K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 6 2019

Câu 1

- So sánh thường cần đến từ so sánh hoặc dấu hiệu nhận biết phân biệt giữa các vế so sánh và vế được so sánh ( vd như dấu gạch ngang, dấu hai chấm...) So sánh có thể ngang bằng hoặc không ngang bằng.

- Ẩn dụ không cần từ hay dấu câu phân biệt giữa các sự vật sự việc được nêu ra. Do vậy, ẩn dụ còn được gọi là so sánh ngầm. Phép ẩn dụ giữa các sự vật sự việc thường mang ý nghĩa ngang bằng, tương đương.

Câu 2 :

- Nói ngọt lọt đến xương. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

- Nói nặng quá. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Câu 3

Hôm nay, em được bố mẹ cho đi xem buổi biểu diễn xiếc ở sân vận động. Ngay từ khi bước vào cổng soát vé, lòng em đã bồi hồi, háo hức một niềm mong đợi được ngắm nhìn những chú voi, chú chim làm xiếc. Đi vào bên trong rạp, thứ ánh sáng rực rỡ sắc màu chảy tràn vào mắt em, tiếng nhạc xập xình, vui nhộn kích thích mọi người cùng chờ mong một buổi biểu diễn đặc sắc. Rồi khi buổi diễn bắt đầu, trước tiên là bài máu của các anh chị đoàn xiếc để làm nóng bầu không khí, tiếp đến là màn trình diễn của bác nghệ sĩ cùng chú voi to khổng lồ. Từng động tác của người diễn viên kết hợp cùng bạn voi đều thật điêu luyện, cứ chiếc vòng nào được tung ra thì chú voi đều đón được và móc vào chiếc vòi của mình. Những chàng vỗ tay vang lên không ngớt. Sau đó, màn trình diễn của chú khỉ cũng ấn tượng không kém, chú nhảy từ cành này sang cành khác, trồng cây , ăn chuối rồi biểu diễn với chiếc vỏ chuối của mình, để lại tiếng cười cho khán giả. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều những phần diễn khác với chú trăn, chú mèo,…và tiết mục nào cũng để lại một màu sắc riêng. Kết thúc buổi biểu diễn xiếc hôm đó, nhà em ai cũng rất vui và phấn khích. Em hy vọng một ngày nào đó lại được cùng gia đình đi xem xiếc một lần nữa để gặp lại những chú động vật thật dễ thương ấy.

Phép ẩn dụ : “chảy tràn vào mắt “ (Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác)

20 tháng 6 2019

1)
+ So sánh thường cần đến từ so sánh hoặc dấu hiệu nhận biết phân biệt giữa các vế so sánh và vế được so sánh ( vd như dấu gạch ngang, dấu hai chấm...) So sánh có thể ngang bằng hoặc không ngang bằng.

+ Ẩn dụ không cần từ hay dấu câu phân biệt giữa các sự vật sự việc được nêu ra. Do vậy, ẩn dụ còn được gọi là so sánh ngầm. Phép ẩn dụ giữa các sự vật sự việc thường mang ý nghĩa ngang bằng, tương đương.

3)Tôi yêu ngôi trường của tôi-nơi từng bài ca ngân lên trong gió.Nơi những hàng cây Phượng đung đưa trong nắng hè rực lửa lên những ngọn đuốc hồng lung linh giữa bầu trời trong sáng. Ngôi trường ấy bao dung,hiền hòa như người mẹ dìu dắt ấm êm tôi lớn lên từ những bước chân còn chập chững.Nó mở ra cả hàng ngàn con đường mới mẻ chờ đón chúng tôi phía trước.Luôn yêu thương tôi ,nắn nót từng nét chữ thơ.Và giờ đây khi tôi lớn lên ngôi trường ấy vẫn còn rung động, còn mãi trong tim tôi.

