K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Các Polar High là các khu vực có áp suất khí quyển cao xung quanh các cực Bắc và cực Nam ; Polar High hoạt động cực bắc mạnh hơn vì đất tăng và mất nhiệt hiệu quả hơn biển. Nhiệt độ lạnh ở các vùng cực khiến không khí hạ xuống tạo ra áp suất cao, giống như nhiệt độ ấm quanh xích đạo làm cho không khí tăng lên tạo ra vùng hội tụ giữa các áp suất thấp. Không khí tăng cũng xảy ra...
Đọc tiếp

Các Polar High là các khu vực có áp suất khí quyển cao xung quanh các cực Bắc và cực Nam ; Polar High hoạt động cực bắc mạnh hơn vì đất tăng và mất nhiệt hiệu quả hơn biển. Nhiệt độ lạnh ở các vùng cực khiến không khí hạ xuống tạo ra áp suất cao, giống như nhiệt độ ấm quanh xích đạo làm cho không khí tăng lên tạo ra vùng hội tụ giữa các áp suất thấp. Không khí tăng cũng xảy ra dọc theo các dải áp thấp nằm ngay dưới các cực cao xung quanh vĩ tuyến thứ 50 của vĩ độ. Các vùng hội tụ ngoài hành tinh này bị chiếm giữ bởi các Frông cực nơi các khối không khí có nguồn gốc cực gặp nhau và đụng độ với các vùng có nguồn gốc nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Sự hội tụ của không khí tăng này hoàn thành chu kỳ thẳng đứng xung quanh Hoàn lưu khí quyển ở mỗi bán cầu vĩ độ. Liên quan chặt chẽ đến khái niệm này là xoáy cực .

Nhiệt độ bề mặt dưới các Polar High là lạnh nhất trên Trái đất, không có tháng nào có nhiệt độ trung bình trên mức đóng băng. Các khu vực dưới cực cao cũng trải qua lượng mưa rất thấp, dẫn đến chúng được gọi là "sa mạc cực ".

Luồng không khí đi ra ngoài từ các cực để tạo ra các cơn gió đông cực trong Bắc Cực và Nam Cực khu vực này.

0
TẠI SAO TÀU VŨ TRỤ ĐƯỢC PHÓNG THEO CHIỀU QUAY CỦA TRÁI ĐẤT Các vận động viên muốn nhảy xa phải lấy đà, muốn ném lao cũng lấy đà. Đó là sự lợi dụng lực quán tính. Lực quán tính đã giúp vận động viên hay cây lao bay xa hơn. Khi phóng tên lửa thuận theo hướng quay của Trái Đất, chính là chúng ta đã mượn thêm lực quán tính này. Thực tế, không phải mọi điểm trên Trái Đất đều...
Đọc tiếp

TẠI SAO TÀU VŨ TRỤ ĐƯỢC PHÓNG THEO CHIỀU QUAY CỦA TRÁI ĐẤT

Các vận động viên muốn nhảy xa phải lấy đà, muốn ném lao cũng lấy đà. Đó là sự lợi dụng lực quán tính. Lực quán tính đã giúp vận động viên hay cây lao bay xa hơn. Khi phóng tên lửa thuận theo hướng quay của Trái Đất, chính là chúng ta đã mượn thêm lực quán tính này.

Thực tế, không phải mọi điểm trên Trái Đất đều quay với tốc độ như nhau. Càng gần Bắc Cực và Nam Cực, tốc độ quay càng chậm. Càng gần xích đạo, tốc độ quay càng lớn ( Hình tượng này giống như chiếc đĩa hát quay trên máy quay đĩa. Cùng một vòng quay, nhưng các điểm ở rìa đĩa hát đi được một đoạn đường dài hơn so với các điểm ở tâm đĩa ). Trung tâm Bắc và Nam Cực quay với tốc độ bằng không. Nhưng ở vùng xích đạo, tốc độ này lên tới 465 mét/giây. Bởi vậy, trừ hai khu vực ở trung tâm Bắc Cực và Nam Cực, còn tại hầu hết các điểm khác, con người đều có thể lợi dụng lực quay của Trái Đất.

Khi tàu vũ trụ phóng lên ở vùng xích đạo, vận tốc của nó sẽ được cộng thêm vận tốc quay của Trái Đất ( tức là 465m/s). Và do vậy, dù lực phóng ban đầu của tàu có yếu hơn một chút, nó vẫn dễ dàng thắng được sức hút Trái Đất. Tuy nhiên càng lên các vĩ độ cao ( gần hai cực hơn ), tốc độ quay của Trái Đất càng chậm, do đó tên lửa càng lợi dụng càng ít hơn lực quay này.

