K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 12 2016

Học tốt Ngữ Văn 6 trang 6969

19 tháng 3 2017

Nhân vật thầy giáo Hamen trong buổi học cuối cùng

– Thầy ăn mặc bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng: áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu.

– Thầy nói năng với học sinh dịu dàng, không giận dữ quát mắng. Thầy kiên nhẫn giảng bài, chuẩn bị bài học rất chu đáo.

– Thầy ca ngợi tiếng Pháp, tự phê bình mình và mọi người có lúc đã sao nhãng việc học tập và dạy tiếng Pháp. Thầy coi tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa của chốn lao tù.

– Buổi học kết thúc, thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm".

Tóm lại: Thầy Hamen là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và người yêu nước sâu sắc.

19 tháng 3 2017

Trong buổi học cuối cùng, hình ảnh thầy Ha-men (văn bản Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê) hiện lên thật khác với những ngày thường.

Thầy mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. Đó là bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng. Mái tóc đã lốm đốm hoa râm của thầy được chải gọn gàng. Thầy đi đôi giày đen rất hợp với sự trang trọng của bộ lễ phục.

Thầy chuẩn bị bài học rất chu đáo. Giáo án được viết bằng thứ mực đắt tiền; những dòng chữ nghiêng nghiêng, rõ ràng, nắn nót, kẻ tiêu đề cẩn thận nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Thầy giảng bài bằng giọng nói dịu dàng; lời nhắc nhở của thầy cũng hết sức nhã nhặn, trong suốt buổi học người không giận dữ quát mắng học sinh một lời nào. Ngay cả với cậu bé đến muộn Phrăng, thầy cũng chỉ nhẹ nhàng mời vào lớp. Tất cả học sinh trong lớp đều thấy rằng: Chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng bài như vậy.

Trong bài giảng của mình, thầy luôn ca ngợi tiếng Pháp – tiếng nói dân tộc - và tự phê bình mình cũng như mọi người có lúc đã sao nhãng viẹe học lập và dạy tiếng Pháp. Mỗi lúc ihầy nói đến những điều đó, giọng lliầy như nghẹn lại, lạc đi và gưưng mặt hằn lên những nếp nhăn đau đớn. Thầy còn nhấn mạnh rằng, chính tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa trong chốn lao tù, giúp mỗi người tù vượt tù "vượt ngục tinh thần", nuôi dưỡng lòng yêu nước.

Buổi học kết thúc, những tiếng kèn hiệu khiến thầy Ha-men xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm".

Những thay đổi của thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng đã khẳng định một điều chắc chắn: Thầy là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và là người yêu nước sâu sắc.

18 tháng 7 2017

"Trăng tròn như mắt cá/Chẳng bao giờ chớp mi" Đó là những hình ảnh được trích trong bài thơ"Trăng ơi..Từ đâu đến" của Trần Đăng Khoa. Tác giả đã khéo léo sử dụng sự vật "mắt cá" để so sánh với "ánh trăng", rằng muốn thể hiện rằng trăng tròn xoe, long lanh, sáng giữa màn đêm tăm tối.Mắt cá tròn, long lanh được dùng để so sánh với trăng thu đêm rằm rất trong sáng và tròn vành vạnh, một cách nói thật độc đáo và biểu cảm. Bên cạnh đó, câu thơ "Chẳng bao giờ chớp mi"muốn nói rằng, trăng một mình lặng lẽ trong đêm khuya soi cho dân cho nước, chẳng bao giờ chợp mắt như chú cá dưới đại dương bao la. Cách nói thật sinh động mà gợi cho ta một hình ảnh đẹp của ánh trăng đêm khuya. Trăng như người bạn thân của mọi nhà, là ánh đèn sáng rọi đường tối tăm. Thật thích thú, thật gợi cảm! Tác giả Trần Đăng Khoa thật giỏi và thật tài tình, ông hiểu biết rộng và làm phục lòng người đọc. 2 hình ảnh thơ trên chính là một minh chứng.

