K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 3 2018

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

29 tháng 3 2018

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

29 tháng 3 2018

thỉnh thoảng bạn quay lại chat với mọi người nha .

29 tháng 3 2018

mk đăng cùng nha hihi

đùa thôi

29 tháng 3 2018

vi sao

12 tháng 6 2018

tk nha

12 tháng 6 2018

bạn đổi rồi à

*Mọi người ơi, tôi nên làm gì đây???8 năm trước, sau khi có kết quả của một cuộc thi quốc gia lớn, tôi đã rất vui vì mình đứng nhất đoàn, và người đứng thứ hai đoàn lại chính là một cậu con trai cùng huyện với tôi! Chỉ là cùng huyện thôi, không cùng xã, không cùng trường, cậu ấy ở thành phố, còn tôi ở nông thôn... Những năm sau, tôi và cậu ấy đều là đối thủ của nhau trong...
Đọc tiếp

*Mọi người ơi, tôi nên làm gì đây???

8 năm trước, sau khi có kết quả của một cuộc thi quốc gia lớn, tôi đã rất vui vì mình đứng nhất đoàn, và người đứng thứ hai đoàn lại chính là một cậu con trai cùng huyện với tôi! Chỉ là cùng huyện thôi, không cùng xã, không cùng trường, cậu ấy ở thành phố, còn tôi ở nông thôn... Những năm sau, tôi và cậu ấy đều là đối thủ của nhau trong cuộc thi đó, mặc dù vậy nhưng tôi vẫn chưa hề nói chuyện hay thậm chí là chưa nhìn thấy cậu ấy dù chỉ một lần... Bỗng một lần đang ôn thi để tham gia vào cuộc thi lớn đó, tôi chợt nghĩ đến cậu ấy, tim đập nhanh và loạn... tôi đã nhận ra rằng, mình đã thích cậu ta!!! Đến năm nay, khi tôi đang lớp 9, tôi mới tình cờ được 1 người bạn kết bạn trên *** (phần mềm có kèm nhắn tin), nhưng điều đáng ngạc nhiên là, cậu bạn trai đó lại học chug lớp với cậu ấy - người bạn 8 tôi biết 8 năm trước! Nhắn tin với cậu bạn đó mấy ngày, tôi quyết định tìm hiểu thông tin về người tôi đang thích thầm, sau 1 thời gian điều tra, tôi biết đc rằng, cậu ấy (người tôi thích thầm) đã thích cô gái khác!!! Tim tôi thót lại, bây giờ, tôi cảm thấy khá buồn và chẳng biết làm gì cả? Nếu có thể, lên cấp 3 chúng tôi sẽ cùng học trường nổi tiếng vs nhau, nhưng đến lúc đó tôi có nên thích cậu ấy nữa không? Tôi có nên theo đuổi cậu ấy không đây????

1
19 tháng 9 2023

ko nên

Bạn nào tuổi teen cũng thấy mình khổ hơn người khác. Các bạn luôn phóng to những điểm thiệt thòi của mình lên và thu nhỏ phần vất vả của người khác lại. Đồng thời, các bạn luôn cảm thấy oan ức, bất công và nghĩ rằng cuộc đời này đối xử với mình tệ hơn rất nhiều những gì hy vọng (…). Rất tiếc, thưa các bạn teen, các bạn đang hiểu nhầm nghiêm trọng. Ai cũng phải trải qua...
Đọc tiếp

Bạn nào tuổi teen cũng thấy mình khổ hơn người khác. Các bạn luôn phóng to những điểm thiệt thòi của mình lên và thu nhỏ phần vất vả của người khác lại. Đồng thời, các bạn luôn cảm thấy oan ức, bất công và nghĩ rằng cuộc đời này đối xử với mình tệ hơn rất nhiều những gì hy vọng (…). Rất tiếc, thưa các bạn teen, các bạn đang hiểu nhầm nghiêm trọng. Ai cũng phải trải qua nhiều khó khăn gian khổ và ai cũng phải chịu hoặc từng chịu bất công. Vì thế, đừng bi kịch hóa cuộc đời của mình, điều đó không giúp gì cho các bạn cả. Ngoài ra, những lỗi lầm gây ra thường do chính bản thân mình, nên đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh hay người khác.

