Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
Vận dụng phương pháp đã được hướng dẫn để suy đoán nghĩa của các từ ngữ in đậm:
a. Hiện nguyên hình: bộ mặt thật, hình hài vốn có.
b. Vu vạ: làm ra chuyện xấu xa rồi đổ oan cho người khác.
c. Rộng lượng: cảm thông, dễ tha thứ với người có sai trái, lầm lỡ
d. Bủn rủn: cử động không nổi nữa, chân tay rã rời
Đoạn trích | Từ ngữ | Nghĩa của từ ngữ |
a. Thạch Sanh đã xả xác nó ra làm hai mảnh. Trăn tinh hiện nguyên hình là một con trăn khổng lồ và để lại bên mình một bộ cung tên bằng vàng. | hiện nguyên hình | Trở về hình dạng vốn có |
b. Hồn trăn tinh và đại bàng lang thang, một hôm gặp nhau bàn cách báo thù Thạch Sanh. Chúng vào kho của nhà vua ăn trộm của cải mang tới quẳng ở gốc đa đề vu vạ cho Thạch Sanh. Thạch Sanh bị bắt hạ ngục. | vu vạ | Đổ tội cho người khác (tội mà người đó không làm) |
c. Mọi người bấy giờ mới hiểu ra tất cả sự thật. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lý Thông lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng rộng lượng tha thứ cho chúng về quê làm ăn. | rộng lượng | Tấm lòng rộng rãi, dễ tha thứ, cảm thông với những sai lầm, tội lỗi,… của người khác. |
d. Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh. Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ của mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ gì được tới chuyện đánh nhau nữa. | bủn rủn | Không thể cử động được do gân cốt như rã rời ra. |
Tham khảo
- Gia tiên: Gia trong nghĩa gia đình, còn tiên là tổ tiên. Gia tiên là thế hệ đầu tiên khai sinh ra dòng họ, gia tộc.
- Gia truyền: Gia là nhà, truyền là để lại. Gia truyền là truyền đời nọ sang đời kia trong gia đình.
- Gia cảnh: Gia là nhà, cảnh là cảnh ngộ, hoàn cảnh. Gia cảnh là hoàn cảnh khó khăn của gia đình.
- Gia sản: Gia là nhà, sản là tài sản. Gia sản là tài sản của gia đình.
- Gia súc: Gia là nhà, súc là các loài động vật như dê, cừu, trâu, bò, lợn, thỏ... Gia súc là một hoặc nhiều loài động vật có vú đã được con người thuần hóa, nuôi với mục đích sản xuất ra hàng hóa
Tham khảo
STT | Yếu tố Hán Việt A | Nghĩa của yếu tố Hán Việt A | Từ Hán Việt (gia + A) | Nghĩa của từ Hán Việt (gia + A) |
1 | tiên | Trước, sớm nhất | gia tiên | Tổ tiên của gia đình; những người thuộc thế hệ đầu, qua đời đã lâu của gia đình. |
2 | truyền | Trao, chuyển giao | gia truyền | Được chuyển giao, được truyền lại qua các thế hệ trong gia đình. |
3 | cảnh | Hiện trạng nhìn thấy, tình cảnh | gia cảnh | Hoàn cảnh của gia đình. |
4 | sản | Của cải | gia sản | Của cải, tài sản của gia đình. |
5 | súc | Các loại thú nuôi như trâu, bò, dê, chó,... | gia súc | Các loại thú nuôi như trâu, bò, dê, chó,... trong gia đình. |
Gia : nhà
STT | Yếu tố Hán Việt A | Nghĩa của yếu tố Hán Việt A | Từ Hán Việt (gia + A) | Nghĩa của từ Hán Việt (gia + A) |
1 | tiên | Trước, sớm nhất | gia tiên | Tổ tiên của gia đình; những người thuộc thế hệ đầu, qua đời đã lâu của gia đình. |
2 | truyền | Trao, chuyển giao | gia truyền | Được chuyển giao, được truyền lại qua các thế hệ trong gia đình. |
3 | cảnh | Hiện trạng nhìn thấy, tình cảnh | gia cảnh | Hoàn cảnh của gia đình. |
4 | sản | Của cải | gia sản | Của cải, tài sản của gia đình. |
5 | súc | Các loại thú nuôi như trâu, bò, dê, chó,… | gia súc | Các loại thú nuôi như trâu, bò, dê, chó,… trong gia đình. |
- Gia tiên: Thế hệ ông cha, thế hệ đi trước khai sinh, thành lập gia đình.
- Gia truyền: Những bí kíp, công thức, tài sản của cải vật chất, giá trị tinh thần được lưu giữ truyền đạt lại từ thời cha ông cho thời con cháu trong gia đình.
- Gia sản: Tài sản, của cải của gia đình.
- Gia súc: Vật nuôi, thú nuôi bốn chân (động vật có vú) được gia đình nuôi nhằm phục vụ việc sản xuất hàng hoá, gia tăng thu nhập.
#POPPOP
- Niêu cơm Thạch Sanh: niêu cơm ăn không bao giờ hết, suy rộng ra là nguồn cung cấp vô hạn.
- Một số thành ngữ được hình thành từ các truyện kể như: đẽo cày giữa đường (Truyện Đẽo cày giữa đường), Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho (truyện Thạch Sùng), hiền như cô Tấm (truyện Tấm Cám), …
Tham khảo!
- Nghĩa của thành ngữ "niêu cơm Thạch Sanh": là chỉ những thứ có rất nhiều, vô tận, không bao giờ dùng hết được (bởi vì trong truyện, niêu cơm thần bé tí nhưng lượng cơm dù cả đội quân của 18 nước chư hầu cũng không ăn hết được)
- Những thành ngữ được hình thành từ nội dung của các truyện kể là:
+ Đẽo cày giữa đường (truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường)
+ Ếch ngồi đáy giếng (truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng)
+ Thầy bói xem voi (truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi)
+ Hiền như cô Tấm (truyện cổ tích Tấm Cám)
`-` Biện pháp tu từ : nhân hóa
`-` Tác dụng : làm tăng sức gợi hình,gợi cảm, giúp diễn tả được sự oán hận của trằn tinh và đại bàng với Thạch Sanh. Từ đó giúp câu văn diễn đạt đầy cảm xúc, hay hơn .
Tham khảo
a. Hiện nguyên hình: bộ mặt thật, hình hài vốn có.
b. Vu vạ: làm ra chuyện xấu xa rồi đổ oan cho người khác.
c. Rộng lượng: cảm thông, dễ tha thứ với người có sai lầm, lầm lỡ
d. Bủn rủn: cử động không nổi nữa, chân tay rã rời
Bài này trong sách giáo khoa đúng ko vào VietJack ý