Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
| Ai Cập cổ đại | Trung Hoa cổ - trung đại | Ấn Độ cổ - trung đại |
Chữ viết | - Chữ tượng hình (viết trên giấy Pa-pi-rút) | - Giáp cốt văn - Kim văn - Tiểu triện, - Lệ thư - Khải thư…. | - Chữ Bra-mi - Chữ Phạn |
Tư tưởng, tôn giáo | - Thờ các vị thần tự nhiên - Tin vào sự bất tử của linh hồn | - Nho giáo - Đạo giáo - Tiếp thu Phật giáo của Ấn Độ và sáng tạo ra nhiều tông phái mới | - Phật giáo - Ấn Độ giáo |
Toán học | - Phép đếm lấy số 10 làm sơ sở - Số Pi = 3.16 | - Sách Cửu chương toán thuật… | - Hệ thống 10 chữ số (từ 0 đến 9) |
Kiến trúc, Điêu khắc | - Kim tự tháp - Tượng nhân sư | - Vạn lí trường thành - Lăng Li Sơn… | - Chùa hang A-gian-ta - Đại bảo tháp San-chi - Lăng Ta-giơ Ma-han |
Lĩnh vực khác | - Lịch - Lưỡi cày - Bánh xe… | - Kĩ thuật làm giấy - La bàn - Kĩ thuật in - Thuốc súng | - Kinh Vê-đa - 2 bộ sử thi Ra-ma-ya-na và Ma-ha-bha-ra-ta - Vở kịch Sơ-cun-tơ-la |
Yêu cầu số 1: Các thành tựu văn minh tiêu biểu của Ai Cập cổ đại
- Các thành tựu tiêu biểu:
+ Chữ viết: người Ai Cập cổ đại sáng tạo ra chữ tượng hình, chữ được viết trên giấy làm từ vỏ cây Pa-pi-rút.
+ Toán học: phát minh ra phép đểm lấy số 10 làm sơ sở; giỏi về hinh học; tính được số Pi bằng 3,16.
+ Về kiến trúc và điêu khắc: cư dân Ai Cập cổ đại đã xây dựng những công trình kiến trúc, điêu khắc đồ sộ, như kim tự tháp, tượng Nhân sự,...
+ Ngoài ra, cư dân Ai Cập cổ đại còn có nhiều thành tựu văn minh trên các lĩnh vực khác, như: Lịch pháp, Thiên văn học, Văn học, Y học
- Giới thiệu về Tượng nhân sư canh giữ Kim tự tháp Kê-ốp:
+ Tượng Nhân sư khổng lồ được làm bằng đá vôi, tạc hình dáng đầu người, thân sư tử nằm trong tư thế phủ phục canh gác cho Kim tự tháp kê-ốp, trên cao nguyên Giza, bờ Tây sông Nin của Ai Cập.
+ Đây là bức tượng nguyên khối lớn nhất thế giới, dài 73,5 mét và cao 20,22 m.
+ Theo quan niệm của người Ai Cập, tượng nhân sư (có phần đầu là nam giới, phần thân là sư tử) tượng trưng cho trí tuệ và sức mạnh.
=> Tượng Nhân sư đã cho thấy sự tinh tế, bài tay tài hoa và sự miệt mài sáng tạo nghệ thuật của của người Ai Cập cổ đại.
Yêu cầu số 2: Ý nghĩa những thành tựu văn minh:
- Để lại cho nhân loại nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.
- Là sản phẩm của trí tuệ, sự lao động sáng tạo của cư dân Ai Cập cổ đại.
- Nhiều thành tựu văn minh của Ai Cập cổ đại đã đóng góp cho sự phát triển của các lĩnh vực trong nền văn minh thế giới và vẫn được sử dụng cho tới hiện nay. Ví dụ: phép đếm lấy số 10 làm cơ sở…
Lạc Sơn Đại Phật là tượng Phật bằng đá cao nhất thế giới, bức tượng này được tạc vào vách đá Thê Loan của núi Lăng Vân, nằm ở chỗ hợp lưu của ba con sông Dân Giang, Đại Độ và Thanh Y ở miền nam Tứ Xuyên (Trung Quốc). Được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1996. Chiều cao 71 mét, bức tượng đã mô tả Phật Di Lặc đang ngồi và hai tay đặt lên gối. Trải qua hơn 1000 năm lịch sử, bức tượng này vẫn giữ sức hút đặc biệt với người dân và khách du lịch, hàng năm khách du lịch đến tham quan rất đông, đây là một bức tượng lạc giữa bức tranh thiên nhiên tạo nên một khung cảnh khó quên đối với những ai từng đặt chân tới.