(…) Tuổi teen có tính ghen tỵ rất lớn. Các bạn luôn ngắm nghía và so bì với người khác để thấy cha mẹ thật tệ, không hiểu mình, cha mẹ chiều em/chị/anh mình hơn… Nhiều bạn thấy như bị bỏ rơi, hay cha mẹ lạc hậu, kém cỏi, giỏi mắng mỏ nhưng hiểu biết ít. Thực ra, điều đó không chính xác. Cha mẹ các bạn đều đã trải qua giai đoạn này nên nhìn xa hơn. Họ biết với tính cách như thế, cách học tập, lao động như thế…, thì hệ quả/hậu quả là gì. Vì thế, bố mẹ có nói nhiều một chút, trách móc một chút, ghê gớm một chút, cũng là vì thương, lo lắng cho các bạn.

(…) Nhiều bạn thấy cảnh rú ga lao vút trên đường rất bản lĩnh. Nếu tầm nhìn hữu hạn thì mọi thứ đơn giản là vậy. Tuy nhiên, chỉ cần nghĩ xa hơn chút nữa, các bạn sẽ nhìn ra phía sau cảnh rú ga, lao ầm ầm đó là bệnh viện với máu me, xương cốt hoặc cảnh đám tang u buồn. Chơi ngông chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là bản lĩnh.

 (Trích Tuổi dậy thì tưởng chơi ngông là bản lĩnh, TS. Vũ Thu Hương, báo điện tử News.Zing.Giaoduc, 7/10/2015)

Câu 1: Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 2: Tuổi teen thường bi kịch hóa cuộc đời của mình thế nào?

Câu 3: em đã bao giờ rơi váo tình huống bất mãn, cảm thấy bố mẹ không hiểu mình chưa? Theo em, trong tình huống đó, cần làm gì để tìm được tiếng nói chung giữa mình và bố mẹ?

1
14 tháng 4 2020

C1: Thao tác lập luận bác bỏ

Còn lại b tra trên mạng nhé!

3 tháng 11 2017

1. Mở bài:

Cần thơ, ngày...tháng ...năm...

Bạn...

2. Thân bài:

a) Những lí do thăm hỏi đầu thư.

  • Lí do viết thư (tưởng tượng: VD: Soạn vỡ thấy tấm hình lớp chụp chung....)

b) Nội dung thư:

  • Giới thiệu tên trường? (Tưởng tượng đến trường vào thời điểm nào? Lí do đến trường)
  • Miêu tả con đường đến trường (so sánh lúc trước và bây giờ? Thay đổi như thế nào? Cảm xúc?)
  • Miêu tả các phòng lớp (Phòng vi tính? Phòng TN? Dụng cụ, thiết bị đổi khác ra sao?...). Các dãy phòng: phòng giám hiệu, phòng bộ môn, phòng đoàn đội...(So sánh )
  • Miêu tả khoảng sân trường? (so sánh xưa và nay)? Những băng ghế? gốc bàng, hàng phượng (Còn như xưa ? đã già hay đã trồng cây khác?)
  • Miêu tả những hình ảnh, sự vật gắn với kỉ niệm thời xưa? Nêu cảm xúc? Thầy cô? Bạn bè?
  • Gặp lại thầy cô? Thầy cô cũ còn không? Thầy cô mới như thế nào? (Vui vẻ?). Thầy hiệu trưởng về hưu hay đã mất?
  • Găp lại thầy cô chủ nhiệm lớp 9A...? Cô thay đổi ra sao? Nhưng vẫn còn những nét gì? (Giọng nói? Ánh mắt? Khuông mặt lộ vẻ xúc động?)
  • Cô trò nhắc lại kỉ niệm cách đây 20 năm:
    • Trò hỏi thăm các thầy cô cũ? Báo cho cô biết tình hình một số bạn học? Về công việc của mình?
    • Tâm trạng cô ra sao?
    • Tình cảm em như thế nào?

