K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

TL
25 tháng 11 2019

- Đới lạnh nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực.

- Hoang mạc phân bố chủ yếu dọc theo 2 đường chí tuyến và giữa lục địa Á- Âu

- Vùng núi thì xuất hiện ở những vùng núi cao

2.

- Đới lạnh: có khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Mùa đông rất dài, nhiệt độ trung bình luôn dưới -10 độ C còn mùa hạ rất ngắn. Lượng mưa TB năm rất thấp và chủ yếu dưới dạng tuyết rơi. Đất đóng băng quanh năm, chỉ tan một lớp mỏng trên mặt khi mùa hạ đến.

- Hoang mạc: có tính chất vô cùng khô hạn vì lượng mưa trong năm rất thấp nhưng lượng bốc hơi lại rất lớn. Có nơi nhiều năm liền không mưa hoặc mưa rơi chưa đến mặt đất đã bốc hơi hết. Sự chênh lệch giữa ngày và đêm rất lớn, lớn hơn nhiều so với sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa trong năm.

- Vùng núi: khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao. Càng lên cao không khí càng loãng dần. Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí từ chân núi đến đỉnh núi đã tạo nên sự phân tầng thực vật theo độ cao, giống như khi chúng ta đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao. Khí hậu và thực vật còn thay đổi theo hướng của sườn núi. Sườn đốn gió ẩm có mưa nhiều, cây cối tươi tốt hơn so với sườn khuất gió.

chúc bạn học tốt

27 tháng 11 2019
Môi trường Đặc điểm Sự thích nghi của thực vật và động Hoạt động kinh tế
Hoang mạc Khí hậu khắc nghiệt Hạn chế sự mất nước, tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể

_ Cổ truyền: Chăn nuôi du mục, chuyển hàng hóa qua sa mạc, trồng trọt ở các ốc đảo

_ Hiện đại: Khai thác dầu mỏ, du lịch, khai thác nước ngầm

Đới lạnh Khí hậu khắc nghiệt, lạnh lẽo

Thực vật: Còi cọc, thấp lùn, chủ yếu là rêu và địa y

Động vật: Lớp da, lông, mỡ dày và không thấm nước. Một số động vật di cư, số còn lại ngủ đông

Chăn nuôi (Tuần lộc), đánh bắt cá, săn bắt thú có lông quý để lấy thịt, da và lông
Vùng núi Khí hậu thay đổi theo độ cao và theo hướng sườn núi Thực vật phân tầng theo độ cao và phát triển nhiều tại phía sườn đón nắng

Cổ truyền: Chăn nuôi, trồng trọt, khai thác và chế biến nông sản.

Thủ công: dệt vải, dệt len, làm đồ mĩ nghệ

Hiện đại: Khai thác khoáng sản, du lịch, thủy điện, chuyển hàng hóa bằng phương tiện giao thông

30 tháng 10 2019

1.

– Môi trường xích đạo ẩm:
+ Vị trí: Nằm trong khoảng từ 5°B đến 5°N.
+ Khí hậu:
– Nhiệt độ cao quanh năm (TB > 25°C).
– Mưa quanh năm, trung bình từ 1500 mm - 2500 mm, càng gần xích đạo mưa càng nhiều.
– Độ ẩm không khí cao > 80%.
------> Khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều quanh năm.
+ Rừng rậm xanh quanh năm:
– Rừng có nhiều loài cây mọc thành nhiều tầng rậm rạp, xanh tốt quanh năm và có nhiều loài chim thú sinh sống.

– Môi trường nhiệt đới:
+ Vị trí: nằm ở khoảng từ vĩ tuyến 5° đến chí tuyến ở cả hai bán cầu.
+ Khí hậu:
– Nhiệt độ cao quanh năm (TB > 20°C).
– Mưa tập trung vào một mùa, 1 năm có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô, lượng mưa trung bình năm từ 500 mm đến 1500 mm.
– Càng gần chí tuyến biên độ nhiệt độ trong năm càng lớn, lượng mưa giảm dần, thời lì khô hạn kéo dài.
+ Các đặc điểm khác của môi trường:
a. Thực vật:
– Thay đổi theo mùa: xanh tốt vào mùa mưa, úa vàng vào mùa khô.
– Càng gần 2 chí tuyến thực vật thay đổi từ rừng thưa sang đồng cỏ cao và cuối cùng là nửa hoang mạc.
b. Sông ngòi:
– Sông có 2 mùa nước là mùa lũ và mùa cạn.
c. Đất:
– Đất feralit dễ bị xói mòn rửa trôi nếu không được cây cối che phủ và canh tác không hợp lí.

30 tháng 10 2019

2.