0
TẠI SAO TÀU VŨ TRỤ ĐƯỢC PHÓNG THEO CHIỀU QUAY CỦA TRÁI ĐẤTCác vận động viên muốn nhảy xa phải lấy đà, muốn ném lao cũng lấy đà. Đó là sự lợi dụng lực quán tính. Lực quán tính đã giúp vận động viên hay cây lao bay xa hơn. Khi phóng tên lửa thuận theo hướng quay của Trái Đất, chính là chúng ta đã mượn thêm lực quán tính này.Thực tế, không phải mọi điểm trên Trái Đất đều quay...
Đọc tiếp

TẠI SAO TÀU VŨ TRỤ ĐƯỢC PHÓNG THEO CHIỀU QUAY CỦA TRÁI ĐẤT

Các vận động viên muốn nhảy xa phải lấy đà, muốn ném lao cũng lấy đà. Đó là sự lợi dụng lực quán tính. Lực quán tính đã giúp vận động viên hay cây lao bay xa hơn. Khi phóng tên lửa thuận theo hướng quay của Trái Đất, chính là chúng ta đã mượn thêm lực quán tính này.

Thực tế, không phải mọi điểm trên Trái Đất đều quay với tốc độ như nhau. Càng gần Bắc Cực và Nam Cực, tốc độ quay càng chậm. Càng gần xích đạo, tốc độ quay càng lớn ( Hình tượng này giống như chiếc đĩa hát quay trên máy quay đĩa. Cùng một vòng quay, nhưng các điểm ở rìa đĩa hát đi được một đoạn đường dài hơn so với các điểm ở tâm đĩa ). Trung tâm Bắc và Nam Cực quay với tốc độ bằng không. Nhưng ở vùng xích đạo, tốc độ này lên tới 465 mét/giây. Bởi vậy, trừ hai khu vực ở trung tâm Bắc Cực và Nam Cực, còn tại hầu hết các điểm khác, con người đều có thể lợi dụng lực quay của Trái Đất.

Khi tàu vũ trụ phóng lên ở vùng xích đạo, vận tốc của nó sẽ được cộng thêm vận tốc quay của Trái Đất ( tức là 465m/s). Và do vậy, dù lực phóng ban đầu của tàu có yếu hơn một chút, nó vẫn dễ dàng thắng được sức hút Trái Đất. Tuy nhiên càng lên các vĩ độ cao ( gần hai cực hơn ), tốc độ quay của Trái Đất càng chậm, do đó tên lửa càng lợi dụng càng ít hơn lực quay này.

0
Mới đây, những hình ảnh cuối cùng trước khi “chết” của ngôi sao giống y hệt Mặt Trời đang lụi tàn khiến các nhà khoa học nhận định, đó cũng chính là viễn cảnh sẽ xảy ra đối với Mặt Trời sau khoảng 5 tỷ năm nữa.Những hình ảnh cuối cùng trước khi “chết” của ngôi sao mang tên Pi1 Grus được ghi lại bằng Kính viễn vọng siêu lớn (VTL) của Cơ quan Vũ trị châu Âu (ESA) đặt tại...
Đọc tiếp

Mới đây, những hình ảnh cuối cùng trước khi “chết” của ngôi sao giống y hệt Mặt Trời đang lụi tàn khiến các nhà khoa học nhận định, đó cũng chính là viễn cảnh sẽ xảy ra đối với Mặt Trời sau khoảng 5 tỷ năm nữa.

Những hình ảnh cuối cùng trước khi “chết” của ngôi sao mang tên Pi1 Grus được ghi lại bằng Kính viễn vọng siêu lớn (VTL) của Cơ quan Vũ trị châu Âu (ESA) đặt tại Chile.

Pi1 Grus là ngôi sao nằm ở chòm Grus, cách Trái Đất 530 năm ánh sáng, có khối lượng tương đương Mặt Trời nhưng lớn gấp 350 lần và sáng hơn rất nhiều.

Các nhà thiên văn học giải thích, Pi1 Grus đang “sủi bọt” do hiện tượng khối đối lưu, xảy ra khi có sự chênh lệch mật độ bên trong vật thể lỏng hoặc khí. Mỗi khối này có đường kính khoảng 120 triệu km, gần bằng 1/4 đường kính ngôi sao.

