Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trước muốn sử dụng ampe kế hay vôn kế thì phải chọn vôn kế , ampe kế có GHĐ, ĐCNN phù hợp
+ Sử dụng ampe kế: phải mắc nối tiếp vật cần đo CĐDĐ, cực âm của ampe kế nối với cực âm của nguồn
+ Sử dụng vôn kế: phải mắc song song vật cần đo HĐT, cực âm của vôn kế nối với cực âm của nguồn
- Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện HĐT giữa 2 cực của nguồn khi chưa mắc vào mạch (HĐT lớn nhất mà nguồn cung cấp cho dụng cụ điện)
- Số vôn ghi trên dụng cụ điện cho biết giá trị HĐT định mức của dụng cụ điện
vì \(\frac{a}{b}=\frac{c}{d}\Rightarrow\frac{a}{c}=\frac{b}{d}\Rightarrow\frac{5a}{5c}=\frac{7b}{7d}\)
áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có
\(\frac{5a}{5c}=\frac{7b}{7d}=\frac{5a-7b}{5c-7d}=\frac{5a+7b}{5c+7d}\)
\(\Rightarrow\frac{5a-7b}{5c-7d}=\frac{5a+7b}{5c+7d}\)
\(\Rightarrow\frac{5a-7b}{5a+7b}=\frac{5c-5d}{7c+7d}\)
\(\Rightarrow\frac{5a-7b}{5a+7b}-\frac{5c-5d}{7c+7d}=0\left(ĐPCM\right)\)
Mình biết nè! Sắp đến Noel rồi đúng ko,vậy cậu nên tặng món quà gì đó cho bạn ấy trang trí Noel luôn (Gợi ý: thiệp 3d; móc khóa làm bằng vải nỉ; hộp thủy tinh;vật trang trí cây thông;...) Mình cũng làm tặng bạn đấy.Chúc bạn thành công.
đây là bài toán tỷ lệ nghịch
nếu năng suất cao thì thời gian giảm:
x1y1 = x2y2 => y2 = x1y1/x2 = x1y1/ (x1 + 0,25x1) = y1/1,25
thời gian giảm là: (y1 - y1/1,25): y1 = 20%
1.Xác định mục tiêu: Hãy nhắm mắt lại, tưởng tượng đến ngày này của 5 năm sau. Bạn muốn mình đang ở đâu? Bạn đang vận hành một doanh nghiệp đã không tăng đáng kể về kích thước? Bạn đang đứng đầu một đế chế phát triển nhanh chóng? Bạn đã nghỉ hưu và đang thư giãn trên một bãi biển ở đâu đó để thưởng thức lợi nhuận khổng lồ của mình?
Trả lời những câu hỏi này là một phần quan trọng của việc xây dựng bản kế hoạch kinh doanh thành công. Trên thực tế, nếu không biết mình đang ở đâu, bạn thực sự sẽ không thể lên kế hoạch.
Hãy để cho tâm trí của bạn thoải mái, khám phá mọi điều mà bạn muốn doanh nghiệp của mình đi theo. Thử viết một bài luận cá nhân về các mục tiêu kinh doanh của bạn. Nó có thể mang hình thức như một bức thư gửi cho chính bạn, được viết từ 5 năm sau trong tương lai, mô tả tất cả những gì bạn đã thực hiện và mọi thứ trở nên như thế nào.
Khi đọc một tài liệu như vậy, bạn có thể khám phá ra điều gì đó đáng ngạc nhiên, chẳng hạn như bạn không thực sự muốn sở hữu một doanh nghiệp lớn và phát triển nhanh chóng, mà sẽ là một doanh nghiệp nhỏ và ổn định. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn không tìm hiểu được bất cứ điều gì mới, việc xác định rõ ràng mục tiêu của bạn là một sự trợ giúp lớn trong việc quyết định cách bạn sẽ lập kế hoạch kinh doanh.
2. Danh sách mục tiêu: Nếu bạn đang gặp rắc rối khi quyết định những mục tiêu của mình, sau đây là một số câu hỏi để bạn tự hỏi bản thân:
1 – Tôi xác định thấy điều này thành công như thế nào?
