vẽ sơ đồ...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 11 2016

Bạn có thể tham khảo tại đây:

http://nguyenquanghung1980.violet.vn/present/show/entry_id/9472443

4 tháng 7 2017

1. Chuẩn bị
- Tối thiểu 03 cây bút màu khác nhau (có thể là bút lông kim)
- Ý tưởng chủ đề trung tâm
- Sự điên rồ
2. Vẽ chủ đề trung tâm
Chủ đề trung tâm là vấn đề chính bạn đang quan tâm tới. Hãy vẽ một hình ảnh liên quan tới chủ đề này. Nếu được, hãy cho thêm Chữ trong hình ảnh đó.
Quy tắc vẽ chủ đề trung tâm là:
- Cần vẽ chủ đề ở trung tâm để từ đó phát triển ra các nhánh khác
- Có thể tự do sử dụng màu sắc, hình ảnh
- Không nên đóng khung hoặc che chắn mất hình vì chủ đề cần được làm nổi bật dễ nhớ
- Có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ nếu chủ đề không rõ ràng
3. Các nhánh chính (Tiêu đề phụ)
Các nhánh chính là các ý tưởng dựa trên chủ đề trung tâm. Nó có thể là luận điểm, hoặc các chủ đề con liên quan tới chủ đề chính. Vẽ theo cách nào đó bạn ưng ý nhất, đừng nghĩ tới nguyên tắc gì cả.

Trên các nhánh chính này là các Từ Khóa ngắn gọn và mang tính chất gợi ý. Hãy vẽ thêm hình ảnh gì đó mang tính minh họa.
Quy tắc vẽ tiêu đề phụ
- Tiêu đề phụ nên viết bằng CHỮ IN HOA năm trên nét vẽ dày để làm nổi bật
- Tiêu đề phụ nên được vẽ gắn liền với trung tâm
- Tiêu đề phụ nên vẽ theo hướng chéo góc, để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng
4. Các nhánh thứ cấp
Đây là các nhánh được vẽ ra từ nhánh chính. Nó bổ sung ý cho nhánh chính. Bạn có thể vẽ thêm bao nhiêu nhánh thứ cấp đều được, miễn không gian trên giấy vẽ của bạn cho phép.

Tương tự như nhánh chính, các chữ trên nhánh thứ cấp cũng là các từ khóa mang tính gợi nhớ. Và hãy cho thêm hình ảnh vào để thêm phần sinh động.
Quy tắc vẽ nhánh thứ cấp
- Chỉ nên tận dụng từ khóa và hình ảnh
- Hãy dùng biểu tượng và cách vẽ tắt để tiết kiệm không gian vẽ và thơi gian
- Mỗi từ khóa/hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên nhánh. Trên mỗi khúc chỉ nên có tối đa 1 từ khóa.
- Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm
- Tất cả các nhánh tỏa ra từ một điểm (thuộc cùng một ý) nên có cùng một màu
Mẹo nhỏ
- Hãy để trí tưởng tượng bay bổng, bạn có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như giúp lưu chúng vào trí nhớ của bạn tốt hơn.
- Dùng tối thiểu 3 màu để vẽ.
- Mỗi nhánh chính là một màu riêng biệt, và các nhánh con, hình ảnh, chữ đi theo cũng nên cùng một màu với nhánh chính.
- Có thể vẽ 2 mindmap, một mindmap nháp và một mindmap hoàn thiện.
- Dùng "sự điên rồ" của mình để vẽ mindmap. Bạn sẽ ngạc nhiên vì bản thân mình rất thông minh mà bình thường mình không nhận ra.
- Có thể dùng mindmap để học bài, và người ta gọi nó là "học bài bằng cơ bắp".

8 tháng 12 2016

. Mở bài: Giới thiệu khái quát về thể thơ lục bát (do người Việt sáng tạo, dễ bộc lộ cảm xúc).

2. Thân bài.

a. Các đặc điểm của thể thơ lục bát: Lục bát chỉnh thể (tuân đúng những quy định)

* Số câu, số tiếng:

- Số dòng: Một câu gồm hai dòng (một cặp) gồm: Một dòng có sáu tiếng và một dòng có tám tiếng.

