Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trước sân nhà em có một cây bàng. Truờng em cũng rất nhiều bàng. Hai bên hè phố nơi em ở lại là những dãy bàng xanh ngút ngái. Những cây bàng đứng đó, nhìn em lớn lên và lưu giữ bao kỷ niệm ấu thơ. Em yêu cây bàng như yêu một người bạn gần gũi nhất, thân thương nhất và không bao giờ vắng mặt trong cuộc sống của em. Vào mùa nào, cây bàng cũng có một vẻ đẹp riêng, khi trẻ trung xanh mướt khi già cỗi, sắt siu. Cây bàng lúc tươi tắn, lúc trầm ngâm, lúc vui, lúc buồn như con người vậy. Em thích nhất là ngắm nhìn cây bàng vào xuân. Đó là mùa hồi sinh của vạn vật. Trong làn mưa bụi, hơi lạnh se se, những chồi non chúm chím hé nở trên những nhành cây gầy mảnh vươn dài, xoè rộng. Màu xanh non nớt, mượt mà ấy làm dãy phố sáng bừng lên sau một mùa đông dài xanh xám. Có lúc em thấy cây bàng đang cháy lên những ngọn nến xanh. Có lúc em lại thấy dường như bàng là một cô gái đang múa đèn duyên dáng. Cây bàng biến hoá với bao hình dáng kỳ diệu. Những chồi bàng lớn rất nhanh. Khi trong những vòm lá bắt đầu lấp ló nhánh hoa li ti ấy là lúc mùa xuân sắp tàn nhường quyền tạo hoá cho mùa hè rực rỡ. Mùa hè sang mang đến cho cây bàng một sức sống mạnh mẽ. Cả phố phường ngợp bóng mát xanh um của những tán bàng toả rợp. Em lại được nô đùa chơi đồ hàng, chơi nhảy dây với lũ bạn dưới gốc bàng. Cây bàng đu đưa, rì rào hiền như một người bạn lớn tốt bụng xoè rộng cánh tay cầm ô che nắng cho chúng em vui chơi. Và mỗi buổi trưa hè, em lại mở cửa sổ ngủ dưới tiếng ve bàng râm ran êm ả, dưới vòm hương lá bàng nồng dịu và những chùm quả xanh non chao chao trong nắng. Lũ trẻ trong xóm em bao giờ cũng háo hức đón cây bàng vào thu. Bởi khi ấy những chùm quả bàng bắt đầu chín toả hương thơm nồng nàn ngai ngái phảng phất quyến rũ khắp phố phường . Em còn nhớ một buổi chiều đi lao động ở trường, cả cô trò tụ tập dưới gốc bàng to nhất sân trường đẩy bàng chín ăn. Cô cứ đẩy được chùm nào cả bọn lại xúm xút tranh nhau. Em cắn ngập răng vào quả chín cảm nhận cái vị ngọt rất riêng, bùi ngùi như vị của nắng thu mà thêm yêu da diết cây bàng thân quen ấy. Cây bàng sần sùi, nâu xám. Mỗi vết nám là một kỷ niệm học trò được lưu giữ . Một ngày nào đó, khi em xa rời mái trường yêu dấu, em sẽ về đây đặt tay lên những vết chai sần này để tìm lại bao ký ức đẹp tuổi thơ. Thương nhất là khi cây bàng vào đông. Dãy bàng ngoài phố thỉnh thoảng lại rùng mình khi cơn gió lạnh lướt qua. Trong nắng đông hao hao, những chiếc lá bàng đỏ sạm buồn buồn. Bà bán xôi đầu ngõ gói xôi bằng chiếc lá đỏ ấy cầm gói xôi vừa thổi vừa ăn, em mới thấy cây bàng dù khi tươi tốt hay khi tàn úa vẫn luôn luôn có ích cho đời. Dưới gốc bàng đơn côi, trơ trọi khẳng khiu ngoài phố, quán cóc mọc lên nhiều hơn, lũ trẻ xóm em ít ngồi chơi hơn. Còn ở sân trường thì thật vắng vẻ. Chúng em chẳng muốn ra ngoài vì lạnh. Lúc ấy trông cây bàng thật tội. Cái dáng gầy guộc, khô se thỉnh thoảng lại lay lay như muốn gọi chúng em “Lại đây chơi với tôi đi, tôi buồn lắm”! Nhưng chắc chắn bàng sẽ vượt qua mùa đông buốt giá một cách dễ dàng thôi. Trong cái giá rét ấy, những nhánh cây ngày nào cũng giơ ngón tay gầy gom nắng đông lại chăm chút, ấp ủ một cái gì đó để khi mùa xuân về thì tách lên những búp nõn xanh tươi. Cây bàng lại hồi sinh, lại bắt đầu một vòng sống mới đẹp đẽ hơn, rực rỡ hơn. Em rất khâm phục sức sống bất diệt của cây bàng. Em yêu cây bàng như yêu một người bạn lặng thầm bình dị và gần gũi. Người bạn ấy lúc nào cũng ở bên cạnh em, có mặt trong cuộc sống của em. Một ngày nào đó, em không còn được ăn trái bàng chín thơm nồng, không được cầm gói xôi bọc lá bàng đỏ đầu đông nóng hổi, không được nghe tiếng ve bàng rộn rã thì cuộc sống khi ấy sẽ tẻ nhạt biết bao. Cây bàng là nhà ở, là phố phường, là trường học, là kỷ niệm...là tất cả những gì mà em gắn bó và yêu quý.