2 – Tôi có sẵn sàng đầu tư tiền bạc của bản thân và làm việc nhiều giờ mà không có lương, hy sinh thời gian và lối sống cá nhân, có thể trong nhiều năm, hay không?
3 – Điều gì sẽ xảy ra với tôi nếu sự đầu tư này không hiệu quả?
4 – Nếu thực sự thành công, công ty này cuối cùng sẽ có bao nhiêu nhân viên
5 – Doanh thu thường niên của công ty trong 1 năm sẽ là bao nhiêu? 5 năm?
6 – Thị phần của công ty trong khoảng thời gian đó sẽ là bao nhiêu?
7 – Công ty này sẽ có một thị trường ngách phù hợp hoặc sẽ bán một loạt các sản phẩm và dịch vụ chứ?
8 – Kế hoạch mở rộng phạm vi địa lý của tôi ra sao? Địa phương? Quốc gia? Toàn cầu?
9 – Tôi sẽ là người trực tiếp làm việc hay tôi sẽ giao phó phần lớn công việc cho người khác?
10 – Nếu tôi không trực tiếp làm việc, những công việc nào tôi sẽ giao phó? Bán hàng? Kỹ thuật? Những việc khác?
11 – Tôi nhận sự định hướng từ người khác thoải mái như thế nào? Tôi có thể sẽ làm việc với các đối tác hoặc nhà đầu tư có nhu cầu đầu vào trong việc quản lý công ty?
12 – Công ty sẽ duy trì sự độc lập và thuộc sở hữu tư nhân hay cuối cùng sẽ được mua lại hoặc trở thành công ty đại chúng?
3. Mục tiêu tài chính: Không nhất thiết phải dùng thật nhiều tiền để kiếm được nhiều tiền, nhưng thực sự sẽ cần một khoản kha khá. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn hình dung ra sự tăng trưởng rất nhanh.
Các doanh nhân năng động, lạc quan thường có xu hướng tin rằng tăng doanh số bán hàng sẽ lo được tất cả mọi thứ, rằng họ sẽ có thể tài trợ cho sự phát triển của mình bằng cách tạo ra lợi nhuận.
Tuy nhiên, đây là trường hợp hiếm, vì một lý do đơn giản: bạn thường phải trả tiền cho nhà cung cấp trước khi khách hàng thanh toán cho bạn. Câu hỏi hóc búa về dòng tiền này là lí do nhiều công ty phát đang triển nhanh phải tìm kiếm nguồn vốn vay ngân hàng hoặc bán cổ phần để đáp ứng sự phát triển của mình. Họ đang phát triển nhanh hơn so với những gì họ có thể đủ khả năng trang trải theo nghĩa đen.
Hãy bắt đầu bằng cách tự hỏi xem loại tài chính nào bạn có khả năng cần đến – và những gì bạn sẽ sẵn sàng chấp nhận. Khi bạn đang thiếu tiền, hoặc mong đợi có tiền, bạn sẽ có thái độ coi hầu như bất cứ nguồn vốn đầu tư nào cũng tốt. Nhưng mỗi loại vốn đầu tư có những đặc điểm khác nhau mà bạn nên xem xét khi chuẩn bị cho kế hoạch của bạn. Những đặc điểm này có 3 dạng cơ bản:
– Đầu tiên là lượng quyền kiểm soát bạn sẽ phải đánh đổi. Thường thì một đối tác bình đẳng có thể yêu cầu quyền kiểm soát xấp xỉ bằng nhau. Những nhà đầu tư mạo hiểm thường đòi hỏi đầu vào quan trọng trong các quyết định quản lý, ví dụ như để một hoặc nhiều người hơn trong ban giám đốc. Những thiên thần đầu tư có thể rất có liên quan hoặc không liên quan gì cả, tùy thuộc vào phong cách cá nhân của họ. Ngược lại, ngân hàng có khả năng không đòi hỏi bất kỳ điều gì, miễn là bạn thực hiện thanh toán cả gốc lẫn lãi đúng thời hạn và không vi phạm bất kỳ điều khoản nào khác của khoản vay.
