Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
DÀN Ý
1. Đất nước nằm ngay trong bản thân của mỗi người, là một phần trong đời sống của mỗi người.
- Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần đất nước
- Em ơi em! Đất nước là máu xương của mình
2. Tác giả biện chứng về tinh thần đoàn kết gắn với sự trưởng thành của đất nước.
Khi hai đứa cầm tay
Đất nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất nước vẹn tròn to lớn
- Chú ý khai thác khái niệm cầm tay, mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa đoàn kết và sự phát triển của đất nước
3. Sự trường tồn của đất nước gắn liền với sự tiếp nối của các thế hệ công dân.
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang đất nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
- Chú ý khai thác mối quan hệ giữa Con ta - đất nước mơ mộng trong tương lai => Chứa đựng niềm tin vào sự trường tồn và tươi đẹp của Đất nước
4. Ý thức trách nhiệm công dân đối với đất nước
Phải biết gắn bó và san sẽ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên đất nước muôn đời.”
- chú ý khai thác giọng điệu tự nhủ - nhắn nhủ và nghệ thuật điều kiểu câu cầu khiến “Phải biết...”, giả thích khái niệm “hóa thân”
5. Đánh giá chung:
- Đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm : Trữ tình - chính luận.
Bài thơ “Các vị La Hán chùa Tây Phương” được Huy Cận viết vào năm 1960, được in trong tập “Bài thơ cuộc đời” (1963). Chùa Tây Phương là một chùa cổ đẹp nổi tiếng ở huyện Thạch Thất thuộc tỉnh Hà Tây. Có thuyết cho rằng chùa được xây dựng vào cuối thế kỷ 18. (Sách Văn 12). Lại có thuyết khẳng định: Chùa Tây Phương được xây dựng khá lâu đời. Năm 1554, chùa được trùng tu. Năm 1660, chúa Trịnh Tạc đến thăm và cho sửa sang lại, chùa càng đẹp hơn, quy mô hơn. Đến đời Tây Sơn, chùa lại được trùng tu một lần nữa và đúc chuông “Tây Phương cổ tự” (theo Nguyễn Phi Hoành).
Ngắm nhìn các pho tượng La Hán chùa Tây Phương – công trình mĩ thuật tuyệt diệu Huy Cận lòng vấn vương về nỗi đau đời khát vọng cứu đời của người xưa. Trong niềm vui đổi đời, nhà thơ vô cùng cảm thông với ông cha những thế kỷ trước, càng tin tưởng tự hào về chế độ mới sẽ mang lại hạnh phúc cho toàn dân. Sau khổ thơ đầu nhập đề bằng những vấn vương, ám ảnh của nhân vật trữ tình về các pho tượng chùa tây Phương,đến đoạn thơ này gồm 4 khổ thơ. Trong đó ba khổ đầu, mỗi khổ là một pho tượng hiện lên với những dáng vẻ, tư thế khác nhau tiêu biểu cho cả quần thể tượng.
Pho tượng La Hán thứ nhất là hiện thân của sự tích diệt đến khô gầy. Chân với tay chỉ còn lại “xương trần”. Tấm thân gầy như đã bị “thiêu đốt”. Mắt sâu thành “vòm” với cái nhìn “trầm ngêm đau khổ?”. Dáng ngồi tĩnh tọa bất động qua mấy ngàn năm:
“Đây vị xương trần chân với tay
Có chí thiêu đốt tấm thân gầy
Trầm ngâm đau khổ sâu vòm mắt
Tự bấy ngồi y cho đến nay”.
