Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Vấn đề G. Mác - két đưa ra trong "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" vẫn còn nhiều hệ ý nghĩa trong tình hình hiện nay. Vấn đề bài viết đưa ra đến nay vẫn còn nguyên giá trị của nó. Chúng ta đang sống trong kỉ nguyên của khoa học và công nghệ tân tiến, hiện đại.Trong những năm qua thế giới có những đáng kể để làm giảm nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Các hiệp ước cấm thử, cấm phổ biến vũ khí hạt nhân đã được nhiều nước kí kết, hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược giữa Mĩ và Liên Xô (nay là nước Nga). Nhưng hoàn toàn không có nghĩa là nguy cơ chiến tranh hạt nhân đã không còn hoặc lùi xa. Kho vũ khí hạt nhân vẫn tồn tại và ngày càng được cải tiến. Chiến tranh và xung đột vẫn liên tục nổ ra nhiều nơi trên thế giới.Vì vậy thông điệp của G.Mác -két vẫn còn nguyên giá trị, vẫn tiếp tục thức tỉnh và kêu gọi mọi người đấu tranh cho một thế giới hòa bình.Cùng với đó, cũng phải ngăn chặn các ý đồ hòng chiếm đoạt của một số nước.
Tham khảo:
“Da cóc mà bọc bột lọc
Bột lọc mà bọc hòn than”
Đó là quả gì? Chắc hẳn những ngày còn bé, ai trong chúng ta cũng từng cùng chúng bạn chơi trò câu đố như thế. Câu đố đã miêu tả một loại quả rất đặc trưng của làng quê Việt Nam, đặc biệt là Hưng Yên quê hương tôi – quả nhãn.
Nhãn trong Hán Việt là "long nhãn"; nghĩa là "mắt rồng" vì hạt có màu đen bóng. Nhãn là loài cây nhiệt đới lâu năm thuộc họ Bồ hòn, có nguồn gốc ở miền nam Trung Quốc. Cây nhãn có nhiều loại, được trồng ở nhiều nơi nhưng nổi tiếng nhất là nhãn lồng Hưng Yên.
Cây nhãn cao từ 5–10 m, thân gỗ. Vỏ cây xù xì, có màu nâu xám. Trên thân có nhiều cành, lá um tùm xanh tươi quanh năm. Lá nhãn hình lông chim, mọc so le lẫn nhau, gồm 5 đến 9 lá 1 cành nhỏ, dài khoảng 3 – 4 cm, rộng 1,5 – 2,5 cm. Nhãn ra hoa vào mùa xuân, khoảng các tháng 2, 3, 4. Hoa nhãn màu vàng nhạt, mọc thành từng chùm. Đến tháng 7, tháng 8 cây mới ra quả. Quả nhãn hình tròn có vỏ ngoài màu vàng xám, hầu như nhẵn. Thời gian đó, chỉ đi trên những con đường ở Hưng Yên bạn cũng có thể nhẹ nhàng chạm tay vào những chùm nhãn bóng mịn, trĩu nặng xà xuống. Quả đúng như tên gọi “vương quốc nhãn lồng”. Quả nhãn lúc nhỏ thì bé xíu, màu xanh. Đến khi chín quả mới phồng lên căng mọng, hương thơm dịu nhẹ. Qủa nhãn lồng Hưng Yên to, tròn, da trơn bóng và màu vàng nâu. Vỏ nhãn bao bọc bên trong lớp cùi nhãn dày, màu trắng ngà.
Qủa nhãn có vị ngọt thơm, dai, vị ngọt nhẹ nhàng lan tỏa trong miệng, đặc biệt dễ chịu. Lớp cùi ngọt lại bọc lấy hạt màu đen nhánh, to nhỏ tùy cây. Hương vị quả rất ngon. nhà bác học Lê Quý Đôn từng viết "mỗi lần bỏ vào miệng thì tận trong răng lưỡi, đã nảy ra vị thơm tựa như nước thánh trời cho" để ngợi ca hương vị của thứ quả này.