1 tháng 12 2016

Trên đất nước Việt Nam này có biết bao nhiêu nơi đẹp. Thật tự hào khi chúng ta là một "giọt nước nhỏ" giữa một đại dương hình chữ S. Không ai có thể nói đc sự tươi đẹp này. Nếu có cơ hội đc đi khắp mảnh đất Việt Nam này, bạn sẽ phải thốt lên:" Ổi! Việt Nam quê ta đẹp quá!" Thật vậy! Nếu nói về một nơi rực rỡ, đẹp nhất của Việt Nam thì chắc phải nói đến Thủ đô Hà Nội. Nhưng đây là nói chung cho sự đẹp đẽ của Việt Nam, chứ nếu nói thật ra thì nơi nào của Việt Nam cũng đẹp cả!!!

XL....Mới viết được mở bàieoeoeoeoeoeo

Chúng tôi vào thăm một gia đình nổi tiếng nhất đất cồn này về nghề trồng cây kiểng và cây ăn trái. Vô số những loài cây kiểng đang khoe sắc. Hòn non bộ nho nhỏ với dáng điệu ông tiều phu gánh củi, với đứa trẻ chăn trâu gợi cho tôi nhớ đến cái quạnh quẽ trong bài thơ “Vịnh Đèo Ngang” cửa Bà Huyện Thanh Quan. Có những cây xương rồng đã tồn tại hơn trăm năm đang khoe dáng vừa cổ kính vừa kiêu hãnh trước những con mắt tò mò của lũ chúng tôi. Chúng tôi rẽ qua lối vào vườn cây án trái. Quả là tiếng đồn không ngoa. Cây trái ở đây nhiều vô kể. Tán cây xanh thẩm, dày, rất dày. Tôi len vào tán một cây nhãn, đi vòng quanh khu vườn ấy. Ánh nắng mặt trời không chiếu được đến gốc, mặt đất mềm mềm, bốc lên mùi ẩm mục của lá cây. Nhìn lên phía trên chỉ thấy lốm đốm những mảnh nắng nhàn nhạt tan trong, vòm lá xanh và những chùm nhãn chín mọng, trắng xóa.

Bởi trái cây ở đây rất nhiều nên người ta không bọc xuể, các chùm trái rơi xuống dưới phía tán cây thật to, đều tăm tắp. Tôi lấy cái giỏ làm bằng lá dừa nước đựng nhãn chín. Chỉ loáng qua chừng hai mươi phút đã đầy giỏ. Tôi gọi các bạn. Ồ, bạn nào cũng đầy một giỏ như tôi. Hớn hở làm sao! Chúng tôi liên hoan tại chỗ, ngay bên gốc nhãn. Sau đó, được chủ vườn cho phép, lũ chúng tôi lại còn ních thêm cho đầy những túi quần, túi áo. Có cậu đã phùng phình cả người mà bước ra vẫn còn luyến tiếc…

