K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 11 2016

^^ kkkkkk

hỉu .......................

chết liền

8 tháng 11 2016

Hổng hiểuleuLà gì thế???hum

18 tháng 11 2016

Bạn tham khảo nhé

Nhắc đến hoa phượng, ta không thể quên được một màu đỏ rực rỡ của nó-một màu đỏ nhờ sự tinh khiết của gió, nắng, nóng của thiên nhiên vào mùa hạ.Đài hoa ôm lấy bông như một người mẹ che chở cho con thân yêu của mình. Bên trong lớp đài hoa là cánh, cánh hoa phượng đỏ, mỏng manh nhưng chính nó đã tạo nên vẻ đẹp tươi xinh cho mỗi bông hoa phượng. Trong lòng hoa là nhuỵ đỏ, chứa mật và phấn, mật hoa cho những chú ông bé nhỏ, chăm chỉ tới hút. Vào khoảng giữa tháng năm, tiếng ve sầu kêu râm ran, liên miên trên những tán lá phượng vĩ, báo hiệu mùa hè tới, thôi thúc học trò chúng tôi phải chuyên tâm học hành đạt được những kết quả cao trong học tập. Những buổi trưa hè nắng nóng, những giờ ra chơi oi bức vì nô đùa, phượng như một cái ô che mát cho chúng tôi. Đứng dưới cây phượng, nhìn lên bầu trời dường như ta không thể nhìn thấy những gợn mây trong xanh mà chỉ thấy trong những tán lá phượng xum xuê một màu xanh và lốm đốm nhiều một màu đỏ của hoa phượng. Tia nắng vàng xuyên qua tán lá và để lại bóng hình của hoa phượng dưới mặt đất. Vào đầu tháng sáu, lũ học trò chúng tôi vui vẻ, sửa soạn về nhà, sung sướng đón chào một mùa hè thú vị. Nhưng không ít tiếng khóc sụt sùi phải xa mái trường,xa thầy cô,xa ban bè và xa những kỉ niệm dưới ngôi trường thân yêu ,dưới gốc phượng bơ vơ giữa sân trường,bơ vơ giữa biển nắng vàng. Hoa phượng buồn khi phải xa học trò, thỉnh thoảng có những con gió nhẹ thổi qua, lại một cơn hoa rụng… Ba tháng hè trôi qua đằng đẵng, không một tiếng cười nói, không tiếng trống, phượng trống vắng. Phượng vẫn thả những cánh son đỏ xuống sân trường, phượng vẫn đếm từng giây từng phút khi xa học sinh. Ba tháng hè trôi qua, ngày mai đã là ngày khai giảng, phượng mong nhớ, chờ đợi để đc gặp lại các bạn học sinh. Những học sinh cũ đến thăm trường, họ rỏ những giọt lệ bé nhỏ. Những giọt lệ ấy chứa đầy sự nhớ thương mái trường, thầy cô, nhớ bạn bè, nhớ những kỷ niệm thân thương dưới gốc phượng và nhớ phượng…Trong tâm hồn họ chứa đầy kỷ niệm, chứa một màu đỏ thân thương của hoa phượng. Hoa phượng đón chào các bạn cũ và vui vẻ chờ đợi gương mặt mới của trường. Đâu đâu cũng có tiếng cười nói vui vẻ, hoa phượng mừng rỡ, hoa phượng khóc nhưng là tiếng khóc chứa đầy niềm vui, nỗi buồn của phượng đã được chia sẻ phần nào. Giữa mùa thu, hoa phượng đã tàn, những chiếc lá vàng úa rụng đầy dưới sân trường. Học sinh buồn, không được nghe thấy, nhìn thấy và ngắm hoa phượng nhiều. Hoa phượng chỉ nở vào mùa hè thì biết cho ai ngắm? Hoa phượng như một người bạn vô hình, để lại những kỷ niệm thời áo trắng. Tôi yêu hoa phượng.Loai hoa học trò thân thương.

 

18 tháng 11 2016

batngobatngobatngohehe

Mỗi khi nhớ về mái trường tiểu học thì tôi lại nhớ về bạn bè, thầy cô, mái trường tha thiết bên một loài cây mà tôi yêu quý.Cái cây ấy đã rất quen thuộc với tuổi học trò chúng tôi.Một nhà văn đã gọi nó là: hoa học trò

Nhắc đến hoa phượng tôi lại không quên được màu đỏ rực rỡ của nó-màu đỏ nhờ sự tinh khiết của gió, nắng, nóng của thiên nhiên vào mùa hạ.Phượng không thơm,cũng không đẹp mấy nhưng phượng đỏ, phượng nở nhiều, phượng lại có 1 linh hồn sắc sảo mênh mang và phượng gắn liền với tuổi thơ học trò.