Đầu tiên, Pi1 sẽ co kích thước lại và nóng tới hơn 100 triệu độ C vì phần năng lượng hydro còn lại bị đốt cháy. Nhiệt độ cực kỳ cao sẽ thúc đẩy phản ứng tổng hợp Heli thành những nguyên tử nặng hơn như carbon và oxy.

Phần lõi siêu nóng sẽ đẩy các lớp phía ngoài của ngôi sao ra, phình to lên với kích thước gấp hàng trăm lần ban đầu.

Đây cũng là lần đầu tiên các nhà thiên văn ghi lại được hình ảnh chi tiết về hiệu ứng sủi bọt xảy ra trên một ngôi sao khổng lồ màu đỏ. Nó sẽ tiếp tục phình to cho tới khi “tắt hẳn” và trở thành một tinh vân hành tinh.

Khi không còn ánh sáng từ Mặt Trời và Mặt Trăng thì bản thân vũ trụ sẽ trở thành nguồn sáng duy nhất có thể nhìn thấy được trong không gian.

Năm 2004, nhà toán học Abdul Ahad đã tính toán được rằng dải Ngân Hà phát ra lượng ánh sáng bằng 1/300 lượng ánh sáng của trăng tròn. Do đó chúng ta vẫn sẽ nhìn thấy ánh sáng trong không gian trong một thời gian ngắn.

Ngoài ra, những nguồn năng lượng hóa thạch hay điện lực thì vẫn sẽ tồn tại và vẫn có thể sử dụng được. Các thành phố đô thị vẫn sẽ tiếp tục được phát sáng từ những nguồn sáng nhân tạo như mọi đêm. Chỉ khác mỗi một điều là giờ thì ở đâu cũng là ban đêm hết cả.

Vấn đề quan trọng nhất của sự sống hay của con người trên Trái Đất trong trường hợp này, đó là quang hợp. Khi Mặt Trời không còn tồn tại, quá trình quang hợp sẽ ngay lập tức dừng lại.

99.9% năng suất sản xuất tự nhiên của Trái Đất đều đến từ quá trình quang hợp, một quá trình không thể thiếu yếu tố Mặt Trời. Khi Mặt Trời không tồn tại, cây cối sẽ không thể tích tụ carbon dioxide và thở ra khí oxy để nuôi sống các vật sống.

Do đó, kể cả khi quá trình quang hợp không còn tồn tại, tất cả các sinh vật sống mà cần tiêu thụ khí oxy vẫn sẽ có thể sống được tới hàng nghìn năm.

Tuy nhiên, cây xanh thì không có được sự may mắn đó, bởi đa số cây cối trên Trái Đất sẽ chết trong vòng vài ngày hoặc vài tuần, trừ những cây đại thụ.

Những cây đại thụ có chứa đủ một lượng đường cần thiết để chuyển hóa thành năng lượng sống, giúp cho chúng có thể sống được trong bóng tối trong nhiều năm.

Vấn đề của chúng lại là Trái Đất sẽ sớm trở nên vô cùng lạnh trong một tương lai gần. Nước và nhựa cây bên trong những cây đại thụ này sẽ đông đá, và điều này sẽ giết chết chúng thay vì chết vì đói.

Tại thời điểm này, nhiệt độ bề mặt trung bình trên Trái Đất (tính cả những khu vực nóng và lạnh và các mùa trong năm) rơi vào khoảng 14 - 15 độ C.

Khi không có Mặt Trời để tiếp thêm năng lượng, Trái Đất sẽ tỏa nhiệt theo cấp số nhân, hay nói cách khác là Trái Đất sẽ giảm nhiệt độ rất nhanh trong một thời gian ngắn, và sẽ giảm chậm hơn theo thời gian.

Sau khoảng thời gian 1 tuần sau khi không còn Mặt Trời, nhiệt độ trung bình trên bề mặt Trái Đất sẽ là 0 độ C. Tất nhiên, nhiệt độ như vậy cũng không có gì là quá to tát đối với một số nơi trên Trái Đất, và chúng ta sẽ tạm ổn trong vòng vài tháng.

Nhưng sau khoảng một năm, nhiệt độ trung bình bề mặt Trái Đất sẽ là âm 73 độ C.