- Số câu: Không giới hạn nhưng khi kết thúc phải dừng lại ở câu tám tiếng.

Một bài thơ lục bát: có thể có một câu, hai câu, ba câu hay có thể có nhiều câu nối dài.

* Cách gieo vần:

- Âm tiết cuối của dòng sáu tiếng hiệp vần với âm tiết thứ sáu cuả dòng tám tiếng theo từng cặp. Âm tiết cuối của dòng tám tiếng lại hiệp vần với âm tiết thứ sáu của dòng sáu tiếng nối tiếp. Cứ thế luân chuyển như vậy cho đến hết bài.

-Vần cuối dòng là vần chân, vần ở giữa dòng là vần lưng.

* Phối thanh:

- Chỉ bắt buộc: các tiếng thứ tư phải là trắc; các tiếng thứ hai, sáu, thứ tám phải là bằng.

- Nhưng câu tám tiếng thì tiếng thứ sáutiếng thứ tám phải khác dấu (nếu tiếng trước là dấu huyền thì tiếng sau phải không có dấu và ngược lại).

- Các tiếng thứ một, ba, năm, bảy của cả hai câu sáu tiếng, tám tiếng và âm tiết thứ hai (của cả hai câu) có thể linh động tuỳ ý về bằng trắc

* Nhịp và đối trong thơ lục bát:

- Cách ngắt nhịpkhá uyển chuyển: Nhịp 2 / 4 ; Nhịp 3/3

* Đối: Thơ lục bát không nhất thiết phải sử dụng phép đối. Nhưng đôi khi để làm nổi bật một ý nào đó, người làm thơ có thể sử dụng tiểu đối trong từng cặp hoặc từng câu thơ.

b. Trường hợp Ngoại lệ:

* Lục bát biến thể:

- Số chữ tăng lên: vần lưng tất nhiên cũng xê dịch theo.

- Thanh: Tiếng thứ hai có thể là thanh trắc:

- Gieo vần: có thể gieo vần trắc:

c. Tác dụng của thơ lục bát:

-Phản ánh và cô kết trung thành những phẩm chất thẩm mĩ của Tiếng Việt.

-Cách gieo vần và phối thanh, ngắt nhịp giản dị mà biến hoá vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng làm cho thơ lục bát dồi dào khả năng diễn tả.

tho%20luc%20bat.jpg

3. Kết bài

- Nêu vị trí của thơ lục bát trong nền văn học ViệtNam.

- Bắt nguồn từ ca dao, dân ca, được phát triển qua các truyện thơ Nôm, các kịch bản ca kịch dân tộc và đạt đến mức hoàn thiện với các thiên tài như Nguyễn Du …

- Được tiếp tục phát huy qua các thế hệ sau như Tố Hữu …

-> Thơ lục bát có sức sống mãnh liệt trong nền thơ ca hiện đại Việt nam.

7 tháng 12 2016

Trong văn mẫu cs thê sao ko tham khảo mk viết

 

10 tháng 12 2016

Lớp 8 nha..

10 tháng 12 2016

Mừn chưa

14-14/12

Bn nào thi r t xin đề

7 tháng 10 2016

I. Mở bài:Giới thiệu về giấc mơ sẽ kể.
-Cách 1: Suy nghĩ về giấc mơ; giấc mơ đẹp của em: sự kì diệu của giấc mơ cho em gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày.
-Cách 2: Tình huống dẫn đến giấc mơ (một món quà, một kỉ niệm,trở lại nơi cùng người thân đã sống, nỗi khao khát được gặp người thân, ...).
II. Thân bài:Kể lại giấc mơ.
-Không gian và thời gian của cuộc gặp gỡ.
-Giới thiệu nhân vật “em” : trong giấc mơ, em thấy mình như thế nào,còn nhỏ hay đã lớn, tâm trạng lúc đó : đang buồn hay vui, tâm trạng như thế nào trước cảnh hiện lên trong giấc mơ?
-Tình huống dẫn đến sự xuất hiện của người thân (người thân xuất hiện như thế nào)?
-Giới thiệu về người thân (đó là ai, mối quan hệ,hình ảnh người thân trong giấc mơ, những thay đổi của người đó so với trước đây, cảm nhận của em về người đó).
-Câu chuyện diễn ra giữa em và người thân (nhắc lại những kỉ niệm trước đây, những chuyện xảy ra trong thời gian xa cách,...), những sự việc diễn ra trong cuộc gặp gỡ giữa em và người thân.