Ngày chia tay, lũ học sinh vui vẻ đi chơi nhưng cũng không ít tiếng khóc khi phải xa thầy cô, bè bạn, mái trường thân yêu, xa những kỉ niệm đẹp dưới gốc phượng đỏ.Cánh cổng trường khép lại, sân trường không một bóng người, phượng buồn bã, phượng khóc khi xa học trò.Tôi cũng khóc vì từ đây tôi không thể nô đùa trong sân trường, không thể ngắm cái màu đỏ của hoa phượng, và phải xa những kỉ niệm đẹp đã khắc sâu trong tâm trí tôi.May thay em tôi lên lớp 1 và cũng học ở trường cũ mà tôi từng học. Để rồi đây, lúc tôi đến đón em, tôi đã không khỏi xúc động.Nhớ về cây phượng, về những giờ ra chơi cùng bạn bè chơi quanh gốc cây vào mùa hạ, nhặt từng chiếc lá ném nhau, có khi còn lấy nhị hoa chơi chọi gà.

Mùa thu lá phượng rụng.Từng đợt, từng đợt, những chiếc lá úa rời khỏi cành cây rơi xuống mặt đất. Thế mà, phượng vẫn vui vẻ chơi đùa với làn gió mát , với ánh nắng ấm áp, chan hòa. Học sinh đã trở lại trường rồi, còn gì để không tươi cười nữa đây!

Đông đến, mang theo tiết trời lạnh rét. Học sinh không thể ra chơi, mà chỉ ở trong lớp với chiếc áo ấm khoác lên người. Phượng lạnh, phượng ngước nhìn bầu trời ,mong sao xuân mau đến để được cười đùa với học sinh.

Xuân sang, những ngày lạnh lẽo đã trôi đi, nắng vàng trở lại sưởi ấm sắc trời. Phượng ra lá, lá xanh um, mát rượi. Lá ban đầu khép lại, còn e thè, dần sau cũng xòe ra cho gió đưa đẩy.

Phượng là 1 người bạn vô hình, người bạn đã để lại cho tôi rất nhiều kỉ niệm suốt những năm tháng học trò tiểu học. Giờ đây, tôi đã lớn rồi, cũng là lúc xa trường cũ để cố gắng và phấn đấu ở ngôi trường mới, nhưng dù thế tôi vẫn không quên được hình ảnh của cây phượng. Tôi yêu cây phượng- hoa học trò than thương

leuleuleuleuleuleuleuleu

7 tháng 11 2016

Bả bay = Bảy ba

=> Bà chết năm 73 tuổi

Bà đó = Bò đá

=> Bà chết vì bò đá

7 tháng 11 2016

Bà chết năm 73 vì bị bò đá

31 tháng 10 2016

Từ khi mở mắt chào đón cuộc đời, tôi đã cảm nhận được tình cảm thiêng liêng vô giá của cha mẹ. Và lúc đó tôi cứ ngỡ chỉ có cha mẹ là cho tôi tình cảm nhiều nhất. Nhưng không. Thời gian cứ trôi lặng lẽ và từ khi tôi được cắp sách tới trường thì tôi đã nhận được tình cảm của thầy cô dành cho tôi. Đối với tôi cô như là một người mẹ hiền trên con đường học vấn.