Qủa nhãn có rất nhiều công dụng, giá trị. Nhãn là một trong những loại quả được yêu thích nhất, đặc biệt là vào mùa hè. Nhãn lồng Hưng Yên được bạn bè quốc tế yêu thích, đưa tên tuổi của nước ta ra thị trường thế giới khó tính như Nhật Bản, Mỹ hay Hàn Quốc. Nhãn chín xong hái xuống ăn hoặc bóc lấy cùi để làm chè long nhãn nổi tiếng. Còn ở nhiều nơi người ta đem sấy khô, ăn cũng rất ngon. Cùi nhãn khô có màu nâu hoặc nâu đen, được dùng làm thực phẩm đồng thời là một vị thuốc thường được dùng trong Đông y chữa các chứng bệnh hay quên, thần kinh kém,... Hạt nhãn để chữa các chứng chốc lở, gội đầu, đứt tay, chân.
Vì quả nhãn có nhiều giá trị thiết thực như vậy nên cần chăm sóc bảo quản quả nhãn đúng cách. Khi quả còn trên cây, để tránh sâu hại và chim ăn và tránh mưa gió quật rụng quả, người trồng thường buộc những chùm quả lả tả thành chùm to, lấy lá để che chắn. Qủa nhãn hái xuống khỏi cây có thể để được vài ngày nhưng để lâu sẽ bị thối, héo, mất nước và dần xẹp xuống. Nếu dùng lâu thì nên bỏ vào tủ lạnh hoặc sấy khô để thời gian sử dụng tăng lên. Qủa nhãn rất ngon nhưng ăn quá nhiều trong thời gian dài cũng không tốt, ngược lại gây nóng và say, ảnh hưởng đến sức khỏe. Cần chú ý để vừa thưởng thức được vị ngọt thơm của nhãn vừa bảo đảm sức khỏe.
Một quả nhãn bé nhỏ thôi nhưng khi chạm vào lưỡi lại giống như mang theo cả hương vị của mùa hè. Cái vị ngọt ngọt thanh thanh của nhãn đã làm say đắm biết bao trái tim. Thời gian qua đi, mỗi mùa hè sang, trên những kệ hoa quả, trong mỗi gia đình đều không thể thiếu chùm nhãn căng mọng, hấp dẫn. Những chùm nhãn kính dâng lên ông bà, tổ tiên, và những chùm nhãn cả đại gia đình cùng thưởng thức đã trở thành một phần của mùa hè. Nhãn lồng Hưng Yên là niềm tự hào của người dân nơi đây, đồng thời cũng là hương vị thanh mát của mùa hè Việt Nam.
#Walker
Tham khảo:
Lập dàn ý Thuyết minh về nhãn lồng Hưng Yên
1. Mở bài: Giới thiệu về cây nhãn.
2.Thân bài:
Nhãn là loài cây nhiệt đới lâu năm thuộc, có nguồn gốc miền nam Trung Quốc.
Cây nhãn có nhiều loại nhưng nổi tiếng nhất là nhãn lồng Hưng Yên.
Cây nhãn có mùa tháng 7, tháng 8 đang là mùa nhãn chín rộ.
Nhãn quả to tròn, vỏ có màu vàng nâu nhạt, cùi dày, ráo nước, bóc một lớp vỏ mỏng láng để lộ lớp cùi nhãn dày trắng ngà.
Bên trong là hạt nhỏ màu đen nháy, đưa vào miệng nếm thử có vị ngọt thơm, giòn dai.
Mùi hương nhẹ nhàng, tinh khiết và dịu mát.
Cây nhãn có rất nhiều ứng dụng, có thể ăn trực tiếp hoặc dùng để nấu chè nhãn hay nhãn sấy khô, bánh nhãn…
3. Kết bài: Khẳng định lại vai trò cây nhãn.
#Walker
Nguyễn Khoa Điềm là một nhà thơ, chiến sĩ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Trong những ngày gian khổ và ác liệt ấy, bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ra đời. Bài thơ làm nổi bật hình ảnh người mẹ Tà-ôi – người mẹ yêu con, yêu nước, nuôi dưỡng trong con tình yêu làng quê, đất nước và ý chí giải phóng quê hương.
