K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 3 2016

a) Các tỉnh thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ theo thứ tự từ Nam ra Bắc

Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam

b) Những thuận lợi về tự nhiên để phát triển các ngành kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ

* Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản

- Biển có nhiều tôm, cá và các hải sản khác; các bãi tôm, bãi cá lớn nhất là ở cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa - Trường Sa

- Bờ biển có nhiều vụng, đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản

* Du lịch biển :

- Có nhiều bãi biển đẹp ( Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Quy Nhơn,..)

- Nhiều vịnh đẹp nổi tiếng ( Vịnh Nha Trang, Vân Phong,...) và hệ thống đảo, quần đảo

* Giao thông vận tải biển : Có nhiều địa điểm thuận lợ để xây dựng cảng nước sâu

* Khai thác khoáng sản biển : có dầu khí ở thềm lục địa; việc dản xuất muối rất thuận lợi

1 tháng 3 2016

a) Tên các trung tâm du lịch và hai quần đảo xa bờ của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

- Các trung tâm du lịch : Đà Nẵng, Nha Trang

- Hai quần đảo xa bờ : Hoàng Xa, Trường Xa

b) Những thuận lợi về điều kiện tự nhiên để phát triển ngành thủy sản của Duyên hải Nam Trung Bộ

- Những điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản :

     + Mặt nước nuôi trồng : Nhiều vụng, đầm phá,....

     + Các yếu tố khác

- Những điều kiện thuận lợi cho khai thác và chế biến thủy sản

      + Nguồn lợi hải sản : giàu hải sản, nhiều ngư trường

      + Các yếu tố khác

13 tháng 4 2017

Đáp án C

1 tháng 10 2018

a) Các trung tâm công nghiệp có cảng biển: Đà Nng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết.

b) Ý nghĩa của hệ thống cng biển ở Duyên hi Nam Trung Bộ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng

- Thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế của vùng.

- Tạo thế mở cửa hơn nữa cho vùng và cho sự phân công lao động mới.

- Tăng vai trò trung chuyển, đẩy mạnh giao lưu kinh tế.

- Nâng cao vai trò của vùng trong quan hệ với các tỉnh Tây Nguyên, khu vực Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan.

1 tháng 3 2016

a) Thuận lợi về tự nhiên và kinh tế - xã hội để phát triển kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ.

* Về tự nhiên :

- Biển có  nhiều loại hải sản với ngư trường lớn nhất là ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ và ngư trường quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa; trên các đảo ven bờ có nghề khai thác tổ yến; bờ biển có nhiều đầm phá, vịnh nước sâu (Dung Quất, Vân Phong, ,,,), nhiều bãi biển đẹp ( Nha Trang, Mũi Né, Non Nước,...)

- Khoáng sản chủ yếu là các loại vật liệu xây dựng, đặc biệt là các mỏ cát làm thủy tinh ở  Khánh Hòa, vàng ở Bồng Miêu, Quảng Nam; dầu khí (thềm lục địa cực Nam Trung Bộ), Sông ngòi có tiềm năng thủy điện vừa và nhỏ

- Rừng có diện tích tương đối lớn ( hơn 1,77 triệu ha, che phủ rừng la 38,9%, trong đó hơn 97% là rừng gỗ). Trong rừng có nhiều gỗ, chim và thú quý.

- Đồng bằng Tuy Hòa ( Phú Yên) màu mỡ; các vùng gò đồi thuận lợi cho chăn nuôi bò, dê, cừu

 * Về kinh tế :

- Số dân : gần 8,9 triệu người, 10,5% số dân cả nước ( năm 2006). Là vùng có nhiều dân tộc ít người; có một chuỗi đô thị tương đối lớn như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết; vùng đang thu hút đầu tư dự án của nước ngoài

- Có các di tích văn hóa thế giới là Phố Cổ Hội An và di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam), góp phần làm phong phú thêm thế mạnh du lịch của vùng

b) Tên hai quần đảo xa bờ thuộc vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ và ba đảo đông dân có diện tích vào loại lớn nhất nước ta

- Hai quần đảo : Hoàng Sa, Trường Sa

- Ba đảo : Phú Quốc, Cát Bầu, Cát bà

1 tháng 3 2016

a) Các trung tâm công nghiệp có cảng biển : Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết

b) Ý nghĩa của hệ thống cảng biển ở Duyên hải Nam trung Bộ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng 

- Thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế của vùng

- Tạo thế mở cửa hơn nữa cho vùng và cho sự phân công lao động mới

- Tăng vai trò trung chuyển, đẩy mạnh giao lưu kinh tế

- Nâng cao vai trò của vùng trong quan hệ với các tỉnh Tây Nguyên, khu vực Nam Lào và Đông Bắc Thái lan

2 tháng 12 2018

HƯỚNG DẪN

a) Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản

− Biển có nhiều cá, tôm và các hải sản khác; các bãi tôm, bãi cá lớn nhất ở cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa – Trường Sa.

− Bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá thuận lợi nuôi trồng thủy sản.

b) Du lịch biển

− Có nhiều bãi biển đẹp (Mỹ Khê, Nha Trang…).

− Nhiều vịnh đẹp nổi tiếng (vịnh Nha Trang, Vân Phong…) hệ thống đảo, quần đảo.

c) Giao thông vận tải biển: Có nhiều địa điểm thuận lợi để xây dựng cảng nước sâu.

d) Khai thác khoáng sản biển: Có dầu khí ở thềm lục địa…; việc sản xuất muối rất thuận lợi.

11 tháng 5 2022

Tham khảo:

- Vị trí địa lí:

+ Vị trí cầu nối giữa các vùng kinh tế phía Bắc với các vùng kinh tế phía Nam, tiếp giáp với Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ thuận lợi cho DHNTB giao lưu, buôn bán, chuyển giao công nghệ với các vùng khác trên cả nước.

+ Tiếp giáp với Lào, thuận lợi để mở rộng buôn bán qua các cửa khẩu, trở thành cửa ngõ ra biển của Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia.

+ Vùng tiếp giáp với biển Đông rộng lớn, gần đường hàng hải quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi phát triển các ngành kinh tế biển và các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

+ Hai quần đảo xa bờ (Hoàng Sa, Trường Sa) và hệ thống các đảo ven bờ có vai trò quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc phòng.

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

+ Có một số đồng bằng nhỏ (Tuy Hòa) để phát triển trồng trọt, vùng gò đồi có thể phát triển chăn nuôi.

+ Khí hậu nắng nóng quanh năm, thuận lợi cho bảo quản hải sản, phát triển nghề muối, du lịch biển quanh năm.

+ Sông ngòi:  có tiềm năng thủy điện (sông Ba) vừa là nguồn cung cấp nước cho hoạt động công nghiệp.

+ Sinh vật:

Rừng: Cung cấp nguyên liệu cho chế biến gỗ và lâm sản.

Biển:  Vùng có các bãi tôm, bãi cá lớn với hai ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu, Hoàng Sa – Trường Sa mang lại nguồn lợi thủy sản vô cùng phong phú.

       Có nhiều bãi biển đẹp, cát trắng nổi tiếng để phát triển du lịch; các vịnh biển kín gió nước sâu thuận lợi xây dựng cảng biển (Dung Quất, Nha Trang…).

+ Tiềm năng khoáng sản biển: có dầu khí, muối, cát thủy tinh, titan.

- Kinh tế - xã hội:

+ Dân cư khá đông, cần cù, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.

+ Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng khá phát triền và đang được nâng cấp hoàn thiện (đường bộ, sân bay, cảng biển…).

+ Chính sách của nhà nước trong việc thu hút đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng. Vùng thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài.

+ Thị trường tiêu thụ khá rộng lớn (vùng ven biển phía Đông, vùng Đông Nam Bộ).

+ Di sản văn hóa đặc sắc, phong phú.

27 tháng 9 2017

HƯỚNG DẪN

− Biển có nhiều loại hải sản với ngư trường lớn nhất là ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa – Trường Sa, đặc sản (tổ yến…).

− Bờ biển có nhiều đầm phá, vịnh nước sâu (Dung Quất, Vân Phong…), nhiều bãi biển đẹp (Nha Trang, Mũi Né…).

− Khoáng sản chủ yếu là vật liệu xây dựng (đặc biệt cát làm thủy tinh ở Khánh Hòa), vàng, dầu khí.

 − Sông ngòi có tiềm năng thủy điện vừa và nhỏ.

− Rừng có diện tích tương đối lớn (độ che phủ 38,9% năm 2017) với nhiều loại gỗ, chim và thú quý.

− Đồng bằng Tuy Hòa màu mỡ, các vùng gò đồi thuận lợi cho chăn nuôi bò, dê, cừu.

1 tháng 2 2017

- Về nghề cá biển

   + Biển nhiều tôm, cá và các hảỉ sản khác. Tỉnh nào cũng có bãi tôm, bãi cá, lớn nhất là các tỉnh cực Nam Trung Bộ.

   + Bờ biển có nhiều vụng, đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.

   + Hoạt động chế biến hải sản ngày càng đa dạng, phong phú.

- Về du lịch biển: có nhiều bãi bỉên nổi tiếng: Mỹ Khê (Đà Nẵng), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Nhã Trang (Khánh Hòa),Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận)...

- Về dịch vụ hàng hải: có nhiều địa điểm để xây dựng cảng nước sâu.

- Về khai thác khoáng sản ở thềm lục địa và sản xuất muối mỏ hiện nay đã tiến hành khai thác các mỏ dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Quý (Bình Thuận). Việc sản xuất muối cung rất thuận lợi.