............................

7 tháng 10 2016

sai đề rồi bn ơi

 

13 tháng 9 2016

Bài 1:(Mk chọn từ'' một mùi hương lạ...tôi đi học'' nha)

_Phương thức biểu đạt: miêu tả và biểu cảm

_Xác định vấn đề, đối tượng: Cảm giác tò mò về mọi thứ xung quanh, thèm được tự do như khi còn nhỏ nhưng lại quay trở lại với hiện tại, đánh dấu cho bước ngoặt lớn của cuộc đời

_ Được sắp xếp theo trình tự thời gian.

Bài 2:

_Yếu tố miêu tả:

+Một mùi hương lạ xông lên lớp. 

+Trông hình gì tôi cx thấy...hay hay

+.....

_Yếu tố biểu cảm:

+Tôi đưa mắt thèm thuồng ....trong trí tôi.

+...

Bài 3:(đều là tả mẹ nha)

C1: ''Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con''

Đó là lời bài thơ, bài hát ru mà chúng ta vẫn thường nghe mẹ hát. Có lẽ, với mỗi chúng ta, mẹ chiếm một vị trí quan trọng, ko thể thiếu được.Và với tôi cx vậy.

 

 

14 tháng 9 2016

còn bài 4 nữa mak vs lại bn viết dấu 3 chấm khó hiểu quábucminhlolang

14 tháng 11 2016
tên bàitên tác giả

Tôi đi học

thanh tịnh
trong lòng mẹnguyên hồng
tức nước vỡ bờngô tất tố
lão hạcnam cao
cô bé bán diêman-đéc-xen
đánh nhau với cối xay gióxéc-van-tét

chiếc lá cuối cùng

o hen-ri
hai cây phongai-ma-tốp

 