Cách tốt nhất để sống sót là con người sẽ phải di cư sang các khu vực địa nhiệt như Iceland hay Yellowstone. Những khu vực này sẽ là những khu vực an toàn duy nhất còn lại cho sự sống con người sau khi Mặt Trời biến mất.

Gần như toàn bộ các sinh vật sống trên Trái Đất phải sống dựa trên năng lượng ngoài Trái Đất - Mặt Trời. Tuy nhiên, bản thân Trái Đất cũng sản xuất ra nhiệt của riêng nó.

Ngay cả khi trôi lơ lửng giữa không gian lạnh lẽo đến hàng tỷ năm, Trái Đất vẫn khá ấm dưới lớp vỏ bề mặt.

20% của lượng nhiệt này được sinh ra khi Trái Đất được hình thành, khi các khối thiên thạch được nghiền chặt vào nhau ở trung tâm, và áp lực này đã biến các khối đá thành chất lỏng hay nói cách khác là tan chảy.

80% còn lại của nhiệt năng ở trung tâm Trái Đất đến từ việc phân rã của các nguyên tố phóng xạ, giúp sản xuất lượng nhiệt năng cần thiết để giữ lõi Trái Đất ở nhiệt độ 5000 độ C.

Từ 1 đến 3 năm sau khi Mặt Trời biến mất, toàn bộ các đại dương trên Trái Đất đều sẽ bị phủ kín bởi băng. Vì tính chất của băng là nhẹ hơn nước, băng sẽ nổi lên trên bề mặt nước, và đồng thời băng cũng là một vật cách nhiệt vô cùng hiệu quả.

Điều này có nghĩa rằng trong vòng hàng tỷ năm sau khi Mặt Trời biến mất, nước lỏng vẫn có thể tồn tại sâu trong lòng đại dương, được bảo vệ và cách nhiệt bởi một lớp băng dày tới hàng dặm ở trên, và giữ ấm bởi những lỗ thông hơi nhiệt ở dưới đáy đại dương.

2
19 tháng 1 2019

hay đó, bn cứ đăng như vậy phụ mk nha

19 tháng 1 2019

từ khi vào nhóm mink biết dc nhiều điều

buồn quá,nghỉ học ở nhà hết trơn rồi.trường đóng cửa,đêm nào thang máy chung cư cũng phải khử trùng.Nhưng tại sao đường phố vẫn đông nhỉ???Mình ở ngay gần khu cách ly luôn.mấy bạn biết mình ở đâu ở đâu hôm,là hai khu cách ly này nè:1.Khu cách ly tập trung tại quận 10 chung cư phú thọ TPHCM phường 15.2.Khu cách ly tập trung tại chung cư hoà bình TPHCM ngay gần đường/khu chợ Nhật Tảo.Học...
Đọc tiếp

buồn quá,nghỉ học ở nhà hết trơn rồi.trường đóng cửa,đêm nào thang máy chung cư cũng phải khử trùng.Nhưng tại sao đường phố vẫn đông nhỉ???Mình ở ngay gần khu cách ly luôn.mấy bạn biết mình ở đâu ở đâu hôm,là hai khu cách ly này nè:

1.Khu cách ly tập trung tại quận 10 chung cư phú thọ TPHCM phường 15.

2.Khu cách ly tập trung tại chung cư hoà bình TPHCM ngay gần đường/khu chợ Nhật Tảo.

Học onlinemath thường xuyên đi nha-cực đỉnh luôn đó

Thầy cô đâu hết trơn rồi,thì ra là thầy cô đang miệt mài livestream và giảng dạy trên facebook và trang mạng xã hội khác ... Như vậy các bạn có thể tương tác qua mạng nhờ facebook rồi.😀 😊 😃 . Chúc các bạn có thể dễ dàng học tập và nghỉ ngơi thật tốt trong mùa dịch Covid-19 này nha👍

background Layer 1

Tia khử trùng có chút éc à nhưng việt nam xịt rất tốt nha

1
17 tháng 3 2020

Covid-19 nè!!!

Một trận động đất đã hé lộ sự thật bất ngờ về thế giới trong lòng Trái đất của chúng taJ.D, THEO HELINO 14:39 18/02/2019Chia sẻ2 BÌNHLUẬNDưới đại dương có những ngọn núi lửa khổng lồ. Còn trong lòng đất thì sao?Động vật dưới lòng đất: hoặc xinh như thần tiên, hoặc kinh hoàng muốn gục ngã Trận động đất ở Mexico vô tình để lộ "vật thể nghìn năm tuổi" dưới lòng đất Bạn...
Đọc tiếp

Một trận động đất đã hé lộ sự thật bất ngờ về thế giới trong lòng Trái đất của chúng ta

J.D, THEO HELINO 14:39 18/02/2019Chia sẻ2 BÌNH
LUẬN

Dưới đại dương có những ngọn núi lửa khổng lồ. Còn trong lòng đất thì sao?