3. Kết luận:

  • Cuối thư: Thăm hỏi sức khoẻ và chúc bạn?
  • Lời chào.
3 tháng 11 2017

Biên Hòa ngày... tháng... năm...

Vũ thân mến!

Thế là một thời gian dài đã trôi qua, chúng ta không còn là những cậu học trò nhỏ lớp 9 ngày nào, ngây thơ và cũng không kém phần nghịch ngợm. Giờ đây, mỗi chúng ta đều đã trưởng thành, và có lẽ cũng đã đạt được ước mơ của mình. Đã lâu rồi mình chưa viết cho cậu. Đầu thư, mình xin chúc cậu và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc, chúc cậu đạt được nhiều thành công trong cuộc sống. Mình biết cậu đã đạt được ước mơ trở thành nhà báo, bởi mình cũng đã đọc được một số bài viết của cậu. Còn mình, mình cũng thực hiện được ước mơ trở thành một doanh nhân. Mình hi vọng tất cả những thành viên yêu quý của 9A5 ngày ấy đều đạt được mong ước của mình.

Vũ thân! Mình luôn ghi nhớ trong lòng rằng những thành quả mà chúng ta có được ngày hôm nay có công sức rất lớn của các thầy cô đã hết lòng dạy dỗ chúng ta dưới mái trường xưa. Vậy mà, sự bận rộn của cuộc sống lắm lúc đã làm mình quên thầy cô, quên trường cũ. Chúng mình thật có lỗi phải không Vũ? Và có lẽ, nếu không vì một chuyến đi công tác tình cờ thì mình cũng không nghĩ đến chuyện về thăm lại trường xưa.

Hôm ấy, vào một ngày hè, mình thong thả đi bộ dưới những tán cây xanh. Mình đang tới để giám sát công việc trong một chi nhánh, gần ngôi trường thân yêu của chúng ta. Mình bước từng bước, bỗng nhiên, mình cảm giác có gì đó là lạ. Mình liền ngoảnh sang bên và nhìn thấy. Tất nhiên rồi, sao có thể nhầm được nữa. Trong lòng mình dâng lên một cảm xúc khó tả, rất thân thuộc khi nhìn tấm biển: “Trường trung học cơ sở Trảng Dài”.

Đây chính là ngôi trường mà chúng ta đã gắn bó với nó trong suốt những năm học cấp II. Mình không kìm nén được cảm xúc và bước vào bên trong, vẫn những bóng dáng, hình ảnh thân thuộc, ngôi trường của chúng ta không thay đổi nhiều, có lẽ chỉ những hàng cây trên sân trường là xanh hơn, già hơn. Mình đang miên man trong dòng cảm xúc thì có một giọng nói cất lên:

- Anh vào đây có việc gì thế!

Đúng giọng nói này rồi, giọng nói của anh bảo vệ ngày xưa. Sau một thoáng sững sờ, mình vội đáp:

- Chào bác bảo vệ, tôi trước là học sinh trường này, nhân tiện đi qua đây nên muốn ghé lại thăm trường.

Người báo vệ cười xòa và nói:

- Ra anh cũng là học sinh trường này. Tôi đã làm bảo vệ ở đây suốt hai mươi năm nay, không biết tôi có hân hạnh được biết anh không nhỉ?

Mình đáp:

- Có thể bác không còn nhớ tôi, nhưng tôi thì nhớ bác rõ lắm.