Từ ngày đầu tiên được đi học tôi cảm thấy như mình lớn hơn. Và cô Thu là người đã dạy cho tôi đầu tiên nên tôi đã dành tình cảm cho cô nhiều nhất. Được ở bên cô tôi mới cảm nhận được hết những điều ở cô. Cô có những nét thật là đáng yêu. Bởi vì vậy mà học sinh chúng tôi luôn dành tình cảm cho cô nhiều nhất. Đôi mắt của cô trìu mến nhìn chúng tôi với nụ cười xinh. Cô có một làn da trắng mịn nên các thầy giáo trên trường đều thích cô. Nghe cô giảng bài thì thật là thích thú, sức hấp dẫn của bài không chỉ là do bài hay mà còn do cái giọng mượt mà của cô. Mỗi khi đến lớp trong trang phục áo dài trắng trinh nguyên, cô như là biểu trưng cho vẻ đẹp thanh khiết cao quý của tâm hồn người thiếu nữ đất Việt.
Tôi yêu cô nhiều lắm. Tôi luôn cố gắng để làm cô vui lòng. Càng nhìn thấy cô tôi càng thấy được sự quan trọng của cô trong lòng tôi. Đối với tôi cô như là người lái đò cần mẫn, âm thầm trên bến thời gian đưa từng thế hệ học sinh này rồi thế hệ học sinh khác đến bên bờ tri thức vô tận. Và với tôi niềm hạnh phúc lớn nhất của con người là được cắp sách tới trường, được trải qua một thời gian bên thầy cô, được nghe những lời giảng ngọt ngào của cô. Thật bất hạnh cho những trẻ em không được đi học. Họ sẽ không được người mẹ thứ hai che chở và dạy bảo. Họ sẽ không cảm nhận được những điều kỳ diệu, những tình cảm mà cô mang lại. Tôi sẽ luôn trân trọng cái tình cảm đáng quý đó và không để những nỗi thất vọng hiện lên khuôn mặt cô.
Cô luôn dành tình cảm yêu thương ngọt ngào cho tôi. Cô là người dẫn dắt chúng tôi đi trên con đường đời của riêng mình, người chắp cánh ước mơ cho chúng tôi. Cô như là những người thầm lặng đưa chúng tôi đến những đỉnh cao của kiến thức, cho chúng tôi một tương lai tươi đẹp. Tình yêu ấy luôn cháy bỏng trong tim tôi, như sưởi ấm những sinh linh bé nhỏ vẫn còn chập chững bước đi trên đường đời. Nhớ những ngày nào, khi chúng tôi mới bước vào lớp, cô đã nói rằng: “Các em hãy tự tin lên, cô tin chắc các em sẽ thành công”. Những lời đó đã khắc sâu vào tâm trí tâm.
Nhưng bây giờ lời nói đó đâu còn nữa, hình ảnh đó cũng đâu còn nữa. Chỉ còn những tình cảm mà cô dành cho tôi, được tôi cất trong tận đáy lòng. Tôi biết, bây giờ tôi không còn được gặp cô nữa bởi một tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng của cô. Dù thời gian có như thế nào, dù tương lai có ra sao nhưng hình ảnh của cô vẫn mãi trong trái tim tôi cùng với những kỷ niệm xưa. Sau này khi tôi đã lớn tôi vẫn mãi mãi nhớ về cô.

Tôi yêu cô nhiều lắm. Cô mãi mãi là người đỡ đầu cho tôi. Không bao giờ tôi có thể quên công ơn sâu nặng và tình cảm bao la của cô.

31 tháng 10 2016

Nhắc đến ngày nhà giáo việt nam là nhắc đến một ngày trọng đại, ý nghĩa nhất trong những ngày ý nghĩa. Là ngày để toàn nhân loại hướng về các thầy cô-những người lái đò âm thâm, lặng lẽ, những người ươm mầm xanh cho đất nước.

Đôn-ki-xtôi đã có câu nói nổi tiếng là “Dưới ánh hào quang của ánh sáng mặt trời, không có nghề nào cao quý bằng nghề dạy học”. Quả thật vậy, nghề dạy học là một nghề vô cùng cao quý, đào tạo nên nguồn nhân lực quyết định tới sự phát triển của đất nước. Vì vậy, khi ngày 20-11 đến, từ cụ già mái tóc bạc phơ đến những em thơ cắp sách đến trường, từ miền xuôi đến miền ngược, từ hải đảo xa xôi đến miền núi đều đến chúc mừng, thăm hỏi và tỏ lòng biết ơn vô hạn tời các thầy cô giáo của mình.

Là những học sinh đang ngồi học dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, là những chủ nhân tương lai của đất nước, tập thể lớp 8D chúng em đã, đang và sẽ phấn đấu ra sức rèn luyện tài đức để trở thành những người công dân có ích cho xã hội, để không phụ lòng mong mỏi của các thầy cô, để 8D là một khóm hoa đẹp trong mái trường. Điều đó được thể hiện qua từng giờ học, sự tiến bộ qua các tuần học của lớp, phấn đấu thi đua giành những bông hoa điểm 10 tươi thắm nhất kính tặng thầy cô nhân ngày 20-11.

Và hơn nữa, chúng em đang ấp ủ trong mình những ước mơ, hoài bão, đó cũng là một động lực giúp chúng em vươn lên.Với cá nhân em, em luôn có một ước mơ cháy bỏng là trở thành cô giáo để đem ánh sáng văn hoá về thắp lên những tâm hồn bé nhỏ của các em thơ tại huyện nhà, tiếp bước các thầy cô dìu dắt những em nhỏ trở thành ngưòi có ích cho xã hội.

