Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. Mở bài
– Tuần trước trường em tổ chức tiêm vắc-xin cho học sinh trong trường
– Có rất nhiều cô chú bác sĩ đến nhưng em ấn tượng nhất với cô bác sĩ Hoa người đã khám bệnh cho em.
II. Thân bài
Tả hình dáng
– Dáng người cô thon gọn, hơi cao
– Nước da cô trắng hồng
– Mái tóc đen dài đến ngang lưng được cô cột gọn gàng
– Khuôn mặt cô hình trái xoan
– Đôi mắt cô đen ánh lên vẻ hiền từ
– Đôi môi đỏ đỏ
– Đầu của cô đội một chiếc mũ của các cô chú bác sĩ hay đội, có màu trắng
– Cô mặc trên người bộ quần áo bác sĩ, nhìn cô lại càng đẹp hơn
Thái độ của cô khi khám bệnh
– Cô ân cần khi khám bệnh cho em và các bạn
– Cô hỏi han các bạn về việc học
– Cô nói chuyện vui để các bạn quên đi nỗi sợ phải tiêm
– Cách cô quan tâm hỏi han khi tiêm xong cho các bạn
III. Kết bài
Cô bác sĩ Hoa để lại trong lòng em một ấn tượng rất tốt.
Em cũng mong ước sau này được trở thành một bác sĩ
I. Mở bài: giới thiệu mẹ em lúc chăm sóc em khi bị ốm
Ví dụ: Trong gia đình, em rất yêu mẹ. Mẹ là người luôn ân cần chăm sóc em mỗi khi bị ốm.
II. Thân bài: tả mẹ chăm sóc em khi bị ốm
1. Tả dáng vẻ mẹ lúc em bị ốm
- Mẹ rất lo lắng và hoảng hốt
- Khi em lên cơn sốt mẹ em chạy đôn chạy đáo
- Mẹ chạy đôn chạy đáo để mua thuốc, nấu cháo cho em
2. Tả hành động của mẹ lúc em bị ốm
- Mẹ nấu cháo và bón cho em ăn
- Mẹ mua thuốc cho em
- Mẹ lau người cho em mỗi khi em bị sốt
- Mẹ nhìn em trìu mến
- Mẹ xin cô cho em nghỉ học
- Mẹ chạy tất bật, mẹ vừa chăm sóc em vừa phải làm việc
- Mẹ rất mệt nhưng vẫn không than vãn
- Mẹ luôn luôn quan sát em
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về mẹ khi chăm sóc em bị ốm
Sorry bạn nha!~Mink ko có em gái~
Chúc bạn thành công trong hok tập nha!~
#Mun!~
Mỗi người đều có một gia đình, mái ấm là nơi ta trở về sau những giờ phút mệt mỏi với cuộc sống xô bồ ngoài xã hội kia. Ở đó ta nhận được tình yêu thương, sự sẻ chia, đồng cảm của người thân. Ba mẹ, ông ba, anh trai chị gái...đối với tôi, có một đứa em gái cũng đủ khiến tôi rất hạnh phúc.
15/2 vừa qua là ngày mà Ngọc, em gái tôi, tròn 6 tuổi. Ở độ tuổi mà em còn mang trong mình những nét hồn nhiên, ngay thơ rất đỗi đáng yêu của một đứa trẻ thơ. Ngọc mũm mĩm, mập mập trông rất đáng mến. Đôi mắt trong veo với hàng mi dài là điểm nhấn trên khuôn mặt em, đôi mắt dường như đẫm nước, long lanh khiến cho người đối diện rất có thiện cảm. Cùng với đó là nước da trắng hồng hào cùng đôi má phúng phính khiến em càng ghi điểm trong mắt mọi người. Đó cũng là cội nguồn của cái tên “ Bông tròn” được ra đời. Đôi má ấy luôn khiến mọi người khi gặp bé đều muốn “cắn” yêu một miếng. Bé bé con con, đôi chân lon ton luôn tinh nghịch hiếu động chạy đây đó đi chơi. Hình ảnh một bé gái với mái tóc mềm mại được buộc củ tỏi hai bên đầu luôn in đậm trong tâm trí tôi mỗi khi nhớ về cô em gái Ngọc của mình.
Năm nay Ngọc cũng đã bắt đầu vào học lớp 1. Nhớ những ngày hai chị em cùng học bài, chỉ bài cho em rất vui vẻ. Ngọc tuy bé những rất ham học, những bông hoa điểm mười hay chiếc phiếu bé ngoan luôn được em mang về với niềm hứng khởi trên mặt sau những giờ học trên lớp khiến tôi cũng vui lây. Nét chữ xinh xắn, cùng những lần tập đọc bài của em luôn là những phút giây khiến gia đình tôi tràn ngập tiếng cười vui vẻ.
Học hành chăm chỉ là thế nhưng Ngọc cũng biết phụ ba mẹ dù tuổi còn rất nhỏ. Có những hôm thấy tôi cầm chổi quét nhà, em cũng chạy lại lấy thêm chiếc nữa và tung tẩy hát: “chổi to bà quét sân to, chổi nhỏ bà để dành bé ăn no quét nhà...” khiến ai nhìn cũng thấy vui vẻ trở nên. Đặc biệt em còn rất biết nghe lời, lễ phép, luôn cư xử rất có nề nếp.
Thi thoảng chị em có đi chơi, giải khuây, em luôn miệng kể vè những ước mơ muốn đạt khi lớn lên: làm cô giáo hiền, làm bác trồng hoa cho công viên.....thật bình dị mà trong sáng nhường nào. Những giây phút bên Ngọc luôn là lúc tâm hồn tôi thêm trẻ lại, trong sáng hẳn nhường nào.