Động vật dưới lòng đất: hoặc xinh như thần tiên, hoặc kinh hoàng muốn gục ngã

Trận động đất ở Mexico vô tình để lộ "vật thể nghìn năm tuổi" dưới lòng đất

Bạn sẽ phải ngạc nhiên nếu biết dưới lòng đất có cả một "vương quốc động vật" như thế này

Dưới đáy biển có những ngọn núi lửa khổng lồ - điều này thì ai cũng biết rồi. Nhưng còn trong lòng đất thì có gì?

Câu trả lời là các lớp phủ manti (mantle), nằm giữa vỏ và lõi của Trái đất, được cấu tạo gồm nhiều lớp chồng lên nhau. Có điều, cụ thể cấu tạo của chúng như thế nào thì giới khoa học không thể nghiên cứu trực tiếp được, mà phải nhờ đến các máy đo rung động địa chấn.

Và mới đây nhờ vào một trận động đất, các nhà khoa học đã xác định được thứ gì ở giữa các lớp manti trong lòng đất. Đáp án là những ngon núi khổng lồ.

📷

Các dãy núi khổng lồ tại vùng chuyển tiếp gồ ghề

Nói chính xác hơn, các lớp manti này không hề bằng phẳng mà mấp mô, với biên độ lớn tựa như những ngọn núi trên bề mặt Trái đất.

Như đã nêu, việc nghiên cứu thế giới trong lòng đất phải dựa vào các rung động địa chất. Giới khoa học sẽ sử dụng những cỗ máy để thu nhận những tín hiệu phản xạ trong lòng đất, và rồi định hình được thứ gì đang ở bên dưới - giống như cách các nhà thiên văn dùng sóng radio và sóng ánh sáng để quan sát các thiên thể cách Trái đất hàng ngàn năm ánh sáng.

"Để có được kết quả, bạn cần một trận động đất khổng lồ bên dưới, đủ để khiến cả địa cầu rung chuyển," - tác giả nghiên cứu - tiến sĩ Jessica Irving từ ĐH Princeton cho biết.

Năm 1994, một cơn địa chấn mạnh 8,2 độ đã xảy ra trong lòng đất tại Bolivia đã khiến giới chuyên gia nảy ra ý tưởng nêu trên. Trận động đất xuất hiện ở độ sâu 647km, và xảy ra tại một khu vực thưa dân cư nên thương vong gần như không có. Đổi lại, giới khoa học thu được rất nhiều thông tin thú vị.

25 năm sau, Irving đã phân tích biểu đồ địa chấn thế giới và nhận ra có sự tương phản rõ rệt khi sóng động đất cắt ngang các lớp phủ trong lòng Trái đất. Chẳng hạn như ở độ sâu 410km có một vùng chuyển tiếp, cho thấy khu vực này có bề mặt bằng phẳng như những cao nguyên trên mặt đất.

📷

Giống như dãy Andes trong lòng đất vậy

Nhưng ở độ sâu 660km lại có một vòng chuyển tiếp khác. Tại đây, bề mặt của lớp phủ lồi lõm và gồ ghề với biên độ lớn, giống như những ngọn núi khổng lồ vậy. Nói dễ hiểu hơn, hãy tưởng tượng trong lòng đất ở độ sâu ấy có những dãy núi cỡ Andes mọc ngược vào trong lõi Trái đất.

Về thành phần của các lớp vỏ, các chuyên gia không có sự thống nhất. Theo Irving, lớp vỏ gồ ghề và lớp bằng phẳng sẽ có thành phần hóa học khác nhau, với nhiều độ nóng chảy cũng khác biệt.

Và nói tóm lại thì đây là một nghiên cứu quan trọng, vì nó giúp giới khoa học xác định được tung tích của những lục địa cổ đã bị Trái đất nuốt chửng trong quá khứ.

Tham khảo: IFL Science

5
19 tháng 2 2019

Gì vậy em!

19 tháng 2 2019

gì mà nỏ biết, nhìn vào là biết nội dung. hay hề!!! 😉