- Những thành tựu văn minh cơ bản:
* Ý nghĩa:
- Chữ viết Hy Lạp và La Mã đơn giản, ngắn gọn, linh hoạt là nền tảng chữ viết theo hệ chữ La-tinh hiện nay.
- Triết học được xem là những thành tựu rực rỡ của văn minh phương Tây, tạo nên cơ sở hình thành của triết học châu Âu sau này.
- Thiên Chúa giáo được lan tỏa mạnh mẽ và trở thành một trong những tôn giáo lớn trên thế giới.
- Việc tính lịch và quan sát thiên văn có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống đương thời, đồng thời là cơ sở cho cách tính lịch sau này.
- Những hiểu biết về khoa học của cư dân Hy Lạp và La Mã được ứng dụng hiệu quả trong cuộc sống và cũng là nền tảng của khoa học hiện đại.
- Hy Lạp và La Mã đạt tới trình độ cao, mang tính thực tế và tinh thần dân tộc sâu sắc trong lĩnh vực nghệ thuật, công trình kiến trúc.
=> Tất cả những thành tựu trên đã tạo ra một nền văn minh rực rỡ nhiều lĩnh vực, là cơ sở đầu tiên của nền văn minh phương Tây sau này.
* Đền Pác-tê-nông tại A-ten (Hy Lạp):
Được xây dựng từ 447 TCN đến 432 TCN, ngôi đền được dựng lên để thờ nữ thần A-the-na – vị thần bảo hộ thành A-ten. Bố cục gồm bốn khu vực chính: Tiền sảnh; gian thờ, nơi đặt tượng nữ thần A-the-na; khu vực để châu báu; hậu sảnh. Toàn bộ ngôi đền được thiết kế theo phong cách Doris đặc trưng với kết cấu đơn giản, tinh tế. Pác-tê-nông được coi là biểu tượng của nền dân chủ A-ten, là một trong những công trình kiến trúc văn hóa vĩ đại của văn minh Hy Lạp cổ đại nói riêng và thế giới nói chung.
Những thành tựu của văn minh Ấn Độ cổ - trung đại:
- Về chữ viết: cư dân Ấn Độ sớm tạo ra chữ viết, điển hình là chữ Phạn.
- Về văn học: tiêu biểu là Kinh Vê-đam sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na.
- Về tôn giáo: là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn như Hin-đu giáo, Phật giáo, là nơi du nhập, phát triển Đạo hồi.
- Về kiến trúc và điêu khắc: phổ biến là những công trình được khoét trong núi đá. Gắn liền với những ngôi chùa là những pho tượng Phật được tạc bằng đá rất tinh xảo.
- Về toán học: sáng tạo ra hệ thống chữ số tự nhiên, đặc biệt là phát minh ra chữ số 0. Tính được căn bậc 2, căn bậc 3.
Ý nghĩa của những thành tựu văn minh đó: Phản ánh trình độ tư duy cao của người dân Ấn Độ ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác, các công trình kiến trúc vừa thể hiện ảnh hưởng tôn giáo tới nghệ thuật, vừa thể hiện trình độ phát triển cao của con người. Nhiều thành tựu nghệ thuật Ấn Độ đã trở thành di sản văn hóa có giá trị lớn của nhân loại.
Những thành tựu chủ yếu của văn minh Trung Hoa cổ - trung đại:
- Về chữ viết: cư dân Trung Hoa cổ đại sáng tạo ra chữ viết của mình từ đời nhà Thương, trải qua nhiều loại hình khác nhau như Giáp cốt văn, Kim văn, Tiểu triện,...
- Về tư tưởng, tôn giáo: Nho giáo giữ vai trò quan trọng. Người đầu tiên khởi xướng Nho giáo là Khổng Tử. Đạo giáo chính thức ra đời vào vào cuối thế kỉ II, là một trong những tôn giáo lớn của Trung Hoa. Phật giáo phát triển, nhiều ngôi chùa lớn được xây dựng.
- Về sử học: khởi đầu từ Tây hán và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên có giá trị cao về mặt tư liệu và tư tưởng.
- Về văn học: đa dạng, nhiều thể loại.
- Về kiến trúc, điêu khắc: tiêu biểu là Vạn Lí Trường Thành, Tử Cấm Thành, tượng Phật chùa Lạc Sơn,....
- về toán học: Cửu chương toán thật được biên soạn dưới thời nhà Hán nêu ra các phương pháp tính diện tích, khối lượng,...