Ngọc, cô em gái đáng mến của tôi, cũng là một phần trong kí ức ấu thơ tươi đẹp của tôi. Chỉ mong em luôn khỏe mạnh, ngày một trưởng thành, khôn lớn và mãi mãi là cô em gái yêu quý của chị, của gia đình mình.
Ngày chiến tranh chống giặc Pháp bắt đầu, Lượm vào Huế và tình cờ gặp được người chú của mình. Tuy chỉ mới mười. mười một tuổi nhưng cậu đã xin được theo các chú bộ đội đi làm nhiệm vụ liên lạc và đã được các chú đồng ý. Lượm có vóc người nhỏ nhắn gầy gò nhưng lại dẻo dai, linh hoạt. Nhiệm vụ đi liên lạc là 1 nhiệm vụ nguy hiểm nhưng Lượm lúc nào cũng giữ được vẻ hồn nhiên yêu đời. Lượm mặc bộ đồ đội viên đã sờn cũ, bám bẩn bao nhiêu là khói bom, bụi đường.
Chiếc túi xắc Lượm đeo trên vai lúc nào cũng phồng lên vì đựng nhiều giấy tờ thư từ quan trọng. Chiếc mũ ca-lô được Lượm đội lệch sang một bên trông rất đáng yêu nhưng đồng thời cũng tôn thêm vẻ chững chạc cho cậu. Làn da của Lượm ngăm đen bởi những ngày chạy giữa trời nắng, vượt qua bao nhiêu mặt trận khói đạn mịt mù để giao những bức thư quan trọng cho đồng chí ta. Bởi thế, mái tóc đen của Lượm giờ đây cũng cháy vàng đi. Lượm có đôi mắt to, đen láy với ánh nhìn hồn nhiên, trong sáng nhưng cũng không kém phần thẳng thắn, chững chạc. Mỗi khi cười, đôi mắt ấy híp lại làm vẻ lạc quan, yêu đời của Lượm càng hiện thêm rõ. Lượm có đôi má gầy gò, lại đỏ lên như trái bồ quân mỗi khi cậu cười. Nụ cười của Lượm rất tươi khoe ra hàm răng đã bị súng, bị sâu vài chỗ. Và hình như lúc nào nụ cười đó cũng hiện diện trên môi Lượm.
Khi khoe với chú mình về cuộc sống, công việc của mình ở Đồn Mang Cá, niềm vui thể hiện rõ qua giọng nói khỏe khoắn, hăng hái và đầy sức sống của Lượm.Cậu bé liên lạc nhỏ tuổi hạnh phúc khi được góp phần vào cuộc kháng chiến giành lại Tổ quốc. Thỉnh thoảng, những lúc rảnh rỗi, Lượm thường nhảy chân sáo trên cánh đồng vàng quen thuộc gần Đồn và huýt vang bài hát mà mẹ cậu đã hát ru cậu ngày nào. Lượm muốn được sống ở Đồn Mang Cá hơn là sống ở nhà dù cuộc sống có khắc nghiệt đến đâu. Hằng ngày, Lượm làm nhiệm vụ đi liên lạc. Cậu nhanh tay xắp xếp thư từ, giấy tờ vào chiếc túi xắc của mình sao cho thật ngăn nắp, gọn gàng rồi lại tất bật lên đường đi giao liên. Không sợ bom, khói, Lượm chạy qua mặt trận dưới làn mưa đạn. Trông Lượm thật anh dũng. .
Khuôn mặt không một chút sợ sệt.Đôi chân hoạt động nhanh nhẹn không ngừng nghỉ, luồn lách qua những chỗ nguy hiểm. Lượm cẩn thận không để cho thư từ quan trọng không rơi ra khỏi cái túi xắc. Thỉnh thoảng, khi đến vùng an toàn, Lượm dừng lại nghỉ chân một lúc. Cậu cẩn thận kiểm tra lại giấy tờ rồi tiếp tục lên đường. Khi băng qua cánh đồng lúa,dù Lượm đang tập trung vào nhiệm vụ nguy hiểm nhưng trông cậu như trở lại vẻ hồn nhiên ngày nào. Cảnh thiên nhiên miền quê thanh bình càng làm người ta nhớ lại cậu bé Lượm lạc quan vui vẻ dạo chơi trên cánh đồng lúa chín ngày nào.
Thế rồi một tiếng súng nổ vang vọng cả trời đất. Lượm ngã xuống trên cánh đồng lúa. Dù đã ra đi nhưng hình ảnh cậu nằm trên thảm lúa,tay nắm chặt bông trông thanh thản như đang ngủ. Gió thổi nhè nhẹ làm đồng lúa gợn sóng, vang lên những âm thanh xào xạc như bài ca ru Lượm vào giấc ngủ. Thiên nhiên nhẹ nhàng mở rộng vòng tay ôm Lượm vào lòng. Lượm đã mãi mãi ra đi.
Dù dã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ nhưng hình ảnh cậu bé Lượm hồn nhiên ngày nào sẽ luôn sống mãi trong tim mọi người. Lượm đã truyền tình yêu dân tộc, yêu hòa bình vào mọi người.Lượm quả thật là tấm gương sáng về tình yêu quê hương, đất nước cho chúng em noi theo
Người anh là một người đáng trách nhưng cũng đáng được tha thứ.Vì lúc đầu,tài năng của em gái được phát hiện anh đã ghen ghét và khoảng cách giữa hai anh em ngày càng xa.Nhưng cuối cùng,anh hiểu được tình yêu thương của em dành cho mình nên dần dần hiểu ra,thân thiết với em gái như trước
Lúc đầu người anh trai không muốn đi với gia đình để nhận giải cùng em gái, nhưng trước sự khẩn khoản của người em nên đã đồng ý.
