Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
cụm danh từ trong câu là:làng ấy ,ba thúng gạo nếp ,ba con trâu đực ,chín con ,ba con trâu ấy ,cả làng ,năm sau
Mượn đặc điểm của loài cây làm hình tượng ẩn dụ nhằm thể hiện phẩm chất, cốt cách của một tầng lớp người hay một dân tộc là biện pháp nghệ thuật của văn học phương Đông nói chung, văn học Việt Nam nói riêng. Với học sinh lớp 6, không yêu cầu cao trong cảm thụ thơ, không yêu cầu học sinh phân tích đoạn thơ.
Học sinh có thể trình bày cảm nhận theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu được những ý cơ bản như sau:
- Bài thơ "Tre Việt Nam" được Nguyễn Duy sáng tác vào những năm 1971-1972, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đang ở giai đoạn quyết liệt nhất, phải tập trung sức người, sức của, ý chí và tinh thần, lực lượng của toàn dân tộc để chiến đấu, giành thắng lợi cuối cùng.
- Tác giả mở đầu bài thơ như một câu hỏi, gợi lại "chuyện ngày xưa" trong cổ tích để khẳng định cây tre đã gắn bó bao đời với con người Việt Nam:
Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh"
- Trong thế giới tự nhiên bao la có muôn vàn loài cây, nhưng có lẽ chỉ có cây tre là gần gũi, thân thuộc nhất đối với con người. Tre gắn bó, hữu ích và trở thành hình ảnh thiêng liêng trong tâm thức người Việt Nam tự bao đời, loài tre mộc mạc, bình dị mà có sức sống mãnh liệt:
"Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi"
- Vượt lên những điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đất sỏi, đất vôi, đất nghèo, đất bạc màu... tre vẫn thích nghi để xanh tươi, sinh sôi trường tồn, và dựng nên thành luỹ vững bền không sức mạnh nào có thể tàn phá, huỷ diệt. Đây là nét đặc trưng tiêu biểu nhất về phẩm chất của con người Việt Nam:
" Ở đâu tre cũng xanh tươi
Dù cho đất sỏi đất vôi bạc màu"
- Ý khái quát: Chọn hình tượng cây tre làm đối tượng phản ánh, qua đó khái quát nên những phẩm chất tốt đẹp, quý báu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam được chắt lọc, kết tinh trong suốt chiều dài lịch sử. Đối lập với sự nhỏ bé mong manh về thể chất, vật chất là vẻ đẹp tâm hồn, sức mạnh tinh thần. Không chỉ dừng lại ở đó, đoạn thơ đã thể hiện hình ảnh giản dị mộc mạc mà cụ thể sinh động của cây tre mang ý nghĩa biểu trưng cho tính cách Việt Nam, cho dân tộc Việt Nam...
Nói về hình ảnh làng quê của đất nước ta không thể thiếu được hình bóng của những cây tre cao vút, mọc thành khóm thành cụm bên nhau. Bài thơ là những nét về cây tre ấy nhưng đồng thời nó thể hiện cho phẩm chất vẻ đẹp của con người Việt Nam ta.
Nhà thơ bắt đầu bằng hai từ tre xanh. Và tiếp đến là câu hỏi cây tre xanh ấy có từ bao giờ:
“Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa. . . đã có bờ tre xanh”
Hai tiếng tre xanh gợi lên cho những con người Việt Nam chúng ta một cảm xúc vô cùng bâng khuâng chạnh lòng mà nhớ đến những huyền thoại bên cạnh những cây tre ấy. Nhà thơ hỏi tre có tự bao giờ và trả lời bằng câu có từ ngày xưa rất xưa rồi. Cách mở đầu đi thẳng vào hình ảnh tre xanh đã làm hấp dẫn người đọc bởi vì tre xanh đối với nước ta mà nói quả thật là thứ cây đại diện cho những chiến thắng những đấu tranh bền bỉ lâu dài.
Nguyễn Khoa Điềm cũng nói “ Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre đánh giặc”. Hay tre xanh còn đi vào những huyền thoại như Thánh Giong, cây tre trăm đốt…Tóm lại cây tre xuất hiện lúc khi con người nhận ra những vẻ đẹp của nó.
“Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu”
Cây tre Việt Nam hiện lên với thân hình gầy guộc mong manh. Tre thanh cao, nhẹ nhàng trước gió. Những tính từ ấy khiến cho ta liên tưởng đến những khóm tre xanh lá nhỏ thân cao thẳng tắp gầy guộc nhưng lại thẳng đứng như thế đấy. Thế nhưng tre vẫn thành lũy thành bờ dù cho đất đai khô cằn, dù cho đá vôi có bạc màu đất thì tre vẫn xanh tốt như thế. Ở đâyta thấy được phẩm chất của con người Việt Nam chúng ta, trong xã hội con người nếu như nói về thân phận thấp cổ bé họng thì chúng ta ví như củ sắn, củ khoai nhưng nói đến sự thanh cao ngoài trúc, mai ra thì chúng ta còn nhắc đến cây tre. Dáng hình gầy guộc thẳng tắp mong manh kia như thể hiện được sự phẩm chất của con người. Đó là con người Việt Nam ta nhỏ bé nhưng lương tâm thì ngay thẳng như cây tre và dù sống ở đâu thì chúng ta vẫn cứ sống tốt dẫu cho đất đá có khô cằn thì cây tre kia vẫn xanh, con người Việt Nam vẫn sống chan hòa với nhau.
