạnh
Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình và đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài
Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người
(3) Kết bài:
Khẳng định lại tính đúng đắn và giá trị của câu tục ngữ.
Nêu bài học đối với bản thân và con người ngày nay.