21 tháng 12 2016

Tôi thích nhất câu: Đẹp quá đi, mùa xuân ơi, mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến

Giải thích: - Câu văn thể hiện rõ tình cảm của tác giả đối với mùa xuân quê hương mình

-Có thể cảm nhận được cái vẻ đẹp tuyệt vời của mùa xuân Bắc Việt

21 tháng 12 2016

Mùa xuân về đem đến bao sự đổi thay kì diệu, làm bừng lên bao sắc xuân, và nhất là trỗi dậy bao sức sống trong lòng người. Nó làm cho người ta muốn phát điên lên, muốn mở cửa đi ra ngoài, muốn có cái thú giang hồ đó đây mà thưởng ngoạn mùaxuân, cảm thấy không cần uống rượu mạnh cũng như lòng mình say sưa. Mùa xuân làm cho nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải chồi ra thành những cái lá nhỏ li ti. Đặc biệt, mùa xuân về làm cho người ta “sống” lại và “thèm khát yêu thương.Mùa xuân về khiến cho không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, lòng người ấm lạ, ấm lùng, và trong lòng thì cảm thấy như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan.Đó là cảm xúc say mê, rạo rực đến ngất ngây của một con người luôn khát khao mong chờ mùa xuân, đón nhận mùa xuân với tất cả tình yêu nồng nhiệt của mình. Giọng văn sôi nổi, tha thiết của Vũ Bằng đã truyền sang người đọc khiến ta hình như cũng thấy rạo rực và ngất ngây.Một mùa xuân thật đẹp (mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến) được cảm nhận bằng một tâm hồn rất tinh tế và nhạy cảm của Vũ Bằng. Dường như tác giả đã hoà nhập lòng mình vào cảnh, để thấy được cái mưa riêu riêu, gió lành lạnh, cả tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa và cả âm điệu trữ tình sâu lắng, ngọt ngào của câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng.


 

23 tháng 9 2017

“Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
Đất nước Việt Nam thân yêu có muôn vàn cây lá khác nhau, hoa thơm qủa ngọt bốn mùa. Một màu xanh bát ngát bao trùm sông núi. Cảnh trí thiên nhiên tuyệt cú vời “non xanh nước biếc như tranh họa đồ”. Lòng người hồn hậu, giàu tình yêu thương. Những khúc dân ca, những bài ca dao cùng với sữa mẹ, lời ru của bà vừa thấm sâu vào tâm hồn mỗi chúng ta. Con trâu, con cò, con bống, hoa sen, hoa bưởi, hoa cà… cùng với lời ca tình nghĩa đem đến cho ta men say cuộc đời, làm vơi đi ít nhiều lam lũ, vất vả. Tiếng hát của ai vừa từng làm xúc động, tự hào:
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài - Chẳng thanh lịch cũng con người Thượng kinh”. Tiếng ca của ai vừa từng làm ta bâng khuâng:
“Hoa thơm thơm lạ thơm lùng
Thơm cành, thơm rễ, người trồng cũng thơm”.

Và còn hoa sen trong đầm vừa làm ta say mê từ thuở ấu thơ qua lời ru của mẹ. Năm tháng vừa trôi qua, hồi tưởng lại, ta càng cảm giác lòng mẹ ngạt ngào hương sen:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
Cảnh đầm sen đẹp quá. Và lòng người cũng đẹp như sen. Sen là loại cây, loại hoa đẹp nhất trong đầm. Hoa súng, hoa lục bình, hoa muống màu tím biếc vừa đẹp, nhưng không thể so sánh với sen. Bằng cách nói so sánh “gì đẹp bằng”, tác giả tự hào khẳng định: “trong đầm gì đẹp bằng sen”. Câu thứ hai giới thiệu cụ thể vẻ đẹp của đầm sen. Nhà thơ dân gian đang cùng chúng ta say mê ngắm đầm sen một ngày hè đẹp”
“Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng”