Mở đầu bài thơ là lời ru hời như để vỗ về đứa bé vào giấc ngủ say nồng:
Em cu Tai ngủ trên lưng me ơi
Em ngủ chơ ngoan đừng rời lưng mẹ.
Hai câu thơ này được lặp lại nhiều lần ở đầu mỗi khúc ru, giúp cho bài thơ nhẹ nhàng và sâu lắng. Đây là lời của tác giả nói với đứa bé nhưng chứa đựng tình yêu thương của người mẹ. Người mẹ yêu con và yêu thương các chiến sĩ bảo vệ Tổ quốc nên mẹ vừa địu con vừa giã gạo: Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng.
Hai câu thơ vừa diễn tả được sự cực nhọc trong công việc giã gạo của mẹ lại vừa diễn tả giấc ngủ không mấy thoải mái của em cu Tai. Những giọt mồ hôi vất vả của mẹ rơi xuống đã làm em như cũng cảm nhận được sự nặng nhọc cửa mẹ; em đã ngủ ngon cho mẹ yên lòng làm việc. Quả thật việc giã gạo là rất khó khăn, vất vả để biến hạt thóc thành hạt gạo trắng ngần để phục vụ kháng chiến:
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nồi và tim hát thành lời.
Mẹ vừa địu con yừa phải giã gạo nhưng mẹ vẫn cố tạo ra sự thoải mái cho con có được giấc ngủ say. Hình ảnh “vai gầy” làm gối của mẹ còn gợi xúc động trong lòng người đọc. Nỗi vất vả, nhọc nhằn được hiện ra trong khúc hát ru. Tác giả đã khai thác thành công nghệ thuật so sánh: đôi vai gầy của mẹ làm gối đưa con ngủ, lưng mẹ làm nôi và nhịp tim của mẹ hát thành lời thắm thiết, Lời mẹ ru con thắm thiết như tiếng nói tâm tình của người mẹ:
Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi
Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội.
Lời ru của mẹ chất chứa tình yêu thương đối với đứa con. Mẹ mong con sẽ có nhữtig giấc mơ đẹp là có hạt thóc trắng ngần để nuôi bộ đội đánh giặc.
Và mẹ mong con lớn nhanh để “vung chày lún sân”. Trong ước mơ của mẹ chứa đựng niềm hi vọng con mình lớn lên sẽ trở thành một thanh niên khỏe mạnh để giúp ích cho nước, cho dân, Tình mẹ con ở đây ngày càng đẹp hơn bởi nó gắn với tình yêu quê hương, đất nước.
Nhà thơ ru cho em bé ngủ ngoan để mẹ yên tâm làm việc:
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
Hình ảnh người mẹ tỉa bắp trên núi Ka-lưi thật cảm động trong lòng người đọc, Núi rừng rộng lớn nhưng sức mạnh có hạn. Lời ru của mẹ đã mô tả được công việc khó khăn, vất vả mà mẹ phải gánh vác. Vì thế đứa con là niềm an ủi, niềm hi vọng của người mẹ.
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.
Biện pháp ẩn dụ mang nhiều ý nghĩa. Cây bắp sống được là nhờ có ánh sáng của mặt trời còn mẹ vượt qua được tất cả sự cực nhọc cũng là nhờ có con. Hằng ngày mẹ đều địu em cu Tai trên lưng, hơi ấm của mẹ truyền cho em và mẹ cảm nhận được em lớn lên từng ngày trên lưng mình. Địu con lên núi, lời ru của mẹ chứa biết bao tâm sự:
Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi
Mẹ thương a-kay, mẹ thương làng đói
Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều
Mai sau con lớn phát mười Ka-lưi.
Ước mơ của mẹ dần lớn hơn. Càng thương con thì mẹ càng “thương làng đói”. Tình thương con mở rộng ra tình thương dân làng. Vì thế mẹ mong trong giấc mơ của con “hạt bắp lên đều”. Mẹ mong cho các anh bộ đội có đủ cơm ăn, mong cho dân làng có lương thực để sống và mong cho con của mẹ có một tương lai tốt đẹp hơn.
