Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Hẹn gặp cậu ngày mai nhé!
Cúp điện thoại, lòng tôi rộn ràng, bồi hồi. Sáng mai tôi sẽ gặp lại những gương mặt thân quen sau bao năm xa cách. Ngày mai tôi sẽ về thăm trường Cấp 2 thân yêu sau 20 năm xa cách.
Tối hôm đó, lòng tôi háo hức, không ngủ được. 5 giờ sáng, bắt chuyến xe từ Hà Nội về Nam Định. Trên đường đi, ngắm đất trời mà lòng vui vẻ, hạnh phúc. Gần 7 giờ sáng, tôi đã về đến Nam Định. Bao lâu rồi mới được cảm nhận được cái mùi quen thuộc của đất trời quê hương. Trời mùa thu cao xanh, nắng mùa thu dịu dàng khiến tâm trạng tôi thật thoải mái.
Từ bến xe, tôi tản bộ trên con đường cũ về trường. Con đường đã thay dổi khá nhiều. Những căn nhà nhỏ năm nào bây giờ đã chuyển đi, nơi đây thành một khu công viên nhỏ. Vừa đi vừa ngắm đất trời mà tôi không biết đã đứng trước cổng trường lúc nào không hay. Ôi ngôi trường năm nào giờ đã đổi mới thật rồi. Cánh cổng trường màu xanh quen thuộc nay được đổi bằng cửa kéo tự động đầy hiện đại. Biển trường năm nào cũng đã được thay và khắc chữ nổi trên phiến đá, đặt trang trọng bên cạnh cổng. Đang bồi hồi ngắm nhìn, có tiếng gọi :
- A! Lớp trưởng. Nhanh lại đây!
Quay lại theo tiếng gọi, trước mắt tôi là đám bạn cùng lớp. Nhìn đứa nào cũng lớn và trưởng thành. Tôi chạy lại cùng các bạn mà lòng xúc động không nguôi.
Hôm nay là 20-11, cũng vì dịp này mà lớp chúng tôi quay lại trường thăm thầy cô, lớp cũ. Ngôi trường hôm nay trang trí rực rỡ. Bước qua cánh cổng trường, một thế giới mới như mở ra. 20 năm trước ngôi trường chỉ có ba khu, và mỗi khu chỉ có bốn tầng. 20 năm sau, trường đã xây sửa và có năm khu nhà. Trường có thêm sân bóng nhân tạo cho học sinh hoạt động ngoại giờ
- Này! Ngày xưa mà có sân này thì đá bóng sướng phải biết – Trung- cầu thủ số một lớp tôi năm đó, lên tiếng.
Chúng tôi đều phá lên cười bởi câu nói đùa đó.
Trên sân trường, những tốp học sinh đang chăm chỉ lao động. Các em nhìn thật xinh xắn đáng yêu trong bộ đồng phục mới. Chúng tôi cùng nhau ngó qua lại các dãy phòng học và tần ngần đầy xúc động khi đứng trước lớp học cũ. Lớp học năm nào đã được trang bị nhiều thiết bị mới phục vụ các em học sinh. Nhưng dù thế nào, bao kỉ niệm tuổi học trò vẫn ùa về trong tâm trí.
Sau một hồi, chúng tôi đi tìm cô giáo chủ nhiệm năm xưa. Cô ngồi trong phòng chờ giáo viên với chiếc cặp nâu hơi sờn mép. Chúng tôi bước vào, xúc động chào cô.Cô bất ngờ nhìn chúng tôi:
- Ôi! Các học trò cũ của cô
Cô trò chúng tôi lặng im ôm lấy nhau và xoa đầu lũ chúng tôi. :
- Các em lớn thật rồi. Nào kể cô xem, cuộc sống của các em bây giờ ra sao?
Rồi chúng tôi đứa nào cũng nhao nhao lên kể. Chúng tôi như trẻ lại, vui vẻ kể chuyện cho cô. Cô trò chúng tôi ôn lại những kỉ niệm năm xưa mà lòng đầy bồi hồi xao xuyến.