- Khi người anh trai đức trước bức tranh thì tâm trạng của nhân vật đầy biến động:
+ Đầu tiên, người anh vô cùng ngạc nhiên và xúc động vì chẳng bao giờ nghĩ người trong bức tranh kia chính là cậu ta.
+ Từ ngạc nhiên, người anh cảm thấy ngỡ ngàng vì người trong tranh kì diệu quá, đẹp hơn cả sức tưởng tượng của mình.
+ Cuối cùng là tâm trạng hãnh diện vì có được một cô em gái vừa tài năng lại vừa có tâm hồn đẹp đến vậy.
+ Nhưng cũng chính vào lúc ấy, sự xấu hổ lại từ từ xâm chiếm lấy người anh vì những lúc cư xử không đúng với cô em gái nhỏ. Người anh còn giận chính mình vì chẳng có một chút năng khiếu gì.
=> Bao nhiêu những cảm giác xáo trộn trong lòng khiến người anh.
- Cuối văn bản, câu nói của người anh: "Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy." chính là lúc người anh đã nhận ra những điều không phải của mình. Anh thừa nhận rằng mình không được đẹp như người trong tranh.
=> Đầu tiên là sự ghen tị, xa lánh; sau đó bản thân người anh thấy được sự kém cỏi trong nhân cách của bản thân và thừa nhận sự nhân hậu, tốt đẹp của người em.
Bài học rút ra:
- Trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua những thói xấu như ganh ghét, đố kị hay mặc cảm tự ti để hòa chung niềm vui với mọi người.
- Lòng nhân hậu và sự độ lượng, vị tha giúp con người tự vượt lên bản thân để sống thanh thản, tốt đẹp hơn.
Chú ý: Làm bài văn chứ không lập dàn bài hay lập dàn ý
LẬP DÀN Ý BÀI VĂN KỂ VỀ NHỮNG ĐỔI MỚI QUÊ HƯƠNG EM
1. MỞ BÀI: Quê hương tôi ngày càng đổi mới, phát triển và năng động hơn. Tôi cảm thấy rất vui và hạnh phúc vì điều ấy.
2. THÂN BÀI:
Quang cảnh quê hương ra sao? Những con đường đất đã được thay thế bằng bê tông, phẳng lì, những mái nhà cao tầng mọc lên san sát..
Có rất nhiều những công trình mới được xây dựng như nhà máy, xí nghiệp, đình làng và chùa cũng được tu bỏ cho đẹp hơn..
Người dân không chỉ biết làm ruộng, quanh năm sau lũy tre làng mà đã đi lên thành phố làm việc, làm ở các nhà máy, nhanh nhạy hơn và thích ứng hơn với thời cuộc…
3. KẾT BÀI: Những đổi mới tích cực của quê hương hứa hẹn một tương lai tốt đẹp cho đất nước. Tôi sẽ cố gắng học tập thật tốt để đóng góp một phần sức lực cho quê hương thân yêu.
Soạn bài: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
I. Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
1. Đọc bài văn sau đây và trả lời câu hỏi
Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé nông dân bị gãy đùi đã thể hiện phẩm chất tốt đẹp của người làm thầy thuốc
+ Hết lòng cứu chữa người bệnh, bệnh người nào nguy hiểm hơn sẽ được cứu trước
+ Cứu người bất kể người đó nghèo hay giàu.
⇒ Phẩm chất của người thầy thuốc nhân từ, công tâm
b, Chủ đề của câu chuyện Tuệ Tĩnh ca ngợi y đức của người thầy thuốc bản lĩnh, hết lòng yêu thương cứu giúp người bệnh, không vì bạc vàng mà quên đạo đức của người làm thầy.
- Câu văn thể hiện trực tiếp chủ đề:
+ “Anh về thưa với cụ rằng ta sẵn sàng đi, nhưng bây giờ thì phải chữa cho bé này trước vì chú nguy hơn”
+ “Con người ta cứu giúp nhau lúc hoạn nạn, sao ông bà lại nói chuyện cảm ơn”
c, Nhan đề thích hợp
- Y đức của Tuệ Tĩnh: nói tới tấm lòng yêu thương người bệnh và đạo đức của thâỳ Tuệ Tĩnh
- Ngoài ra có thể đặt một số nhan đề:
+ Thầy Tuệ Tĩnh
+ Hết lòng vì người bệnh
+ Người thầy thuốc có tấm lòng nhân hậu
d, Nhiệm vụ các phần trong chuyện:
- Mở bài : Giới thiệu về nhân vật Tuệ Tĩnh
- Thân bài : Kể sự việc thể hiện sự hết lòng của thầy thuốc giỏi, nhân từ
+ Việc người nhà quý tộc và con người nông dân đến nhờ chữa bệnh
+ Tuệ Tĩnh quyết định chữa cho con nông dân vì bệnh của chú nguy hiểm hơn
+ Vợ chồng người nông dân cảm tạ ơn của Tuệ Tĩnh
Kết bài : Nêu việc tiếp theo của Tuệ Tĩnh: Tiếp tục chữa bệnh cho nhà quý tộc
LUYỆN TẬP
Bài 1 (trang 46 sgk ngữ văn 6 tập 1)
a, Chủ đề truyện:
- Biểu dương sự trung thực, thẳng thắn không ham của cải vàng bạc của người lao động
- Phê phán, chế giễu thói tham lam, ích kỉ của bọn quan lại trong triều
- Sự việc tập trung làm nổi bật chủ đề:
+ Biểu dương việc: Một người nông dân tìm được viên ngọc quý muốn dâng nhà vua”
+ Người nông dân tố cáo sự tham lam của viên quan cận thần
- Phê phán: “ Được, tôi sẽ đưa anh vào gặp nhà vua với điều kiện… nếu không thì thôi!”
b, Ba phần của truyện:
- Mở bài : Câu đầu tiên
- Thân bài : từ “Ông ta” đến “hai mươi nhăm roi”
- Kết bài : phần còn lại
c, Truyện “Phần thưởng” giống với truyện “Tuệ Tĩnh” ở phần cấu tạo ba phần.