Trên mặt hồ trong vắt, lá sen xanh xoè ra như những chiếc lọng xinh xinh, những bông sen trắng, sen hồng nở xòe ra, nhị hoa màu vàng tươi, tỏa hương thơm ngào ngạt. Lá, hoa, nhị, xanh, trăng, vàng, bấy nhiêu nét vẽ chấm phá trong một câu câu thơ tám từ mà làm nổi bật vẻ đẹp của sen với màu sắc hài hòa. Sự thần diệu của lời ca là chẳng nói đến hương sen mà người đọc vẫn cảm giác hương sen tỏa ngát, tâm hồn lâng lâng.
Câu thứ ba đổi vần một cách kỳ lạ. hai hình ảnh “lá xanh” và “nhị vàng” được giao hoán cho nhau. Câu thứ ba hầu như khép lại câu thứ hai (giản lược) hai chữ “lại chen”. Nghệ thuật đổi vần ở đây chứng tỏ một bút pháp già dặn, điêu luyện của một nghệ sĩ cao tay, tạo nên một ấn tượng đặc biệt. Ta như cảm giác có một bàn tay thon thả, xinh xinh của thiếu nữ đang lật đi lật lại từng lá sen xanh, nâng niu từng bông sen trắng, ngắm nghía trầm trồ nhị vàng của búp sen.
“Nhị vàng, bông trắng, lá xanh”
Vẻ đẹp của đầm sen, của hoa sen cũng là vẻ đẹp của làng quê, của thiên nhiên đất nước. Tác giả miêu tả vẻ đẹp rực rỡ cảu đầm sen với tình yêu cỏ hoa tạo vật, với tất cả niềm tự hào dân tộc, và tự hào về đất mẹ quê cha.
Câu cuối bài ca dao mang một hàm nghĩa, một ẩn ý sâu sắc, đẹp đẽ. Lời thơ được cấu trúc bằng biện pháp tương phản “gần bùn”, “mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Bùn hôi tanh. Sen mọc từ sự hôi tanh của bùn nhưng sen rực rỡ, thơm ngát thế! Câu ca dao vừa đưa ta đến một liên tưởng thú vị. Cuộc đời của nhân dân ta ngày xưa, dưới ách thống trị của vua quan, địa chủ, cường hào, sưu thuế nặng nề, trải qua nhiều khó nhọc, thiếu thốn. Cuộc đời vật lộn giữa bùn đen hôi tanh, nhưng tâm thế của nhân dân ta rất vững vàng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Có thể tác giả bài ca dao này là một nhà thơ nghèo, từ chiêm nghiệm cuộc đời mà nêu lên một triết lỹ nhân sinh cao đẹp của nhân dân ta, ca ngợi bản lĩnh dân tộc: Sống thanh cao, sống trong sạch.

Ca dao dân ca có biết bao bài đặc sắc nói về hoa lá. Có bài nói về dáng trúc mang tiết tháo người hiền “trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Có bài nói về hoa nhài tinh khiết, trong trắng. Dân ca Quan họ có bài nói về trăm loài chim, trăm loài hoa… Qua đó ta thấy tâm hồn nhân dân ta rất đẹp, biết yêu mến quý trọng hoa thơm cỏ lạ mà thiên nhiên ban tặng cho con người.
Với lòng yêu hoa lá, chúng ta cảm giác thú vị được thưởng thức cái hay, cái đẹp của bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen…” này. Ta yêu thêm vẻ đẹp đồng quê, yêu thêm tâm hồn và tâm thế cao quý của con người Việt Nam:
“Rủ nhau ra tắm hồ sen,
Nước trong bóng mát, hương chen cạnh mình.
Cứ chi vườn ngọc, ao quỳnh
Thôn quê vẫn thú hữu tình xưa nay”…
Trong chúng ta, ai vừa có lần được ngắm sen Hồ Tây, sen hồ Tĩnh Tâm (Huế), sen Đồng Tháp Mười…? Nghĩ về đầm sen, hương sen, chúng ta tự hào biết bao về người con vĩ đại của làng Sen thân thuộc như nhà thơ Bảo Định Giang vừa ngợi ca:
“Tháp Mười đẹp nhất bông sen,
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”.

20 tháng 9 2017

giúp gì vậy?

17 tháng 10 2016

Đã là con người ai chẳng yêu gia đình mình, yêu cái hương khế ngọt tuổi thơ rải dọc theo triền sông nhỏ, yêu cái vẫy đuôi xoắn tít của chú cún, yêu tất cả những gì được thấy là hay ho qua con mắt thời trẻ nhỏ, một thời thơ dại và ngây ngô. Là một lẽ tất nhiên, trẻ con yêu mẹ, yêu cha, những người gắn bó cả đời với chúng. Tuổi thơ tôi gắn bó nhất với bà ngoại. Tôi yêu nhất bà ngoại của tôi.

Bài văn cảm nghĩ về bà ngoại

Bài văn cảm nghĩ về bà ngoại - Ảnh minh họa

Tầm tôi hai, ba tuổi tôi cứ nghĩ bà cụ nào cũng hiền và đẹp như bà tôi. Bởi một lẽ, hình ảnh bà gần như choán hết tâm trí tôi, bà lo cho tôi mọi thứ, lúc nào bà cũng ở bên tôi, đưa tôi vào thế giới diệu kỳ chuyện cổ. Bà tôi vẫn đẹp, một cái đẹp hiền hòa, dịu dàng. Những lọn tóc dày của bà hàng ngày tôi vẫn miệt mài tết thành bím. Và khi soi mình trong gương bà chỉ cười trừ. Tôi yêu bà, yêu hương hoa bưởi tinh khiết vấn vương trong mái tóc, yêu đêm trăng bà bày cách ngồi đan rổ, yêu buổi trưa nắng theo bà ra đồng.