Dân cư thế giới tập trung đông ở các vùng ven biển và vùng đồng bằng màu mỡ vì: - Nguồn nước dồi dào - Đồng bằng màu mỡ, thuận lợi cho việc trồng trọt - Giao thông thuận lợi - Lịch sử phát triển lâu đời - Thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, buôn bán Hậu quả : làm ách tắc giao thông , ô nhiễm môi trường , tệ nạn xã hội ngày càng tăng Tháp dân số thể hiện thông tin: tổng số nam, nữ phân tích theo từng độ tuổi, số người trong độ tuổi lao động của một địa phương hay của một quốc gia
CK
Cô Khánh Linh
Giáo viên VIP
6 tháng 6 2023

1. Sự khác biệt giữa động vật đới nóng và động vật đới lạnh.

 Sự khác nhau rõ rệt nhất có thể thấy ở tập tính của động vật:

- Động vật đới nóng thường hoạt động vào ban đêm (đối với môi trường hoang mạc) để tránh nắng nóng, chúng cũng có khả năng nhảy cao và xa để tránh tiếp xúc nhiều với mặt cát.

- Động vật đới lạnh thường có tập tính ngủ đông để tránh giá rét vào màu đông và dự trữ mỡ dày sưởi ấm cơ thể.

2. Dân cư thưa thớt ở các vùng do sự không thuận lợi về các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư:

- Ở vùng hoang mạc: nhiệt độ quá nóng, con người khó thích nghi, khó phát triển kinh tế.

- Ở vùng hải đảo: quá xa đất liền, các hoạt động liên lạc, trao đổi đến đất liền mất nhiều thời gian, tài nguyên khai thác khó khăn, nơi ở không ổn định (thường phải sống trên thuyền, bè).

3. 

a. Có 6 nhân tố hình thành đất gồm: đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian và con người.

b. Sinh vật là nhân tố quan trọng nhất trong quá trình hình thành đất. Nó tạo nên chất mùn cho đất hay độ phì của đất. Độ phì là đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt đất với đá.

4. 

- Đất bao gồm thành phần hữu cơ và thành phần vô cơ.

- Thành phần hữu cơ chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng quan trọng vì nó cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết do cây sinh trưởng và phát triển. Nếu không có chất hữu cơ, cây sẽ chết.

26 tháng 10 2023

Trong các hoạt động kinh tế của con người, hoạt động công nghiệp thường là nguồn gây tài nguyên cạn kiệt và ô nhiễm môi trường lớn nhất. Dưới đây là lý do tại sao hoạt động công nghiệp có tác động mạnh mẽ đến tài nguyên và môi trường:

- Sử dụng tài nguyên tự nhiên lớn: Công nghiệp yêu cầu sự sử dụng lớn các tài nguyên tự nhiên như nước, khoáng sản, và năng lượng. Sự tiêu thụ lớn của tài nguyên này có thể dẫn đến cạn kiệt nguồn cung cấp và làm suy giảm tính bền vững của môi trường tự nhiên.

- Sự ô nhiễm môi trường: Hoạt động công nghiệp thường sản xuất ra nhiều loại ô nhiễm môi trường như khí thải, chất thải rắn, và chất thải cấu trúc. Các khí thải này, như khí nhà kính và các chất gây ô nhiễm không khí, có thể gây biến đổi khí hậu và tác động xấu đến sức kháng của hệ thống sinh thái.

- Sự thay đổi đất đai và cảnh quan: Công nghiệp thường dẫn đến sự mất mát diện tích đất đai và sự biến đổi cảnh quan. Việc san lấp đất, chặt phá rừng, và xây dựng cơ sở hạ tầng có thể làm mất đi môi trường tự nhiên và nguy cơ giảm bảo tồn đa dạng sinh học.

- Sự ô nhiễm nước: Các hoạt động công nghiệp thường là nguồn gây ô nhiễm nước bởi vì chất thải công nghiệp, hóa chất, và chất cặn thải thường xả vào dòng nước và có thể gây hại cho nguồn nước sạch và động thực vật dưới nước.

- Sự ảnh hưởng đến sức kháng của hệ thống sinh thái: Hoạt động công nghiệp có thể làm thay đổi môi trường tự nhiên và làm suy giảm sức kháng của hệ thống sinh thái đối với biến đổi khí hậu và sự thay đổi môi trường.

20 tháng 1 2018

Câu 1:

- Hoang mạc trên thế giới phân bố chủ yếu ở dọc theo hai đường chí tuyến.

*Thực vật và động vật thích nghi với sự khô hạn của hoang mạc bằng cách tự hạn chế sự thoát nước, đồng thời tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể.

- Thực vật

+ Một số lá biến thành gai hay lá bọc sáp để hạn chế sự hơi nước.

+ Các loài cây dự trữ nước trong thân hay cây có thân hình chai. Phần lớn các loài cây hoang mạc có thân lùn thấp nhưng bộ rễ rất to và dài để có thể hút được nước sâu.
-Động vật

+ Bò sát và côn trùng sống vùi mình trong cát hoặc trong các hốc đá. Chúng chỉ ra ngoài kiếm ăn vào ban đêm.

