Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu hỏi: vì sao nói sự trao đổi khí ở phổi chỉ là nguyên nhân bên ngoài của sự trao đổi khí bên trong xảy ra ở tế bào
TRẢ LỜI
Trong hoạt động sống của tế bào tạo ra sản phẩm phân hủy là cacbonic , khi lượng cacbonic nhiều lên trong máu sẽ kích thích trung khu hô hấp ở hành não gây phản xạ thở ra. Như vậy ở tế bào chính là nơi sử dụng oxi và sản sinh ra cacbonic. Do đó sự trao đổi khí ở tế bào là nguyên nhân bên trong của trao đổi khí ở phổi.
p/s: tham khảo
Cách mạng tư sản, theo học thuyết Marx, là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản(hay quý tộc mới) lãnh đạo nhằm thay thế chế độ phong kiến, thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Cách mạng tư sản bắt đầu từ thế kỷ 16 kéo dài tới thế kỷ 20. Nó đã thiết lập nền dân chủ tư sản và tạo ra phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, đồng thời có một tiến bộ vượt bậc về phương thức sản xuất, là một bước tiến có ý nghĩa lịch sử trong xã hội nhân loại. Mặc dù vậy, những học giả chủ nghĩa xã hội khoa học cho rằng cách mạng tư sản vẫn là sự thay thế chế độ bóc lột phong kiến bằng chế độ bóc lột tư bản chủ nghĩa, chưa giải quyết được vấn đề cơ bản của xã hội là xóa bỏ chế độ người bóc lột người.[1]
Cách mạng tư sản: là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản (hay quý tộc mới) lãnh đạo nhằm thay thế chế độ phong kiến, thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Nguyên nhân của cách mạng tư sản:
- Xã hội phong kiến lạc hậu, cản trở sự phát triển kinh tế
- Sự xuất hiện các công trường thủ công - nền móng kinh tế tư bản chủ nghĩa
- Xã hội phân hóa và mâu thuãn sâu sắc: Giai cấp địa chủ phong kiến, quan lại, vua, quý tộc luôn muón bảo vệ quyền lợi bản thân và duy trì chế độ phong kiến lạc hậu, trong khi tầng lớp tư sản ngày càng giàu có và bị những chính sách phong kiến ràng buộc, hạn chế phát triển
----> Cách mạng tư sản bùng nổ.
Suy hô hấp hay thiểu năng hô hấp là tình trạng mà hệ hô hấp ngoài không thực hiện được đầy đủ chức năng trao đổi và cung cấp oxy của nó. Hậu quả là sự thiếu oxy máu và thiếu oxy ở các mô. Đây là một bệnh lý nguy hiểm cần được can thiệp ngay để cải thiện tình hình tưới oxy cho cơ thể.
Suy hô hấp là :
Suy hô hấp là tình trạng chức năng trao đổi khí ở phổi xảy ra vấn đề làm phổi không thể trao đổi O2 và CO2 dẫn đến thiếu oxy máu, có thể kèm theo tăng CO2 trong máu.
Nhu cầu cung cấp Oxy cho cơ thể không được đảm bảo dẫn đến tình trạng bệnh nhân bị khó thở, đau tức ngực...
Suy hô hấp có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Suy hô hấp diễn ra đột ngột (suy hô hấp cấp tính) và suy hô hấp diễn ra từ từ (suy hô hấp mãn tính).
Nguyên nhân ;
Suy hô hấp cấp thường do các nguyên nhân:
- Do các tổn thương đường thở như thanh quản tắc nghẽn do nuốt phải dị vật hoặc bị viêm, u, chấn thương…
- Các bệnh như viêm phổi, tràn khí tràn dịch màng phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, xẹp phổi, xơ phổi, hen phế quản, chấn thương màng phổi – phổi – thành ngực cũng gây suy hô hấp cấp tính, phù phổi cấp huyết động, tắc mạch phổi,…
- Bệnh lý về tim mạch như suy tim.
- Các bệnh lý về thần kinh cơ cũng có thể gây suy hô hấp như hội chứng Guillain – Barries và liệt cơ liên sườn hoặc cơ hoành hô hấp.
Suy hô hấp mãn tính thường do các nguyên nhân:
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản, giãn phế quản, viêm phổi mãn tính, tràn dịch màng phổi nghẽn đường hô hấp trên như u vòm họng, u thanh quản…
- Các bệnh gây tổn thương thần kinh trung ương như viêm não, tai biến mạch não, xơ cứng cột bên teo cơ, bệnh Parkinson.