Rồi mình nói chuyện với người bảo vệ một lúc lâu, nói về những kỉ niệm xưa cũ. Mình cứ ngỡ mình đang còn là một học sinh bé bỏng dưới mái trường này kia đấy. Sau đó, mình tiếp tục đi vào bên trong, lên cầu thang đi lên tầng hai. Đi dọc dãy hành lang, mình lại một lần nữa bắt gặp cái cảm giác hồi hộp, xao xuyến như khi còn là cậu học trò lớp chín. Đến cửa lớp học xưa, nhìn thấy biển lớp 9A5, mình như thấy lại hình ảnh của hai mươi năm về trước.

Trong “ngôi nhà chung” ấm cúng này, bốn mươi thành viên của lớp đã cùng học tập, vui chơi, cùng chia sẻ với nhau những niềm vui, nỗi buồn, những tâm tư, tình cảm của tuổi học trò hồn nhiên, trong sáng. Bảng đen, phấn trắng, những dãy bàn học, những giờ lên lớp, những cuốn lưu bút... tất cả chỉ như mới đây thôi, vẫn vẹn nguyên trong kí ức mình.

À, cậu vẫn còn nhớ chỗ ngồi ngày xưa của tụi mình chứ? Hàng thứ hai, dãy bên trái - nơi tập trung những cây văn nghệ của lớp, là hạt nhân trong các buổi liên hoan, tổng kết cuối năm. Chỗ ngồi này đã gắn bó với mình suốt bốn năm học, với biết bao kỉ niệm.

Bao năm học trôi qua, mỗi người khi rời xa mái trường lại mang theo biết bao kỉ niệm, chỉ riêng điều đó thôi, lớp mình đã trở thành “kho lưu trữ tình cảm” của bao con người rồi, phải không Vũ?

Rời khỏi lớp cũ, mình đi tiếp và dừng lại ở cửa phòng thầy hiệu trưởng, mình gõ cửa và một giọng nói thân quen cất lên:

- Xin mời vào!

Mình mở cửa bước vào phòng. Trước mắt mình vẫn là thầy hiệu trưởng ngày xưa ấy nhưng thời gian đã nhuộm mái đầu thầy bạc trắng. Mình lễ phép cúi đầu chào:

- Em chào thầy ạ.

Thầy hiệu trưởng nói với giọng ngập ngừng:

- Xin lỗi, anh là...

- Thưa thầy, có thể thầy không nhận ra em. Bởi em chỉ là một trong bao học sinh của trường ta. Thầy cũng không phải là người trực tiếp dạy dỗ em. Nhưng em, cũng như tất cả những học sinh khác phải cảm ơn công lao của thầy cũng như các thầy, cô giáo khác dìu dắt chúng em dưới mái trường này. Bởi vậy, hôm nay đi ngang qua đây, em đã ghé lại thăm trường, nơi đã ươm mầm và chắp cánh cho những hoài bão của chúng em.

Thầy hiệu trưởng nhìn mình bằng ánh mắt hiền từ, trìu mến như ngày nào:

- Cảm ơn em, cảm ơn những suy nghĩ và tình cảm mà em đã dành cho các thầy, các cô. Thầy chúc em luôn thành đạt trong cuộc sống, hãy phát huy tốt những gì mà em đã tích lũy được trong những năm học tập và rèn luyện dưới mái trường này.

-Vâng, thưa thầy! Em sẽ cố gắng để không phụ lòng thầy cô. Giờ em xin phép thầy cho em được đi thăm trường.

Mình đã gặp lại nhiều thầy cô trước đây, khi chúng mình học, các thầy cô mới ra trường, giờ đây có người tóc đã điểm bạc. Tuy nhiên, không vì thế mà tinh thần và lòng hăng hái của những con người ấy vơi hụt đi. Trong mắt mình, họ vẫn là những giáo viên trẻ đầy năng nổ và nhiệt huyết, yêu nghề.

Hôm đó, mình nhớ nhất là cuộc gặp gỡ với cô Tâm dạy Toán của lớp mình hai năm cuối cấp. Chắc cậu vẫn còn nhớ chứ? Bây giờ, cô đã lớn tuổi hơn nhiều nhưng cô vẫn không thay đổi nhiều lắm. Vừa trông thấy cô, mình đã vội chào ngay:

- Em chào cô ạ!