- Khác nhau ở chủ đề:
+ Chủ đề truyện Tuệ Tĩnh: Tấm lòng nhân từ của bậc lương y
+ Chủ đề truyện Phần Thưởng: Sự trung thực
d, Sự việc Thân bài thú vị ở chỗ:
- Phần thưởng mà người nông dân đề nghị “thưởng cho hạ thần năm mươi roi”
- Việc chia phần thưởng bất ngờ hơn, ngoài dự kiến của viên quan
Bài 2 (trang 43 sgk ngữ văn 6 tập 1)
a, Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh:
+ Mở bài : Nêu thời gian, hoàn cảnh của sự việc được kể trong phần thân bài
+ Kết bài : Nêu kết quả của sự việc được kể trong phần thân bài
b, Mở bài
Nêu thời gian và hoàn cảnh của việc giặc Minh xâm lược, gây nhiều tội ác trên đất nước ta, từ đó, Long Quân quyết định cho mượn gươm thần đánh giặc
- Kết bài: Kết thúc chuyện, lý giải tên gọi của Hồ Gươm.
Hok tốt .
# HarryNguyen #
Soạn bài: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
I.Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự.
1. Đọc bài văn sau đây để trả lời câu hỏi.
a. Nói lên y đức của người thầy thuốc: hết lòng cứu giúp người bệnh, không phân biệt địa vị sang hèn.
b. - Chủ đề của văn bản là ca ngợi lòng thương người của thầy thuốc Tuệ Tĩnh.
- Câu chủ đề được thẻ hiện trực tiếp qua câu văn sau:”Hết lòng thương yêu cứu giúp người bệnh”, "người ta cứu nhau lúc hoạn nạn nói chi ân huệ”.
c. - Nhan đề thứ ba là nhan đề thích hợp nhất bởi nó là chủ đề mang nội dụng bao quát nhất khi nói về thầy Tuệ Tĩnh.
- Có thể đặt tên khác cho văn bản trên như: Một lòng vì người bệnh.
d. Chức năng của các phần mở bài, thân bài, kết bài
- Mở bài: Giới thiệu về thầy Tuệ Tĩnh
- Thân bài: diễn biến việc Tuệ Tĩnh chữa bệnh cho người con nhà nông dân trước.
- Kết bài: kết thúc sự việc, sự việc tiếp sau đó.
II. Luyện tập.
Câu 1 (trang 46 Ngữ Văn 6 Tập 1):
a. - Chủ để:
- Ca ngợi sự thông minh tài trí :”Một người nông dân...dâng tiến cho nhà vua”.” Hạ thần...hai mươi nhăm roi”.
- Đồng thời phê phán chế giễu thói tham lam “Được tôi sẽ đưa anh vào...Một nửa phần thưởng của nhà vua”
- Dùng gậy đập lưng ông để tố cáo thói tham lam: “xin bệ hạ thưởng cho thần...mỗi người hai mươi nhăm roi” → sự việc tập thể hiện tập trung cho câu chủ đề.
b.- Mở bài: Câu đầu
- Thân bài: Đoạn giữa.
- Kết bài: Câu cuối.
c. Sự giống nhau và khác nhau giữa truyện thầy Tuệ Tĩnh và truyện Phần Thường.
Giống nhau | Khác nhau | |
Cả hai truyện đều có bố cục 3 phần. | Truyện thầy Tuệ Tĩnh | Truyện phần thưởng |
MB: Nêu chủ đề | Nêu tình huống | |
Kịch tính: Phần đầu câu truyện | Phần cuối truyện | |
Kết bài: Tiếp diễn sự việc khác. | Sự việc kết thúc |
d. Sự thú vị của Thân bài:
- Phần thân bài thú vị ở việc người nông dân đề nghị phần thưởng, tạo bất ngờ, kịch tính cho câu chuyện.
Câu 2 (trang 46 Ngữ Văn 6 Tập 1):
Tiêu chí | Sơn Tinh Thủy Tinh | Sự tích Hồ Gươm |
Mở bài | Nêu tình huống | Nêu tình huống |
Kết bài | Sự việc tiếp diễn | Sự việc kết thúc. |
Cách ngắn hơn là trên nhé bn . Hok tốt .
# HarryNguyen #
*Tìm hiểu đề:
+) Đề phương thức biểu đạt là kể, miêu tả, biểu cảm
+) Mục đích: nói về lần đầu tiên em được đi chơi xa
* Dàn ý:
Mở bài:
– Lí do của chuyến đi chơi xa và nơi sẽ đến.
– Chuẩn bị cho chuyến đi và lên đường.
Thân bài:
1. Cảnh dọc đường đi.
– Phong cảnh, những nét đặc biệt.
– Tâm trạng của em và thái độ mọi người trên xe.