- Tổn thương trung tâm hô hấp như suy giáp, nhiễm kiềm chuyển hoá,…
Tháng 10 năm 1985, các nhà khoa học Anh phát hiện thấy tầng khí ozon trên không trung Nam cực xuất hiện một "lỗ thủng" rất lớn, bằng diện tích nước Mỹ. Năm 1987, các nhà khoa học Ðức lại phát hiện tầng khí ozon ở vùng trời Bắc cực có hiện tượng mỏng dần, có nghĩa là chẳng bao lâu nữa tầng ozon ở Bắc cực cũng sẽ bị thủng. Tin này nhanh chóng được truyền khắp thế giới và làm chấn động dư luận.
Các nhà khoa học đều cho rằng, nguyên nhân này có liên quan tới việc sản xuất và sử dụng tủ lạnh trên thế giới. Sở dĩ tủ lạnh có thể làm lạnh và bảo quản thực phẩm được lâu là vì trong hệ thống ống dẫn khép kín phía sau tủ lạnh có chứa loại dung dịch freon thể lỏng (thường gọi là "gas"). Nhờ có dung dịch hoá học này tủ lạnh mới làm lạnh được. Dung dịch freon có thể bay hơi thành thể khí. Khi chuyển sang thể khí, freon bốc thẳng lên tầng ozon trong khí quyển Trái đất và phá vỡ kết cầu tầng này, làm giảm nồng độ khí ozon.
Không những tủ lạnh, máy lạnh cần dùng đến freon mà trong dung dịch giặt tẩy, bình cứu hoả cũng sử dụng freon và các chất thuộc dạng freon. Trong quá trình sản xuất và sử dụng các hoá chất đó không tránh khỏi thất thoát một lượng lớn hoát chất dạng freon bốc hơi bay lên phá huỷ tầng ozon. Qua đó chúng ta thấy rằng, tầng zon bị thủng chính là do các chất khí thuộc dạng freon gây ra, các hoá chất đó không tự có trong thiên nhiên mà do con người tạo ra. Rõ ràng, con người là thủ phạm làm thủng tầng ozon, đe doạ sức khoẻ của chính mình,
Sớm ngừng sản xuất và sử dụng các hoá chất dạng freon là biện pháp hữu hiệu nhất để cứu tầng ozon. Nhiều hội thảo quốc tế đã bàn tính các biện pháp khắc phục nguy cơ thủng rộng tầng ozon. 112 nước thuộc khối Cộng đồng Châu Âu (EEC) đã nhất trí đến cuối thế kỷ này sẽ chấm dứt sản xuất và sử dụng các hoá chất thuộc dạng freon. Vì vậy các nhà khoa học đang nghiên cứu sản xuất loại hoá chất khác thay thế các hoá chất ở dạng freon, đồng thời sẽ chuyển giao công nghệ sản xuất cho các nước đang phát triển. Có như vậy, việc ngừng sản xuất freon mới trở thành hiện thực. Muốn đạt được yêu cầu thiết thực này, không chỉ riêng một vài nước mà cả thế giới đều phải cố gắng thì mới có thể bảo vệ được tầng ozon của Trái đất.
Nguyên nhân gây thủng tầng Ozone
Đăng ngày: 04/10/2013 09:11
Nguyên nhân gây thủng tầng Ozone
Tầng ozone bị thủng chính là do các chất khí thuộc dạng freon, các hoá chất, khí thải công nghiệp gây nên, chúng không tự có trong thiên nhiên mà do con người tạo ra. Rõ ràng, con người là thủ phạm làm thủng tầng ozon, đe doạ sức khoẻ của chính mình và của toàn bộ sinh vật sống trên hành tinh này.
NGUYÊN NHÂN GÂY RA NHỮNG LỖ THỦNG CỦA TẦNG OZON
1. Tủ lạnh làm thủng tầng Ozone
Tủ lạnh có thể làm lạnh và bảo quản thực phẩm được lâu là vì trong hệ thống ống dẫn khép kín phía sau tủ lạnh có chứa loại dung dịch freon thể lỏng (thường gọi là "gas"). Freon là tên gọi chung của những hợp chất CFC(cloflocacbon), như CCl2F2, CCl3F,… Nhờ có dịch hoá học này tủ lạnh mới làm lạnh được. Dung dịch freon có thể bay hơi thành thể khí. Khi chuyển sang thể khí, freon bốc thẳng lên tầng ozone trong khí quyển Trái Đất và phá vỡ kết cấu của nó, làm giảm nồng độ khí ozone.