- Thôi! Cô trò mình cũng vào khán phòng đón lễ.
Chúng tôi cùng cô vào khán phòng lớn. Khán phòng rộng lớn, được trang trí với đầy bóng bay, hoa tươi và đèn nhấp nháy. Buổi lễ diễn ra với những bài phát biểu, những bài hát về ngôi trường và thầy cô khiến tôi rung lên những cảm xúc khó tả.
Ngày về thăm trường sau 20 năm diễn ra thật nhanh chóng. Nó để lại trong lòng tôi bao cảm xúc khó phai. Kỉ niệm đó có lễ sẽ mãi mãi in sâu trong trí nhớ của tôi.
Tham khảo nha !!
1. Mở bài: Dẫn dắt vào buổi cắm trại mà em được chứng kiến hoặc tham gia
2. Thân bài
- Hoàn cảnh dẫn đến buổi cắm trại ấy
- Khi em học lớp mấy? Cắm trại ở đâu?
- Cùng tham gia cắm trại với em có những ai?
+ Kể công việc chuẩn bị trước khi đi cắm trại
+ Dụng cụ dựng trại: cọc, dây, bạt, thảm, cổng trại, đồ trang trí...
+ Đồ ăn, nước uống cho buổi cắm trại
+ Phân công chuẩn bị và tâm trạng của em như thế nào: em phụ trách việc gì?
+Lòng mong ngóng xen lo lắng
- Kể chi tiết buổi cắm trại
+ Bắt đầu từ buổi sáng, em và các bạn được giúp đỡ, hướng dẫn dựng trại, miêu tả trại đã dựng
+ Những hoạt động diễn ra trong buổi cắm trại: những trò chơi, cuộc thi tổ chức đồng hành, mọi người tham gia đông đảo, tiếng hò reo cổ vũ tưng bừng, náo nhiệt...
+ Đoàn cắm trại nghỉ ngơi, ăn uống, trò chuyện, chia sẻ với nhau
- Kết thúc buổi cắm trại
- Những điều em có được sau buổi cắm trại: nhiều bạn thân thiết hơn, những bài học thú vị
3. Kết bài
- Tâm trạng của em khi ra về sau buổi cắm trại
- Ý nghĩa buổi cắm trại ấy đối với em.
a. Mở bài
- Giới thiệu khái quát vấn đề cần kể
- Giới thiệu buổi cắm trại
b. Thân bài
-Nguồn gốc
- Buổi ngoại khóa thường niên diễn ra vào cuối học kỳ I hằng năm.
- Nhằm tạo cho học sinh những chuyến du ngoại, thực tế bổ ích.
-Nội dung
- Diễn ra trong một ngày thời gian từ sáng sớm và kết thúc vào buổi chiều.
- Hoạt động:
+ Chuẩn bị: Chuẩn bị đồ dùng cắm trại, đồ ăn, nước uống, văn nghệ và thi đấu thể thao
+ Ngày hội chính:
- Sáng bắt đầu tập trung tại trường lúc 5h30
- Xuất phát đến địa điểm Đồng Mô lúc 7h00
- Bắt đầu dựng trại và diễn ra các hoạt động (chấm trại lúc 10h)
- Ăn trưa, nghỉ ngơi
- Hoạt động thể thao:
- Chụp ảnh
- Buổi dã ngoại cắm trại đầy ý nghĩa
-Kỷ niệm
- Những lần trang trí trại chúng em cãi nhau, tranh luận để đưa ra kết quả cuối cùng
- Thời gian nghỉ trưa, trốn ngủ và ngồi kể chuyện với nhau
- Những khoảnh khắc chơi trò chơi đầy ý nghĩa
-Tình cảm gắn bó
- Những hoạt động ý nghĩa cho chúng em biết bao kỷ niệm
- Tình cảm gắn bó với mái trường, lớp học
c. Kết bài
Nêu suy nghĩ của bản thân.
