Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tớ biết vì khi mới rót nước nóng hơi nước sẽ bốc lên làm nút bật ra để tránh hiện tượng này ta không nên đổ quá nhiều nước trong trường hợp đặc biệt thì để nước ấm đi rồi đổ vào tớ thử rồi
Khi rót nước ra thì có1 lượng không khí dồn vào phích. Lượng không khí này bị nước nóng làm nóng lên và nở khi đó, nó sẽ đẩy nút lên. Để tránh hiện tượng trên, ta nên mở nút một lát để khí dãn nở, thoát ra ngoài rồi mới đóng nút lại
bởi vì nước nóng làm nóng không khí trong bình nóng lên nở ra thì nắp phích dễ bị bật ra. ta nên để nguội bớt rồi đóng nắp lại
Câu 1:Vì khi ta đổ nước đầy thì lúc sôi nước sẽ tràn ra ngoài gây nguy hiểm.
Câu 4:Bởi vì khi đóng nước đầy vào chai nước ngọt thì khi gặp nhiệt độ nóng thể tích chất lỏng tăng (nước) thì nó sẽ làm vở chai nước ngọt đó.
Câu 6:Có vì khi nhúng nó vào chậu nước nóng thì vòng nhôm nở vì nhiệt (nóng) lổ vòng sẽ to hơn và ta sẽ lấy quả cầu sắt ra dễ dàng
Mình chỉ giúp được 3 câu thôi
1/ Có 3 loại ma sát:
-Lực ma sát trượt
Vd: Lực ma sát trượt xuất hiện khi hãm chuyển động của người trượt patanh hay mài nhẵn bóng các mặt kim loại...
- Lực ma sát lăn:
Ví dụ: Ôtô đang chạy tắt máy, hay cánh quạt trần đang quay thì bị mất điện... sẽ chuyển động chậm dần rồi dừng lại là do có sự xuất hiện của lực ma sát lăn...
- Lực ma sát nghỉ:
Ví dụ: người và một số động vật có thể đi lại được hoặc cầm nắm được các vật nặng là nhờ có sự xuất hiện của lực ma sát nghỉ.
2/ a)Lá xương rồng biến thành gai để thích nghi với môi trường bạn ạ, tránh sự bốc hơi nước
b) Vì các chất này có tốc độ bay hơi nhanh
c) Khi cho quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng, có hai chất (chất khí, chất rắn) ở quả bóng bị nóng lên và nở ra. Vì chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn nên không khí trong quả bóng bị nóng lên, nở ra làm cho quả bóng phồng lên.
Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc với nước trước nên nóng lên trước và dãn nở. Trong khi đó lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa dãn nở nên lớp thủy tinh bên ngoài chịu tác dụng của 1 lực từ trong ra ngoài => cốc bị vỡ
Còn với cốc thủy tinh mỏng thì lớp thủy tinh bên trong và bên ngoài nóng lên và dãn nở đồng thời nên cốc không bị vỡ
Chúc bạn học tốt
Khi đổ nước sôi vào cốc, lớp trong của cốc bị nóng trước, lập tức giãn nở ra, nhưng lớp ngoài thì vẫn lạnh, chưa kịp giãn nở. Thuỷ tinh ở bên trong ra sức ép lớp bên ngoài. Khi cốc có 1 vết rạn nhỏ, do "hiệu ứng vết nứt" vết nứt nhanh chóng phát triển, nếu vượt qua giới hạn, cốc có thể vỡ ngay lập tức.
Với cốc thuỷ tinh mỏng, vì lớp trong và bên ngoài bị nóng lên gần như nhau, nên cũng đồng thời trương nở ra, do đó không bị vỡ.
Khi nút bị kẹt, ta nung nóng ở cổ lọ để cổ lọ nở ra, ta sẽ có thể lấy được cái nút ra dễ dàng
Khi nung nóng cổ lọ thì vì nhiệt độ cao, cổ lọ sẽ nở ra còn nút thủy tinh ở trong nên sẽ nở ra chậm hơn vì thế ta có thể lấy nút ra dễ dàng
Khi rót nước nóng ra có một lương khí ngoài tràn vào phích. Nếu đậy nút ngay thì lượng khí này sẽ bị nược trong phích làm cho nóng lên, nở ra và có thể làm bật nút phích.
Để tránh hiện tượng này, không nên đậy nút ngay mà chờ cho lượng khí tràn vào phích nóng lên, nở ra và thoát ra ngoài một phần rồi mới đóng lại.
Chúc bạn học tốt !
GIúp nhé