K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 12 2016

- Châu Phi là châu lục lớn thứ ba trên thế giới, sau châu Á và châu Mĩ. Lãnh thổ châu Phi có dạng hình khối, diện tích hơn 30 triệu km2. Đại bộ phận nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam nên châu Phi có khí hậu nóng quanh năm.

- Châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới. Nhiệt độ trung bình năm trên 20 độ C, lượng mưa tương đối ít và giảm dần về phía hai chí tuyến, hình thành những hoang mạc lớn, lan ra sát biển.

- Dòng biển nóng làm tăng nhiệt độ không khí ở các vùng đất ven bờ, tạo điều kiện cho nước biển bốc hơi, gây mưa cho các vùng ven biển. Dòng biển lạnh làm giảm nhiệt độ, hơi nước không bốc lên được mà hình thành sương mù ngoài biển. Vì vậy, khối khí đi qua dòng biển lạnh vào bờ thường có tính chất khô, tạo nên hoang mạc ở các vùng ven biển.

- Các môi trường tự nhiên của châu Phi nằm đối xứng qua đường xích đạo, gồm:

+ Môi trường xích đạo ẩm

+ Hai môi trường nhiệt đới

+ Hai môi trường hoang mạc

+ Hai môi trường địa trung hải

chúc bạn học tốt

19 tháng 12 2016

Địa hình châu Phi khá đơn giản. Có thể coi toàn bộ lục địa là một khối cao nguyên khổng lồ, cao trung bình 750m; trên đó chủ yếu là các sơn nguyên xen các bồn địa thấp. Phần đông của lục địa được nâng lên mạnh, nền đá bị nứt vỡ và đổ sụp, tạo thành nhiều thung lũng sâu, nhiều hồ hẹp và dài. châu Phi có rất ít núi cao và đồng bằng thấp.

Khí hậu :

Châu Phi có khí hậu nóng, nhiệt độ trung bình nằm trên 20 °C, thời tiết ổn định. Lượng mưa tương đối ít và giảm dần về phía hai chí tuyến, hình thành những hoang mạc lớn, lan sát ra biển. Sa mạc Xa-ha-ra là hoang mạc cát lớn nhất thế giới.

Các môi trường tự nhiên của châu Phi nằm đối xứng qua xích đạo:

- Môi trường xích đạo ẩm với thảm thực vật rừng rậm xanh quanh năm, gồm bồn địa Công-gô và miền duyên hải phía bắc vịnh Ghi-nê.
- Hai môi trường nhiệt đới, càng xa Xích đạo lượng mưa càng giảm, rừng rậm nhường chỗ cho rừng thưa & xavan cây bụi. Nhờ nguồn thức ăn phong phú, xavan là nơi tập trung nhiều động vật ăn cỏ (ngựa vằn, sơn dương, hươu cao cổ...) , động vật ăn thịt (sư tử, báo gấm...)
- Hai môi trường hoang mạc, gồm sa mạc Sahara ở phía bắc và hoang mạc Kalahari, hoang mạc Namib ở phía nam. Khí hậu khắc nghiệt, mưa rất hiếm, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm lớn. Thực vật, động vật nghèo nàn.
-Hai môi trường địa trung hải ở phần cực Bắc và phần cực Nam châu Phi. Mùa đông mát mẻ và có mưa, mùa hạ nóng và khô. Thảm thực vật là rừng cây bụi lá cứng.

 

chiếm diện tích nhất là môi trường đới nóng

30 tháng 12 2020

vc

 

23 tháng 12 2016

bạn tham khảo ở đây nha :

Bài 26 : Thiên nhiên Châu Phi | Học trực tuyến

Bài 27 : Thiên nhiên Châu Phi (tiếp theo) | Học trực tuyến

28 tháng 12 2021

1, Có 10 hoang mạc ở Châu Phi:

- Hoang mạc Sahara – hoang  mạc lớn nhất châu Phi và là sa mạc nóng lớn nhất thế giới, tại nhiều quốc gia Bắc Phi

- Hoang mạc Kalahari – sa mạc bao trùm lên phần lớn diện tích của Botswana và các bộ phận của Namibia và Nam Phi

- Hoang mạc Karoo - sa mạc bao gồm các bộ phận phía nam Nam Phi.

