Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Uớc gì mẹ có mười tay
Tay kia bắt cá, tay này bắt chim.
Một tay xe chỉ luồn kim
Một tay cấy lúa, tay tìm hái rau
Một tay ôm ấp con đau
Một tay vo gạo, tay cầu cúng ma
Một tay vung ***** đằng xa
Một tay bếp núc cửa nhà nắng mưa
Một tay quơ củi, muối dưa
Một tay để vâng lệnh, để bầm thưa, đỡ đần
Tay này mẹ giữ lấy con
Tay nào lau nước mắt… mẹ còn thiếu tay!
Đói lòng ăn đọt chà là,
Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng.
Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm cánh chầy thức đủ năm canh.
Đĩa nghiêng đựng nước sao đầy
Lòng thương người nghĩa, cha mẹ rầy cũng thương.
* Để phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ ta phải :
- Chăm chỉ, cố gắng học tập, phát huy truyền thống học hỏi.
- Ngoan, vâng lời bố mẹ,ông bà,...
- Có tinh thần học hỏi cách bày biện thức ăn vào ngày giỗ, học cách làm bánh chưng, bánh giày, những món ăn truyền thống và tinh hoa từ bao đời nay .
Để phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và của mình ta cần làm những việc sau :
- Chăm ngoan , học giỏi
- Vâng lời ông bà ,bố mẹ, người lớn tuổi hơn mình
-Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy
bl của mk chỉ có vậy thui nha
Đây là những câu ca dao về thầy
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa
Cả làng có một thầy đồ
Dạy học thì ít, bắt cua thì nhiều
Thương thầy, trò cũng muốn theo
Trò sợ thầy nghèo bán cả trò đi
Bẻ lau làm viết chép văn
Âu Dương có mẹ dạy răn như thầy
Bồng bồng mẹ bế con sang
Đò dọc quan cấm đò ngang không chèo
Muốn sang thì bắt cầu kiều
Muốn con hay chữ, thì yêu lấy thầy!
Con ơi ham học chớ đùa
Bữa mô ngày Tết thỉnh bùa thầy đeo
Con cậu cậu nuôi thầy cho
Cháu cậu, cậu bắt chăn bò chăn trâu
Có bản khác: Con cậu cho học nho
Con chim chích choè
Nó đậu cành chanh
Tôi ném hòn sành
Nó quay lông lốc
Tôi làm một chốc
Được ba mâm đầy
Ông thầy ăn một
Bà cốt ăn hai
Cái thủ (đầu), cái tai
Tôi đem (Đem về) biếu chúa
Chúa hỏi thịt gì
Thịt Con chim chích chòe…
Xem bài Chọi chim Choị Chim
Cơm cha áo mẹ chữ thầy
Gắng công mà học có ngày thành danh
Cơm cha áo mẹ chữ thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao
Con hơn cha là nhà có phúc
Trò hơn thầy là đất nước yên vui
Con ơi ghi nhớ lời này
Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên
Con cóc là cậu ông Trời
Hễ ai đánh nó thì trời đánh cho
Con cóc là cậu thầy nho
Hễ ai nuôi nó (đánh chết) trời cho quan tiền
Xem: Con Cóc Là Cậu Ông Trời
*** kia thì phải cậy thầy
Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên
Dạy con từ thuở tiểu sinh
Gần thầy gần bạn tập tành lễ nghi
Học cho "cách vật trí tri"
Văn chương chữ nghĩa nghề gì cũng thông
- Không thầy đố mày làm nên.
- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
- Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy.
- Một chữ nên thầy, một ngày nên nghĩa.
- Trâu kén cỏ trâu gầy, trò kén thầy trò dót.
- Mấy ai là kẻ không thầy
Thế gian thường nói: đố mày làm nên !
- Ở đây gần bạn gần thầy
Có công mài sắt có ngày nên kim
tham khảo :
Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống về văn hóa, đạo đức, lao động, nghề nghiệp, học tập… Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ là thể hiện sự hài lòng, hãnh diện về các giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra.
Những biểu hiện đúng về tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ
- Tích cực tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
- Thích xem phim, kịch, nghe nhạc của Việt Nam.
- Sưu tầm những món ăn, trang phục dân tộc độc đáo.
- Tìm hiểu, giới thiệu với mọi người về các lễ hội truyền thống của dân tộc.
- Tự hào về truyền thống của gia đình mình: hiếu học, đoàn kết, yêu thương,…
- Tôn trọng những công việc chân tay, nghề thủ công mỹ nghê của ông cha.
Các tiêu chuẩn gia đình văn hóa.
-Gia đình hòa thuận, hạnh phúc tiến bộ.
-Thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
-Đoàn kết với xóm giềng.
-Làm tốt nghĩa vụ công dân.
Ý nghĩa của xây dựng gia đình văn hóa.
-Đối với cá nhân và gia đình: Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng, giáo dục mỗi con người. Gia đình văn hóa góp phần rất quan trọng hình thành nên những con người phát triển đầy đủ, sống có văn hóa, có đạo đức, và chính những con người đó đem lại hạnh phúc và sự phát triển bền vững cho gia đình.
-Đối với xã hội : gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có hạnh phúc, bình yên thì xã hội mới ổn định, vì vậy xây dựng gia đình văn hóa là góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ, hạnh phúc.
Em đồng ý với các ý kiến (1),(2),(5)
(1) Gia đình , dòng họ nào cũng có những truyền thống tốt đẹp.
(2) Giữ gìn truyền thống tốt đẹp cuả gia đình là thể hiện lòng biết ơn cha mẹ, ông bà, tổ tiên.
(5) Giữ gìn và phát huy truyền thống của gia dình giúp ta có thêm sức mạnh trong cuộc sống
Vì: những ý này đều mang tính khách quan, và đúng với thực tế.
Các ý (3),(4) mang tính chủ quan, bi quan và thường kém thực tế.
(3) Gia đình , dòng họ nghèo thì không có gì đáng tự hào.
(4)Không cần giữ gìn truyền thống, vì đó là những gì đã lạc hậu.
câu hỏi đou ạ??
Câu hỏi :khái niệm giữ...,biệu hiện,tìm 1 số truyền thống tốt đẹp