Từ việc mong cho con mình khỏe mạnh, giờ đây mẹ mong cho con trở thành người lao động giỏi, làm ra lương thực để nuôi làng.
Nếu như ở hai đoạn thơ trước, nhà thơ miêu tả cảnh mẹ địu con lên núi tỉa bắp thì ở đoạn thơ này nhà thơ tả cảnh mẹ cùng con đi đánh giặc:
Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng
Thằng Mĩ đuổi ta phải rời con suối
Anh trai cầm súng, chị gái cầm chông
Mẹ dịu em đi đề giành trận cuối.
Động từ “đi” được sử dụng đến hai lần, gợi được tư thế chủ động khi đối mặt với bọn địch, quyết tâm đánh giặc để giữ đất nước. Mẹ cùng em cu Tai trực tiếp tham gia trận đánh cùng với anh trai, chị gái. Mẹ làm việc gian nan ấy là vì con, vì làng xóm và vì dân tộc. Dẫu công việc có khó khăn đến đâu thì mẹ cũng sẵn sàng vượt qua tất cả. Hai chữ “trận cuối” thể hiện cả một niềm tin chiến thắng. Người mẹ giờ đây khoác lên vai mình một nhiệm vụ mới, một tầm vóc mới. Thật xúc động trước cảnh em cu Tai:
Từ trên lưng mẹ em đến chiến trường
Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn.
Em cu Tai vẫn còn nằm trên lưng mẹ mà như đã khôn lớn để cùng mẹ lên đường vào Trường Sơn đánh giặc, nơi có biết bao vất vả và cái chết đang rình rập. Người mẹ Tà-ôi đã được, nâng lên thành người mẹ Tổ quốc. Mẹ đã dùng chính tấm lưng gầy của mình để nuôi dưỡng những anh hùng cho cuộc kháng chiến. Mẹ ru con và mong cho con hanh phúc:
Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi
Mẹ thương a-kay, mẹ thương đất nước
Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ
Mai sau con lớn làm người Tự do.
Bên cạnh tình thương con, mẹ còn thương bộ đội, thương làng đổi, thương đất nước. Tình cảm và ước mơ của mẹ ngày càng rộng lớn hơn.
Mẹ mong cho con được gặp Bác Hồ, mong đất nước được tự do. Bởi Bác Hồ luôn là nguồn động viên, là biểu tượng sáng chói của cách mạng. Lời ru kết lại là hình tượng em cu Tai sẽ trở thành người tự do của một đất nước hòa bình.
Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ đã khắc họa thành công hình tượng người mẹ Tà-ôi, người mẹ của Tổ quốc với những phẩm chất đáng quí và là biểu tượng của người mẹ Việt Nam anh hùng.
Tình mẹ là một tình cảm vô cùng thiêng liêng, cao quý. Tất cả mọi người mẹ trên cõi đời này đều thương yêu con của mình, đấy là bản tính, là thiên tư của người phụ nữ. Chính nhờ tình thương của mẹ mà người con được lớn lên, được trưởng thành. Tình thương yêu của mẹ đã giúp cho người con lớn lên một cách bình thường và quân bình về các phương diện tâm sinh lý.
Dù cho mẹ có thế nào đi nữa, miễn là mẹ còn trên cõi đời này và vẫn còn có ý thức thì mẹ vẫn thương yêu con, nghĩ về con, chăm sóc cho con và dõi theo từng bước chân con đi. Trong kinh Báo ân cha mẹ, Đức Phật diễn tả: “Mẹ già hơn trăm tuổi, còn thương con tám mươi, ân ái có đoạn chăng chỉ hơi thở cuối cùng”. Thế đấy! Dù mẹ có đến một trăm tuổi, miễn là mẹ còn sống thì mẹ vẫn thương yêu người con đã tám mươi tuổi của mình.
Mỗi người mẹ đều có cách thể hiện tình thương yêu của mình đối với con, và tất cả đều có chung một điểm, ấy là tấm lòng thương yêu không vụ lợi, không tính toán thiệt hơn, cho đi tất cả, chỉ mong sao cho con nên người, cho con có được cuộc sống hạnh phúc.