Dáng người cao cao, đôi bàn tay nhăn nheo mà ấm áp, như truyền làn hơi ấm vào tâm hồn tôi, như chắt lọc những giọt nước tinh khiết nhất chảy vào tâm trí, từ cái thế giới ngoài khoảng sân, góc vườn nhà mình. Trước cái thế giới bao la mà tôi sẽ xòe cánh bay vào đó, bà như một tấm khiên mỏng manh đánh bật những điều xấu xa và đưa tôi đi đúng hướng, là một người hoa tiêu vững vàng rắn rỏi lại đầu óc tôi hướng về cái thiện. Bà còn là nhiều điều quý giá nữa mà tạo hóa ban tặng cho tôi.

Cái cười nheo nheo mắt, cái vỗ về an ủi của bà, tôi quên sao được. Nếu trong cuộc đời này tôi quên đi những điều đó cũng có nghĩa là quên đi tuổi thơ, quên đi quá khứ, quên đi niềm vui và hạnh phúc. Chỉ ở bên bà tôi mới nghe được tiếng sóng vỗ của biển, tiếng nhạn kêu trong cây lá xào xạc lay động trong khoảng trời vàng vàng… Những kho tàng kiến thức bà mở ra cho tôi sẽ mở thêm cho tôi tình yêu quê hương đất nước, con người…

Như một chân lý của cuộc đời, bà, vị thần ánh sáng của tôi, sẽ mãi mãi giữ một vị trí quan tọng trong tim đứa cháu hiếu thảo này.

Bà ơi! Có lời nào để cháu nói hết được nỗi tiếc thương bà…

( Đây là văn trên mạng nếu cần thiết thì mik sẽ lm văn của mik)

17 tháng 10 2016

Bà em đã gần 70 tuổi. Dáng bà cao và tóc vẫn còn đen lắm. Bà luôn quan tâm đến em từ bữa ăn đến giấc ngủ. Sáng nào bà cũng dạy sớm chuẩn bị bữa sáng cho em, hôm thì cơm rang, hôm lại xôi hoặc bánh mì. Buổi trưa, bà lại nấu ăn chờ em đi học về.

Bà ngoại em là người rất nghiêm khắc. Bà luôn nhắc em phải đi học và ăn ngủ đúng giờ, giờ nào làm việc ấy. Có những lúc em đi xin bà đi chơi nhưng về muộn, bà nhắc nhở em và yêu cầu em viết bản kiểm điểm sau đó đọc cho bà nghe. Bà không bao giờ mắng hay nói nặng lời với em, bà bảo em là con gái nên chỉ cần bà nói nhẹ là phải biết nghe lời. Có những lúc em được điểm kém, bà giận lắm, bà bảo em phải luôn cố gắng học để bố mẹ ở xa yên tâm làm việc. Cuộc sống tuy thiếu thốn tình cảm của bố mẹ, nhưng bù lại em lại nhận được tình yêu thương chăm sóc của bà ngoại, điều đó làm cho em cảm thấy vô cùng hạnh phúc.

Những buổi chiều cuối tuần, được nghỉ học, em lại giúp bà công việc gia đình như dọn dẹp nhà cửa, rửa bát và nhổ tóc sâu cho bà. Buổi tối hai bà cháu cùng xem phim, và bà lại kể cho em nghe về lịch sử và có rất nhiều những kỉ niệm trong quá khứ của bà. Bà là người dạy em tất cả mọi điều trong cuộc sống từ nết ăn, nết ở sao cho vừa lòng mọi người. Chính vì điều này nên dù ở trên trường hay ở nhà, em vẫn luôn được mọi người khen là con ngoan, trò giỏi. Mỗi lần đi họp phụ huynh cho em, bà vui lắm, vì thành tích học tập của em luôn đứng nhất, nhì lớp. Khi về tới nhà, bà thường gọi điện báo tin cho bố mẹ em biết về kết quả học tập của em, và bố mẹ lại khen ngợi em.

Em luôn trân trọng và biết ơn bà ngoại của em, bởi bà là người đã vất vả nuôi dạy em nên người. Em tự hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để bà và bố mẹ luôn cảm thấy hài lòng và tự hào về em.