Bạn tham khảo nhé !
Đoạn thơ đã làm nổi bật hình ảnh ngôi nhà thật sinh động. Bằng các biện pháp nhâ hóa, so snahs được sử dụng 1 cách đặc sắc, ngôi nhà hiện lên như 1 sinh thể, có cảm xúc, hành động của con người. Ngôi nhà tực như một sinh linh khổng lồ, đang “ tựa” mình vào nền trời sẫm biếc. Con người thân thiện, cảnh vật cũng thân thiện, chan hoà với nhau qua cách nhân hóa tài tình. Góc nhìn em đang đứng ngắm khiến ngôi nhà hiện lên càng thêm nổi bật. Ngôi nhà đứng đó nghỉ ngơi sau một ngày vất vả, “ thở” ra mùi vôi vữa nồng hăng. Mùi vôi vữa ấy chính là nhữn nétđặc trưng của 1 ngôi nhà đang được hoàn thiện. Những từ ngữ “ tựa”, “ thở” khiến cho ngôi nhà cũng như biết cọ quậy, giống như một anh chàng khổng lồ đáng yêu trên mặt đất. Đặc biệt cách so sánh "Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong/ Là bức tranh còn nguyên màu vôi gạch" gợi nên sự nên thơ, trữ tình của ngôi nhà. Cách miêu tả chân thực mà lại rất đỗi sinh động. Hình ảnh đẹp và sống động của ngôi nhà dang xây thể hiện sự đổi mới hàng ngày trên đất nước ta.
Đoạn thơ đã làm nổi bật hình ảnh ngôi nhà thật sinh động. Bằng các biện pháp nhâ hóa, so snahs được sử dụng 1 cách đặc sắc, ngôi nhà hiện lên như 1 sinh thể, có cảm xúc, hành động của con người. Ngôi nhà tực như một sinh linh khổng lồ, đang “ tựa” mình vào nền trời sẫm biếc. Con người thân thiện, cảnh vật cũng thân thiện, chan hoà với nhau qua cách nhân hóa tài tình. Góc nhìn em đang đứng ngắm khiến ngôi nhà hiện lên càng thêm nổi bật. Ngôi nhà đứng đó nghỉ ngơi sau một ngày vất vả, “ thở” ra mùi vôi vữa nồng hăng. Mùi vôi vữa ấy chính là nhữn nétđặc trưng của 1 ngôi nhà đang được hoàn thiện. Những từ ngữ “ tựa”, “ thở” khiến cho ngôi nhà cũng như biết cọ quậy, giống như một anh chàng khổng lồ đáng yêu trên mặt đất. Đặc biệt cách so sánh "Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong/ Là bức tranh còn nguyên màu vôi gạch" gợi nên sự nên thơ, trữ tình của ngôi nhà. Cách miêu tả chân thực mà lại rất đỗi sinh động. Hình ảnh đẹp và sống động của ngôi nhà dang xây thể hiện sự đổi mới hàng ngày trên đất nước ta.
trong tuyen nay phuong thuc tu su duoc the hien duoc cac su viec co quan he chat
che voi nhau viec nay dan den viec kia
BPTT là nhân hóa . Gió được nhân hóa là biết làm hành động của con người , làm cho đoạn văn thêm sinh động hấp dẫn cuốn hút người đọc
Bài thơ trên là văn tự sự vì nó trình bày đúng các đặc điêm cua văn tự sự
Có . Vì :
1)
– Đây là khổ cuối của bài thơ Ông đồ (Vũ Đình Liên). Khổ thơ đã trực tiếp bộc lộ cảm xúc của nhà thơ:
– Nếu hình ảnh ông đồ và hoa đào cùng xuất hiện ở khổ thơ đầu thì đến khổ thơ cuối của bài thơ hoa đào vẫn xuất hiện theo quy luật (Năm nay đào lại nở) còn ông đồ đã hoàn toàn vắng bóng (Không thấy ông đồ xưa). Đằng sau hai câu thơ là nỗi niềm bâng khuâng, tiếc nuối của nhà thơ.
– Câu hỏi tu từ thể hiện niềm trắc ẩn xót thương của nhà thơ đối với những người như ông đồ (thế hệ những nhà nho – biểu tượng của nền Nho học) đã bị thời thế khước từ.