2. Đến nơi.
– Hoạt động thứ nhất.
– Kể những hoạt động nổi bật, thú vị tiếp theo (chú ý: chọn kể nhiều dạng hoạt động khác nhau cho phong phú ; nên sắp xếp thứ tự kể theo thời gian. Mỗi hoạt động kể trong một đoạn văn có kết hợp kể với miêu tả cảnh vật, hoạt động,…).
3. Kết thúc chuyên đi
– Chuẩn bị trở về.
– Cảnh vật, tâm trạng, hoạt động trên đường về.
Kết bài:
-Suy nghĩ về chuyến đi.
-Mong ước.
Một ngày gần cuối năm học lớp năm của em, cậu Trung đến nhà chơi và hỏi em có cần cậu giúp học bài gì không. Em sung sướng mang bài tiếng Việt ra hỏi cậu vê ý nghĩa của câu "Đi một ngày đàng học một sàng khôn". Cậu vui vẻ giải thích:
- Câu này có nghĩa là nếu cháu chịu khó đi đây đi đó thì sẽ được mở mang hiểu biết, ở một một nơi xa lại học thêm được điều hay, điều lạ.
Em phụng phịu:
- Cậu nói vậy thì cháu hiểu nhưng cháu có được đi chơi xa bao giờ đâu! Nơi xa nhất mà cháu từng đi là chợ huyện đấy!
Cậu vui vẻ cười:
- Cháu muốn đi xa thì dễ thôi, nhưng cháu phải chứng minh cho cậu thấy là cháu xứng đáng với phần thưởng đó. Nếu cuối năm cháu đạt học sinh giỏi, cậu sẽ đưa cháu đến một nơi rất hay là Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam!
Cuối năm học đó, nhờ những nỗ lực không ngừng, em đạt danh hiệu quý giá ấy và cậu em đã giữ lời hứa! Đó là chuyến đi xa lần đầu tiên của em.
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là nơi trưng bày những hiện vật văn hóa của 54 dân tộc anh em sống trên đât nước Việt Nam. Không chỉ thế, tại đây còn thường xuyên diễn ra các hoạt động văn hóa tinh thần, các trò chơi dân gian củạ nhiều dân tộc khác nhau rất độc đáo và hấp dẫn. Cậu Trung chọn rất khéo, đó là ngày thứ 7, 30 tháng 4, hôm ấy vừa là ngày nghỉ vừa gần ngày Quốc tế Thiếu nhi nên bảo tàng có rất nhiều khách vào chơi mà đa số là các bạn thiếu nhi được bố mẹ cho đến.
Xe cậu vừa đỗ lại em đã bị choáng ngợp bởi lượng người rất đông đứng ngoài bảo tàng. Hai bên cổng là những người bán hàng rong: những quả bóng ni lông đầy màu sắc, hình dáng; nhũng con tò he xinh xắn sặc sỡ; những món đồ chơi lạ mắt nhự máy bay cánh quạt, con chim giấy,... Đứng trước cổng là hàng chục người đang xếp hàng chờ mua vé vào tham quan. Em và cậu cũng trật tự nối nếp vào hàng người ấy.
Bước qua cánh cổng bảo tàng, em đứng trước một khối nhà mái vòm rất lớn. Trước nhà là một chiếc ao nhỏ, để đi vào khối nhà đó cần đi qua một chiếc cầu xây hình bậc thang. Phía trên cổng chính to rộng là một dòng chữ bằng đá rất nổi bật: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Cậu em bảo đó là khu trưng bày trong nhà. Theo chân cậu, em bước vào trong. Khu trưng bày trong nhà gồm hai tầng. Chính giữa sảnh chính tầng trệt là một cây nêu rất lớn. Nó cao gần chạm mái tầng trên, từ một nhánh chính, có rất nhiều nhánh nhỏ được tách ra, mỗi nhánh lại được trang trí bằng nhiều màu sắc rất đẹp đẽ, lộng lẫy. Đó là cây nêu ngày Tết dùng để trừ tà vẫn thường xuất hiện trong phong tục người Việt. Theo chân cậu, em bước tiếp vào trong và được chiêm ngưỡng các dụng cụ lao động, săn bắt như liềm, cung, dao,... của người Bana, Êđê, Tày, Nùng,... còn có rất nhiều mô hình nguời dân tộc Mông, Mường, Việt,... trong các lễ ma chay, cưới hỏi, thời bao cấp,... Rồi nhũng chiếc ti vi luôn luôn được mở quay cảnh sinh hoạt của các dân tộc,...
