Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
-
Trong lĩnh vực công nghiệp, từ nửa sau thế kỉ XVIII sản xuất bằng máy móc được tiến hành đầu tiên ở Anh, sau đó lan tràn ở các nước Âu - Mĩ, tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp.
Kĩ thuật luyện kim được cải tiến làm tăng nhanh sản xuất thép Cuối thế kỉ XIX, phát minh ra phương pháp sản xuất nhôm nhanh, rẻ. Nhiều máy chế tạo công cụ (máy tiện, máy phay...) ra đời ; nhiều nguồn nhiên liệu mới được sử dụng trong công nghiệp như than đó, dầu mỏ. sốt trở thành nguyên liệu chủ yếu để chế tạo máy móc, xây dựng đường sắt. Đặc biệt, máy hơi nước được sử dụng rộng rãi.
Việc phát minh ra máy hơi nước cũng làm cho ngành giao thông vận tải tiến bộ nhanh chóng.
Năm 1807, một kĩ sư người Mĩ lò Phon-tơn đóng được tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước đầu tiên. Hơn 10 năm sau, một tàu thủy đã vượt Đại Tây Dương. Năm 1836. có hơn 500 tàu thủy hoạt động ở các hải cảng của Anh.
Đầu máy xe lúa chạy bằng hơi nước được chế tạo ở Anh từ năm 1802. chạy trên đường lát đó. Năm 1814. Xti-phen-xơn - một thợ máy người Anh. đã chế tạo được loại xe lùa chạy trên đường sắt kéo nhiều toa với tốc độ nhanh (8 toa, 6 km/giờ). Năm 1830, cả thế giới mới có 332 km đường sắt; năm 1870 - độ dài đường sắt đó lên tới khoảng 200 000 km.
Giữa thế kỉ XIX, máy điện tín được phát minh ở Nga và Mĩ. Một người Mĩ là Moóc-xơ sáng chế ra bằng chữ cái cho điện tín gồm những gạch và chấm.
Trong nông nghiệp, cũng có nhiều tiến bộ về kĩ thuật và phương pháp canh tác. Sang thế kỉ XIX. phân hóa học được sử dụng. Máy kéo chạy bằng hơi nước, máy cày nhiều lưỡi, máy gặt đập được sử dụng rộng rãi.
Trong lĩnh vực quân sự. nhiều vũ khí mới được sản xuất : đại bác, súng trường bán nhanh và xa : chiến hạm vỏ thép chạy bằng chân vịt có trọng tải lớn ; ngư lôi bắt đầu được sử dụng : khí cầu dùng để trinh sát trận địa đối phương...
-Cách mạng KHCN => máy móc làm thay con người => nhiều người bị thất nghiệp => ăn không ngồi rồi => tệ nạn xã hội. Điều này gây áp lực vô cùng lớn trong chính sách phát triển của chính quyền khi điều hành đất nước: Phân công lao động dài hơi (rất khó, và cần những cái đầu giỏi chiến lược) ; tăng ngân sách giáo dục, dạy nghề (tạo việc làm) ; áp lực tạo việc làm để giải quyết nhu cầu lao động (thu hut đầu từ bằng mọi giá => đầu tư nước ngoài chỉ là công nghệ lạc hậu => bãi phế liệu toàn quốc; và phát sinh các vấn đề môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống; khai thác cạn kiệt tài nguyên => ảnh hưởng xấu đến thế hẹ tương lai)
Khủng hoảng sản xuất thừa: năng suất tăng cao, cung vượt cầu (không phải nhu cầu mà là khả năng chi của người mua có hạn nên có hàng ; nhưng không có tiền họ không thể mua). VD: khủng hoảng kinh tế Hoa Kì 1933. Để giải quyết phải tăng cung (VD: chi tiêu cho chiến tranh và nghiên cứu khoa học là tốn kinh phí nhưng các nước phát triển vẫn thực hiện)
- -Tích cực:tăng năng suất lao động, không ngừng nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người. Từ đó dẫn đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, những đòi hỏi mới về giáo dục và đào tạo nghề nghiệp, sự hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa
-Tiêu cực:ô nhiễm môi trường, hiện tượng trái đất nóng dần lên, những tai nan lao động và tai nạn giao thông, các loại bệnh dịch mới.... và nhất là việc chế tạo nhựng loại vũ khi hiên đại có sức công phá hủy diệt khủng khiếp, có thể tiêu diệt sự sống của loài người
Trong lĩnh vực vật lí, có những phát minh của các nhà bác học G. Xi-môn, E. Len-xơ (1804-1865) người Nga, đã mở ra khả năng ứng dụng nguồn năng lượng mới, những phát minh về hiện tượng phóng xạ của các nhà bác học Pi-e Quy-ri và Ma-ri Quy-ri, phát minh của nhà bác học người Đức V. Rơn-ghen (1845-1923) về tia X vào năm 1895, giúp y học chuẩn đoán bệnh chính xác…
+ Trong lĩnh vực hóa học có định luật tuần hoàn của nhà bác học Nga Men-đe-lê-ép.
+ Trong lĩnh vực sinh học có thuyết tiến hóa của Đác-uyn (người Anh); phát minh của nhà bác học người Pháp Lu-i Pa-xtơ (1822-1895).