Cứ thế, chúng tôi đi qua các vườn trái cây khác như chôm chôm, boòng boong, dâu… Quả là tuyệt vời. Muôn vàn trái cây như các đèn lồng xanh, đỏ, vàng cứ nhấp nháy trong mắt, bắt buộc chứng tôi phải chú ý và phải “thăm” nó. Rời khỏi vườn trái cây, chúng tôi tiếp tục đi đến “Nhà nghỉ Công đoàn” của Cồn Rồng. Đâu đâu cũng là một màu xanh trù phú. Lướt qua những vườn nhãn, chúng tôi chỉ nghe tiếng cười nói của những người làm vườn, phải hết sức chú ý mới thấy được những bàn chân thấp thoáng, lá cây đã phủ tất cả. Bọn nhóc chúng tôi có thể chơi trò trốn tìm thỏa sức mình trong tòa lâu đài xanh kì diệu ấy. Các ngôi nhà ở Cồn Rồng chủ yếu là mái ngói, một kết quả do nguồn lợi trái cây đem lại. Hàng rào được xén tỉa rất cẩn thận dài trên đường đi. Một bên là vườn cây, một bên là nhà, con đường lát gạch như muốn kéo dài ra mãi. Chúng tôi vừa đi vừa “thanh toán” sản phẩm cây vườn, chẳng mấy chốc đã đến đích, bại một lần nữa hồi hộp và nóng lòng vì phải chờ mua vé. Không bao lâu sau, chúng tôi đã thoải mái tung tăng trong khu nhà nghỉ. Sân rộng rãi được lát xi măng và dựng tượng chín con rồng với chín kiểu điêu khắc khác nhau. Mỗi con đều mang vẻ uy nghi của quyền lực. Rồi chiếc Cửu đỉnh khổng lồ được ghép bằng gốm Bát Tràng, đã có người đề nghị đặt nó trong lồng kính đề bảo vệ một thành quả nghệ thuật hiếm có. Chúng tôi đứng lặng rất lâu để ngắm kĩ từng phiến gấm óng ánh. Có hàng vạn phiến như thế…

Chơi vơi, chơi vơi, đó là cảm giác chung của du khách khi đứng trên chiếc cầu cao vời vợi như treo lơ lửng giữa không trung. Trên đó, bạn phóng tầm mắt ra xa: Cù lao Minh chập chờn trước mắt, bên cánh trái là thành phố Mĩ Tho sầm uất với cái dáng lờ mờ cửa những ngôi nhà phố chợ ven sông, bên phải là Bến Tre với dừa xanh phủ liền cả bến sông dài thăm thẳm. Gió thổi lồng lộng, con người lúc này dường như muốn quên đi tất cả, tất cả trần thế để bay lên cao, phiêu diêu cùng mây gió. Gió thổi làm các cụm bần cứ xào xạc, xào xạc.

3 tháng 10 2016

Bài này mk cx cần nà ! Mọi người ơi xin hãy giúp mk và  FAIRY TAIL undefinedundefined

3 tháng 10 2016

“​Bạn bè là nghĩa tương thân

Khó khăn, thuận lợi ân cần bên nhau”

Đó là suy nghĩ và hành động của tập thể lớp chúng em. Minh Hoàng là một trong những tấm gương tốt của lớp. Em cùng Minh Hoàng đã kề cận bên nhau suốt chặng đường tiểu học. Rồi lên lớp 6, chúng em lại cùng chung một lớp. Em hiểu bạn ấy rất nhiều.

Hoàng thông minh, hiếu học. Vì nhà nghèo, Hoàng phải phụ mẹ bán bánh mì ở hè phố. Tuy gian khổ nhưng Hoàng vẫn khắc phục mọi khó khăn để học tập. Hoàng luôn quan tâm đến bạn bè, nhất là những bạn yếu, những bạn có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Hoàng không ngại kèm cặp để giúp đỡ bạn yếu cùng tiến. Hàng ngày, sau khi giúp bố mẹ làm xong mọi việc, Hoàng tranh thủ học bài, làm bài, thời gian còn lại Hoàng sang nhà các bạn yếu để động viên, giúp đỡ các bạn vượt qua những bài toán khó. Đến lớp, Hoàng kiên nhẫn giảng lại cho các bạn yếu từng bài tập làm văn, từng bài toán, lại hướng dẫn cả cách viết chính tả, cách trình bày bài vở… Có lúc em thầm nghĩ: Lớn lên bạn ấy làm thầy giáo là hợp lí nhất. Điều ấy đã khiến em càng mến phục Hoàng hơn.

Hoàng vẫn thầm lặng giúp cho bạn yếu vươn lên mỗi ngày, không cần đợi cô giáo nhờ vả. Hoàng rất tận tâm với bạn. Hoàng vui khi bạn bè tiến bộ, Hoàng buồn khi các bạn bị điểm kém hơn mình.