+ Linh dương, lạc đà... sống được là nhờ có khả năngđi xa tìm thức ăn, nước uống.

Câu 2:

Vì đới lạnh cũng có lượng mưa ít, rất khô hạn, biên độ nhiệt ngày và năm lớn, có rất ít người sinh sống, thực động vật nghèo nàn nên cũng được coi như hoang mạc nhưng nhiệt độ quá thấp nên gọi là hoang mạc lạnh.
 

1 tháng 6 2017

Khi môi trường rừng bị phá hoại thì các động vật hoang dã quý, hiếm trong rừng cũng bị diệt vong, vì:

- Nguồn thức ăn cạn kiệt

- Mất nơi cư trú.

- Khí hậu thay đổi.



1 tháng 6 2017

Trên các đồng cỏ nhiệt đới, do thực vật hoà thảo (cỏ) rất phong phú, nên có nhiều loài động vật ăn cỏ sinh sống như: voi, sơn dương đầu bò, ngựa vằn, linh dương, bò... chính những động vật ăn cỏ này lại là mồi của các động vật ăn thịt như: sư tử, báo, linh miêu, chim ăn xác chết...



a) Khí hậu:

+ Mang tính chất trung gian giữ đới nóng và đới lạnh

+ Thời tiết thay đổi thất thường

b) Vị trí:

+ Nằm từ khoảng chí tuyến đến vòng cực ở 2 bán cầu

+ Phần lớn diện tích đất nổi của đới ôn hòa nằm ở bán cầu Bắc

Các vấn đề của đô thị

- Đô thị phát triển nhanh gây ra ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông, thất nghiệp, tệ nạn xã hội,....

* Biện pháp:

- Quy hoạch lại theo hướng " phi tập trung "

=> Giảm áp lực cho các đô thị

3 tháng 12 2019

mơn bạn nhìu ạ

5 tháng 5 2016

 Đó là khu vực quanh năm có góc chiếu của anh sáng mặt trời lúc giữa trưa tương đối lớn và thời gian chiếu sáng trong năm chênh nhau ít.

 Lượng nhiệt hấp thu được tương đối nhiều nên quanh năm nóng. Mùa đông chỉ là lúc giảm đi chút ít, so với các mùa khác. Gió thương xuyên thổi trong khu vực này là Tín phong. Lương mưa trung bình một năm đạt từ 1.000 mm đến trên 2.000 mm.

24 tháng 11 2017

- Nhiệt độ cao quanh năm (nhiệt độ trung bình trên 20 độ C), trong năm có một thời kỳ khô hạn (tháng 3 đến tháng 9). Càng gần chí tuyến, thời kỳ khô hạn càng kéo dài, biên độ càng lớn.
- Lượng mưa trung bình: 500 - 1500 mm (chủ yếu tập trung vào mùa hạ).
- Thiên nhiên thay đổi theo mùa: Lượng mưa và thời gian khô hạn ảnh hưởng đến thực vật, con người, thiên nhiên Xa-van, đồng cỏ cao là nét tiêu biểu cho môi trường nhiệt đới.

29 tháng 11 2019

Câu 1

Đới nóng: đới nóng nằm ở khoảng giữa hai chí tuyến, kéo dài từ tây sang đông thành một vành đai bao quanh trái đất, là nơi có nhiệt độ cao, tín phong( gió mậu dịch) thổi quanh năm từ 2 giải áp cao chí tuyến về phía xích đạo đới nóng chiếm một phần khá lớn diện tích đất nổi trên trái đất, có giới thực, động vật hết sức đa dạng và phong phú. Có đến 70% số loài cây và chim thú trên trái đất sinh sống ở rừng rậm đới nóng

- Vị trí: nằm ở vị trí trung gian giữa đới nóng vs đới lạnh ( từ chí tuyền đến vòng cực )

- Khí hậu: đới ôn hòa là nơi gặp nhau của k khí nóng vs k khí lạnh

+ Thời tiết của đới ôn hòa mang tính chất trung gian giữa đới nòng vs đới lạnh, vì so vs đới nóng nhiệt độ của nố thấp hơn và lượng mưa ít hơn nhưng so vs đới lạnh thì nhiệt độ của nó cao hơn, lượng mưa ít hơn. Nhiệt độ vs lương mưa thay đổi theo vị trí gần cực(đới lạnh ) hay gần chí tuyến ( đới nóng ).