+ Những sáng kiến, cải tiến kĩ thuật cũng thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp; tiêu biểu là kĩ thuật luyện kim với việc sử dụng lò Bet-xme và lò Mác-tanh, đã đẩy nhanh quá trính sản xuất thép; việc phát minh ra máy điện tín giúp cho việc liên lạc ngày càng nhanh và xa.
+ Cuối thế kỉ XIX, xe ô tô được đưa vào sử dụng nhờ phát minh ra động cơ đốt trong. Tháng 12-1903, nghành hàng không ra đời.
+ Nông nghiệp cũng có bước tiến đáng kể nhờ sử dụng nhiều máy móc: máy kéo, máy gặt, máy đập…Phân bón hóa học cũng được sử dụng rộng rãi.
+ Sự kiện thứ nhất : Cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất, đánh đổ chế độ phong kiến, thiết lập nền cộng hoà.
+ Sự kiện thứ hai : Công xã Pa-ri là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới, đã lật đổ chính quyền tư sản, xây dựng nhà nước của giai cấp vô sản, nêu gương về chủ nghĩa anh hùng cách mạng và để lại nhiều bài học quý báu.
+ Sự kiện thứ ba : Phong trào công nhân phát triển ở các nước tư bản dẫn tới sự thành lập các tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân mỗi nước và đưa đến sự ra đời của Quốc tế thứ hai.
+ Sự kiện thứ tư : Phong trào đấu tranh của nhân dán các nước thuộc địa ờ châu Á diễn ra sôi nổi, rộng khắp và liên tục dưới nhiều hình thức nhằm giành độc lập cho dân tộc, nhưng cuối cùng đều thất bại, son" nó là cơ sở cho sự phát triển tiếp theo của phong trào trong giai đoạn sau.
+ Sự kiện thứ năm : Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa giữa hai phe đế quốc nhằm giành giật thuộc địa. chia lại thị trường thế giới... Do vậy cuộc chiến tranh này đã gây nhiều thảm họa cho nhân loại.
nhug cho hỏi s.k thứ ba và tư là sự kiện j Đặng Quỳnh Ngân
câu 1
Các ngành khoa học kĩ thuật nước ta thời kì này đều phát triển rất rực rỡ như là việc chế tạo ra máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước, tàu thủy chạy bằng máy hơi nước,...
- Có sự tiếp nhận, giao lưu với các nước phương Tây về những kĩ thuật hiện đại (Ví dụ: Thợ thủ công Nguyễn Văn Tú học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lí sau 2 năm sống ở Hà Lan).
- Phản ánh trí tuệ thông minh, tài năng sáng tạo của người thợ thủ công nước ta bấy giờ như việc vận dụng thành công những kĩ thuật hiện đại nhất trên thế giới lúc bấy giờ
câu 2
- Chính sách đầu tư tư bản ra nước ngoài của Pháp là cho vay lãi để thu lợi nhuận, bao gồm cả nước giàu và nghèo.
- Chính sách đầu tư tư bản ra nước ngoài của Anh là đầu tư trực tiếp cho thuộc địa(xây dựng nhà máy xí nghiệp...) do vốn đầu tư ít mà thu lãi nhanh. Hơn nữa còn do Anh có hệ thống thuộc địa lớn nhất thế giới nên đầu tư cho thuộc địa sẽ là lợi thế của Anh.
Tham khảo!
. Khoa học tự nhiên
- Niu-tơn tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn.
- Lô-mô-nô-xốp tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng.
- Puốc-kin-giơ khám phá bí mật sự phát triển của thực vật và đời sống của mô động vật (1837).
- Đác-uyn nêu thuyết tiến hóa và di truyền.
Khoa học xã hội
- Ở Đức, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng được hoàn thành với các đại biểu là Phoi-ơ-bách, Hê-ghen.
- Ở Anh, chính trị kinh tế học tư sản ra đời với các đại biểu là Xmít và Ri-các-đô.
- Chủ nghĩa xã hội không tưởng của Xanh-xi-môn, Phu-ri-ê (Pháp), Ô-oen (Anh).
- Tiêu biểu nhất là chủ nghĩa xã hội khoa học do Mác và Ăng-ghen đề xướng.
. Sự phát triển của văn học và nghệ thuật
Văn học và nghệ thuật đạt được những thành tựu to lớn, phục vụ cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến, giải phóng nhân dân bị áp bức.
* Văn học:
- Pháp, Vôn-te, Mông-te-xki-ơ, Rút-xơ đã kịch phê phán chế độ phong kiến lỗi thời.
- Đức, Si-lơ, Gớt ca ngợi cuộc đấu tranh tự do của nhân dân.
- Anh, Bai-rơ dùng văn trào phúng làm vũ khí chống bọn cầm quyền và phê phán bất công.
- Chủ nghĩa hiện thực phê phán với các tên tuổi: Ban-dắc (Pháp), Thác-cơ-rê, Đích-ken (Anh),…
* Nghệ thuật:
- Âm nhạc: Mô-da (Áo), Bách và Bét-tô-ven (Đức), Sô-panh (Ba-lan),... Các tác phẩm của họ phản ánh cuộc sống, chứa chan tình nhân ái, ca ngợi cuộc đấu tranh cho tự do.
- Hội họa: Đa-vít, Đơ-loa-croa (Pháp) gắn bó với cách mạng và quần chúng.