uk bn nhưng mk làm bài rồi,nhưng thui vẫn tick đúng cho bn
chúc bn hok tốt nhé
Dàn ý:
Mở bài: - Đất nước của chúng ta đang phát triển theo con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì vậy cần có những người tài. Việc học cần có nhiều hiểu biết trình độ cao, học là điều rất cần thiết để chúng ta nâng cao trình độ.
- Giới thiệu câu nói của Lê- nin.
Thân bài: a/ Giải thích nghĩa của từ " học ":
- Là một quá trình tìm hiểu, thu nhận, tích lũy kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho mình để tăng thêm hiểu biết, trình độ khoa học, kĩ thuật về mọi mặt, giúp chúng ta thêm khả năng hiểu biết của mình.
b/ Học ở đâu, để làm gì ?:
- Học không đơn thuần là chỉ đi đến trường, mà ngay khi còn nhỏ, trong vòng tay yêu thương của gia đình, cha mẹ đã dạy ta học nói, học đi, học ăn, học cư xử trong đời sống thông thường.
- Khi đến trường, ta học kiến thức khoa học và xã hội, học một cách toàn diện cả tài cả đức theo chương trình phân phối nhà trường. Ngoài ra, chúng ta có thể học hỏi bạn bè, học cái hay của bạn để bổ sung thiếu sót của mình.
- Học trên báo chí, vô tuyến, thông tin đại chúng, ở người lao động xung quanh mình. Học toàn diện, không học lệch, học lý thuyết đi đôi với thực hành để nắm chắc bài học.
c/ Học nữa: Là học hết trình độ này đến trình độ khác, từ dễ đến khó, những con người ham học không bao giờ thỏa mãn với chính mình mà luôn chăm chỉ học suốt đời của mình nhằm nâng cao kiến thức.
Lấy dẫn chứng: Học hết lớp 12, ta học tiếp đại học, đi du học....
d/ Học mãi: Học liên tục, không ngừng nghỉ suốt cuộc đời, luôn nâng cao hiểu biết của mình về mọi mặt, đó là những con người ham học, lúc nào cũng cho mình chưa đủ hiểu biết.
Lấy dẫn chứng: Niu- tơn, Ê- đi- xơn,....
Kết bài: - Câu nói trên của Lê- nin khuyên chúng ta nhiều điều...
- Em hứa...
Đêm đã về khuya rồi. Ngoài trời gió lồng lộng thổi. Không còn tiếng chim kêu lích chích trong tán cây. Cảnh rừng Việt Bắc âm u, tĩnh mịch quá!
Chẳng biết vì sao, tôi không ngủ được. Tôi suy nghĩ cho trận chiến nay mai, chiến dịch Điện Biên Phủ. Đang nghĩ ngợi mông lung thì tôi nghe có tiếng sột soạt rất khẽ. Tôi nhôm dậy. Là Bác ư? Khuya rồi, sao Người chưa ngủ nhi?
Bác ngồi yên lặng bên cạnh bếp lửa hồng, vẻ mặt của Bác trầm ngâm như đang suy nghĩ việc gì đó. Ngoài mái lều tranh cũ nát, mưa rơi lâm thâm, dai dẳng. Tôi ngước mắt nhìn Bác, càng nhìn, tôi càng thấy thương Bác hơn. Bác như một người cha vậy. Người cha ấy đang nhóm lửa cho tôi và đồng đội nằm ấm.
