K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 10 2021

Nghe Thầy Đọc Thơ là một thi phẩm đặc sắc được trích trong tập Góc Sân Và Khoảng Trời của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Ông là một cây bút tài năng của nền thơ ca Việt Nam được bạn đọc yêu thích và đón nhận. Bài thơ là lời nhắn gửi của ông đến người thầy của mình đồng thời bày tỏ nỗi nhớ thương và tình cảm biết ơn sâu sắc đến người lái đò năm xưa. Hãy cùng uct.edu.vn cảm nhận sâu sắc bài thơ này nhé!

Kính tặng thầy Lê Thường
Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghiêng mặt sông xa
Bâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa
Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời…
Đêm nay thầy ở đâu rồi
Nhớ thầy, em lại lặng ngồi em nghe…

Trần Đăng Khoa sinh năm 1958, quê ở huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương, làm thơ từ lúc 8 tuổi, được mệnh danh là “thần đồng thơ ca”. Bài thơ này được Trần Đăng Khoa viết năm 1967. Theo tác giả, người thầy giáo được nói tới trong bài thơ là thầy giáo Việt, người đã trực tiếp dạy tác giả năm đầu tiên đến trường. Năm 1966 thầy đi bộ đội và năm 1972 thầy hi sinh mặt trận Quảng Trị. Những bài giảng của thầy đã để lại trong tâm hồn chú bé Trần Đăng Khoa những ấn tượng hết sức sâu sắc (theo tạp chí “Văn học và tuổi trẻ” số 113 – NXBGD)
Trong sự nghiệp văn học nghệ thuật của nhà thơ Trần Đăng Khoa có thể nói mẹ và thầy giáo Việt – thầy giáo đầu tiên đã trở thành cảm hứng bất tận cho thơ. Từ đó “nhà thơ tí hon” trở thành “thần đồng thơ ca” như lời ngợi ca của một số nhà phê bình văn học đương thời.
Mẹ và thầy giáo đã gieo vào tâm hồn trong sáng và tinh khiết của cậu bé Khoa tình yêu văn học. Thuở ấu thơ, bé Khoa được đắm mình trong lời ru ngọt ngào của mẹ, những câu chuyện mẹ kể, những vần thơ mẹ đọc đã in dấu ấn thật sâu sắc.

“Mọi hôm mẹ thích vui chơi
Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu
Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều khép lại trên đầu bấy nay”
(“Mẹ ốm” – Trần Đăng Khoa)

Tới tuổi cắp sách đến trường, bé Khoa lại được đón nhận nguồn sữa tinh thần quý giá từ người thầy giáo đầu tiên bồi đắp. Với thiên phú bẩm sinh, với niềm say mê văn học, với sự nhạy cảm tinh tế, Trần Đăng Khoa đã “xuất khẩu thành thơ”. Đến với bài thơ, độc giả không khỏi rời mắt trước những vần thơ chứa chan tình cảm của cậu học trò nhỏ đang say sưa nghe bài giảng của thầy:

”Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghiêng mặt sông xa
Êm êm nghe tiếng của bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa
Rì rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời
Đêm nay thầy ở đâu rồi
Nhớ thầy em lại lặng ngồi em nghe”

Mở đầu bài thơ là hình ảnh “Em nghe thầy đọc bao ngày”. Mỗi buổi học ấy, em lại được nghe tiếng thầy, giọng thầy ấm áp, ngân vang trong lớp học. Phải chăng giọng đọc thơ của thầy có ma lực hút hồn tác giả và không những đem đến cho Trần Đăng Khoa một thế giới huyền diệu của cuộc sống “đỏ nắng xanh cây quanh vườn” mà còn làm sống dậy cả những kí ức xa xưa với những gì thương yêu nhất, đẹp đẽ nhất, về với tuổi thơ đầy kỉ niệm.