30 tháng 11 2016

Phía cuối làng tôi là nhà lão Hạc_một căn nhà lá xơ xác và tồi tàn. Lão sống cô đơn một mình bên con chó, cuộc sống đầy vất vả khó khăn. Sở dĩ tôi biết lão rõ như vậy là vì nơi tôi ở, ngay sát cạnh nhà lão, chỉ cách nhau có một bức tường gạch. Lão Hạc sống một mình, già rồi mà chẳng có ai chăm.Tôi thương và muốn giúp lão nhiều nhưng hoàn cảnh nhà tôi cũng chẳng hơn gì lão nên đành ngậm ngùi nhìn vậy, mặc cho tháng ngày trôi đi. Thế rồi vào một ngày, sáng đó tôi dậy sớm lắm. Mặt trời chưa lên, cả đất trời tối sầm với một màn sương đêm đọng lại. Tôi thong thả bước đi chợ. Nói đi chợ là nói đó thôi chứ tôi muốn đi bộ để tận hưởng cái gió mát đầu ngày.Tôi bước đi trên con đường làng quanh co dẫn đến cuối xóm. Tiếng chó sủa, gà gáy vang lên làm phá đi cái không khí tĩnh lặng lúc nào. Rồi trong tôi bỗng sực nhớ tới một việc. Chả là thế này. Cô Thị vợ Ông giáo có nói với tôi là mắc chứng bệnh đau lưng kinh liên, cô nhờ tôi kiếm giúp chỗ nào chữa tốt thì mách cho cô ấy. Tôi đã tìm ra và định đến trưa sang nhà. Mặt trời mỗi lúc càng lên cao, tôi đến nhà Ông giáo. Đi dưới những lũy tre xanh, tôi cảm thấy dễ chịu và khoan khoái lạ thường. Tôi rảo bước thật nhanh tới nhà. Phía sau cánh cổng nhà Ông giáo là khoảng sân rộng. Thị đang đứng trong bếp, tôi chạy ào vào và mách luôn. Nhưng thật vô tình làm sao tôi nghe được cuộc nói chuyện đầy ý nghĩa của lão Hạc và Ông giáo. Tôi nghe mà trong lòng thấy rằng cuộc đời này thật là trớ trêu!!! Tôi đứng dưới sân, dưới ánh nắng gắt của buổi ban trưa, đang mách cho Thị thì thấy lão Hạc tất tưởi, hớt hải chạy vào. Nhìn lão chạy mà tôi thấy buồn cười. Cái dáng đã già vừa thấp lại gù gù của lão nhìn thật khó coi. Những nỗi khắc khổ hiện lên trên khuôn mặt lão khiến ai nhìn vào cũng thấy thương. Nhưng lạ một điều, tại sao lão lại căng thẳng và lo lắng đến vậy. Tôi băn khoăn trong lòng tự hỏi. Lão chạy thằng một mạch vào nhà, vừa thấy Ông giáo, lão bắt đầu ngay câu nói: -Cậu Vàng đi đời rồi, Ông giáo ạ! Không khí trong nhà trùng xuống, nặng nề một cách lạ. Ông giáo thốt lên tiếng rồi ấp úng đáp: -Lão... lão bán ***** rồi sao? Lão Hạc không nói gì, khuôn mặt hốc hác ấy cúi gằm xuống. Lão trả lời bằng giọng run run: -Bán rồi, họ vừa bắt xong. Ông giáo đứng yên như chết lặng, buồn, thương thay cho lão Hạc. Đứng ở ngoài nhìn vào, nghe nhưng tiếng nói chua xót của hai người ấy mà tôi thấy trạch lòng. Chắc lão Hạc phải suy nghĩ nhiều lắm, day dứt lắm khi quyết định bán con chó. Lão và ***** thân nhau lắm. Lúc đầu thấy lão nuôi chó tôi nghĩ chắc lão nuôi để bán lấy tiền hay làm thịt đó thôi. Nhưng giờ thì... Lão Hạc buồn, đau đớn, xót xa, ân hận đến cùng cực. Những nếp nhăn xô lại với nhau, hằn rõ mồn một. Đôi mắt ầng ậc nước của lão ánh lên nỗi buồn đau khôn xiết. Lão bật khóc huhu rồi như trẻ con mếu. Ông giáo nhìn lão Hạc một cách cảm thông, chắc ông ấy hiểu được tình cảm đó. Tôi nhìn vào trong nhà mà xót xa. Lão khóc to hơn, nước mắt giàn giụa chảy ra một cách đau khổ: -Khốn nạn... ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu! Ông giáo ngồi nghe mà đau xót. Lão Hạc kể chuyện ***** bị bắt. Trong những lời nói run run ấy, tôi cảm nhận được sự hối hận, xót xa trong lòng lão đến mức độ nào. Rồi bầu không khí ấy bị phá tan bởi giọng nói của Ông giáo:"Mẹ nó à, vào nhà lấy cho tôi cái chõng tre và mang một ấm nước chè pha sẵn cho tôi". Tiếng gọi với phát ra trong nhà. Nghe thấy vậy, Thị liền làm ngay. Hai ông bạn vẫn tiếp tục nói chuyện một cách chân tình. Ông giáo nói bằng giọng lo lắng: -Lão Hạc à! Ông không sao đấy chứ? Thôi thì bán nó đi cũng tốt, coi như là ta đã hóa kiếp cho nó, giúp nó đến với một cuộc sống tốt hơn. Lão thấy có đúng không? Lão nhìn Ông giáo với ánh mắt nặng trĩu nỗi buồn nhưng vẫn cố gượng cười: -Ông giáo nói phải, thôi thì ta hóa kiếp cho nó vậy. Tôi nghe mà thương lão Hạc quá. Bán ***** rồi, một mình còm cõi ở nhà lão biết làm bạn với ai. Dẫu biết cuộc sống khó khăn và thiếu thốn nhưng có bạn ở bên thì sẽ vui hơn nhiều. Nhìn lão Hạc, tôi càng thấy tội nghiệp cuộc sống già cô đơn. Hai khuôn mặt nặng trĩu nỗi buồn. cuộc nói chuyện im lặng một lúc lâu. Họ nhìn nhau như thể thương cảm bằng những con mắt biết nói. Ngoài trời, nắng vẫn chói chang. Từng ngọn gió vi vu xô nhẹ nhưng rặng tre tạo nên tiếng xào xạc lạ kì. Trong bầu không khí im lặng của làng quê nghèo, tiếng lá vẫn reo. Cả hai người ngồi thừ ra, ngẫm nghĩ cuộc đời. -Lão Hạc ạ! Tôi cũng như ông, đều có những vật mà tôi quý giá vô cùng nhưng rồi cũng phải bán. Lão có biết tại sao không? Chính là do cuộc sống hàng ngày khiến tôi thấy một điều: không bán thì sẽ chết. Cuộc sống không ai có thể lường trước được tất cả, có những việc ta phải chấp nhận và đối mặt với nó. Bởi sở dĩ cuộc sống này là vậy. Ông giáo nói như phân tích vấn đề. Khuôn mặt nghiêm nghị một cách rất chín chắn. Lão Hạc ngồi gật gù công nhận câu nói ấy của bạn. Tôi đứng ngoài sân, miên man suy nghĩ về nỗi khổ cuộc đời. Lão đã bớt buồn. Nhìn lão Hạc tôi cũng thấy đỡ lo. Hai người vẫn tiếp tục nói nhưng tôi thì phải về. Ông mặt trời đã bắt đầu lặn. Tôi lững thững bước đi về nhà mà trong lòng miên man một nỗi buồn khó nói.