+Tính chất thất thường của đới ôn hòa thể hiện ở các đợt khí lạnh ở vòng cực vs các đợt khí nóng ở chí tuyến có thể tràn tới bất cứ lúc nào, nhiệt độ có thể tăng hoặc giảm từ 10-15oC chỉ trong vài h. Gió tây ôn đới vs các khối khí biển tràn vào làm thời tiết biến động rất khó dự báo

Vùng núi: ở vùng núi , khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao. Càng lên cao không khí càng loãng dần, cứ lên cao 100m nhiệt độ không khí lại giảm 0,6°C. Từ độ cao khoảng trên 3000m ở đới ôn hoà và khoản 5500m ở đới nóng là nơi có băng tuyết phủ vĩnh viễn sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí từ chân núi lên đỉnh núi đã tạo nên sự phân tầng thực vật theo độ cao. Gần giống khi chúng ta đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao. Khí hậu thực vật còn thay đổi theo hướng của sườn núi. Những sườn núi đón gió ẩm thường có mưa nhìu, cây cối tốt tươi hơn so với sườn khuất gió hoặc đón gió lạnh. Ở đới ôn hoà, trên những sườn núi đón ánh nắng, cây cối phát triển lên đến những độ cao lớn hơn phía sườn khuất nắng

Hoang mạc: đặc điểm nổi bậc về khí hậu ở các hoang mạc là tính chất vô cùng khô hạn, vì lượng mưa trong năm rất thấp trong khi lượng bốc hơi rất lớn. Có nơi nhìu năm liền không mưa hoặc mưa rơi chưa đến mặt đất đã bốc hơi hết oử hoang mạc, sự chênh lệt nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn, lớn hơn nhìu so với sự chênh lệt nhiệt độ giữa các mùa trong năm

Câu 2

Cây lương thực:

+ Lúa nước là cây lương thực quan trọng nhất

+ Vùng đủ ẩm, ngô được trồng phổ biến

+ Ngoài ra, trồng sắn, khoai lang…

- Cây công nghiệp:

+ Cà phê trồng nhiều ở Nam Mĩ, Tây Phi, Đông Nam Á

+ Cao su trồng nhiều ở khi vực Đông Nam Á

+ Ngoài ra còn có các loại cây khác như mía, dừa, hồ tiêu, chà là, cọ dầu…

- Vật nuôi:

+ Bò nuôi nhiều ở Ấn Độ, Nam Mĩ

+ Trâu nuôi nhiều ở Ấn Độ, các nước Đông Nam Á

+ Lợn trồng nhiều ở khu vực các nước Nam Á và Đông Nam Á

+ Ngoài ra còn nuôi cả cừu, dê, ngựa…..

Nhằm đáp ứng nhu cầu của số dân ngày càng đông, tài nguyên thiên nhiên được khai thác với tốc độ ngày càng nhanh. Lương thực thiếu hụt nên phải mở rộng diện tích đất canh tác, đồng thời nhu cầu sử dụng gỗ, củi tăng lên. Làm cho diện tích rừng ngày càng thu hẹp. Đất trồng được tận dụng để sản xuất nông phẩm nhưng lại không được chăm bón đầy đủ nên ngày càng bạc màu. Việc tăng cường khai thác và xuất khẩu các loại nguyên liệu, nhiên liệu thô để đổi lấy lương thực và hàng tiêu dùng đã làm nhiều loại khoáng sản nhanh chóng bị cạn kiệt. Việc mở rộng các khu công nghiệp, các đô thị mới,... đang làm thu hẹp diện tích đất trồng.

Bùng nổ dân số cũng ảnh hưởng xấu tới môi trường của đới nóng. Điều kiện sống thấp ở vùng nông thôn hay trong những khu nhà ổ chuột ờ thành phố là những tác nhân làm cho môi trường bị ô nhiễm. Hơn 700 triệu người dân đới nóng không được dùng nước sạch, khoảng 80% số người mắc bệnh là do thiếu nước sạch. Việc khai thác tài nguyên quá mức để phục vụ cho số dân đông cũng làm môi trường bị tàn phá.

Để giảm bớt sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng, cần giảm tỉ lệ gia tăng dân số, phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của người dân.

Câu 3

Ô nhiêm không khí:

nguyên nhân:

khói bụi từ các nhà máy và phương tiện giao thông thổi vào khí quyển

hậu quả:

tạo nên những trận mưa a-xít, tăng hiệu ứng nhà kính khiến cho Trái Đất nóng lên, khí hậu toán cầu biến đổi, băng ở 2 cực tan chảy, mực nước ở đại dương dâng cao,khí hậu còn làm thủng tầng ozone

Ô NHIỄM NƯỚC

nguyên nhân:

ô nhiễm nước biển là do khoáng dầu, các chất độc hại bị đưa ra biển. ô nhiễm nước sông, hồ và nước ngầm là do hóa chất thải ra từ các nhà máy, lượng phân hóa học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng cùng chất thải nông nghiệp

hậu quả:

làm chết ngạt các sinh vật sống trong nước, thiếu nước sạch cho đời sống và sản xuất