...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 3 2018

1. Biện pháp hoán dụ (lấy bộ phận chỉ toàn thể) - "Hai bàn tay ta hãy làm tất car" , hai bàn tay là tượng trưng cho sức lao động của con người. Tác dụng: khẳng định sức mạnh của con người làm chủ cuộc đời.

2. Nội dung: Niềm hân hoan, tự hào, hứng khởi khi con người được làm chủ đất nước, làm chủ cuộc đời

Đọc kĩ các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi1. "...Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cách cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra".a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Cho...
Đọc tiếp

Đọc kĩ các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi

1. "...Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cách cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra".

a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Cho biết thể loại và phương thức biểu đạt?

b) Đoạn văn trên giúp em hiểu được điều gì?

c) Tìm các quan hệ từ trong đoạn văn trên và cho biết ý nghĩa các quan hệ từ đó.

d) _ Xác định đại từ trong đoạn văn trên.

_ Cho biết nó thuộc loại đại từ nào?

_ Đặt câu có đại từ vừa tìm được.

2.

- "...việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa".

- "Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy".

- "bố không thể nén được cơn tức giận đối với con".

- "Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ".

​- "...thà rằng bố không có con, còn hơn thấy con bội bạc với mẹ".

a) Những câu văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt? Hoàn cảnh sáng tác?

b) Nội dung các chi tiết trên thể hiện điều gì?

c) Tìm các từ ghép trong những câu văn trên và phân loại các từ ghép đó.

d) Hãy đặt 1 câu với 1 từ ghép đẳng lập và 1 câu với 1 từ ghép chính-phụ vừa tìm được.

​3. "Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân"

a) Hai câu thơ trên trích trong văn bản nào? Nêu hoàn cảnh ra đời? Văn bản được làm theo thể loại nào? Trình bày theo phương thức biểu đạt chính nào?

b) Nội dung bài thơ là gì?

c) Chỉ ra điệp ngữ được vận dụng trong bài thơ. Xác định các dạng điệp ngữ đó.

d) Hãy cho biết bức tranh thiên nhiên trong bài thơ đã nói lên điều gì trong lòng tác giả? ( Viết thành một đoạn văn dài 5-7 câu ).

 

 

 

 

0
15 tháng 12 2019

Câu 1:

Biện pháp tu từ:

- Điệp ngữ cách quãng "nghe" lặp lại 3 lần mở đầu 3 dòng thơ liên tiếp đề nhấn mạnh âm thanh của tiếng gà trưa tác động đến người chiến sĩ trên đường hành quân, thể hiện nỗi xúc động từng đợt trào dâng trong lòng anh khi nghe âm thanh quen thuộc của quê hương
- Phép liệt kê, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: người lính không chỉ nghe âm thanh tiếng gà bằng thính giác mà còn cảm nhận bằng thị giác, bằng cảm giác, cảm xúc của tâm hồn, bằng hồi ức. Khi nghe âm thanh tiếng gà quen thuộc, người chiến sĩ có cảm giác như nắng trưa cũng lung linh xao động, thấy khỏe lên, bàn chân đỡ mỏi, con đường hành quân bớt xa. Tiếng gà trưa đã đánh thức những kỉ niệm tuổi thơ với bà , gia đinh, quê hương, tiếng gà như 1 sợi dây vôi hình nối liền quá khứ với hiện tại...

Chúc bạn học tốt!

I. Trắc nghiệm khách quan (2,5 điểm, 10 câu, mỗi câu 0,25 điểm)Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng.1. Bài thơ Sông núi nước Nam thường được gọi là gì?A. Hồi kèn xung trậnB. Khúc ca khải hoànC. Áng thiên cổ hùng vănD. Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên2. Bài Sông núi nước Nam được viết cùng thể thơ với bài nào?A. Phò giá về kinhB. Bài ca Côn SơnC. Bánh trôi nướcD. Qua...
Đọc tiếp

I. Trắc nghiệm khách quan (2,5 điểm, 10 câu, mỗi câu 0,25 điểm)

Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng.

1. Bài thơ Sông núi nước Nam thường được gọi là gì?

A. Hồi kèn xung trận

B. Khúc ca khải hoàn

C. Áng thiên cổ hùng văn

D. Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên

2. Bài Sông núi nước Nam được viết cùng thể thơ với bài nào?

A. Phò giá về kinh

B. Bài ca Côn Sơn

C. Bánh trôi nước

D. Qua Đèo Ngang

3. Bài thơ Sông núi nước Nam ra đời trong hoàn cảnh nào?

A. Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.