– Bạn cũng nên xem xét số tiền bạn đang hướng đến. Ví dụ, bất kỳ lượng tiền nào ít hơn vài triệu USD là quá nhỏ để có thể cân nhắc phát hành cổ phiếu tiêu chuẩn ra công chúng. Các nhà đầu tư vốn mạo hiểm có nhiều khả năng sẽ đầu tư số tiền từ 250 nghìn đến 3 triệu USD. Ngược lại, chỉ có các thiên thần đầu tư giàu nhất mới có thể cung cấp nhiều hơn vài trăm ngàn USD, nếu có. Hầu như bất kỳ nguồn vốn nào, từ ngân hàng cho đến nhà đầu tư, đều có một số hướng dẫn về quy mô vốn đầu tư mà họ sẽ ưu tiên. Dự báo quy mô nhu cầu của bạn lúc này sẽ hướng dẫn bạn trong việc chuẩn bị cho bản kế hoạch.
– Thứ ba là chi phí. Điều này có thể được tính theo lãi suất và cổ phiếu sở hữu cũng như thời gian và thủ tục giấy tờ phức tạp.
4. Mục đích sử dụng kế hoạch: Một phần trong việc chuẩn bị cho kế hoạch của bạn là chuẩn bị cho những gì bạn sẽ làm với nó. Bản kế hoạch kinh doanh có thể được sử dụng cho nhiều việc, từ giám sát tiến trình của công ty với các mục tiêu đến hấp dẫn nhân viên chủ chốt gia nhập với bạn. Quyết định xem bạn có ý định sử dụng kế hoạch như thế nào là một phần quan trọng trong việc chuẩn bị để viết nó.
– Bạn có ý định sử dụng kế hoạch để giúp bạn kiếm tiền?
Trong trường hợp này, bạn sẽ phải tập trung thật cẩn thận vào phần tóm tắt, các khía cạnh quản lý, tiếp thị và tài chính. Bạn sẽ cần phải có một tầm nhìn tập trung rõ ràng vào việc công ty của bạn sẽ kiếm tiền như thế nào. Nếu bạn đang tìm kiếm một khoản vay ngân hàng, bạn sẽ cần phải nhấn mạnh khả năng tạo ra dòng tiền đủ để phục vụ cho khoản vay của bạn. Các nhà đầu tư vốn chủ sở hữu, đặc biệt là đầu tư mạo hiểm, phải thấy được họ có thể rút vốn ra khỏi công ty của bạn như thế nào và tạo ra một tỷ lệ lợi nhuận mà họ thấy chấp nhận được.
– Bạn có ý định sử dụng kế hoạch để thu hút nhân tài?
Lúc này bạn nên nhấn mạnh những vấn đề như lựa chọn cổ phiếu và các khía cạnh đãi ngộ khác, cũng như vị trí, môi trường làm việc, văn hóa doanh nghiệp, cơ hội phát triển và thăng tiến.
– Bạn dự kiến cho nhà cung cấp xem kế hoạch để chứng minh rằng bạn là một khách hàng xứng đáng?
Bản kế hoạch kinh doanh vững chắc có thể thuyết phục những nhà cung cấp một số hàng hóa quý giá ủng hộ bạn hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Nó cũng có thể giúp bạn thu xếp tín dụng nhà cung cấp. Bạn nên nhấn mạnh danh sách khách hàng trunh thành và ghi lại việc hoàn trả các khoản nợ thương mại trong kế hoạch này.
5. Đánh giá tiềm năng kinh doanh: Thật không may, mong muốn về nơi mà chúng ta muốn đi không quan trọng bằng khả năng của doanh nghiệp có thể đưa chúng ta tới đó. Nói cách khác, nếu bạn lựa chọn sai công việc kinh doanh, bạn đang không đi đến đâu cả.
May mắn thay, một trong những ứng dụng có giá trị nhất của bản kế hoạch kinh doanh là giúp bạn quyết định xem doanh nghiệp mà bạn đang dồn tâm huyết thực sự có khả năng thực hiện ước mơ của bạn hay không. Rất nhiều ý tưởng kinh doanh không bao giờ đi qua giai đoạn lập kế hoạch bởi vì người sáng lập tương đã lai kiểm tra các giả định, như là một phần của quá trình lập kế hoạch hợp lý và chặt chẽ, và thấy không đáp ứng được.