Nhân vật ông họa sĩ là nhân vật chủ yếu để qua cái nhìn của ông, tác giả bộc lộ suy nghĩ, nhận xét, đánh giá về cuộc đời, con người đặc biệt là nhìn nhận về anh thanh niên.Là người khát khao cống hiến, khát khao sáng tác: Luôn tìm kiếm vẻ đẹp trong cuộc sống để đưa vào nghệ thuật “Họa sĩ đã bắt gặp một điều mà thật ra ông vẫn ao ước được biết. Ôi, một nét thôi cũng đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đã là giá trị một chuyến đi dài”.Xúc động, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn con người đặc biệt là vẻ đẹp của anh thanh niên. “Chao ôi! Bắt gặp một con người như anh ta là cơ hội hạn hữu cho sáng tác”. Ông thấy anh thật đáng yêu nhưng anh làm cho “ông nhọc lòng quá với những điều ta suy nghĩ về anh và những điều anh suy nghĩ”.Những cảm xúc và suy nghĩ của ông họa sĩ về anh thanh niên và về những điều khác nữa được gợi lên từ câu chuyện của anh đã làm cho chân dung nhân vật chính trở nên sáng đẹp, chứa đựng những chiều sâu tư tưởng
Nhân vật ông họa sĩ là nhân vật chủ yếu để qua cái nhìn của ông, tác giả bộc lộ suy nghĩ, nhận xét, đánh giá về cuộc đời, con người đặc biệt là nhìn nhận về anh thanh niên.Là người khát khao cống hiến, khát khao sáng tác: Luôn tìm kiếm vẻ đẹp trong cuộc sống để đưa vào nghệ thuật “Họa sĩ đã bắt gặp một điều mà thật ra ông vẫn ao ước được biết. Ôi, một nét thôi cũng đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đã là giá trị một chuyến đi dài”.Xúc động, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn con người đặc biệt là vẻ đẹp của anh thanh niên. “Chao ôi! Bắt gặp một con người như anh ta là cơ hội hạn hữu cho sáng tác”. Ông thấy anh thật đáng yêu nhưng anh làm cho “ông nhọc lòng quá với những điều ta suy nghĩ về anh và những điều anh suy nghĩ”.Những cảm xúc và suy nghĩ của ông họa sĩ về anh thanh niên và về những điều khác nữa được gợi lên từ câu chuyện của anh đã làm cho chân dung nhân vật chính trở nên sáng đẹp, chứa đựng những chiều sâu tư tưởng.
Đối với em ,cứ nhắc đến quê hương là lòng em lại dâng trào biết bao niềm tự hào. Quê hương em là nơi chôn rau cắt rốn ,là nơi đã nuôi nấng em thành người. Nơi đây đã ghi lại bao kỷ niệm ngọt ngào ,vui buồn của tuổi thơ em.Quê hương không giống như thành hố không cho những siêu thị hay trên con đường có dòng người tấp nập có các loại xe hiện đại như hay nghề taxi , hay chở nhiều hàng hoá như xe con-te-nơ, Nững ngày ở quê hương đó là những ngày em được sống bên bố mẹ được bố mẹ yêu thương. Ngày nắng chói chang mẹ vừa quạt vừa ru em ngủ. Mùa đông lạnh già bố ủ ấm cho em bằng tình yêu thương của người. Quê hương cũng là nơi cho em những người bạn hiền ,bạn tốt. Những người bạn cùng em học tập. cùng em chăn trâu cắt cỏ trên bờ đê. Những người bạn đã cùng em sẻ chia bao nỗi buồn vui. Em còn nhớ những thầy cô đã dạy dỗ em. Nhưng lời giảng ,những nét bút ,tiềng nói ,đã khắc sâu trong trái tim em. Làm sao em có thể quên được những con người đáng yêu đáng quý ở nơi yêu dấu của mình ? Quê hương còn cho em những hàng cây xanh mướt ,những bãi nương dâu ,màu xanh tươi của đồng lúa. Chao ôi! biết ơn và tự hào biết mấy quê hương yêu dấu của em.
Bài 5 ở đâu vậy ạ?