” Mái chèo nghiêng mặt sông xa
Êm êm nghe tiếng của bà năm xưa”

Đó là những mái chèo của vùng quê sông nước nghiêng nghiêng với dáng người đang khua chèo trên sông. Hình ảnh ấy lúc ẩn lúc hiện ở phía xa kia tạo nên cái hư, cái thực.
Đọc đến đây, bỗng dưng như có tiếng bà vọng về với những câu hát ru từ thủa nằm nôi. Tiếng hát cứ ngân mãi cho đến bây giờ không thể nào quên được.
Nghe thầy đọc thơ vậy mà tưởng chừng như ta nghe được cả bước chuyển mình của thời gian. Mọi vật cũng đều thay đổi theo vậy:

“Nghe trăng thở động tàu dừa
Rì rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời”

Nghệ thuật nhân hóa càng làm cho hình ảnh thơ thêm sống động, chứa chan bao ý nghĩa. Ánh sáng lung linh của vầng trăng khuya lấp lánh trên mặt nước cũng ùa về trong kí ức. Những hàng dừa ven sông cũng rung chuyển. Hẳn không gian đần đìa ánh trăng ấy phải rất tĩnh lặng thì mới có thể nghe thấy được “tiếng thở” của vầng trăng làm lay động tàu dừa đang vươn mình đón gió.
Nếu như câu thơ trên được miêu tả với những gì nhẹ nhàng sâu lắng thì kết thúc những hình ảnh ấy, câu thơ khép lại, ta bắt gặp được âm hưởng “Rào rào”, không còn tĩnh lặng mà âm thanh ấy đã làm choáng ngợp cả bầu không gian trên. Mùa hè với những cơn mưa rào nặng hạt đã là một trong những hình ảnh để lại ấn tượng trong lòng nhà thơ. Nó cứ ập đến bất ngờ rồi lại nhanh chóng xua đi.
Có thể nói rằng, người thầy giáo đầu tiên của nhà thơ đã làm nên một điều kỳ diệu, thổi vào hồn Trần Đăng Khoa những gì mới lạ nhưng cũng rất đỗi quen thuộc thân thương, giọng đọc thơ của thầy đã mang đến cho cậu bé Khoa sự huyền diệu, lấp lánh trong tâm hồn thơ trẻ. Thế mới biết sức mạnh của thơ ca và sự cuốn hút của lời thầy giảng đến với thế giới trẻ thơ mãnh liệt biết nhường nào!
Để rồi dù thầy giáo đã “Lên đường ra mặt trận”, dù thầy đã “Tạm biệt mái trường yêu” (“Tiễn thầy giáo đi bộ đội” – Trần Đăng Khoa) thì dấu ấn về những bài thơ thầy đọc, những lời thầy giảng vẫn mãi ngân vang tha thiết sâu lắng trong tâm tưởng:

” Đêm nay thầy ở đâu rồi
Nhớ thầy, em lại lặng ngồi em nghe”

Chừng ấy thôi cũng đủ thấy sức mạnh của lời giảng của thầy mang đến cho học sinh lớn lao và cao đẹp biết chừng nào!
Chỉ với tám câu thơ lục bát ngắn gọn nhưng tác giả sử dụng đến năm lần điệp từ “nghe”. Hẳn phải có một tâm hồn nhạy cảm và tinh tế, nghe thầy đọc thơ mà dường như Trần Đăng Khoa nghe được cả tuổi thơ vọng về đầy kỉ niệm. Tâm trạng của nhà thơ có những thay đổi khác nhau. Giọng điệu lúc trầm lắng lúc lại bay xa tạo nên nhiều ấn tượng cho bạn đọc yêu thơ.
Bằng nguồn cảm xúc dâng trào, thơ ca đã bắc một nhịp cầu đưa ta về với quá khứ mộng mơ. Qua đó, nhà thơ đã thể hiện một tình cảm chân thành với người thầy đáng kính. Và như thế, dòng thơ ấy nhẹ nhàng đi vào lòng người với những gì thân thương nhất.

Trên đây, uct.edu.vn đã dành tặng quý độc giả thi phẩm Nghe Thầy Đọc Thơ của Trần Đăng Khoa. Qua bài thơ ta cảm nhận được tình cảm thầy trò gắn bó và lòng biết ơn của nhà thơ đối với người. Đọc bài thơ gợi cho ta những kỉ niệm về thời còn ngồi trên ghế nhà trường đầy đẹp đẽ và hồn nhiên. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này của chúng tôi!