Lòng kiên nhẫn đã giúp Hoàng cùng cô giáo nâng được chất lượng của các bạn yếu trong lớp. Hoàng kiên trì giúp các bạn cùng tiến. Bởi lẽ đó, cô giáo cùng tập thể lớp rất quí mến Hoàng.

Noi gương Hoàng, tập thể lớp chúng em luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ.

Chúng em yêu lớp, yêu trường, yêu thầy cô, bè bạn. Em lại càng tự hào khi có người bạn như Hoàng.

5 tháng 5 2017

Văn học hiện đại thể hiện sự cách tân của tầng lớp trí thức thời bấy giờ, họ mang luồng gió phương Tây thổi vào văn học Việt nam, đem cho nó sắc thái mới, tiếng nói mới: phá bỏ niêm luật, cách viết tự do, cho khoảng trời để cái tôi được cất tiếng và bày tỏ nguyện vọng, được nuôi bởi dưỡng chất ái tình...

3 tháng 12 2018

Ngồi thu mình trong căn buồng giam chật hẹp, Thạch Sanh rơi vào tâm trạng rối bời, suy nghĩ mông lung.

Trước nay, Thạch Sanh ta vốn sống lương thiện, chẳng hại ai bao giờ. Ấy vậy mà sao trời đất không thương lại để ta rơi vào tình trạng như hiện nay. Tưởng đâu có một người anh em cùng giúp đỡ nhau trong cuộc sống, ai ngờ ta lại bái một kẻ bất nhân làm anh. Lí Thông ơi Lí Thông! Sao ngươi nỡ tâm hại ta đấn bước đường cùng. Hoá ra tình anh em trước nay chỉ có mình ta coi trọng thôi ư? Thật đáng buồn. Thì ra từ trước đến nay ngươi chỉ lợi dụng ta để mưu lợi cho bản thân? Việc canh miếu thần chỉ là một âm mưu thế mạng, việc giúp ta trốn hình phạt của nhà vua chỉ là trò bịp bợm để tranh công? Tất cả đều là lừa lọc và giả dối. Ta đâu phải vì muốn lập công, lĩnh thưởng mà giết chằn tinh, chẳng qua là để tự vệ và nếu vì tự vệ mà giúp nhân dân diệt trừ một mối nguy lớn âu đó cũng là việc nên làm. Chỉ xót xa một niềm, Lí Thông sống quá bac. Không còn tình anh em, hắn cũng chẳng còn tình ngưòi. Hắn chỉ vì lợi ích cá nhân mà đang tâm lấy đá lấp hang, muốn đưa ta vào chỗ chết. Hành động bỉ ổi của hắn thật đáng cho ta căm hận. May thay, thế giới rộng lớn, đường đi muôn ngả, ta nhờ có con trai vua Thủy Tề mà thoát khỏi hang đá, được xuống thuỷ phủ chơi lại còn được tặng cây đàn mang về làm bạn. Không muốn tranh giành với đời, với người, ta đã lẳng lặng quay về gốc đa xưa sinh sống. Ấy vậy mà Lí Thông kia vẫn chẳng buông tha. Hắn lại còn đem bạc vàng bỏ vào gốc đa, vu vạ bắt ta vào chốn này. Chỉ có thể là hắn. Không thể còn ai khác.

Lí Thông bạc, ta đành cam tâm, nhưng cớ sao một người con gái trong trắng, hiền lành và yếu đuối mà sao cũng quay lưng với ta. Sao nàng không lên tiếng nói rõ mọi việc trong hang đại bàng? Nàng không muốn nói hay nàng không thể nói? Chẳng lẽ trên đời này không còn ai tốt không còn chỗ cho ta dung thân hay sao? Nỗi buồn này biết tỏ cùng ai? Đàn ơi! Giờ ta chi có ngươi bầu bạn, ta chỉ có thể tin tưởng vào ngươi mà thôi!