- Sa mạc Namib – sa mạc ven biển Namibia

- Sa mạc Danakil – sa mạc nằm trong Tam giác Afar và bao gồm đông bắc Ethiopia, phía nam Eritrea, Djibouti và tây bắc Somalia

- Sa mạc ven biển Eritrea - sa mạc nằm dọc theo phần phía nam của bờ biển Eritrea và Djibouti, là một phần của Danakil.

- Sa mạc Bara Lớn - sa mạc bao gồm các phần phía nam Djibouti

- Sa mạc Ogaden - sa mạc ở đông nam Ethiopia và khu vực phía bắc và giữa Somalia

- Sa mạc Chalbi – sa mạc ở miền bắc Kenya, dọc theo biên giới với Ethiopia.

- Sa mạc Lompoul - sa mạc nằm ở phía tây bắc Sénégal, giữa Dakar và Saint-Louis

2, 

Châu Phi tiếp giáp với các biển, đại dương:

+ Phía bắc giáp biển Địa Trung Hải;

+ Phía đông bắc giáp biển Đỏ;

+ Phía đông và đông nam giáp Ấn Độ Dương;

+ Phía tây giáp Đại Tây Dương.

3, Tên của các môi trường tự nhiên ở Châu Phi là:

- Môi trường xích đạo ẩm.

- Hai môi trường nhiệt đới.

- Hai môi trường hoang mạc.

- Hai môi trường địa trung hải.

 

 



 

22 tháng 12 2016

môi trường hoang mạc:khí hậu khô hạn , khắc nghiệt mưa rất ít , biên độ nhiệt cao

môi trường nhiệt đới : nóng quanh năm có thời kì khô hạn dài

vì phần lớn lãnh thổ châu phi nằm giữa 2 chí tuyến ít chịu ảnh hưởng của biển nên châu phi có khí hậu nóng khô bật nhất thế giới , hoang mạc chiếm diện tích lớn ở châu phi

27 tháng 12 2020

môi trường nhiệt đới và môi trường hoang mạc

+MT nhiệt đới:mát mẻ 

+MThoang mạc:nóng bức

28 tháng 12 2021

Sự phân bố môi trường Châu Phi:

- Châu Phi có các môi trường tự nhiên: Xích đạo ẩm, nhiệt đới, hoang mạc và môi trường địa trung hải.
- Sự phân bố của các môi trường tự nhiên:
+ Môi trường xích đạo ẩm: Gồm bồn địa Công-gô và một dải hẹp ở ven vịnh Ghi-nê.
+ Hai môi trường nhiệt đới: Nằm ở phía bắc và nam Xích đạo.
+ Hai môi trường hoang mạc: Gồm hoang mạc Xa-ha-ra ở Bắc Phi; hoang mạc Ca-la-ha-ri, hoang mạc Na-mip ở Nam Phi.
+ Hai môi trường địa trung hải: Gồm dãy At-lat và vùng đồng bằng ven biển Bắc Phi, vùng cực Nam châu Phi.

28 tháng 12 2021

 sự phân bố môi trường tự nhiên ở Châu Phi

Do lãnh thổ rộng lớn với nhiều kiểu khí hậu khác nhau nên châu Phi có nhiều kiểu môi trường tự nhiên.

– Vì đường xích đạo chia đôi châu Phi thành hai nửa bằng nhau nên các môi trường tự nhiên đối xứng nhau qua Xích đạo.

+ Môi trường Xích đạo ẩm với thảm thực vật xanh quanh năm, gồm vùng bồn địa Công gô và miên duyên hải phía bắc thuộc vịnh Guinea.

 

+ Hai môi trường nhiệt đới, nằm từ ven Xích đạo đến vỹ tuyến 15oB và 20oN. Càng xa Xích đạo lượng mưa càng giảm. Thảm thực vật chính là rừng thưa và xa-van cây bụi, với giới động vật khá phong phú ( hổ, bao,hươu,nai,sư tử, ngựa vằn…)nhờ có nguồn thúc ăn phong phú.

+ Hai môi trường hoang mạc, nằm ven chí tuyến. Phía bắc có hoang mạc Sahara rộng lớn, phía nam có hoang mac Calahari và hoang mạc Na-mib. Đây là khu vực có khí hậu khắc nghiệt nên giói sinh vật rất nghèo nàn.