Có thể thầy hiệu trưởng không nhận ra mình nhưng cô thì khác, cô nhận ra mình sau một thoáng ngỡ ngàng.

- Em là ... Tuấn có phải không? Có phải Tuấn lớp 9A5 năm xưa đây không?

- Vâng thưa cô, em là Tuấn đây ạ!

- Sau ngần ấy thời gian, em đã trở thành người chín chắn, đĩnh đạc như thế này rồi. Bây giờ em đang làm gì?

- Thưa cô, em đang làm phó giám đốc một công ty xuất nhập khẩu ạ. Hôm nay nhân buổi đi công tác em mới có dịp về thăm trường. Rồi mình và cô vào phòng hội đồng để nói chuyện. Mình sực nhớ ra là chưa hỏi thăm sức khỏe cô:

- Thưa cô, dạo này cô và gia đình vẫn khỏe chứ ạ?

- Cảm ơn em, cô vẫn khỏe. Thế còn em? chắc em đã lập gia đình rồi chứ?

- Vâng, thưa cô. À! Cô ơi, những học sinh cũ của lớp mình có thường hay đến thăm cô không ạ?

- Có một số người thỉnh thoảng vẫn đến chơi với cô. Còn một số thì đã lâu cô không gặp lại.

Mình đáp, lòng ngập tràn hối hận:

- Chúng em thật là có lỗi vì đã không đến thăm hỏi các thầy cô được thường xuyên.

- Cô cũng biết là cuộc sống của các em rất bận rộn nên cũng không trách các em đâu. Các em không cần thường xuyên đến thăm cô, chỉ cần trong kí ức các em còn lưu giữ những hình ảnh tốt đẹp về các thầy cô và mái trường xưa là được.

- Vâng, em cảm ơn cô.

Sau cuộc nói chuyện dài, mình tạm biệt thầy cô ra về, lòng đầy cảm xúc bâng khuâng khó tả.

Từ hồi vào Thành phố Hồ Chí Minh, cậu đã từng về thăm lại ngôi trường của chúng mình chưa? Nếu chưa thì cậu hãy ít nhất một lần trở về đó. Cậu sẽ được sống lại với bao kỉ niệm, và cậu sẽ gặp lại những thầy cô yêu quý đã từng dạy dỗ chúng ta.

Thôi thư đã dài, mình xin dừng bút. Hi vọng một ngày gần đây sẽ được gặp lại cậu tại ngôi trường của chúng ta.


4 tháng 2 2019

Mẹ xa nhớ!

Trời bắt đầu chuyển lạnh rồi mẹ nhỉ, những cơn gió mùa đông mang theo mưa phùn bay lất phất, càng làm cho con thêm nhớ nhà, nhớ mẹ nhiều hơn!

Vậy là đã hơn 3 tháng con đi học xa nhà, hôm nay con mới có dịp biên thư về cho mẹ. Mẹ có khỏe không? Cơn đau khớp của mẹ đã đỡ chưa? Ba và các em thế nào rồi? có hay cãi nhau chuyện lau nhà, dọn dẹp nữa không?

Gạo mẹ gửi tháng trước vẫn còn, tiền tháng này còn dư mẹ đừng lo nhé, con đi dạy kèm nên vẫn có thêm tiền để chi tiêu. Cái mền hôm bữa mẹ nhét vào ba lô, con còn bảo: trời nóng quá chưa cần mền đâu mẹ, thế mà nay nó hữu dụng vô cùng, thật là “trời tính không bằng mẹ tính”. Con cảm ơn mẹ nhiều nhé!