19 tháng 12 2016

eoeoeoeoeoeochúc mừng nha

6 tháng 11 2016
 
Bạn đã bao giờ ăn kẹo mầm chưa? Loại kẹo mà ở những làng quê xưa, bọn trẻ chúng tôi thích nhất. Điều thú vị hơn là nó được đổi từ tóc rối. Bà tôi, mẹ tôi và các cô tôi, mỗi lần chải đầu, gội đầu lại chải ra được một tí tóc rối. Đó là những búp tóc chỉ bé bằng đầu ngón tay thôi, ai chải đầu được tý nào cũng cuộn lại, gài lên mái gianh trước cửa nhà. Có lẽ đó là một quy định chung cho mọi người phụ nữ trong nhà, do bà tôi, hoặc ông tôi ra lệnh từ bao giờ chúng tôi cũng không biết.

Thường thì những ngày hai chín, ba mươi Tết, dù bận đến thế nào, những người phụ nữ cũng phải gội đầu để đón năm mới. Đó là những ngày có nhiều tóc rối cài lên mái nhà. Cả trước ngày rằm tháng giêng, mọi người chuẩn bị tắm gội sạch sẽ để lên chùa lễ Phật, ai chả phải gội đầu.

Và chỉ sau đó vài hôm, thế nào cũng có những bà hàng kẹo mầm đi thu nhặt những búi tóc rối ấy bằng cái nồi kẹo mầm, đổi kẹo cho trẻ con để lấy tóc rối.

Đó là những ngày hết Tết rồi. Trong mọi nhà chả còn một thứ bánh mứt, kẹo gì, bọn trẻ con chúng tôi mới mong những bà hàng kẹo mầm xuất hiện trên đường làng. Với tiếng rao: "Ai tóc rối đổi kẹo không nàỏ". Tiếng rao như một câu hỏi vu vơ cứ ngân dài trong những ngõ quê. Chắc người lớn chẳng ai để ý đến tiếng rao ấy. Nhưng bọn trẻ con chúng tôi thì cứ dỏng tai lên nghe, xem cái tiếng rao của bà hàng kẹo mầm đã gần đến ngõ nhà mình chưa. Và khi đã chắc chắn là bà hàng kẹo mầm đang đi về phía nhà mình rồi, anh em tôi bắc cái ghế đẩu trèo lên, đưa tay vào những khe tầu lá cọ moi ra những búi tóc rối. Chúng tôi gỡ gỡ búi tóc ra, vo lẫn vào nhau thành một nắm tưởng như to tướng trong lòng bàn tay, với hy vọng sẽ đổi được cái kẹo to.

Bọn trẻ ngồi vây quanh bà hàng kẹo mầm, vừa xem, vừa chờ đến lượt mình, mỗi thằng cầm một nắm tóc rối bù xù. Bà hàng kẹo đỗ quang gánh, mở cái mẹt đậy thúng ra, lấy nồi kẹo mầm và một nắm que tăm để lên mẹt. Tay phải bà ta thoăn thoắt véo kẹo, kéo dài sợi kẹo từ trong nồi ra như làm phép. Tay trái bà ta cầm cái que tăm, mỗi lần hai tay bà chập vào nhau là một đoạn của sợi kẹo lại dính vào đầu que tăm que bên trái. Những sợi kẹo nhỏ như tơ tằm, cứ chập vào lại kéo ra như người biểu diễn một điệu múa. Người xem đến hoa mắt không nhận ra hai tay bà hàng kẹo vừa xoay que tăm vừa dính sợi kẹo vào đầu que nữa. Bọn trẻ chúng tôi đứa nào cũng kêu rằng túm tóc của mình to, bà phải thêm kẹo. Bà hàng kẹo không bao giờ cãi lại bọn trẻ con, bà nhanh miệng làm vừa lòng bọn trẻ bằng cách càng kéo mỏng sợi kẹo ra và chập thêm vào đầu que tăm. Mỗi lần thêm như vậy, bà ta lại kèm thêm một câu nói: "Này to, này!... Này, nhiều này!...". Tay bà ta làm, miệng nói, cứ như người phù thủy bắt quyết và đọc thần chú. Bà hàng kẹo làm xong một que, đưa cho đứa nào bà cũng nói thêm một câu: "To nhớ!... Thích nhớ!" cùng với miệng cười tươi hơn cả cô đào đóng vai Thị Mầu.

Bà hàng kẹo làm rất nhanh, chỉ một lúc sau, hơn một chục đứa chúng tôi đứa nào cũng có trên tay một que kẹo. Những sợi kẹo xù trên đầu que tăm như một bối bòng bong. Trông thì to xù như một bông hoa mẫu đơn, tưởng có thể ăn suốt ngày cũng không hết được. Nhưng chỉ cần cho vào mồm ngậm lại, xoay một cái là những sợi kẹo tóp lại dính vào nhau, chỉ to bằng cái quả xoan hay cái hạt táo.