 

29 tháng 11 2016

Gia đình tôi vốn thuộc dạng cùng đinh nghèo túng nhất cái làng này, đã không có đủ cơm ăn áo mặc, lại thiếu nhà nước một suất sưu…Mấy hôm nay tôi phải chạy vạy ngược xuôi để kiếm tiền nộp thuế cho chồng – anh Dậu. Đã đến ngày nộp sưu mà tôi vẫn chưa có đủ tiền, thế là cai lệ và người nhà lí trưởng đến đòi nợ và xông vào nhà bắt chồng tôi đang ốm trên giường lôi ra đình…

“Ôi trời ơi!” – tôi thất thần thốt lên một cách đau đớn. Chồng tôi được người ta trả về rũ rượi như một cái xác chết. Tôi hoảng sợ và đau đớn hơn khi gọi mãi nhưng anh ấy chẳng tỉnh, may sao nhờ có bà con xung quanh đến cứu giúp, chồng tôi đã từ từ mở mắt. Nước mắt tôi lăn dài trên má, không hiểu sao người ta lại đối xử với nhau tàn nhẫn như thế.


Bà lão hàng xóm thương tình mang đến cho tôi bát gạo để nấu cháo. Được miếng ăn, tôi luống cuống đi nấu cháo và mang ra cho chồng mình vì anh ấy đã kiệt sức do đòn roi và mấy ngày qua cũng chưa có miếng gì trong bụng. Sức đâu mà chịu nổi. Tôi thầm nghĩ nếu húp xong bát cháo này thì anh Dậu sẽ khỏe lại thôi.

Nhưng cuộc đời quả thật trớ trêu, khi chồng tôi bưng bát cháo lên chưa kịp húp miếng nào thì…”Sầm” – tiếng đập cửa cai lệ và người nhà lí trưởng hùng hổ xông vào nhà. Trước sự hung hăng và dữ tợn ấy, chồng tôi hoảng quá, để bát cháo xuống và lăn đùng ra phản, không nói được câu gì. Nhìn mà xót cho anh ấy, tôi bỗng cảm thấy mình có lỗi….Che giấu sự hoang mang lo sợ của mình, tôi cố gắng bình tĩnh…run run van xin cho mình được khất nợ:

- Nhà cháu đã túng lại còn phải đóng suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…

Tôi chưa kịp nói hết câu, tên cai lệ đã trợn ngược hai mắt, thật ghê tởm và đáng sợ, hắn quát xối xả vào mặt tôi như để hả giận. Vì chồng mình, tôi vẫn thiết tha cầu xin, chỉ mong cho mình được khất nợ, qua ngày hôm nay thôi đối với tôi lúc bấy giờ cũng thật nhẹ nhỏm…Tên cai lệ vẫn bỏ ngoài tai lời van xin cầu khẩn của tôi, giọng hầm hè hù dọa rồi ra lệnh cho tên người nhà lí trưởng :

- Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia!