Sau đó, Bác đi dém chăn cho chúng tôi: từng người một. Như sợ các anh em giật mình, Bác nhón chân nhẹ nhàng, thật nhẹ. Bóng Bác ánh lên trước ngọn lửa, cao lồng lộng, bao trùm cả cán lều. Tôi có cảm giác mơ màng cái bóng của Bác như làm chúng tôi ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng đang cháy hừng hực kia.
Thổn thức nỗi lòng, tôi thầm thì hỏi:
– Bác ơi, Bác chưa ngủ ạ? Bác có thấy lạnh không?
Bác nhìn tôi, mỉm cười rồi trả lời bằng một giọng ấm áp:
– Ừ, Bác chưa ngủ đâu. Chú cứ ngủ cho đẫy giấc, để mai còn đi đánh giặc nữa chứ!
Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt, nhưng vẫn bồn chồn. Tôi năm mà vẫn lo Bác ốm, lòng tôi cứ bộn bề. Chiến dịch còn dài lắm! Rừng Việt Bắc lám dốc, lắm ụ. Nếu Bác cứ không ngủ suốt thế này, thì Bác lấy sức đâu để mà đi? Thế rồi tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.
Lần thứ ba tôi thức giấc thì đã canh tư. Nhìn thấy Bác vẫn đang ngồi, tôi hoảng hốt, giật thót mình. Bác vẫn chưa ngủ ư? Trời sắp sáng rồi!!! Tôi vội vã:
– Bác ơi, trời sắp sáng rồi, Bác hãy ngủ để sáng mai có sức mà đi!
Vẫn bằng giọng dịu dàng, Bác nói với tôi:
– Chú cứ ngủ đi, còn Bác thức thì cứ mặc Bác. Bác không ngủ được đâu! Bác đang nghĩ về đoàn dân công, trời mưa như thế này, chắc họ lạnh lắm. Bác chỉ mong trời sáng cho nhanh thôi. Không biết các cô chú ấy có sao không?
Tôi chợt hiểu ra, Bác thức vì chuyện ấy. Bác không chỉ chăm lo cho chúng tôi mà còn lo lắng cho cả những người ở xa chưa hề được gặp Bác. Tấm lòng của Bác thật cao cả. Lòng tôi vui sướng tràn trề và tôi quyết định thức luôn cùng với Bác.
Đêm nay, Bác không ngủ vì Bác là người luôn lo cho mọi người hơn bản thân. Bác là người Cha già của nhân dân Việt Nam – Vì Bác là Hồ Chí Minh.
Tham khảo :
Thế là kì nghỉ hè với bao niềm vui cũng đã kết thúc. Hôm nay em cùng các bạn hân hoan đến buổi khai giảng đầu năm học để chuẩn bị cho một năm học mới với nhiều mục tiêu. Bước trên đường lòng em phơi phới niềm vui và bao dự định cho năm học mới.
Ngôi trường hôm nay trông thật đẹp bởi các anh chị lớp trên đã trang trí cho nó thật lung linh từ cổng vào trường. Ngay ở cổng trường là tấm băng gôn đỏ với dòng chữ chào mừng lễ khai giảng năm học mới 2013-2014. Từ cổng trường vào đến sân trường là hai hàng cờ đỏ tung bay trước gió.
Khi các em đã vào đúng chỗ của lớp mình, chị liên đội trưởng mời các vị đại biểu và các thầy cô giáo cùng toàn thể trường đứng lên làm lễ chào cờ.
Cả sân trường im phăng phắc, những tiếng xì xào cuối cùng cũng lặng hẳn. Tiếng chị liên đội trưởng dõng dạc vang lên:
Nghiêm! Chào cờ… chào!
Tất cả các vị đại biểu, các thầy cô. giáo và các học sinh ngẩng cao đầu, chăm chú hướng lên lá cờ Tổ quốc. Toàn liên đội hát vang bài Quốc ca hùng tráng. Những trang sử oanh liệt của dân tộc dường như sống lại. Bài đội ca liên tiếp sau đó cũng sôi nổi như khí thế của lớp lớp đội viên hôm nay đang nối tiếp cha anh xây dựng nước nhà. Sau phần nghi lễ, chương trình lễ khai giảng tiếp tục trong không khí nghiêm túc. Tất cả các thầy cô giáo cùng các học sinh của trường hết sức vui mừng được đón bác Phan Thế Duệ đến dự. Các đồng chí của phòng Giáo dục, ủy bán Nhân dân, các bậc phụ huynh, các vị đại biểu cũng đến dự đông đủ.