3. Dàn ý 3 cho đề kể về buổi cắm trại đáng nhớ
a. Mở bài
Giới thiệu về buổi cắm trại: Vào dịp 26 – 3, nhà trường đã tổ chức cho bọn em chuyến đi cắm trại ở vườn quốc gia Ba Vì. Đây là một hoạt động mà em cùng các bạn trong lớp rất mong chờ.
b. Thân bài
-Diễn biến sự việc:
+ Trước khi buổi cắm trại diễn ra: Hoàn cảnh, chuẩn bị, cảm nhận của bản than.
+ Trong buổi cắm trại: Khung cảnh nơi tham quan, các hoạt động được tham gia và bữa ăn tập thể.
+ Kết thức chuyến đi: Nuối tiếc, lưu luyến.
c. Kết bài
Cảm nghĩ về buổi cắm trại: Buổi cắm trại để lại ấn tượng và kỉ niệm rất lớn trong chúng em. Em mong nhà trường sẽ tổ chức nhiều hoạt động vui chơi bổ ích này nữa, giúp chúng em có thể học hỏi được nhiều kến thức bổ ích và tham quan được nhiều cảnh đẹp của Việt Nam.
Tháng năm học trò trôi đi êm ả
Háo hức đón hè, chờ đợi tiếng ve
Ta cũng biết bằng lăng máu tím
Và nghĩ rằng phượng vĩ khóc nhè
Thời gian qua chẳng nói với hàng me
Ta cũng vô tình lật từng trang vở
Khi hoa gạo hết thời rực rỡ
Ta chợt hiểu mình đánh mất thời gian
( Chia tay – Nguyễn Phương Linh)
Không biết hai khổ thơ trên đã đi vào tâm trí tôi tự lúc nào mà mỗi lần chứng kiến
học sinh lớp 10 nhập học tôi lại bang khuâng nhớ về mình của 2 năm trước đây. Cảm xúc của ai cũng vậy, khi đứng trước cánh cổng trường, ai cũng cảm thấy trăn trở, lo lắng cho những gì sắp đến.
, Chắc hẳn trong mỗi chúng ta, ai cũng sẽ có riêng cho mình những khoảnh khắc khó quên của cuộc đời. Và đối với tôi cũng vậy, những ngày tháng chia tay với mái trường cũ để bước vào ngôi trường mới – một cánh cửa mới của cuộc đời thật sự là giây phút khó quên.
Chia tay với chiếc khăn quàng đỏ, với ngôi trường THCS, ngưỡng cửa trường THPT đã đến, một cảm giác bồi hồi, mới lạ tràn về trong tôi: Tôi ngỡ như mình được trở về với những ngày đầu bước vào lớp 1, ngỡ như những ngày đầu bước vào cánh cổng trường THCS. Cái cảm giác ấy vẫn khó tả như ngày nào!
Tháng 8 - tháng giao mùa từ cuối hạ đến đầu thu - tháng mà những chùm phượng vĩ chỉ còn thưa thớt vài nhánh nở muộn và cũng là tháng đầu tiên tôi bước vào trường THPT với những bài học đầu tiên.
Cánh cửa THPT đã mở ra sau ba tháng hè ôn luyện. Nơi đây với tôi xa lạ hoàn toàn. Mọi thứ quả thật đều rất mới từ quang cảnh, ngôi trường và cả những con người: trường mới, bạn mới, thày cô mới, cách học mới và cả một môi trường mới, thế nhưng tất cả lại lưu lại cho tôi những kí ức đẹp về buổi đầu. Tôi sẽ phải thích nghi dần, làm quen dần vì ba năm ở đây gần như sẽ quyết định cuộc đời tôi. Đây sẽ là quãng đường thật sự gian nan thử thách.
