B...
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 7 2016

đẹp quá zà...mk chưa đến bao zờleuleuleu

20 tháng 7 2016

Tui đi rùilimdim, đầy ra

30 tháng 10 2016

càng nhìn càng đẹp ha haha

30 tháng 10 2016

ko

28 tháng 8 2016

Cổng trường mở ra

                                           _Lý Lan_

I.                  Đọc - tìm hiểu chung

1.    Tác giả : Lý Lan

2.    Tác phẩm :

-         Trích báo “ Yêu trẻ”, số 166, ngày 1-9-2000.

-         Nhân vật chính: người mẹ

-         Ngôi kể: ngôi thứ nhất ( người mẹ )

-         Tóm tắt văn bản:

              Văn bản viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con trước ngày khai trường vào lớp 1. Người mẹ hồi hộp, phấp phỏng lo cho con và nhớ về tuổi thơ đến trường của mẹ, suy nghĩ của mẹ về nền giáo dục của nước nhà.

3.    Bố cục : 2 phần

Phần 1: Từ đầu …. “ bước vào” : Nỗi long của mẹ

Phần 2 : Còn lại : Cảm nghĩ của mẹ về nền giáo dục nước nhà

II.               Đọc – tìm hiểu văn bản

1.    Nỗi long của mẹ

a)   Tâm trạng của mẹ và con

Tâm trạng của mẹ

- Không ngủ được

- Không tập trung được vào điều gì cả.

- Mẹ lên giường trằn trọc vì nhớ lại ngày đầu tiên đi học.

 => Tâm trạng của mẹ : Thao thức, triền miên suy nghĩ

 

Tâm trạng của con

- Giấc ngủ đến với con dễ dàng

- Không có mối bận tâm nào là ngày mai phải dậy cho kịp giờ

 => Tâm trạng của con: thanh thản, vô tư

=> Nghệ thuật: Tự sự + Biểu cảm làm nổi bật tâm trạng thao thức, hồi hộp của mẹ.

 

b) Những việc làm của mẹ

 - Buông mùng, đắp mện, nhìn con ngủ

=> Mẹ yêu thương con, hết lòng vì con

 

c) Kỷ niệm ngày đầu tiên đến trường của mẹ:

- Nhớ về sự nôn nao, hồi hộp khi đi cùng bà ngoại đến trường và nỗi chơi vơi, hốt hoảng khi cổng trường đóng lại.

=> Nghệ thuật: Dùng nhiều từ láy để gợi lên những tâm trạng vừa vui mừng, vừa lo sợ.

 - Cứ nhắm mắt vào lại vang lên tiếng đọc bài trầm bổng: “ Hằng năm cứ vào cuối thu…”

=> Người mẹ biết yêu thương người than, tin yêu trường học và tin tưởng vào tương lai của con.

2. Những suy ngẫm của mẹ về giáo dục

- Mẹ nhớ lại câu chuyện ngày khai giảng ở Nhật.

=> Ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội, là ngày trọng đại của các em học sinh

- Tầm quan trọng của giáo dục: “ Sai một ly đi một dặm “

=> Ko được phép sai lầm trong giáo dục vì giáo dục quyết định tương lai của đất nước

- Mẹ nói : “ Đi đi con…thế giới kì diệu” .

=> Khẳng định vai trò của giáo dục đối với con người là cực kì to lớn và quan trọng.

III. Tổng kết

 Ghi nhớ : SGK ( tr.9)

28 tháng 8 2016
Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài
 
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
(Lí Lan)
I. VỀ TÁC PHẨM
Tác phẩm là một văn bản nhật dụng.
Về tính chất, văn bản nhật dụng đề cập những yếu tố gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống hằng ngày của con ngư­ời và xã hội đư­ơng đại nh­ư thiên nhiên, môi trường, dân số, sức khoẻ, quyền trẻ em, hiểm hoạ ma tuý...
Ph­ương thức biểu đạt của văn bản nhật dụng rất đa dạng. Có thể là bút kí, phóng sự, ghi chép, thư­ tín...
Các bài học: Cổng trường mở ra của Lí Lan, Mẹ tôi (trích Những tấm lòng cao cả) của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, Cuộc chia tay của những con búp bê của Khánh Hoài, Ca Huế trên sông Hương của Hà Ánh Minh thuộc kiểu văn bản nhật dụng.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Ngày mai con đến trường. Người mẹ thức suốt đêm, suy nghĩ triền miên về ngày đi học đầu tiên của con trong khi đứa con, vì còn nhỏ nên rất vô tư, chỉ háo hức một chút, sau đó đã ngủ ngon lành. Điều khiến người mẹ không ngủ được không phải vì quá lo lắng cho con.

2. Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có những biểu hiện khác nhau. Đứa con vô cùng háo hức vì ngày mai được vào lớp Một. Nhưng “cũng như trước một chuyến đi xa, trong lòng con không còn mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ”. Trong khi đó, người mẹ cứ bâng khuâng, trằn trọc mãi mà không ngủ được (mẹ không tập trung được vào việc gì cả; mẹ lên giường và trằn trọc,…).

3. Người mẹ trằn trọc không phải vì quá lo lắng cho con mà là vì đang sống lại với những kỉ niệm xưa của chính mình. Ngày khai trường của đứa con đã làm sống dậy trong lòng người mẹ một ấn tượng thật sâu đậm từ ngày còn nhỏ, khi cũng như đứa con bây giờ, lần đầu tiên được mẹ (tức bà ngoại của em bé bây giờ) đưa đến trường. Cảm giác chơi vơi hốt hoảng khi nhìn người mẹ đứng ngoài cánh cổng trường đã khép còn in sâu mãi cho đến tận bây giờ.

4*. Xét về hình thức bề ngoài, về cách xưng hô thì dường như người mẹ đang nói với đứa con nhưng trong thực tế, mẹ đang tự nói với mình. Đối thoại hoá ra độc thoại, nói với con mà lại là tâm sự với chính lòng mình – đó là tâm trạng của những người mẹ yêu thương con như yêu máu thịt, một phần cuộc sống của mình. Cách nói ấy vừa thể hiện được tình cảm mãnh liệt của người mẹ đối với đứa con, vừa làm nổi bật tâm trạng, khắc hoạ được tâm tư tình cảm, diễn đạt được những điều khó nói ra được bằng những lời trực tiếp.

5. Vẫn bằng giọng đối thoại, tác giả đã khéo léo chuyển hướng để nói về tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của các thế hệ mai sau. Nêu lên một hiện tượng về sự quan tâm của các quan chức Nhật đối với giáo dục, tác giả đi đến khái quát: "Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này".

6. "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Câu văn này đã nói lên ý nghĩa to lớn của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người. Như trong một câu chuyện cổ tích kì diệu, phía sau cánh cổng kia là cả một thế giới vô cùng hấp dẫn đối với những người ham hiểu biết, yêu lao động và yêu cuộc sống, thế giới của tri thức bao la, của tình bạn, tình thầy trò nồng ấm tha thiết, chắp cánh cho chúng ta bay cao, bay xa tới những chân trời của ước mơ và khát vọng.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tóm tắt

Đêm trước ngày đưa con đến trường, người mẹ không ngủ. Ngắm nhìn con ngủ say, lòng người mẹ bồi hồi xúc động: nhớ lại những hành động của con ban ngày, nhớ về thuở nhỏ với những kỉ niệm sâu sắc trong ngày khai giảng đầu tiên... Lo cho tương lai của con, người mẹ liên tưởng đến ngày khai trường ở Nhật - một ngày lễ thực sự của toàn xã hội -nơi mà ai cũng thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến thế hệ tương lai. Đó cũng là tình cảm, niềm tin và khát vọng của người mẹ đối với tương lai của đứa con.

2. Cách đọc

Cần bám sát diễn biến tâm trạng của người mẹ để lựa chọn giọng đọc cho phù hợp:

- Đoạn từ đầu đến "trong ngày đầu năm học": tác giả sử dụng cả ba phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm nhưng tự sự là chủ yếu. Với đoạn này cần đọc giọng nhẹ nhàng.

- Nội dung chính của đoạn tiếp theo (từ "Thực sự mẹ không lo lắng..." đến "cái thế giới mà mẹ vừa bước vào") là sự hồi tưởng của người mẹ về những kỉ niệm trong ngày khai trường đầu tiên. Nội dung này được thể hiện chủ yếu qua phương thức biểu cảm kết hợp với tự sự. Đọc đoạn văn với tiết tấu chậm, thể hiện tâm trạng bồi hồi, xao xuyến của người mẹ.