Tên người nhà lí trưởng hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, hình như ko dám hành hạ một ng` đang đau ốm, sợ xảy ra chuyện gì... Bỗng đùng đùng, tên cai lệ giật phắt cái sợi dây thừng sầm sập chạy ngay đến chỗ chồng tôi đang nằm định trói gô anh Dậu lại. Tôi vô cùng hoảng sợ và xám mặt, vội vàng chạy lại đỡ lấy tay hắn mà cầu xin:

- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!

Bất ngờ hắn bịch vào ngực tôi mấy phát đau đớn và nói như hét:

- Tha này! Tha này!

Dường như chưa đủ để thỏa mãn thói tàn ác,hành hạ người khác, hắn lại sấn đến để trói chồng tôi. Đối với tôi, chồng con là tất cả, tôi có thể chịu đau đớn tủi nhục đến mấy cũng được nhưng không thể đứng nhìn chồng con bị hành hạ tàn nhẫn như thế. Tức quá không thể nhịn được, tôi đành liều mạng cự lại:

- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Hắn vẫn không vừa, liền tát vào mặt tôi một cái mạnh như búa bổ rồi cứ sấn đến chỗ anh Dậu…Bị dồn nén đến mức đường cùng,đã đến nước này rồi, tôi không thể chịu được nữa, dùng cái tình để van xin cũng không được, dùng cái lý cũng không thể nào khất nợ dù chỉ một ngày…Tôi thấy mình đã quá cam chịu nhẫn nhục, nghiến hai hàm răng, tôi quát:

- Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!

Tên cai lệ vẫn hung hãn bước tới chỗ chồng tôi. Bất giác, tôi túm lấy cổ hắn ấn dúi ra cửa, bịch cho mấy phát vào bụng. Tôi vớ được cây gậy của hắn, hai bên giằng co nhau, áp vào vật nhau rối túm tóc lẳng cho một cái, ngã ngào ra thềm. Dường như sức lẻo khoẻo của những người nghiện ngập lại không bằng được với sức của người đàn bà lực điền như tôi, nhất là trong khi lòng ngập nổi oan ức, căm phẫn.

Tôi vẫn chưa nguôi cơn giận, cứ nghĩ đến cảnh chồng mình sắp bị hành hạ là ruột gan cứ như nóng lên, bất chấp hậu quả ra sau tôi cũng không sợ, lúc này tôi không còn thấy sợ, dẫu tôi cũng thừa biết rằng đụng tới cai lệ và người nhà lí trưởng cứ như đụng với “trời”, sẽ không sống được bình yên nhưng biết làm sao đây! Tôi đã nhịn quá nhiều và đã đến lúc không thể nhịn được nữa…

Chồng tôi thấy vậy cũng sợ, hình như anh ấy đang định nói điều gì với tôi nhưng vì mệt quá, ngồi lên lại nằm xuống vừa run vừa kêu:

- U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội.

Tôi thẳng thừng và dứt khoát mãnh liệt:

- Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được.

1 tháng 12 2016

Sao lại cho nhập vào vai anh Dậu nhỉ. Cái ông này cứ ngất với xỉu suốt thì biết lấy gì mà tự sự. Tớ đã làm đề bài này trc đây, nhưng ở câu trả lời khác, đến giờ thì tớ vẫn thấy bài đó cũng ko ổn, bài khá ngắn, bố cục đứt đoạn mà tớ cx ko biết làm thế nào dán liền nó lại nữa, trong bài có đến 4 chuỗi kí tự thế này "............", bạn tham khảo thôi chứ bài này nói thẳng ra là tớ thấy nó ko hay, link nè: /hoi-dap/question/111600.html

Chúc may mắn ^^!gianroi

2 tháng 9 2016

I)MB

Gioi thiệu quyển sách  mình yêu thích

II)TB

-tả bè ngoài của quyển sách

-Nêu tác dụng của quyển sách

III)KB

Nêu cảm nghĩ