Ngày đầu tiên đến trường đó là một ngày nắng ấm, khí trời dìu dịu êm ái, theo sự thông báo của nhà trường tôi đã chuẩn bị mọi thứ cần thiết. Nhưng trong lòng tôi vẫn cứ xôn xao một cảm xúc khó tả. Bởi trước mắt tôi lúc này là một khung trời mới.Trong những năm học trước, sau ba tháng hè nghỉ học, chúng tôi lại trở về mái trường thân quen với những hàng cây, ghế đá,… in đậm bao kỉ niệm của những lần nô đùa cùng bè bạn. Còn năm nay, tôi đã bước chân vào ngưỡng cửa trường THPT- một chân trời hoàn toàn mới lạ. Ngôi trường tôi học năm nay rất khang trang với không gian thoáng đãng. Từ cổng trường dẫn vào các dãy nhà ba tầng uy nghi là con đường trải bê tông nhẵn nhụi. Nào là hàng cây, cột cờ, phòng học,… thu vào tầm mắt tôi khiến lòng tôi dấy lên bao cảm xúc ngỡ ngàng và vui sướng.
Sau đó, chúng tôi được phân công về các lớp. Tôi thầm ước sao mình có thể học cùng với các bạn cũ. Nhưng trong lớp tôi hoàn toàn là những người bạn xa lạ. “Nhưng dần dần mình cũng sẽ quen với các bạn ấy thôi”- tôi tự an ủi mình như thế. Sau mấy phút bỡ ngỡ, tôi thấy cô giáo chủ nhiệm bước vào lớp. Hình ảnh của cô làm tôi nhớ về cô giáo chủ nhiệm hồi lớp 9. Vẫn dàng người thon thả, đôi mắt hiền từ. Chính hình ảnh đó của cô đã làm cho tôi phần nào bớt đi sự lo lắng. Những lời đầu tiên cô nói là những lời dạy bảo ân cần về ý thức trách nhiềm đối với bản thân, với trường, với lớp trong học tập cũng như rèn luyện trong những năm học THPT. Đó là bài học đầu tiên tôi nhận được ở ngôi trường mới này.
Ấn tượng nhất trong lòng tôi là ngày khai giảng. Trong trang phục áo trắng quần sẫm màu, tôi ra dáng là một nữ sinh THPT thực sự. Tôi cảm thấy mình như người lớn hẳn lên. Tiếng trống trường do thày hiệu trưởng gióng lên như vội vã thúc giục chúng tôi học thật tốt. Tôi biết từ lúc đó tôi đã chính thức hòa nhập vào môi trường mới.
Trước đây khi còn nhỏ, tôi đã từng mơ ước được trở thành học sinh THPT, giờ đây ước mơ ấy đã thành hiện thực. Được mặc đồng phục mới mà trước đây tôi chưa từng mặc, ngồi gần những người bạn mới mà trướcđây tôi chưa từng quen và học những thày cô giáo mà bây giờ tôi mới biết đến. Khi giấc mơ bé nhỏ đã thành hiện thực thì trong tôi lại nhen nhóm, ấp ủ những ước mơ hoài bão lớn hơn( tốt nghiệp THPT, thi đỗ đại học …). Những cảm xúc khó tả lại trào dâng xen lẫn niềm vui nhưng hòa vào đó là nỗi nhớ. Vui vì tôi đã như trưởng thành hơn và biết thêm được nhiều điều mới mẻ từ những bài học mới, thày cô mới, những người bạn mới…. Những hình ảnh thày cũ, trường xưa cứ dâng trào trong tôi, và cả những lời khuyên, những lời chúc chân thành của mọi người dành cho tôi vào ngày thi THPT.
Nhưng thời gian có bao giờ dừng lại, nó sẽ lặng lẽ trôi, trôi mãi không bao giờ ngừng. Và tôi sẽ phải cố gắng để nắm giữ từng giây từng phút ấy. Phải biết tận dụng quãng thời gian 3 năm tuy ít ỏi nhưng vô cùng quan trọng để phấn đấu. Được học trong một ngôi trường THPT có bề dày truyền thống và thành tích, bản thân tôi có biết bao niềm vui sướng và tự hào xen lẫn cả nỗi lo lắng. Nhưng điều quan trọng đối với tôi lúc này là tôi hứa sẽ quyết tâm học tập và rèn luyện tốt sao cho xứng đáng với truyền thống của nhà trường.