=> Khổ thơ kết đọng cảm xúc của toàn bài – nỗi thương cảm hoài niệm, nuối tiếc cảnh cũ người xưa, là lòng thương người và tình hoài cổ (Hoài Thanh) của thi nhân đối với thế hệ những nhà nho và với những nét đẹp trong văn hóa cổ truyền của dân tộc.
2)
Ca dao dân ca là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng chúng ta từ thuở lọt lòng. Dòng sữa tinh thần ấy lan xa theo hương lúa, cánh cò, trầm bổng ngân nga theo nhịp chèo của con thuyền xuôi ngược, âu yếm thiết tha như lời ru của mẹ… như khúc hát tâm tình quê hương đã thấm sâu vào tâm hồn tuổi thơ mỗi người. Em nhớ mãi lời ru của bà của mẹ:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Lời ca dao tuy giản dị mà ý nghĩa thật lớn lao, nó ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ và nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu.
Vẫn là thi pháp thường thấy trong ca dao, các tác giả dân gian dùng cách nói ví von để tạo ra hai hình ảnh cụ thể, song hành với nhau: Công cha đi liền với nghĩa mẹ. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao nghĩa mẹ:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành, khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khoẻ mạnh cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kỳ vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái với mẹ cha.
Luật gia đình của chúng ta ngày nay quy định bậc con cái phải có nghĩa vụ kính trọng cha mẹ, săn sóc cha mẹ khi già yếu chính là kế tục truyền thống tốt đẹp muôn đời của dân tộc ta uống nước nhớ nguồn. Những kẻ đi ngược lại đạo lý ấy thì sẽ không bao giờ tốt với ai hết, và dĩ nhiên kẻ ấy không bao giờ trở thành một công dân tốt cho xã hội. Những kẻ ấy nếu sống ở trên đời sẽ là những ung nhọt bệnh hoạn của gia đình, xã hội mà chúng ta thường gọi là bất nhân bất nghĩa.
Chúng ta được cha mẹ sinh ra để làm một con người, hãy sống cho xứng đáng là con người. Trên thực tế không phải ở mọi lúc, mọi nơi những đứa con giữ tròn đạo hiếu. Có biết bao cảnh con khinh rẻ cha mẹ, thậm chí đối xử tệ bạc với những người đă sinh ra và nuôi dưỡng mình. Những cách sống của những kẻ như vậy phải bị xã hội trừng trị. Bài ca dao đã đánh thức những kẻ đã và đang sống thiếu lương tri, đồng thời cũng như luồng ánh sáng chiếu rọi vào trái tim mỗi chúng ta – những đứa con.
Ngày nay chữ hiếu không chỉ dừng ở góc độ gia đình, rộng hơn là hiếu với dân, với nước. Có được như vậy mới nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, đẹp đẽ hơn, mà trước hết phải từ gia đình sống với nhau hiếu thuận có đạo đức.
Bài ca dao trên cũng như phần lớn các bài ca dao khác với nghệ thuận so sánh ví von, lời thơ cân xứng hài hoà, hình ảnh giản dị mà hàm xúc… đã nhằm nói lên được tình cảm gia đình sâu sắc. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục mạnh mẽ đã làm cho nó sống mãi với chúng ta bao đời nay.
3)
– Nguyễn Thành Long (1925-1991), quê ở Duy Xuyên, Quảng Nam. Ông viết văn từ thời kì kháng chiến chống Pháp, là cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí. Thành công trong sáng tác của Nguyễn Thành Long không phải ở khai thác tình huống dữ dội mà là sự nhẹ nhàng, trong trẻo, thấm đẫm chất trữ tình.
– “Lặng lẽ Sa Pa” sáng tác năm 1970, trong chuyến đi thực tế của tác giả ở Lào Cai, in trong tập “Giữa trong xanh” (1972), là một trong những tác phẩm thành công của ông. Đây là một truyện ngắn đậm chất thơ.