Hãy kiểm tra ý tưởng của bạn theo ít nhất 2 biến. Đầu tiên là tài chính, để đảm bảo rằng doanh nghiệp này có ý nghĩa kinh tế. Thứ hai là lối sống, bởi vì chẳng có ai kinh doanh thành công thứ mà họ ghét.
Hãy trả lời những câu hỏi sau đây để giúp bạn phác thảo tiềm năng của công ty. Không có câu trả lời sai nào cả. Mục tiêu ở đây chỉ đơn giản là giúp bạn quyết định xem ý tưởng đầu tư có thể phù hợp với các mục tiêu của bạn như thế nào.
Tài chính:
– Công việc kinh doanh của bạn sẽ đòi hỏi đầu tư ban đầu như thế nào?
– Bạn sẵn sàng đánh đổi bao nhiêu quyền kiểm soát cho các nhà đầu tư?
– Khi nào thì công việc kinh doanh sẽ đem lại lợi nhuận?
– Các nhà đầu tư, bao gồm cả bạn, kỳ vọng thu được lợi nhuận cho tiền của họ sau bao lâu?
– Lợi nhuận dự kiến của doanh nghiệp theo thời gian là bao nhiêu?
– Liệu bạn có thể dành đủ thời gian cho việc kinh doanh hay không, xét về mặt tài chính?
– Mức lương hoặc phân phối lợi nhuận nào bạn kỳ vọng sẽ thu về?
– Khả năng công việc kinh doanh này sẽ thất bại ra sao?
– Điều gì sẽ xảy ra nếu gặp phải việc đó?
Lối sống:
– Bạn sẽ sống ở đâu?
– Bạn sẽ phải làm những công việc gì?
– Bạn sẽ làm việc được bao nhiêu giờ đồng hồ?
– Bạn sẽ có thể có những kỳ nghỉ?
– Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn bị ốm?
– Bạn sẽ kiếm đủ tiền để duy trì cuộc sống của mình?
– Gia đình của bạn có hiểu và đồng ý với những hy sinh mà bạn hình dung ra
hok tốt
trưởng Te am {[ ae 2k6 ]}
1. TỔNG KẾT NHỮNG THÀNH TÍCH ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC
Việc liệt kê những thành tích bạn đã đạt được trong thời gian vừa qua rất quan trọng, vì nó sẽ tạo động lực cho bạn đạt được những mục tiêu cao hơn trong năm mới. Chúng ta hoàn toàn có quyền tự hào vì những điều chúng ta đã thành công.
2. TỔNG KẾT NHỮNG THẤT BẠI KHÔNG THỂ VƯỢT QUA
Ngoài những thành tích đáng tự hào, bạn cũng không nên quên đi những bài học thất bại, chúng cho chúng ta một thái độ khiêm tốn trước những thành công đã đạt được. Thành công luôn đi kèm với những thất bại và chỉ những người biết nỗ lực mới có được sự tự tin thỏa đáng.
Bí quyết thành công đến từ những giấc mơ
Ai cũng có ước mơ vì ước mơ không bị đánh thuế. Mơ ước để phấn đấu biến ước mơ thành hiện thực thì đó là một động lực và là một niềm vui.
3. PHÂN TÍCH NỘI LỰC VÀ HOÀN CẢNH HIỆN TẠI
Chúng ta hiển nhiên mong muốn được thực hiện và đạt được những điều tuyệt vời nhất. Việc hiểu được mong muốn bản thân không quan trọng bằng việc hiểu được vị trí hiện tại chúng ta đang ở đâu, có những kinh nghiệm, kiến thức và nguồn lực nào, tại sao chúng ta đã có những chiến thắng vẻ vang trong quá khứ, mà cũng vấp phải một số thất bại không đáng có?, là do chúng ta đã thiếu những gì và cần phải bổ sung những gì? Tất cả đều phải được phân tích thật kĩ lưỡng trước khi phác thảo ra một bản kế hoạch mới cho tương lai.