+ Hai môi trường địa trung hải năm ở vùng cực Bắc và  cực Nam. Mùa đông mát mẻ có mưa, mùa hè nóng và khô. Thảm thực vật là rừng cây bụi lá cứng.

14 tháng 6 2018

- Trong các môi trường thiên nhiên ở châu Phi, chiếm diện tích lớn nhất là môi trường nhiệt đới và môi trường hoang mạc; tiếp theo là môi trường xích đạo ẩm, môi trường địa trung hải; chiếm diện tích nhỏ nhất là môi trường cận nhiệt đới ẩm.

- Các hoang mạc ở châu Phi lan ra sát bờ biển vì:

      + Chí tuyến Bắc đi qua giữa Bắc Phi nên quanh năm Bắc Phi nằm dưới áp cao cận chí tuyến, thời tiết rất ổn định, không có mưa; ven bờ tây bắc châu Phi có dòng biển lạnh Ca – na – ri chảy qua nên hoang mạc Xa – ha – ra ăn lan ra biển

      + Dòng biển lạnh Ben – ghê – la và vị trí đường chí tuyến Nam đã hình thành nên khí hậu hoang mạc ở ven biển Tây Nam châu Phi

c1 : đặc điểm môi trường đới nóng ? môi trường đới nóng phân ra các kiểu môi trường nào ?nêu đăc điểm và sự phân bố các kiểu môi trường ?c2 : vì sao đới nóng phải cần thiết hoạch hóa dân số : vấn đề đặt ra ở môi trường đới nóng là gì ?c3: đặc điểm tự nhiên môi trường đới ôn hòa ? môi trường đới ôn hòa phân ra các kiểu môi trường nào ? nêu đặc điểm và sự phân bố...
Đọc tiếp

c1 : đặc điểm môi trường đới nóng ? môi trường đới nóng phân ra các kiểu môi trường nào ?nêu đăc điểm và sự phân bố các kiểu môi trường ?

c2 : vì sao đới nóng phải cần thiết hoạch hóa dân số : vấn đề đặt ra ở môi trường đới nóng là gì ?

c3: đặc điểm tự nhiên môi trường đới ôn hòa ? môi trường đới ôn hòa phân ra các kiểu môi trường nào ? nêu đặc điểm và sự phân bố của chúng ?

c4 : những vấn đề môi trường đới ôn hòa là gì ? nguyên nhân và hậu quả ?

c5 : nêu đặc điểm môi trường hoang mạc và môi trường đới lạnh? để thích ứng với môi trường giới động vật thực vật có đặc điểm j?

c6 nêu vị trí địa lí châu phi ? trình bày đặc điểm các môi trường tự nhiên ở châu phi ? tại sao châu phi có khí hậu khô nóng ?

c7: trình bày đặc điểm dân cư châu phi ? tại sao dân cư phân bố ko đều?

1
9 tháng 12 2016

câu 4: những vấn đề của môi trường đới ôn hòa là

  • Ô nhiễm không khí

- Nguyên nhân:

+ Do sự phát triển công nghiệp, phương tiện giao thông

+ Sự bất cẩn khi sử dụng năng lượng nguyên tử

+ Do hoạt động tự nhiên( bão cát, cháy rừng,..)

- Hậu quả:

+ tạo nên những trận mưa axit

+ tăng hiệu ứng nhà kính khiến Trái Đất nóng lên, khí hậu toàn cầu biến đổi; băng ở 2 cực tan chảy, mực nước đại dương dâng cao...

+ thủng tầng ozon.

  • ô nhiểm nước

- nguyên nhân:+ tập trung phần lớn các đô thị vào 1 dải đất rộng không quá 100 km chạy dọc ven biển

+ váng dầu ở các vùng biển

+ hóa chất thải ra từ các nhà máy, lượng phân hóa học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng, cùng với chất thải sinh hoạt ở các đô thị...

- Hậu quả:+ làm ô nhiễm nguồn nước biển

+ hiện tượng ''thủy triều đen''

+ ''thủy triều đỏ'' làm chết các sinh vật sống trong nước

+ thiếu nước sạch cho đời sống sinh hoạt và sản xuất