Sau phần giới thiệu đại biểu, phút sinh hoạt truyền thống bắt đầu. Cô Lan Hương giới thiệu cố Liên hiệu phó lên đọc thư Bác Hồ gứi cho học sinh nhân ngày khai trường. Em như thấy Bác hiện ra trước mắt với nụ cười hiền hậu trên môi và ánh mắt dịu hiền đang trìu mến nhìn chúng em, Chúng em ghi lòng tạc dạ lời Bác dạy trong thư: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Nghe cô hiệu phó đọc thư mà em thầm tự nhủ: mình phải cố gắng nhiều hơn nữa để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu Bác Hồ kính yêu.Cô Liên đọc thư xong, cô hiệu trưởng lên phát biểu. Cô biểu dương những thành tích học tập trong năm học vừa qua và khen ngợi những học sinh có thành tích xuất sắc trong năm. Sau khi phát biểu xong, cô đánh một hồi trống khai trường thật dài. Tiếng trống mở ra một năm học mới đầy khó khăn và cũng đầy ước mơ, hi vọng. Những quả bóng bay xanh, đỏ, tím, vàng rực rỡ của chúng em bay lên bầu trời trong xanh. Tiếp theo, bác Phan Thế Duệ lên phát biểu. Bác rất mừng khi thấy thầy trò trường năng khiếu đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong năm vừa qua và bác mong rằng trong năm học tới, thầy trò cả trường sẽ đạt được nhiều thành tích cao hơn nữa. Bác còn kể chuyện ngày xưa bác đi học như thế nào, thầy cô, trường lớp ra sao. Bác nói vui: ‘’Nhìn các cháu hân hoan, vui mừng trong ngày khai trường, bác ước ao được bé lại như các cháu để cùng được cắp sách đến trường như thế này. Bác chúc các cháu cùng các thầy, cô giáo đạt được nhiều thành tích cao hơn”. Bác Duệ phát biểu xong, chị Hương Ly lớp 9 Anh lên góp vui bằng tiết mục văn nghệ đánh đàn oóc gan bài “Tiên lên đoàn viên”. Sau tiết mục của chị Hương Ly, bạn Mai Trang lớp 6 Anh cũng lên góp vui bằng bài hát “Niềm vui của em”. Hết tiết mục văn nghệ của bạn Mai Trang củng là kết thúc buổi lễ khai giảng.
Chúng em ra về, lòng vẫn hướng về lá cờ Tổ quốc với một ý chí quyết tâm cao của một năm học mới đang chờ phía trước.
Mở bài: Khi cô nàng mùa xuân yểu điệu, thướt tha trên cánh đồng mang huong vị Tết đến cho quê hương, cũng là lúc em được gặp lại 1 loài hoa thân yêu, mỗi năm chỉ nở 1 lần đúng vào dịp Tết. Em yêu biết bao cây đào phai bừng sắc xuân.
Thân bài: Lá của nó có màu xanh lá cây, nhỏ, thân dài, 2 bên mép lá có hình răng cưa. Những bông hoa nở rộ màu hồng nhạt như những nàng tiên mặc áo lụa đào thướt tha đem sắc xuân đến cho mọi nhà. Cánh hoa đào mỏng, mỗi khi rơi nó giống như những vị thần tiên trên trời đang rắc tinh túy của mùa xuân xuống trần gian vậy.
Nhụy hoa đào màu vàng, khi chạm vào ta có thể cảm nhận được 1 lớp phấn mỏng mịn ở phía trên. Cành của cây khẳng khiu, có màu nâu xám, có 1 lớp da sần sùi bao bọc lấy cây. Nhưng từ chính lớp da sần sùi ấy lại mọc ra những chồi non xanh biếc, rồi những nụ hoa đang chúm chím chiếc môi bé nhỏ xinh xinh.
Cây đào phai gợi ra không khí Tết, không khí sum họp của mỗi gia đình. Những cánh hoa đào rung rung trước gió khiến cho người đi xa luôn nhớ về quê hương, lòng người cảm thấy bình yên, vững tâm hơn khi 1 năm vất vả sắp trôi đi để chào đón 1 mùa xuân mới.