Nhưng điểm hấp dẫn nhất thu hút những khách tham quan "nhí" như chúng em là khu trưng bày ngoài trời. Rời ngôi nhà mái vòm, em bước ra một không gian thoáng rộng vô cùng. Ngoài đó có rất nhiều những cây xanh mát, những dòng nước trong vắt. Đi trong khuôn viên ngoài trời của bảo tàng giống như đi trong một khu vườn rợp mát vậy. Tại đây có trưng bày rất nhiều mô hình nhà ở, nhà mồ, thuyền,... cùa nhiều dân tộc. Tất cả đều có kích thước giống như thật. Đa số đều được làm từ các loại cây cối đã làm khô như nứa, gỗ lim, gỗ pơ-mu, cỏ gianh,... Riêng nhà của người Hà Nhi rất đặc biệt: nó được làm bằng đất nện! Nhà rông Tây Nguyên cao vút lên trời xanh, muốn lên được nhà phải trèo lên những bậc thang cao chừng hơn hai mét bằng gỗ. Mái nhà được xếp từ những nắm cỏ rơm khô, vách ken bằng nứa, khung và xà nhà làm từ gỗ. Nhà dài của người Ê-đê thì rất... dài! Đủ cho cả một dòng họ gồm hàng chục người sinh sống. Ngôi nhà cũng gần giống mô hình nhà sàn, muốn lên nhà phải leo lên bậc gỗ, bậc nhà dài Ê-đê thấp gần bằng một nửa bậc lên nhà rông Tây Nguyên. Vách nhà được ken bằng nứa, mái nhà được lợp cỏ gianh. Trong nhà chứa rất nhiều cồng, chiêng, trống, gùi, bình rượu cần, dụng cụ lao động,.. Nhà của người Hà Nhì không phải là nhà sàn, nó gần giống nhà người Kinh, duy có điều khác lớn nhất là tường nhà hoàn toàn được làm từ đất. Tường nhà dày khoảng 30cm, em tự hỏi không biết người Hà Nhì đã làm thế nào để tạo được tường nhà như vậy? Ngoài những ngôi nhà còn có các nhà mồ của người Ể-đê, Ba-na,... dược chạm trổ cầu kì, đẹp mắt thể hiện bản sắc văn hóa riêng mỗi dân tộc, vùng miền. Bên cạnh đó, em còn được chiêm ngưỡng những chiếc thuyền thúng, thuyền độc mộc, thuyền đua yới kích thước như thật rất tuyệt vời!
Vui nhất là những trò chơi được tổ chức mà chính là các anh chị tình nguyện viên đến từ các trường đại học: nhảy sạp, lò cò, kéo co, đi cà kheo, nhảy bao bố, ném còn, bắn bi,... và cả múa rối nước nữa chứ! Trò chơi được các bạn nhỏ tham gia rất nhiệt tình. Các bạn từ nhiều tỉnh thành, quận huyện đến vơi bảo tàng, hàng ngày ít có dịp vui chơi nhu vậy nên ai cũng hào hứng. Em nhiệt tình tham gia đến mức cậu Trung cứ lắc đâu cười bảo: "Cứ thế này bao giờ cậu mới được về!" Cậu chỉ nói vậy thôi, cậu cũng rất thích chơi, bằng chứng là cậu đã cùng chơi với chúng em trò nhảy bao bố này, trò kéo co này,... Kết quả là lần nào cậu cũng... thua! Cậu giải thích rằng: vì cậu mải cười quá nên không tập trung thi đấu!
Trời đã về trưa tự lúc nào, nắng tháng sáu khá gay gắt, mặt bạn nhỏ nào cũng đỏ gay. Mồ hôi nhễ nhại, bụng đói meo mà em vẫn muốn chơi tiếp với các bạn. Nhưng cậu em đã chỉ tay vào đồng hồ ra hiệu đến giờ về. Em phụng phịu bước theo cậu lòng đầy luyến tiếc.
Chuyến đi chơi xa đầu tiên của em thật lí thú và bổ ích biết bao! Nó cho em bao hiểu biết về vốn văn hóa đa dạng, phong phú của các dân tộc trên đất nước Việt Nam ta. Đặc biệt, em đã có những giờ phút vui chơi thật thoải mái, vui vẻ. Nhất định em sẽ cố gắng học giỏi hơn nữa để được đến những nơi lí thú như vậy!
Chúc bạn hok tốt nha!
1- Mở bài:
Giới thiệu giờ ra chơi: Thời gian, địa điểm ...
2- Thân bài:
a- Tả bao quát:
- Cảnh sân trường lúc bắt đầu ra chơi ( ồn ào, náo nhiệt hẳn lên ).
- Hoạt động vui chơi của mọi người trong cảnh ( các trò chơi được bày ra thật nhanh ... )
b- Tả chi tiết :
- Hoạt động vui chơi của từng nhóm ( trai: đá cầu, rượt bắt, .... nữ: nhảy dây, chuyền banh .... )
- Đâu đó vài nhóm không thích chơi đùa ngồi ôn bài, hỏi nhau bài tính khó vừa học.
- Âm thanh ( hỗn độn, đầy tiếng cười đùa, la hét, cãi vả .... )
- Không khí ( nhộn nhịp, sôi nổi ... )
c- Cảnh sân trường sau giờ chơi:
Vắng lặng, lác đác vài chú chim sà xuống sân trường nhặt mấy mẩu bánh vụn.
3- Kết luận:
Nêu ích lợi của giờ chơi:
- Giải tỏa nỗi mệt nhọc.
- Thoải mái, tiếp thu bài học tốt hơn.
Văn học trung đại Việt Nam trải qua mười hai thế kỉ từ thế kỉ Xuân Hương đến hết thế kỉ XIX. Đây làthời kì dân tộc ta đã thoát khỏi ách thống trị nặng nề của phong kiến phương Bắc hơn một ngàn năm.Nền văn học trung đại Việt Nam gắn liền với quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dântộc. Về nội dung văn học thời kỳ này mang hai đặc điểm lớn đó là: Cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo.
Cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo thực ra không hoàn toàn tách biệt nhau. Bởi yêu nước cũng là phương diện cơ bản của nhân đạo.Tuy vậy cảm hứng nhân đạo cũng có những đặc điểm riêng. Nó bao gồm những nguyên tắc đạo lílàm người, những thái độ đối xử tốt lành trong các mối quan hệ giữa con người với nhau, những khát vọng sống, khát vọng về hạnh phúc. Đó còn là tấm lòng cảm thương cho mọi kiếp người đau khổ,đặc biệt là với trẻ em, với phụ nữ và những người lương thiện bị hãm hại, những người hồng nhanmà bạc mệnh, những người tài hoa mà lận đận…Những nội dung nhân đạo đó đã được thể hiện ởtrong toàn bộ văn học trung đại, những biểu hiện tập trung nhất là ở trong các tác phẩm văn học nửasau thế kỉ XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX, đặc biệt là trong những tác phẩm thơ.