Ngôi trường này- Trường THPT Trần Hưng Đạo- là nơi tôi chỉ “dừng chân” lại ba năm học- ba năm tuy không phải là quãng thời gian dài nhưng cũng đủ để chúng tôi lưu giữ những kỉ niệm đẹp về ngôi trường này, về những người bạn và thày cô nơi đây. Và có lẽ sẽ không bao giờ tôi quên được
những ngày này- những ngày đầu tiên tôi bước vào trường THPT Trần Hưng Đạo- những ngày giữa tháng 8 êm dịu.
BN THAM KHẢO
1. Mở bài: Dẫn dắt vào buổi cắm trại mà em được chứng kiến hoặc tham gia
2. Thân bài
- Hoàn cảnh dẫn đến buổi cắm trại ấy
- Khi em học lớp mấy? Cắm trại ở đâu?
- Cùng tham gia cắm trại với em có những ai?
+ Kể công việc chuẩn bị trước khi đi cắm trại
+ Dụng cụ dựng trại: cọc, dây, bạt, thảm, cổng trại, đồ trang trí...
+ Đồ ăn, nước uống cho buổi cắm trại
+ Phân công chuẩn bị và tâm trạng của em như thế nào: em phụ trách việc gì? +Lòng mong ngóng xen lo lắng
- Kể chi tiết buổi cắm trại
+ Bắt đầu từ buổi sáng, em và các bạn được giúp đỡ, hướng dẫn dựng trại, miêu tả trại đã dựng
+ Những hoạt động diễn ra trong buổi cắm trại: những trò chơi, cuộc thi tổ chức đồng hành, mọi người tham gia đông đảo, tiếng hò reo cổ vũ tưng bừng, náo nhiệt...
+ Đoàn cắm trại nghỉ ngơi, ăn uống, trò chuyện, chia sẻ với nhau
- Kết thúc buổi cắm trại
- Những điều em có được sau buổi cắm trại: nhiều bạn thân thiết hơn, những bài học thú vị
3. Kết bài
- Tâm trạng của em khi ra về sau buổi cắm trại
- Ý nghĩa buổi cắm trại ấy đối với em.
- Người kể chuyện mang theo tâm trạng hoài niệm, bâng khuâng khi kể về Na-đi-a và về mình. Câu chuyện đó có lẽ đã đi theo “tôi” hơn nửa đời người.
- Cảm hứng chủ đạo của truyện ngắn là sự hồi tưởng bâng khuâng về một kỷ niệm đẹp trong quá khứ, trong dòng hồi tưởng đó còn thấp thoáng nụ cười ý nhị về một chuyện đùa.
Phương pháp giải:
- Đọc tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.
- Đọc kĩ phần kết kể về tình trạng cuộc sống của Na-đi-a và của nhân vật “tôi” để nêu tâm trạng của người kể chuyện.
- Nhận xét về cảm hứng chủ đạo của truyện ngắn.
Lời giải chi tiết:
- Trong phần kết, khi kể về tình trạng cuộc sống của Na-đi-a và của mình nhiều năm sau, người kể chuyện có tâm trạng phức tạp, một sự băn khoăn và hơi chút hoài niệm. Nhiều năm sau, Na-đi-a đã có hạnh phúc của riêng mình và câu nói ấy đã trở thành một kỉ niệm đẹp với nàng, còn nhân vật “tôi” vẫn chưa hiểu được lý do bản thân bày ra trò đùa đó.
- Cảm hứng chủ đạo của truyện ngắn là cảm hứng yêu thương, nhớ lại những sự việc trong quá khứ nay đã trở thành một kỉ niệm. Truyện ngắn lấy cảm hứng từ một kỉ niệm của tác giả, gợi nhớ lại trò đùa về câu nói “tôi yêu em” như một cách gửi gắm tình cảm của mình đến người con gái ấy.
- Câu chuyện về buổi học cuối cùng được kể qua điểm nhìn của Phrăng.
- Việc sử dụng điểm nhìn ấy giúp câu chuyện trở nên chân thực, sinh động, hấp dẫn độc giả.