B. Lý Thường Kiệt chống quân Tống trên sông Như Nguyệt.

C. Trần Quang Khải chống giặc Nguyên ở bến Chương Dương.

D. Quang Trung đại phá quân Thanh.

4. Bài thơ Sông núi nước Nam đã nêu bật điều gì?

A. Nước Nam là đất nước có chủ quyền và không một kẻ thù nào xâm phạm được.

B. Nước Nam là một đất nước có truyền thống văn hiến từ ngàn xưa.

C. Nước Nam rộng lớn và hùng mạnh, có thể sánh ngang với các cường quốc khác.

D. Nước Nam có nhiều anh hùng sẽ đánh tan giặc ngoại xâm.

5. Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ sơn hà?

A. Giang sơn

B. Sông núi

C. Đất nước

D. Sơn thuỷ

6. Nghệ thuật nổi bật của bài thơ Sông núi nước Nam là gì?

A. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu cảm xúc

B. Sử dụng điệp ngữ và các yếu tố trùng điệp

C. Ngôn ngữ sáng rõ, cô đúc, hoà trộn giữa ý tưởng và cảm xúc

D. Nhiều hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng

7. Trong các bài thơ sau, bài nào là thơ Đường?

A. Phò giá về kinh

B. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

C. Cảnh khuya

D. Rằm tháng giêng

8. Nhận xét nào sau đây không đúng về tác phẩm trữ tình?

A. Tác phẩm trữ tình thuộc kiểu văn bản biểu cảm.

B. Tác phẩm trữ tình chỉ dùng lối bày tỏ trực tiếp tình cảm, cảm xúc.

C. Tác phẩm trữ tình có ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm.

D. Tác phẩm trữ tình có thể có yếu tố tự sự và miêu tả.

9. Thành ngữ trong câu "Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con." giữ vai trò gì?

A. Chủ ngữ

B. Vị ngữ

C. Bổ ngữ

D. Trạng ngữ

10. Lối chơi chữ nào được sử dụng trong hai câu sau:

"Con cá đối bỏ trong cối đá
Con mèo cái nằm trên mái kèo"

A. Từ ngữ đồng âm

B. Cặp từ trái nghĩa

C. Nói lái

D. Điệp âm

II. Tự luận (7, 5 điểm)

11. (2 điểm): Nhận xét ngắn gọn về sự khác nhau của cụm từ ta với ta trong hai bài thơ Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan) và Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến).

12. (5,5 điểm): Viết bài văn biểu cảm (có sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự) theo một trong hai chủ đề sau:

  • Một kỉ niệm tuổi thơ.
  • Tình bạn tuổi học trò.

 

4

Giống nhau: Đều kết thúc bằng cụm từ ta với ta, đều trực tiếp thể hiện cảm xúc, tâm trạng của chủ thể trữ tình
Khác nhau:
- Trong bài bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến:
+ Ta: Tác giả (Nguyễn Khuyến)
+ Ta: Khách (bạn)
=> Quan hệ gắn bó hòa hợp. Chỉ 2 người, nhưng thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách.
- trong bài qua đèo ngang của bà huyệt thanh quan:
+ Ta: Đều chỉ tác giả (Bà Huyện Thanh Quan)
=> Tâm trạng buồn, cô đơn. Chỉ 1 người, 1 tâm trạng
Cụm từ ta với ta:
+ Bà Huyện Thanh Quan: Một mình đối diện với chính mình biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô đơn của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ
+ Nguyễn Khuyến: Tôi với bác là chúng ta với nhau, thể hiện một tình bạn gắn bó keo sơn vừa kín đáo bộc lộ một chút tự hào chân chính về tình bạn ấy. Ta với ta trong thơ Nguyễn Khuyến là sự gặp gỡ giao lưu của một đôi bạn tri âm tri kỉ.
Giống: Cụm từ ta với ta đều được đặt ở vị trí cuối bài
Khác:
* Qua Đèo Ngang:
- Tuy hai mà một (tác giả đối diện với chính mình)
- Thể hiện sự nhỏ bé, thưa thớt của con người trc thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ, heo hút chốn Đèo Ngang
* Bạn đến chơi nhà:
- Tuy một mà hai (Chủ và khách)
- Thể hiện tình bạn đậm đà thắm thiết. Đó như một tiếng cười xòa và tiếng reo vui khi bạn đến nhà chơi

27 tháng 10 2016

Giúp mình với mọi người ơi! khocroi

I. Đọc hiểu Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: "Đi ta đi" khai phá rừng hoang Hỏi núi non cao đâu sắt đâu vàng ? Hỏi biển khơi xa đâu luồng cá chạy ? Sông Lô, sông Đà, sông Hồng, sông Chảy Hỏi đâu thác nhảy, cho điện xoay chiều ! Hỡi những chàng rtai, những cô gái yêu Trên những đèo mây, những tầng núi đá Hai bàn tay ta, hãy làm tất cả Xuân đã đến rồi, hối hả tương...
Đọc tiếp

I. Đọc hiểu

Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

"Đi ta đi" khai phá rừng hoang

Hỏi núi non cao đâu sắt đâu vàng ?