Nội dung cảm hứng nhân đạo của văn học trung đại có ảnh hưởng sâu sắc từ tư tưởng từ bi bác áicủa đạo phật và học thuyết nhân nghĩa của đạo Nho.
Trong thơ trung đại Việt Nam có thể kể ra rất nhiều những tác phẩm mang nội dung nhân đạo như:Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Cung oán ngâm khúc của NguyễnGia Thiều, Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn ĐìnhChiểu,...
Trong Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi đó là tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với tư tưởngyêu nước và độc lập tự do của Tổ quốc:
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Nhà nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Trước hết đó là tấm lòng cảm thông của tác giả dành cho những con người nhỏ bé bất hạnh trong xã hội đã bị bọn giặc ngoại xâm đàn áp dã man:
Nướng dân đen lên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Ở Truyện Kiều của Nguyễn Du, Cung oán ngâm khúc của Nguyền Gia Thiều đó là việc lên án chế độphong kiến chà đạp lên quyền sống cảu người phụ nữ, lên những số phận tài hoa. Xã hội đó đã tướcđoạt đi những quyền sống thiêng liêng mà lẽ ra con người phải có. Đặc biệt các tác giả nói lên tiếngnói bênh vực người phụ nữ những người chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội.
Không chỉ lên tiếng đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho con người mà các tác giả còn cất lên tiếngnói nhân đạo phản đối những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã cướp đoạt đi những quyền sống thiêngliêng mà lẽ ra con người phải có. Đặc biệt các tác giả nói lên tiếng nói bênh vực người phụ nữ nhữngngười chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội.
Không chỉ lên tiếng đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho con người mà các tác giả còn cất lên tiếngnói nhân đạo phản đối những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã cướp đi biết bao nhiêu cảnh sống yênvui, chia lìa bao nhiêu đôi lứa. Qua lời của người chinh phụ trong tác phẩm Chinh phụ ngâm - ĐặngTrần Côn muốn lên án cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa đó là nỗi nhớ người chồng nơi chiến trường gian khổ.
Buồn rầu nói chẳng nên lời
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.
Gà eo éc gáy sương năm trống
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên
Khắc giờ đằng đẵng như niên
Nỗi sầu dằng dặc tựa miền biển xa.
Những cuộc chiến tranh này thực chất chỉ là việc tranh quyền đoạt lợi của các tập đoàn phong kiếnvà phủ lên nó là một bầu trời đầy tang thương. Thế lực đồng tiền cũng đã phủ mờ đi những néttruyền thống tốt đẹp của xã hội đó là với trường hợp nàng Kiều. Trong xã hội trung đại, thế lực đồngtiền cũng rất đáng lên án vì nó đã vùi lấp và nhấn chìm đi biết bao những con người tài hoa, những con người có khát vọng hoài bão lớn muốn đem sức lực nhỏ bé của mình cống hiến cho sự nghiệpcủa dân tộc.
Văn học trung đại đã chứng minh cho tinh thần nhân đạo cao cả của dân tộc Việt Nam. Đó là mộtdân tộc có những truyền thống tốt đẹp. Quay trở lại với bài Đại cáo bình Ngô sau khi đánh thắngquân xâm lược nhà Minh, quân và dân ta đã mở đường hiếu sinh cho kẻ thù chứ không phải đuổicùng giết tận, việc làm nhân đạo đó chẳng những đã thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả của dân tộcmà còn thể hiện niềm khát vọng được sống trong hòa bình của nhân dân.
Nhìn chung cảm hứng nhân đạo trong thơ trung đại chủ yếu được thể hiện qua những nét chủ yếu sau:
Trước hết đó là tiếng nói của tác giả, đó là tình cảm của tác giả dành cho những con người nhỏ béchịu nhiều thệit thòi trong xã hội qua đó mà đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho họ, có được tìnhcảm như vậy, các tác giả thơ thời kì này mới viết được những dòng thơ, trang thơ xúc động đến nhưthế.
Thơ trung đại còn thể hiện ở tiếng nói bênh vực giữa con người với con người, đề cao tình bạn, tìnhanh em, tình cha con, thể hiện mong muốn được sống trong hòa bình.
Thơ trung đại đã thể hiện bước đi vững chắc của mình trong hơn mười thế kỉ, đó là sự tiếp nối bướcđi của nền văn học dân gian. Tuy văn học dân gian thời kì này vẫn phát triển nhưng dấu ấn khôngcòn như trước. Thơ trung đại đã thể hiện những truyền thống tốt đẹp của dân tộc đó là chủ nghĩa yêunước và tinh thần nhân đạo qua đó mà làm tiền đề cho sự phát triển văn học các thời kì tiếp theo.
Văn học trung đại Việt Nam trải qua mười hai thế kỉ từ thế kỉ Xuân Hương đến hết thế kỉ XIX. Đây làthời kì dân tộc ta đã thoát khỏi ách thống trị nặng nề của phong kiến phương Bắc hơn một ngàn năm.Nền văn học trung đại Việt Nam gắn liền với quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dântộc. Về nội dung văn học thời kỳ này mang hai đặc điểm lớn đó là: Cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo.
Cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo thực ra không hoàn toàn tách biệt nhau. Bởi yêu nước cũng là phương diện cơ bản của nhân đạo.Tuy vậy cảm hứng nhân đạo cũng có những đặc điểm riêng. Nó bao gồm những nguyên tắc đạo lílàm người, những thái độ đối xử tốt lành trong các mối quan hệ giữa con người với nhau, những khát vọng sống, khát vọng về hạnh phúc. Đó còn là tấm lòng cảm thương cho mọi kiếp người đau khổ,đặc biệt là với trẻ em, với phụ nữ và những người lương thiện bị hãm hại, những người hồng nhanmà bạc mệnh, những người tài hoa mà lận đận…Những nội dung nhân đạo đó đã được thể hiện ởtrong toàn bộ văn học trung đại, những biểu hiện tập trung nhất là ở trong các tác phẩm văn học nửasau thế kỉ XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX, đặc biệt là trong những tác phẩm thơ.
Nội dung cảm hứng nhân đạo của văn học trung đại có ảnh hưởng sâu sắc từ tư tưởng từ bi bác áicủa đạo phật và học thuyết nhân nghĩa của đạo Nho.
Trong thơ trung đại Việt Nam có thể kể ra rất nhiều những tác phẩm mang nội dung nhân đạo như:Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Cung oán ngâm khúc của NguyễnGia Thiều, Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn ĐìnhChiểu,...
Trong Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi đó là tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với tư tưởngyêu nước và độc lập tự do của Tổ quốc:
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Nhà nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Trước hết đó là tấm lòng cảm thông của tác giả dành cho những con người nhỏ bé bất hạnh trong xã hội đã bị bọn giặc ngoại xâm đàn áp dã man:
Nướng dân đen lên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Ở Truyện Kiều của Nguyễn Du, Cung oán ngâm khúc của Nguyền Gia Thiều đó là việc lên án chế độphong kiến chà đạp lên quyền sống cảu người phụ nữ, lên những số phận tài hoa. Xã hội đó đã tướcđoạt đi những quyền sống thiêng liêng mà lẽ ra con người phải có. Đặc biệt các tác giả nói lên tiếngnói bênh vực người phụ nữ những người chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội.
Không chỉ lên tiếng đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho con người mà các tác giả còn cất lên tiếngnói nhân đạo phản đối những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã cướp đoạt đi những quyền sống thiêngliêng mà lẽ ra con người phải có. Đặc biệt các tác giả nói lên tiếng nói bênh vực người phụ nữ nhữngngười chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội.
Không chỉ lên tiếng đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho con người mà các tác giả còn cất lên tiếngnói nhân đạo phản đối những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã cướp đi biết bao nhiêu cảnh sống yênvui, chia lìa bao nhiêu đôi lứa. Qua lời của người chinh phụ trong tác phẩm Chinh phụ ngâm - ĐặngTrần Côn muốn lên án cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa đó là nỗi nhớ người chồng nơi chiến trường gian khổ.
Buồn rầu nói chẳng nên lời
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.
Gà eo éc gáy sương năm trống
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên
Khắc giờ đằng đẵng như niên
Nỗi sầu dằng dặc tựa miền biển xa.
Những cuộc chiến tranh này thực chất chỉ là việc tranh quyền đoạt lợi của các tập đoàn phong kiếnvà phủ lên nó là một bầu trời đầy tang thương. Thế lực đồng tiền cũng đã phủ mờ đi những néttruyền thống tốt đẹp của xã hội đó là với trường hợp nàng Kiều. Trong xã hội trung đại, thế lực đồngtiền cũng rất đáng lên án vì nó đã vùi lấp và nhấn chìm đi biết bao những con người tài hoa, những con người có khát vọng hoài bão lớn muốn đem sức lực nhỏ bé của mình cống hiến cho sự nghiệpcủa dân tộc.
Văn học trung đại đã chứng minh cho tinh thần nhân đạo cao cả của dân tộc Việt Nam. Đó là mộtdân tộc có những truyền thống tốt đẹp. Quay trở lại với bài Đại cáo bình Ngô sau khi đánh thắngquân xâm lược nhà Minh, quân và dân ta đã mở đường hiếu sinh cho kẻ thù chứ không phải đuổicùng giết tận, việc làm nhân đạo đó chẳng những đã thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả của dân tộcmà còn thể hiện niềm khát vọng được sống trong hòa bình của nhân dân.
Nhìn chung cảm hứng nhân đạo trong thơ trung đại chủ yếu được thể hiện qua những nét chủ yếu sau:
Trước hết đó là tiếng nói của tác giả, đó là tình cảm của tác giả dành cho những con người nhỏ béchịu nhiều thệit thòi trong xã hội qua đó mà đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho họ, có được tìnhcảm như vậy, các tác giả thơ thời kì này mới viết được những dòng thơ, trang thơ xúc động đến nhưthế.
Thơ trung đại còn thể hiện ở tiếng nói bênh vực giữa con người với con người, đề cao tình bạn, tìnhanh em, tình cha con, thể hiện mong muốn được sống trong hòa bình.
Thơ trung đại đã thể hiện bước đi vững chắc của mình trong hơn mười thế kỉ, đó là sự tiếp nối bướcđi của nền văn học dân gian. Tuy văn học dân gian thời kì này vẫn phát triển nhưng dấu ấn khôngcòn như trước. Thơ trung đại đã thể hiện những truyền thống tốt đẹp của dân tộc đó là chủ nghĩa yêunước và tinh thần nhân đạo qua đó mà làm tiền đề cho sự phát triển văn học các thời kì tiếp theo.