Phân tích:
Khái quát:
– Thơ là tiếng nói của tình cảm mãnh liệt, thể hiện qua ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh, nhạc điệu. Khái niệm chất thơ trong tác phẩm văn xuôi để chỉ tác phẩm có thiên hướng biểu hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc trước những vẻ đẹp cuộc sống, thiên nhiên, con người và có ý nghĩa khơi gợi cảm xúc trữ tình ở người đọc thông qua ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhạc điệu, giọng văn nhẹ nhàng êm ái…
– Chất thơ được biểu hiện phong phú, bàng bạc trong cả đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa nhưng chủ yếu toát lên từ thiên nhiên đẹp đầy thơ mộng của Sa Pa, thấm đượm trong vẻ đẹp cuộc sống một mình giữa thiên nhiên lặng lẽ của anh thanh niên, từ tình cảm, cảm xúc đẹp đẽ về con người, nghệ thuật, cuộc sống của người họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ…
Biểu hiện của chất thơ trong đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa:
Chất thơ trong thiên nhiên:
– Cảnh đẹp Sa Pa đẹp một cách kì lạ, quyến rũ khiến con người ta ngỡ ngàng khi lần đầu tiên bắt gặp. Sa Pa bắt đầu với những rặng đào…những đàn bò lang cổ…; Sa Pa của nắng ngập tràn (nắng bây giờ bắt đầu len tới đốt cháy rừng cây… nắng chiếu làm cho bó hoa thêm rực rỡ…nắng đã mạ bạc cả con đèo…); Sa Pa của những rừng cây (những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng), của sương (các vòm lá ướt sương)… Sa Pa không hoang vu, lạnh lẽo mà mang nét đẹp thơ mộng, huyền ảo và rất đỗi hữu tình.
Chất thơ trong vẻ đẹp của con người:
* Nhân vật anh thanh niên – vẻ đẹp toát lên từ những suy nghĩ, cảm xúc, việc làm, cách sống của anh:
– Đó là con người có tình yêu nghề, có ý thức sâu sắc về công việc của mình và ý nghĩa của công việc với cuộc sống con người, có tinh thần trách nhiệm, biết vượt lên khó khăn và gian khổ của hoàn cảnh sống và làm việc.
– Là một chàng trai với tâm hồn cởi mở, chân thành, quý trọng tình cảm, khát khao được gặp gỡ, trò chuyện với mọi người. chức, sắp xếp cuộc sống một cách chủ động, ngăn nắp, lãng mạn.
– Là con người khiêm tốn, trân trọng sự hi sinh thầm lặng của những người xung quanh. Vẻ đẹp bình dị, thầm lặng của anh thanh niên đã đem lại niềm vui bất ngờ cho mọi người và khơi gợi cho họ những nhận thức sâu sắc về lẽ sống, cuộc đời, nghệ thuật.
Lưu ý: Cần có dẫn chứng cụ thể cho mỗi ý trên.
* Các nhân vật khác:
– Người họa sĩ: con người từng trải, tâm huyết với nghệ thuật, khát khao đi tìm đối tượng của nghệ thuật, có tâm hồn nghệ sĩ giàu xúc cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp của tâm hồn con người và nghệ thuật.
– Cô kĩ sư: cô gái mang nhiệt huyết của tuổi trẻ, có niềm khát khao cống hiến, sẵn sàng rời thành phố đến với miền đất xa xôi khi vừa mới ra trường ; cuộc gặp gỡ với người thanh niên đã khơi dậy trong cô những tình cảm lớn lao, cao đẹp, hiểu thêm về cuộc sống tuyệt đẹp của người thanh niên, có những nhận thức sâu sắc về lẽ sống và vững tin vào con đường mình đã lựa chọn.
– Ông kĩ sư vườn rau: hàng ngày ngồi trong vườn chăm chú quan sát cách lấy phấn của ông, tự tay thụ phấn cho hoa su hào…
– Người cán bộ nghiên cứu khoa học: luôn sẵn sàng trong tư thế suốt ngày chờ sét…
=> Đó là vẻ đẹp của những con người lao động thầm lặng mà cao quý luôn vì cuộc sống, vì mọi người.
Đánh giá:
– Lặng lẽ Sa Pa là đoạn trích giàu chất thơ. Bên cạnh vẻ đẹp của thiên nhiên và con người, còn có những chi tiết rất thơ, có ngôn ngữ văn xuôi trau chuốt, nhịp điệu nhẹ nhàng… khơi gợi nhiều xúc cảm cho người đọc.
– Chất thơ là một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn và thành công của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa đặc biệt là trong đoạn trích, giúp cho chủ đề truyện được rõ nét và sâu sắc (trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước) làm nên đặc sắc văn phong và khẳng định sự tìm tòi, sáng tạo trong nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Thành Long.
a) khán giả: khán (xem); giả (người)
thính giả: thính (nghe); giả (người)
độc giả: độc (đọc); giả (người)
b) yếu điểm: yếu (quan trọng); điểm (điểm)
yếu lược: yếu (những điều quan trọng); lược (tóm tắt)
yếu nhân: yếu (quan trọng); nhân (người)
a) khán giả: người xem; thính giả: người nghe; độc giả: người đọc.
khán
(xem)
thính
(nghe)
độc
(đọc)
giả
(người)
giả
(người)
giả
(người)
b) yếu điểm: điểm quan trọng; yếu lược: tóm tắt những điều quan trọng; yếu nhân: người quan trọng.
yếu
(quan trọng)
yếu
(những điều quan trọng)
yếu
(quan trọng)
điểm
(điểm)
lược
(tóm tắt)
nhân
(người)