Pho tượng La Hán thứ hai như chứa đựng biết bao vật vã, dằn vặt, đau khổ. Mắt thì “giương”, mày thì “nhíu xệch”. Trán như đang “nổi sóng biển luân hồi” vô cùng vô tận. Môi cong lên “chua chát”. Tâm hồn khô héo. Bàn tay “gân vặn”, mạch máu thì “sôi” lên. Các chi tiết nghệ thuật, những nét khắc, nét chạm bằng ngôn ngữ đã gợi tả vẻ dữ dội đầy ấn tượng: về một chân tu khổ hạnh:
“Có vị mắt giương, mày nhíu xệch
Trán như nổi sóng biển luân hồi
Môi cong chua chát tâm hồn héo
Gân vặn bàn tay mạch máu sôi”
Pho tượng La Hán thứ ba rất dị hình. Ngồi trong tư thế “chân tay co xếp lại” chẳng khác nào chiếc thai non “tròn xoe”. Đôi tai rất kì dị “rộng dài ngang gối”. Vị tu hành này như suốt đời “nghe đủ chuyện buồn” của chúng sinh:
“Có vị chân tay co xếp lại
Tròn xoe tựa thể chiếc thai non
Nhưng đôi tai rộng dài ngang gối
Cả cuộc đời nghe đủ chuyện buồn”
Tóm lại, phần đầu bài thơ rất đặc sắc. Nghệ thuật tả các pho tượng rất biến hoá, nét vẽ, nét tạc nào cũng sống động và có hồn. Tượng La Hán là những tĩnh vật, nhưng tượng nào cũng được tả trong những tư thế và cử chỉ khác nhau, với một cõi tâm linh sâu thẳm. Các vị La Hán như đi tìm phép nhiệm màu cứu nhân độ thế, đang vật vã trong bế tắc. Nhà thơ không chỉ phản ánh một xã hội quằn quại đau khổ trong những biến động và bế tắc không tìm được lối ra mà còn thể hiện một tinh thần nhân đạo đáng quý, trân trọng và cảm thông.
Từ việc quan sát và miêu tả sắc sảo các pho tượng, đoạn thơ gợi lên những cảm nhận và suy tưởng sâu sắc về những khổ đau, bế tắc của cha ông trong quá khứ. Đoạn thơ bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc với những cuộc đời cũ khi chưa tìm được lối ra.
Câu 1. PTBĐ chính: Nghị luận.
Câu 2. Biểu hiện cụ thể của sự bất hiếu ngọt ngào:
- Những đứa con có điều kiện về kinh tế nhưng chỉ "báo hiếu" cha mẹ bằng cách đáp ứng đầy đủ cuộc sống về vật chất, còn gạt họ ra khỏi đời sống tinh thần. => họ bị bỏ quên trong chính ngôi nhà đầy đủ tiện nghi, bị thiếu thốn về tình cảm.
Câu 3.
Ý kiến trên nêu ra một dạng người tồn tại rất phổ biến và là một thực trạng đau lòng trong xã hội: Những đứa con bỏ rơi mẹ của mình trong đời sống tình cảm vì mải chạy theo guồng quay về vật chất. Những đứa con như thế là những kẻ mang tội.
Mang tội có nghĩa là cũng mắc lỗi giống như những đứa con bất hiếu, bỏ mặc không báo hiếu phụng dưỡng cha mẹ.
Suy nghĩ trên hoàn toàn đúng bởi mẹ đâu cần những thứ vật chất bề ngoài đó, điều mẹ cần ở mỗi người con là có thể vui vầy cùng con cháu lúc tuổi già, được quan tâm và đền đáp bằng tình cảm.
Câu 4. HS có thể chọn ra thông điệp cho mình để lí giải:
- Những kẻ vẫn cho mẹ mình ăn ngon, mặc đẹp nhưng bỏ quên mẹ mình trong thế giới tình cảm của họ cũng họ cũng mang tội.
- Việc bỏ rơi cha mẹ trong cuộc sống vật chất đủ đầy được coi là "sự bất hiếu ngọt ngào".
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và câu triết lý:
"Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, phúc hiện hình từ những gian khổ và hy sinh. Ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy”.