- Về kĩ thuật: có 4 phát minh quan trọng là kĩ thuật in, kĩ thuật làm giấy, thuốc súng và la bàn.
Ý nghĩa của những thành tựu đó"
- Về chữ viết: có ảnh hưởng đến chữ viết của nhiều nước lân cận như Nhật Bản, Việt Nam,....
- Về tư tưởng, tôn giáo: Nho giáo từng bước trở thành công cụ phục vụ cho Nhà nước, là hệ tư tưởng của chế độ quân chủ ở Trung Hoa, có ảnh hưởng lớn tới nhiều nước như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam. Các nhà sư Trung Hoa đã tìm đường sang Ấn Độ để tìm hiểu giáo lí của Phật giáo. Ngược lại, nhiều nhà sư của Ấn Độ cũng đến Trung Hoa để truyền đạo.
- Về văn học: Thờ Đường phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội và đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật. Văn học thể hiện trình độ phát triển về tư duy và có ảnh hưởng lớn tới khu vực châu Á.
- Về kiến trúc điêu khắc: nhiều công trình có giá trị còn tồn tại đến ngày nay.
- Về kĩ thuật: la bàn có tác động lớn đến lĩnh vực hàng hải, mở ra khả năng tìm kiếm thị trường mới, mở đường cho sự xâm nhập và xâm lược của chủ nghĩa thực dân.
Câu 1: Ý nghĩa:
- Phản ánh trình độ phát triển cao, sự lao động và sáng tạo của người Ấn Độ
- Đóng góp nhiều thành tựu cho nền văn minh nhân loại, đặt nền móng cho nhiều lĩnh vực
- Nhiều thành tựu văn minh Ấn Độ vẫn có giá trị và được sử dụng cho đến ngày nay.
Câu 2:
- Về mặt ngôn ngữ, một số quốc gia như Thái Lan, Lào, Campuchia... đã mượn chữ viết và ngôn ngữ Ấn Độ để sử dụng như tiếng Sanskrit hay tiếng Pali. Tiếng Sanskrit có vai trò vô cùng quan trọng trong việc để truyền tải văn hoá Ấn Độ vào khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó, dựa vào chữ Sanskrit các quốc gia khu vực này cũng đã tạo nên chữ viết của riêng mình. Ngoài ra, sự ảnh hưởng của các tác phẩm dân gian Ấn Độ như Mahabharata, Jakarta,... chiếm một phần không nhỏ với các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á.
- Về tôn giáo, tín ngưỡng và đạo đức thì những ảnh hưởng của Ấn Độ có những ý nghĩa vô cùng quan trọng, được coi là nền tảng cho tôn giáo của Đông Nam Á, đặc biệt là Phật giáo. Phật giáo được du nhập vào Đông Nam Á khá sớm, từ khoảng thế kỉ I - II Công nguyên. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của Phật giáo đến mỗi quốc gia trong khu vực này là không giống nhau.
- Về kiến trúc cũng có những sự ảnh hưởng nhất định của Ấn Độ với các quốc gia ở Đông Nam Á. Kiến trúc của Ấn Độ rất đa dạng và phong phú, mang những nét riêng đặc biệt của từng tôn giáo: Phật giáo với lối kiến trúc dạng hình tháp, vòm mái tròn; kiến trúc Hindu thường được xây dựng với nhiều tầng đỉnh tháp nhọn, trang trí bằng phù điêu... Tất cả những điều này đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới kiến trúc của khu vực Đông Nam Á.
- Văn minh Ai Cập, Trung Hoa, Ấn Độ được hình thành dựa trên những cơ sở về:
+ Điều kiện tự nhiên (ở lưu vực các dòng sông lớn).
+ Kinh tế (nông nghiệp là ngành chủ đạo; thủ công nghiệp và thương nghiệp là ngành bổ trợ)
+ Chính trị (chính quyền quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền)
+ Xã hội (phân chia thành nhiều tầng lớp/ đẳng cấp khác nhau)
+ Dân cư
- Ý nghĩa:
+ Để lại cho nhân loại nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.
+ Là sản phẩm của trí tuệ, sự lao động sáng tạo của cư dân các quốc gia Ai Cập, Trung Hoa, Ấn Độ
+ Nhiều thành tựu văn minh của Ai Cập, Trung Hoa, Ấn Độ đã đóng góp cho sự phát triển của các lĩnh vực trong nền văn minh thế giới và vẫn được sử dụng cho tới hiện nay.