Nhất là chiều 28 Tết, dù có bận bịu đến mấy thì mẹ em cũng cố gắng thu xếp công việc để dọn dẹp nhà của và trông nhà. Còn ba bố con em dắt nhau đi chợ hoa để chọn cho nhà mình 1 cây đào chơi Tết. Bố em bảo: " 1 năm làm việc vất vả đã qua đi, dù có nghèo hay giàu thì ai cũng cố mà lo cho gia đình mình 1 cây đào tươm tươm." Em và bố chọn cho nhà mình 1 cây đào phai cho gia đình rồi 3 bố con em cùng nhau về nhà. Về đến nhà, mẹ em nói: " Ba bố con năm nay chọn thật khéo. Cây đào có những chồi non lộc biếc, 1 vài bông hoa mới nở và những nụ hoa nhỏ nhỏ xinh xinh chắc là sẽ nở vào đúng mùng 1 Tết, trên cành cây thấp thoáng những quả nhỏ li ti". Sau khi bình phẩm về cây đào, cả nhà em cùng nhau bắt tay vào việc trang trí cho cây đào thêm lộng lẫy. Hai chị em em thổi bong bóng buộc lên cành cây, bố mua những dây lấp lánh quấn quanh cây, còn mẹ em thì lấy 1 ít bao lì xì khi sáng mới mua ngoài chợ về và bỏ vào ít " lộc " của gia đình làm ra trong 1 năm qua. Trang trí xong, cây đào như khoác lên mình 1 chiếc áo mới trông thật lộng lẫy làm sao.
Kết bài: Nhờ cây đào phai mà không khí Tết của gia đình em như được tăng thêm. Em yêu biết bao cây đào phai ấy, nó đã đêm đến cho gia đình em 1 mùa xuân tuyệt vời tràn đầy hạnh phúc và niềm yêu thương.
bài văn của bạn rất tuyệt nhưng bạn nên chú ý hơn khi làm bài dạng vậy nhé
Lập dàn ý
1. Mở bài:
- Giới thiệu tên trường, trường nằm ở trung tâm xã.
- Trường xây được 15 năm.
2. Thân bài:
Thứ tự cụ thể (tuỳ sự quan sát mà miêu tả theo thứ tự cụ thể)
a) Tả bao quát về ngôi trường
- Trường được xây dựng bằng gì? Mái lợp, tường, nền? (Trường xây bằng xi măng. Mái lợp ngói đỏ tươi. Đầu năm học, trường thường được quét vôi và sơn lại các cửa nên trông cứ như mới. Nền được lát gạch hoa rất sạch sẽ.)
- Địa điểm: cao ráo, khang trang hay ẩm thấp
b) Tả ngôi trường với những chi tiết nổi bật.
- Cảnh khu lớp học (chạy dài thẳng tắp, trang trí giống nhau, dãy bàn học ngay ngắn, thứ tự, gợi lên những khuôn mặt thân quen...)
- Cảnh dãy văn phòng: phòng thầy (cô) hiệu trưởng, phòng giáo viên, phòng chức năng...
- Sân trường: hàng cây, các bồn hoa, cột cờ sừng sững, sân trường rộng, khu vườn trường xinh xắn...
c) Cảnh sinh hoạt của học sinh: trước buổi học, trong giờ học, sau giờ học.
3) Kết luận
Nêu cảm nghĩ: yêu mến ngôi trường, góp phần xây dựng trường lớp sạch đẹp.
Tùng! Tùng! Tùng! Tiếng trống trường vang lên như thường vẫn thế ở bất cứ ngôi trường phổ thông nào, nhưng sao khi đứng trong sân trường này, ngôi trường Trung học cơ sở Nam Hồng, em lại thấy bồi hồi đến thế.
Nỗi bồi hồi có lẽ bởi những cảm xúc đan xen trong tâm trạng rối bời của một cô bé bắt đầu chân ướt chân ráo bước vào một thế giới khác, thế giới mình sẽ lớn hơn một chút của ngày cấp một, tự lập hơn một chút của những ngày ba mẹ còn phải đưa tới trường.