2. Vế 1 “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết... hy sinh”.
- Điều đó được thế hiện thông qua hình ảnh mảnh đất Điện Biên. Trong quá khứ, Điện Biên là một bãi chiến trường, một mảnh đất chết. Trong hiện tại, Điện Biên tràn ngập sự sống (màu xanh thẫm của đỗ của ngô, màu xanh non của lá mạ,... tiếng trẻ con khóc, tiếng cười nói,... bóng dáng nặng nề của những chị có mang...)
=> Sự sống nảy sinh từ trong cái chết.Sự sống là bất diệt
- Để có được sự hồi sinh ấy, “ mấy tháng liền lưỡi xẻng đi trước, con người theo sau, phát cây, gỡ mìn...”. Đó là quá trình lao động vất vả, là những gian khổ và hy sinh. Cái giá của sự sống ấy khá đắt. Con người phải đánh đổi bàng mồ hôi, nước mắt. Có người mất đi một phần cơ thể, có người hy sinh...
=> Sự sống, hạnh phúc hiện hình từ những gian khổ và hy sinh.
3. Vế 2: “Ở đời này ... ranh giới ấy”
- Thể hiện cái nhìn lạc quan, tích cực của tác giả vào cuộc đời. Không có con “đường cùng” nghĩa là không có sự bế tắc, kết thúc. “Chỉ có những ranh giới” là chỉ có những giới hạn tạm thời mà con người dễ dàng vượt qua bằng sức mạnh của chính mình và sự giúp đỡ của người khác.
- Điều đó thể hiện rõ nét qua nhân vật Đào. Với những đau khổ và bất hạnh trong quá khứ, có lúc Đào đã cho rằng đời mình đã vào đường cùng “ muốn chết nhưng đời còn dài nên phải sống”. Nhưng từ khi lên nông trường Điện Biên, được sống trong môi trường xã hội mới, cùng với những phẩm chất tích cực vốn có, Đào đã nhanh chóng hòa nhập vào cuốc sống mới, xóa dần đi mặc cảm quá khứ, thức dậy những khát vọng đẹp đẽ về cuộc đời và cuối cùng Đào tìm thấy hạnh phức trên nông trường. Thì ra, những đau khổ bất hạnh ấy không phải là đường cùng mà chỉ là ranh giới và Đào đã vượt qua.
4. Khẳng định tính đúng đắng và giá trị tích cực của câu triết lý. Nguyễn Khải cho ta cái nhìn lạc quan hơn về cuộc đời.
Với câu triết lý, ta nhận ra niềm tin tưởng của tác giả vào cuộc sống mới vào tính ưu việt của chế độ xã hội mới.
ĐỀ 1:
Câu 1 :Văn bản thuộc thể thơ 6 chữ.
Câu 2 : Ở đây, qua hai cụm từ "không được" và "không bao giờ được" cho thấy thái độ của người cha ở đây rất nghiêm khắc, dứt khoát.
Câu 3 : Người cha nhắc nhở con : "Biết tôn trọng lẫn nhau, yêu thương nhau chân thành, nhất là với những người có hoàn cảnh kém may mắn, bởi họ rất dễ bị tổn thương".
ĐỀ 2:
Câu 1 : Phương thức biểu đạt chính của đoạn là nghị luận.
Câu 2 : Từ ngữ thực hiện phép liên kết giữa câu 1 và câu 2 của đoạn văn trên được thế hiện ở từ “nó” (chủ ngữ của câu 2). Đó là phép thế.
Câu 3 : Người nắm giữ chìa khóa tương lai là : các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ. Chìa khóa ấy là cánh cửa mở ra hào bình, bình đẳng.
Câu 4 : Thành phần biệt lập trong đoạn văn trên : các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ. Tên gọi của thành phần biệt lập đó là thành phần phụ chú.
Câu 5 : Thái độ của tác giả thể hiện trong đoạn là một thái độ trân trong, biết ôn những người nắm giữ "chìa khóa" và bằng giọng văn nhẹ nhàng, tác giả đã nhắc nhở các thế hệ sau này cần nhớ ơn những người giữ "chìa khóa" vì đã mở ra một cuộc sống hòa bình, bình đẳng như ngày nay.