5 tháng 8 2019

Bài thơ kể về một đêm không ngủ của Bác Hồ trong thời kì kháng chiến chống Pháp và cảm nghĩ của người chiến sĩ về Bác Hồ.

         Ngắn gọn vậy thui ha!!

5 tháng 8 2019

lê thúy hằng ngu như chó

fuck mày chết

15 tháng 10 2021

undefinedđeo khẩu trang vào nha kkk :>

15 tháng 10 2021

- Giới thiệu khái quát về nhà thơ Xuân Quỳnh, tác phẩm Chuyện cổ tích về loài người.

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.

15 tháng 5 2019

Bằng nguồn cảm xúc dâng trào, thơ ca đã bắc một nhịp cầu đưa ta về với quá khứ mộng mơ. Qua đó, nhà thơ đã thể hiện một tình cảm chân thành với người thầy đáng kính. Và như thế, dòng thơ ấy nhẹ nhàng đi vào lòng người với những gì thân thương nhất.

16 tháng 12 2021

Bài thơ Con chào mào là tiếng lòng yêu thiên nhiên cùng khao khát tự do của tác giả.

 

17 tháng 5 2020

câu 1; Đoạn thơ đã cho ta bt chú bé lượm rất hoạt bát nhanh nhẹn

câu 2;                                          Ra thế                                                                                                                                                                                                                  Lượm ơi...!

Thực chất đây là 1 câu thơ đc ngắt thành 2 dòng như bị gãy đôi thể hiện sự hụt hẫng đau đớn,bàng hoang sót xa,nghẹn ngào của tác giả khi biết tin Lượm hi sinh

                                         nhớ k cho mk nhát 

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi: NGHE THẦY ĐỌC THƠEm nghe thầy đọc bao ngàyTiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhàMái chèo nghiêng mặt sông xaBâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưaNghe trăng thở động tàu dừaRào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trờiThêm yêu tiếng hát nụ cườiNghe thơ em thấy đất trời đẹp raĐêm nay thầy ở đâu rồiNhớ thầy, em lại lặng ngồi em nghe...(Trần Đăng...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

NGHE THẦY ĐỌC THƠ

Em nghe thầy đọc bao ngày

Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghiêng mặt sông xa
Bâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa
Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời

Thêm yêu tiếng hát nụ cười
Nghe thơ em thấy đất trời đẹp ra

Đêm nay thầy ở đâu rồi
Nhớ thầy, em lại lặng ngồi em nghe...

(Trần Đăng Khoa)

 

Câu 1 (2 điểm). Bài thơ viết theo thể thơ nào? Chỉ ra đặc điểm cụ thể của thể thơ ấy trong bài thơ.

Câu 2 (1 điểm). Phân tích tác dụng của việc sử dụng biện pháp điệp ngữ trong bài thơ.

Câu 3 (1 điểm). Em hiểu như thế nào về hai câu thơ:

Thêm yêu tiếng hát nụ cười

Nghe thơ em thấy đất trời đẹp ra”

Câu 4 (1 điểm). Hiểu được nội dung bài thơ; theo em, cần phải thể hiện tình cảm đối với thầy cô giáo của mình như thế nào

1
20 tháng 12 2021

nhanh nhé

 

12 tháng 4 2022

lần đầu nghe thấy câu hỏi này

Thể loại của thơ là thể loại.....

12 tháng 4 2022

Thơ 

9 tháng 6 2021

a.Em nghe thầy đọc bao ngày

Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà.

=> Ẩn dụ được chuyển đổi từ ''tiếng thơ'', cảm giác tiếng thơ làm cho cây cối và nắng thêm phần rực rỡ

b.Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ

Cục ...cục tác ...cục ta

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

=> Ẩn dụ được chuyển đổi từ ''tiếng gà nhảy ổ'', tiếng gà làm cho người nghe trở về tuổi thơ, chân hết mỏi và nắng như chuyển động