Ngôi trường to và đẹp quá! Chúng em có một khoảng sân rộng để vui đùa, có cả ghế đá của những lớp thầy cô và anh chị đi trước tặng lại nhà trường để ngồi nghi ngơi trong giờ giải lao. Xà cừ, bằng làng, bàng hay phượng có lẽ đã đứng đó mấy chục năm rồi, đã chia sẻ buồn vui cùng bao thế hệ học trò, và chứng kiến những đổi thay của trường lớp. Những cây phượng cành lá xum xuê, khẳng khiu như thể có hàng trăm cánh tay vuơn ra ôm lấy hoa và tán lá. Hè lại đến, hoa phượng nở đỏ rực một góc trời, sắc xanh của lá càng làm những chùm hoa thêm sức sống. Lũ học trò nghịch ngợm như chúng em vẫn đua nhau nhặt cánh phượng ép vào trang vở rồi làm thành những chú bướm ngộ nghĩnh dành tặng bạn bè. Người bạn thân thiết nhất của lớp em là một cây bằng lăng cũng đang mùa đua sắc, tán cây xòe mát một góc hiên, trông hệt như một chiếc ô màu tím khổng lồ. Mấy bác bàng già lặng lẽ một góc trời, yên lặng ngắm nhìn lũ quỷ học trò nào là nhảy dây, đá cầu, chơi chuyền...
Rẽ những tán cây xanh đầy sức sống chính là lớp học của chúng em đó! Hai dãy nhà hai tầng khang trang như hai cánh tay khổng lồ mà ở giữa là khu nhà Hiệu bộ, nơi làm việc của Ban Giám hiệu và phòng nghỉ giải lao của các thầy cô giáo. Lớp học với bảng đen, phấn trắng là người bạn thân thiết của chúng em, ngày ngày thầy cô vẫn bóng dáng quen thuộc đó với bảng với phấn đưa chúng em đến những chân trời tri thức.
Sẽ tiếp tục là một hành trình dài để khám phá và trải nghiệm những đổi thay của mỗi góc sân, khoảng trời, mỗi lớp học nhưng có một điều có lẽ không thay đổi, tình yêu với mỗi khoảnh khắc, mỗi ngôi trường của tuổi học trò. Trong em, có một tình yêu như thế với ngôi trường thân thương của mình.
Bà ngoại em năm nay đã sáu mươi tư tuổi. Bà là kế toán đã về hưu. Bà có dáng người dong dỏng cao, mái tóc bà dài nhưng đã bạc. Làn da của bà trắng nhưng đã lốm đốm đồi mồi rồi. Bà có nụ cười hiền từ và rất nhân hậu. Tuy đã hơn sáu mươi tuổi nhưng sức khỏe của bà rất tốt. Hàng ngày, bà vẫn thường đi chợ và nấu cơm cho cả gia đình em ăn. Bà nấu cơm rất ngon và khéo. Em rất thích ăn cơm của bà nấu. Những lúc rảnh, bà lại đeo kính và đọc truyện cổ tích cho em nghe. Em rất yêu quý bà ngoại và ước gì bà sống với em mãi mãi.
Đã bao hôm tôi đi qua ngôi nhà cổ đó nhưng dạo này tôi thấy nó tự nhiên đẹp đến lạ , chắc do tôi không để ý .Ngôi nhà ấy phủ lên màu vàng mốc của thời gian , bao quanh là những tấm kính đã ngả màu. Hằng ngày, những hàng cây xanh mướt nhộn nhịp trong tiếng chim lí lo huyền ảo .Ôi , ngôi nhà ấy cũ nhất , mang đậm chất cổ xưa nằm giữa cả một dãy nhà hiện đại .Người ta có vẻ quên đi nó , quên mất những thứ kì bí ẩn sau bức kính đầy rêu.Ngẫm nghĩ , nhìn qua nó tôi thấy có một sự buồn thăm thẳm , ỉu xìu dựa trên sắc vàng .Thấy lại lớp học cũ trầm bổng vang lên tiếng học bài của lũ học trò nhỏ ngày ấy .Tuy đã qua nhiều năm nhưng cái kỉ ức , cảnh vật còn lưu lại , luyến tiếc của bây giờ tôi sẽ không nào quên nổi .
Ngày khai giảng sắp đến rồi , tôi cảm thấy rất vui ! Vì sắp được gặp lại bạn bè , thầy cô , có thể đc bắt tay bá vai bá cổ , ngồi dưới gốc cây bàng quen thuộc nói chuyện râm ran . Tôi nghĩ : ' Ngày mai sẽ thế nào nhỉ ? , chắc tôi sẽ không ngủ được mất ! ' Tôi rất mong đến ngày khai giảng vì nó là sự khởi đầu - khởi đầu của một năm học mới , với biết bao kiến thức , và tình bạn , tình thầy trò đẹp .
;-; ko rãnh cho mấy nhưng sẽ ghi
?????