Cây đàn như có tâm hồn, nó như thay lời Thạch Sanh ngân lên những khúc ca ai oán.

"Đàn kêu: Ai chém chằn tinh Cho mày vinh hiển dự mình quyền sang?

Đàn kêu: Ai chém xà vương Đem nàng công chúa triều đường về đây

Đàn kêu: Hỡi Lí Thông mày Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân?

Đàn kêu: Sao ở bất nhân Biết ăn quả lại quên ân người trồng?... ”

ok Tick cho mk nha!

4 tháng 4 2017

Câu 1: Nhắc lại tên các thành phần câu em đã được học ở bậc Tiểu học?

Trả lời: Tên các thành phần chính của câu đã học ở Tiểu học:

- Chủ ngữ

- Vị ngữ

- Trạng ngữ.

Câu 2: Tìm các thành phần câu nói trên trong câu sau:

Chẳng bao lâu tôi trở thành một chàng dể thanh niên cường tráng.

(Tô Hoài)

Trả lờí:

Chẳng bao lâu tôi // đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.

Trạng ngữ CN VN

Câu 3: Thử lần lượt bỏ từng thành phần câu nói trên rồi rút ra nhận xét:

- Những thành phần nào bắt buộc phải có mặt trong câu để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn.

- Những thành phần nào không bắt buộc phải có mặt trong câu?

Trả lời:

- Những thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu là chủ ngữ và vị ngữ.

- Thành phần không bắt buộc phải có mặt trong câu là trạng ngữ.

Câu 4: Nêu đặc điểm của vị ngữ:

- Vị ngữ có thể kết hợp với những từ nào về phía trước?

- Vị ngữ trả lời cho những câu hỏi như thế nào?

Trả lời:

- Vị ngữ có thể kết hợp với các phó từ: đã, sẽ, đang, sắp, từng, vừa, mới . .

- Vị ngữ có thể trả lời các câu hỏi: Làm sao? Như thế nào? Làm gì?...

Câu 5: Phân tích cấu tạo của vị ngữ trong những câu dẫn ở mục 2. II SGK.

Trả lời:

a) Vị ngữ: ra đứng cửa hàng, xem hoàng hôn xuống.

b) Vị ngữ: nằm sát bên bờ song, ồn ào, đông vui, tấp nập.

c) Vị ngữ: là người bạn thân của nông dân Việt Nam; giúp con người trăm nghìn công việc khác nhau.

- Vị ngữ thường là động từ (cụm động từ), tính từ (cụm tính từ) như ở ví dụ a, b và câu thứ hai trong ví dụ c. Ngoài ra, vị ngữ còn có thể là danh từ hoặc cụm danh từ như ở câu 1 trong ví dụ c

Câu 6: Đọc lại các câu vừa phân tích ở mục II SGK

1. Cho biết mối quan hệ giữa sự vật nêu ở chủ ngữ với hành động, đặc điểm, ưạng thái ... nêu ở vị ngữ là quan hệ gì?

2. Chủ ngữ có thể trả lời những câu hỏi như thế nào?

Phân tích cấu tạo của chủ ngữ trong các câu đã dẫn ở mục I, II SGK Trả lời:

Chủ ngữ trong các câu đã cho (tôi; chợ Năm Căn; cây tre; tre; nứa mai, vầu) biểu thị những sự vật có hành động trạng thái, đặc điểm nêu ở vị ngữ.

Chủ ngữ thường trả lời các câu hỏi: Ai?, Cái gì?, Con g/?,...

Về mặt cấu tạo:

- Chủ ngữ có thể là đại từ (tôi), danh từ hoặc cụm danh từ (cây tre; chợ Năm Căn; tre, nứa, mai, vầu)

- Câu có thể có:

+ một chủ ngữ: tôi, chợ Năm Căn, cây tre

+ nhiều chủ ngữ: tre, nứa, mai, vầu.