Hỏi biển khơi xa đâu luồng cá chạy ?

Sông Lô, sông Đà, sông Hồng, sông Chảy

Hỏi đâu thác nhảy, cho điện xoay chiều !

Hỡi những chàng rtai, những cô gái yêu

Trên những đèo mây, những tầng núi đá

Hai bàn tay ta, hãy làm tất cả

Xuân đã đến rồi, hối hả tương lai.

a, Xác định các biện pháp tu từ và các tác dụng của các biện pháp tu từ ấy.

b, Xác định nội dung chính của đoạn thơ.

II. Làm văn

Đề: Giá trị nhân đạo của truyện ngắn sống chết mặc bay.

Lưu ý phải có các nghệ thuật sau trong bài:

1. Lựa chọn ngôi kể

2. Xây dựng nhân vật điển hình

-câu chuyện điển hình...

- Miêu tả ngoại hình

- Ngôn ngữ của quân

- Hành động...

- Bản chất, tính cách lòng lang dạ thú, điển hình cho quân lại thời xưa...

3. Kết thúc câu chuyện...

Tên tác phẩm: lấy từ câu thành ngữ sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi...

Thanks nha

Ko đc chép mạng hay sách tham khảo nha

mình cần gấp lắm

0
16 tháng 12 2017

Đoạn trích:

"Cháu chiến đấu hôm nay

Vì tình yêu đất nước

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ."

a, Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ "Tiếng gà trưa" của nhà thơ Xuân Quỳnh

b, Ví dụ như:

Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng

c,

Trong bài thơ sử dụng chủ yếu là biện pháp điệp ngữ có tác dụng nhấn mạnh tính yêu tuổi thơ và mục đích chiến đấu cao cả của người chiến sĩ

16 tháng 12 2017

cảm ơn bn nhiều nhé

26 tháng 10 2016

khong ai giup dau

dau ai ranh ngoi day viet bai van dai thong long cho cau

 

26 tháng 10 2016

ơ cậu không đọc kỹ ak . Nó là đoạn văn

           Công cha như núi ngất trời   Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Dông          Trời cao biển rộng mênh  mông      Cù Lao chín chữ ghi lòng con ơi         Anh em nào phải thương xaCùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân         Yêu nhau như thể tay chân Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy. Ở đâu năm của nàng ơiSông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng Sông nào bên đục bên...
Đọc tiếp

           Công cha như núi ngất trời 

  Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Dông

          Trời cao biển rộng mênh  mông

      Cù Lao chín chữ ghi lòng con ơi

 

        Anh em nào phải thương xa

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân

         Yêu nhau như thể tay chân 

Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.

 

Ở đâu năm của nàng ơi

Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng 

Sông nào bên đục bên trong 

Núi nào thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh

Đền nào thiêng nhất xứ Thanh

Ở đâu mà lại có thành tiên xây

.....

Thành HÀ Nội năm của chàng ơi 

Sông Lục đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng

Nước Sông Thương bên đục bên trong

Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh

Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh

Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây.

 

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát 

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

phất phơ dưới nắng hồng ban mai 

Qua những bài ca dao trên, em có nhận xét gì về đời sống tâm hồn, tình cảm của người dân lao động xưa?

b) Nêu nhận xét của em về thể thơ của bài ca dao đó

Giúp mình vs tối nay mk di hc

Không lm cô xử tớ mất

Help me

 

1
25 tháng 9 2016

a)Qua những bài ca dao trên cho ta thấy được tính cảm của mỗi người đối với quê hương đất nước là niềm tự hào trước vẻ đẹp và sự giàu có của cảnh vật quê hương đất nước,tình cảm kính trọng tổ tiên,ong bà và thái độ biết ơn đối với công loa sinh thành dưỡng dục của cha mẹ tình cảm anh em thân thiết gắn bó.Qua đó phản ánh một cách sâu sắc tình cảm của người lao động dành cho gia dình người thân quê hương đất nước

b)Về thể thơ ca dao dân ca chủ yếu dùng thể thơ lục bát,ngoài ra con sử dụng thơ biến thể