4. LIỆT KÊ NHỮNG MONG MUỐN CHÍNH ĐÁNG
Mong muốn thì rất nhiều, nhưng rất cần thiết nếu chúng ta có thể liệt kê những mong muốn thật chính đáng, phù hợp với khả năng của bản thân, khả năng biến những mong muốn ấy thành hiện thực, những mong muốn chính đáng sẽ không làm tổn hại cuộc sống của bất kì ai, liệu điều đó có quá khó khăn?
5. KHÔNG ẢO TƯỞNG VÀO NHỮNG MỤC TIÊU TO LỚN
Bạn không nên viết ra những ảo tưởng mà bản thân biết chắc là không thể nào thực hiện được: làm tổng thống Mỹ, hay trở thành phu nhân của hoàng tử Anh, hoặc xây một thành phố trên cao trong năm tới. Không ai đánh thuế giấc mơ, nên bạn hãy cứ mơ đi nhưng đừng quá ảo tưởng bởi khi tỉnh giấc, bạn phải quay trở về hiện thực để thực hiện những giấc mơ trong tầm tay hơn, như một căn hộ trả góp chẳng hạn.
6. KẾ HOẠCH PHẢI RẤT RÕ RÀNG, CỤ THỂ
Kế hoạch càng rõ ràng, càng cụ thể, khả năng thực hiện càng cao. Thay vì nói năm tới tôi sẽ giảm cân, hãy nói tôi sẽ giảm 5kg trong vòng 5 tháng tới, mỗi tuần tập thể dục 3 lần tại phòng tập gym và mỗi lần tập khoảng 30 phút. Thay vì nói tôi sẽ đi du lịch nước ngoài trong năm tới, hãy nói, tôi sẽ đi Nhật Bản 1 tuần vào tháng 6 và Hàn Quốc 1 tuần vào tháng 11. Thay vì nói tôi sẽ để dành tiền để mua nhà trả góp, hãy nói, mỗi tháng tôi sẽ chỉ được phép tiêu 5 triệu và để dành 15 triệu để mua nhà.
10 giải pháp khi chán nản công việc
Hội chứng chán nản công việc là một trong những tâm lý thường gặp nhất nơi công sở. Những liệu pháp sau đây sẽ giúp ích cho bạn khi cảm thấy không...
7. NÊN LẬP KẾ HOẠCH THEO TỪNG GIAI ĐOẠN
Nếu việc lập kế hoạch cho 1 năm là quá nhiều, hãy lập kế hoạch cho từng quý một, hoặc từng tháng một. Chia nhỏ thời gian lập kế hoạch sẽ giúp bạn nâng cao khả năng thực hiện chúng nhiều hơn. Hoặc bạn cứ lập kế hoạch trước từng tháng cho một năm, nhưng sau mỗi tháng, hãy ngồi lại đánh giá khả năng thực thi của những tháng tới để có những điều chỉnh thích hợp và kịp thời.
8. ĐỊNH NGHĨA CÁC MỨC ĐỘ CỦA THÀNH CÔNG
Bạn không nên quá khắt khe với bản thân về việc đánh giá mức độ thành công của chính mình. Người ta chỉ cần thu nhập 20 triệu một tháng đã vui rồi, nhưng bạn phải được 50 triệu thu nhập hàng tháng mới gọi là thành công ư? Biết bao nhiêu là đủ? Liệu sau khi đạt ngưỡng 50 triệu, bạn có tiếp tục nhìn lên? Có rất nhiều người thành công hơn chúng ta, mà cũng có rất nhiều người kém thành công hơn chúng ta.
9. RÈN LUYỆN Ý CHÍ ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC MỤC TIÊU
Thành công nào cũng đòi hỏi phải có nỗ lực và ý chí thép. Rất nhiều tình huống người ta không đạt được mục tiêu vì đi được đến giữa đường chợt thấy nản và muốn bỏ cuộc. Thành công không bao giờ xuất hiện với những người sớm bỏ cuộc, chỉ biết ngồi chờ may mắn tới.
Tham khảo