Không những tủ lạnh, máy lạnh cần dùng đến freon mà trong dung dịch giặt tẩy, các loại sơn, bình cứu hoả cũng sử dụng freon và các chất thuộc dạng freon. Đây là những hóa chất thiết yếu và trong quá trình sản xuất và sử dụng chúng không tránh khỏi thất thoát một lượng lớn hoá chất dạng freon bốc hơi bay lên khí quyển.
Khi CFC đến được tầng bình lưu, dưới tác dụng của tia cực tím nó bị phân hủy tạo ra Clo nguyên tử, và Clo nguyên tử có tác dụng như một chất xúc tác để phân hủy ozone. Cụ thể, các phân tử Cl, F, Br của CFC và halon được biến đổi thành các nguyên tử (gốc) tự do hoạt tính nhờ các phản ứng quang hoá:
CFCl3 + hv à CFCl2 + Cl
CFCl2 + hv à CFCl + Cl
CF2Cl2 + hv à CF2Cl + Cl
CF2Cl + hv à CFCl + Cl
Sau đó, các nguyên tử Cl, F, Br tác dụng huỷ diệt O3 theo phản ứng:
Cl + O3 à ClO + O2
ClO +O3 à Cl +2O2
Người ta tính rằng một phân tử CFC mất trung bình là 15 năm để đi từ mặt đất lên đến các tầng trên của khí quyển và có thể ở đó khoảng một thế kỷ, phá hủy đến cả trăm ngàn phân tử ozone trong thời gian này.
Tủ lạnh gây thủng tầng OZone
2. Chất thải công nghiệp làm thủng tầng OZone
Đến giữa thập kỷ 90, thêm một “thủ phạm tích cực” nữa được phát hiện chính là chất thải công nghiệp, đặc biệt là các khí NOx,CO2… Những chất thải loại này vẫn bền bỉ và dai dẳng bay vào bầu khí quyển và làm công việc phá hoại tầng ozone. Ảnh hưởng này càng nghiêm trọng hơn khi nền công nghiệp ngày càng hiện đại hóa, đồng nghĩa với quá trình gia tăng mạnh mẽ sản xuất công nghiệp.
N2O được tạo ra bằng cách sản xuất phân bón nitơ hay xử lí nước thải, 1/3 tổng lượng N2O thải vào khí quyển là từ những hoạt động của con người như đốt cháy nguyên liệu hóa thạch, sử dụng phân bón gốc nitơ, vận hành các nhà máy xử lí nước thải hay các quy trình công nghiệp khác liên quan đến nitơ. Khí này cũng được giải phóng khi vi khuẩn hoạt động trong đất và đại dương phân hủy các hợp chất chứa nitơ. Các nhà nghiên cứu cho biết nên giảm việc sử dụng loại hợp chất này để tránh làm mỏng tầng ozonebao quanh Trái đất.
Mặc dù có khả năng làm suy yếu tương đương nhưng N2O có thể có tác động phá hủy nhiều hơn bởi vì nguồn sản sinh chúng quá phong phú. Mỗi năm có khoảng 10 triệu tấn N2O bị thải ra môi trường, tương đương hơn 1 triệu tấn CFC các loại tại điểm thải cao nhất. Do vậy, có thể nói N2O đã “qua mặt” chlorofluorocarbon (CFC) để trở thành loại khí phá hủy tầng ozone mạnh nhất.
Việc xả khói bụi và các chất hóa học (cacbon monoxide, sulfur dioxide) vào bầu không khí cũng gây ảnh hưởng xấu đến tầng ozon.
Khói thoát ra trong các vụ phóng tên lửa có thể bào mòn tầng ozone, tạo điều kiện cho các tia tử ngoại có hại từ Mặt Trời xâm nhập vào Trái Đất. Khi phóng các tên lửa dùng nhiên liệu rắn, chúng thải trực tiếp khí Clo ra tầng bình lưu (cách bề mặt Trái Đất khoảng 50 km). Tại đây Clo phản ứng với Oxy để tạo ra Clo oxit - chất có khả năng hủy diệt Ozone.