Nhớ hồi con còn nhỏ, hai mẹ con thường phải chạy đi “ngủ nhờ”, không có mền đắp, tháng mười hai trời rét đậm, rét hại lạnh kinh khủng. Bố thường say xỉn rồi đòn roi hai mẹ con đau điếng. Bố mẹ đánh nhau con thì gào khóc can ngăn, nhưng con sợ lắm, sợ ánh mắt đỏ ngầu của bố. Bố bảo: “mẹ mày không đẻ được con trai” “đẻ ngu quá mà” “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” cái thứ con gái như mày rồi cũng không làm nên trò trống gì, tau cần con trai để nối dòng, nối dõi, thật là vô phúc quá mà – Bố hét lên trong cơn say điên cuồng. Lúc đó con nghe không hiểu gì, chỉ nghĩ là bố thích con trai, bố không thích con gái, bố muốn mẹ đẻ con trai cho bố. Sau này con mới biết đó là tư tưởng “trọng nam khinh nữ”

từ thời phong kiến đến nay vẫn còn in đậm trong tâm trí những thế hệ sau. Một tư tưởng sai trái và có phần tàn khốc – Làm tan vỡ hạnh phúc của không biết bao nhiêu gia đình, con cái bơ vơ.

Mẹ ạ! Không chỉ ở quê mình, mà nhiều nơi trên thế giới tình trạng phân biệt đối xử, coi trọng nam giới hơn nữ giới vẫn còn phổ biến. Một số quốc gia còn không cho phụ nữ quyền bầu cử, tranh cử hay giữ các chức vụ trong hệ thống chính quyền, trẻ em gái không được học hành, nam giới được quyền cưới nhiều vợ, … Đối với họ phụ nữ phải làm việc nhà, may vá, nội trợ, chăm con, … mà thôi. Có gia đình đẻ 4, 5 con gái vẫn cố đẻ cho được đứa con trai. Có người khi mang thai, siêu âm biết là con gái thì phá thai luôn – thật là độc ác quá phải không mẹ. Cũng may mắn cho gia đình mình là bố đã kịp nhận ra sai lầm và thay đổi, bù đắp lại phần nào những bất công mà mẹ đã gánh trong những năm tháng “nước mắt chan cơm”. Nhà nước ta đã tuyên truyền rộng rãi: Mỗi gia đình chỉ đẻ 1 – 2 con để nuôi dạy cho tốt; Nam – Nữ bình đẳng, con trai hay con gái thì cũng đều là con của cha mẹ, cũng có quyền được yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng như nhau... Đã phần nào đẩy lùi được những tư tưởng lạc hậu. Ở làng mình giờ không còn gia đình đẻ nhiều con nữa rồi, “gái hay trai chỉ hai là đủ” nên mọi người có điều kiện tập trung phát triển kinh tế, tình trạng say xỉn rồi bạo hành vợ con đã giảm hẳn, mẹ nhỉ!

Thời gian thấm thoắt thoi đưa, giờ nghĩ lại không hiểu vì sao mẹ có thể chịu đựng được bố? Không phải một hai ngày mà là đằng đẵng mười mấy năm trời. Mẹ thật là phi thường, đảm đang và nhân hậu biết mấy – Mẹ là người hùng trong lòng con. Con còn nhớ những năm tháng đói khổ, những bó củi, bó tranh đã làm oằn vai mẹ, chiếc áo cũ sờn, bạc màu, đôi chỗ vá, đôi dép mòn vẹt, đôi chỗ chắp nối, bát cơm độn khoai sắn đã nuôi con qua tháng, qua ngày… cho con biết đến chữ nghĩa, học hành, … Con thấy mình thật may mắn, và hạnh phúc vô cùng vì có được một người mẹ như mẹ.

Thương mẹ nhiều con quyết tâm học hành chăm chỉ, học thật giỏi để không uống phí những giọt mồ hôi, nước mắt và cả máu của mẹ đã rơi vì con. Con sẽ cố gắng kiếm thật nhiều tiền để phụ giúp cho mẹ, mẹ hãy tin ở con nhé!

Chúc ba, mẹ và các em nhiều sức khỏe, con yêu của ba mẹ!

28 tháng 8 2021

đề:)?