- Đoạn cuối cùng nói về ngày khai trường ở Nhật. Phương thức tự sự là chủ yếu, giọng đọc cần rõ ràng, không cần diễn cảm nhiều như đoạn trên. Tuy nhiên, ở câu kết thúc văn bản, tác giả lại sử dụng phương thức biểu cảm, do đó khi đọc cần hạ giọng để thể hiện tâm trạng xao xuyến của người mẹ.

3. Ngày khai trường để vào lớp Một là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn của mỗi con người. Có thể nêu ra các lí do sau:
- Đó là ngày khai trường đầu tiên của một người học sinh.
- Háo hức vì được đến học ở ngôi trường mới, được quen nhiều bạn mới, thày cô mới.
- Là dấu mốc đầu tiên đánh dấu một bước trưởng thành của con người.
4. Để viết được đoạn văn cần:
- Chọn lọc chi tiết gây ấn tượng nhất (hoặc quan trọng nhất với bản thân em).
- Kể lại sự vệc, chi tiết ấy.
 
- Chú ý các biện pháp liên kết câu, các câu mở đoạn, kết đoạn và các câu triển khai sao cho đoạn văn được kết nối rõ ràng, rành mạch và gợi cảm.
 

 

19 tháng 9 2016

a) Nam: phương Nam
    quốc: nước
    sơn: núi
    hà: sông
    Nam: nước Nam
    đế: vua
    cư: ở

b) Sơn hà, đế quốc, Nam đế

c) Thiên1: trời
    Thiên2: nghìn
    Thiên3: lệch, nghiêng về một bên

17 tháng 9 2018

b, sơn hà ,nam quốc ,nam đế ,đế cư

21 tháng 9 2017

(1)Từ Tôi trỏ con cò-->> Nhờ câu trước đó.
-Tôi 1: Phụ ngữ của động từ(vớt)

-Tôi 2: làm chủ ngữ.

(2) Tôi: trỏ Thành(atrai Thủy)--->> Nhờ nội dung đoạn văn

-tôi 1: Phụ ngữ cho danh từ mẹ(mẹ tôi)

-tôi 2: Phụ ngữ cho danh từ cánh tay

-tôi 3: Là chủ ngữ

(3) Ấy: Trỏ tài năng của quan tướng cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn vai---> Nhờ câu trước đó.

(4) Thế: Trỏ sự việc mẹ yêu cầu 2ae chia đồ--> Nhờ câu trước đó.

(5,6) Ai, sao dùng để hỏi.

Tôi, ấy, sao, thế, ai--> là đại từ.

18 tháng 9 2016

a) dùng để hỏi

b) trỏ, hỏi, chủ ngữ, vị ngữ, động từ, tính từ

c) đại từ để trỏ:

-sự vật, người: tôi, chúng tôi, nó,chúng nó,tạ,chung ta,mày,hắn,họ

-HĐ, T/C, sự việc: vậy, thế

đại từ để hỏi:

-người, sự vật: ai

-số lượng: bao nhiêu, bao giờ

- HĐ, T/C, sự việc: gì, nào,sao,thế nào,ra sao

19 tháng 11 2016

Nữ : Đông Nhi

Nam : Noo Phước Thịnh

19 tháng 11 2016

Nữ: Song Thư, Khởi My, Đông Nhi,....

Nam: Noo Phước Thịnh, Issac,....

1 tháng 1 2017

Thank you very much

1 tháng 1 2017

năm mới vv, ngày càng xik gái/xik trai, hc zỏi, thật nhìu may mắn =)))

5 tháng 4 2017

điền theo thứ tự này bạn nhé:1;2;5;3;6;4;7

chúc bạn học tốthaha

5 tháng 4 2017

Thứ tự sắp xếp đúng sẽ là:

1. Quốc hiệu và tiêu ngữ

2. Địa điểm và thời gian làm giấy đề nghị

3. Tên văn bản: Giấy đề nghị( hoặc Bản kiến nghị)

4. Nơi( người) nhận đề nghị

5. Người( tổ chức) đề nghị

6. Nêu sự việc, lí do và ý kiến cần đề nghị

7. Chữ kí và họ tên người đề nghị

Chúc bn học tốt!!!ok

22 tháng 12 2016

Chủ đề quê hương đất nước:

Quê em rừng cọ, đồi chè

Chiều về tiếng sáo, tiếng ve đong đầy

Quê em con người thơ ngây

Ngày thêm đổi mới, cuộc đời ấm no.

22 tháng 12 2016

hay

cx đc đó