Và đúng như lời bà hàng kẹo nói câu: "Thích nhớ", đứa nào cũng thích thật. Kẹo ngọt mát, tưởng như chẳng có thứ mứt tết nào bằng. Và chúng tôi coi đây là ngày "Tết" của trẻ con xóm quê vậy. Bởi đứa nào cũng vui tíu tít. Chúng tôi đứng nhìn theo bà hàng kẹo gánh hàng đi ngõ khác. Tiếng bà ta lại ngân dài trên đường làng: "Ai tóc rối... đổi kẹo kh..ộ.ông? Nà..àọ.?". Câu hỏi vu vơ bay vào trong các ngõ. Và lại có những đứa trẻ chạy ra, tay mỗi đứa cầm một nắm tóc rối.

Đó là những kỷ niệm của một thời thơ ấu, của lớp người bây giờ đã bạc đầu cả rồi. Ai còn sống trong những làng quê, ai đã đi ra thành phố? Ai đã đi nước lạ, quê người? Cuộc sống náo nhiệt, sung túc, tràn trề bánh kẹo ngoại hôm nay, có ai nhớ về quê làng cái thuở lắng tai nghe tiếng rao ngọt ngào, câu hỏi vu vơ bay trong lối ngõ quê hương?
 
 
17 tháng 12 2016

thank youhihi

4 tháng 12 2016

1. a) A

b) (1) hình ảnh, liên tưởng

(2) tình yêu
(3) lòng mong muốn đất nước được hòa bình và thống nhất
c) Đoạn: Nhang trầm, đèn nến... mở hội liên hoan.
Em thích đoạn văn đó là vì nó gợi lên nỗi nhớ quê của người xa xứ. Lại có sự ấm áp của bầu không khí gia đình, tràn ngập của khí xuân, hơi xuân.
2. a) 1-d
2- c
3- a
4- e
5- b
b) (1) thầm thì
(2) Vàng
(3) chân trời
c) Tự làm nha, vì đó là sửa lỗi các bài văn của bạn.
18 tháng 12 2016

(1)Cảnh sắc không khí mùa xuân Nội-đất Bắc,hiện lên trong nỗi nhớ củangười con xa sứ những nét rất riêng , đó ?

Trả lời :Cảnh sắc và không khí mùa xuân Hà Nội và miền Bắc đã được gợi tả qua nhiều chi tiết. Trước hết, tác giả đã gợi tả được cái đặc trưng của thời tiết và khí xuân miền Bắc với “mưa rêu rêu, gió lành lạnh”, như từ mùa đông còn vương lại, nhưng lại có cái ấm áp, tràn ngập của khí xuân, hơi xuân. Những âm thanh như tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, những câu hát huê tình,…hoà quyện trong làn hương ấm áp của nhang trầm, đèn nến, nhất là cái ấm áp toả ra từ không khí gia đình đoàn tụ…Tất cả gợi lên một nét hương sắc không thể nào phai trong tâm hồn của người xa xứ.

(2) Tìm những câu văn diễn tả sức sống diệu kì của mùa xuân trong thiên nhiên và lòng người. Em có đồng cảm cùng tác giả khi cảm nhận về mùa xuân không? Vì sao ?

Trả lời :n Không chỉ miêu tả sức sống của mùa xuân từ bên ngoài, tác giả còn thể hiện được sức sống nổi bật của con người trong mùa xuân bằng những hình ảnh đầy gợi cảm và với những hình ảnh so sánh rất cụ thể: “Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống trong người căng lên như máu,…những cặp uyên ương đứng cạnh” và “tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá”. Đến như cảm nhận về cái rét thì cũng là: “…cái rét ngọt ngào, chứ không còn tê buốt căm căm nữa”.

(3) Nhớ về mùa xuân ,Vũ Bằng không chỉ dừng lại ở cảnh vật mà còn hướng ngòi bút của mình đến không khí gia đình đón tết :"nhang trầm ,đèn nến ...không khí gia đình đoàn tụ êm đm... làm cho lòng anh ấm lạ ấm lùng .Theo em,những câu văn ấy chứa đựng tâm sự gì của tác giả ?

Trả lời:Trong nỗi nhớ da diết của một người con xứ Bắc xa quê, tác giả đã tái hiện lại cảnh mùa xuân Bắc Việt với những ấn tượng êm đềm, dịu ngọt, những cảm nhận tinh tế mà chỉ có những người yêu tha thiết quê hương mới có được. Cảnh mùa xuân trên đất Bắc là cả một cuộc giao hoà của trời đất, của lòng người, của sức sống và tình yêu.

Chúc bạn học tốt !!!haha