Ẩn dụ: ngọn đuốc hồng(hình thức)

21 tháng 7 2017

1:Chủ đề bạn bè

Lớp em có 52 bạn. Chúng em luôn quan tâm, chia sẻ và yêu thương nhau. Nhưng em thích nhất là bạn Minh Trang. Bạn Minh Trang học rất giỏi và rất xinh đẹp. Bạn có nụ cười tươi như hoa, làn da của bạn trắng như tuyết. Những lời khuyên của bạn đã thắp lên trong em niềmctin và niềm hi vọng. Em rất yêu quý bạn Minh Trang.

- Ẩn dụ: Từ “thắp”.

30 tháng 4 2017

câu 2 bạn bỏ hộ mk dòng đầu nha, viết nhầm đấy, tại nhìn quyển vở r chép vào. hiha

2 tháng 4 2018

Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn. 
*lại: phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự. 
*ồn như vỡ chợ: so sánh 
*cụ bàng: nhân hóa kiểu dùng những từ vốn dùng để gọi người để gọi sự vật. 
*ướt đẫm ánh nắng: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. (thị->xúc) 
*trường: hoán dụ kiểu lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

26 tháng 2 2021
Tôi ko bít
5 tháng 5 2018

Dù đi đâu xa, làng quê tôi vẫn nằm trong trái tim của tôi. Làng xóm tôi nghèo như một đứa bé mồ côi, thoi thóp thở qua từng cuộc chiến tranh triền miên, cháy nung người trong những buổi trưa hè vất vả trên những cánh đồng ngập mặn. Trồng lúa lúa chết, nuôi tôm tôm chết. Nước mắt người nông dân cứ rơi chầm chậm, mặn chát như vị nước sông, từng giọt thánh thót trên những cánh đồng nứt nẻ dần dần trở nên hoang vu không dấu chân người. Những tà áo nâu, những bàn chân đất lần lượt bỏ ra đi trên vùng đất đồng chua sỏi đá này. Nhưng tôi thì khác. Tôi vẫn nghe đâu đó trong tiếng chuông chùa khi chiều xuống, những tiếng yêu thương của lòng đất mẹ đang gọi người về, cho đất lại mỡ màu cho vườn lại xanh trái.

5 tháng 5 2018

các bạn làm nhanh giúp mk đc k

ai nhanh mk k cho please

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
28 tháng 3 2018

1. Ẩn dụ hình tượng ở "mặt trời" trong câu thơ thứ hai.

2. 

a. Có một con ếch // sống lâu ngày trong một giếng nọ.

b. Tre // ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp.

28 tháng 3 2018

Thanks bạn nhìu

22 tháng 10 2016

Ngôi trường của em mang tên Phạm Văn Chiêu(1). Mặc dù mới được học tại trường chưa đầy một năm nhưng ngôi trường đã để lại trong em nhiều kỷ niệm đẹp(2). Trường rộng gồm 44 phòng học, sân trường được lát xi măng rất sạch với những tán cây bàng, cây phượng xanh mát(3). Giờ ra chơi, bóng áo trắng tràn xuống sân thật vui nhộn(4). Sân trường bỗng vui tươi hẳn lên(5). Em rất yêu trường với những giờ học, giờ chơi thật thú vị(6).
- Hoán dụ: từ “bóng áo trắng”.
- Nhân hóa: từ “vui tươi

Bạn tham khảo nha!

5 tháng 8 2016

 Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn. 
*lại: phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự. 
*ồn như vỡ chợ: so sánh 
*cụ bàng: nhân hóa kiểu dùng những từ vốn dùng để gọi người để gọi sự vật. 
*ướt đẫm ánh nắng: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. (thị->xúc) 
*trường: hoán dụ kiểu lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

1. Xác định các kiểu ẩn dụ trong các câu sau đây :–Người Cha mái tóc bạcĐốt lửa chó anh nằm.(Minh Huệ)–Bây giờ mận mới hỏi đàoVườn hồng đã cố ai vào hay chưa ?(Ca dao)–Đèn khoe đèn tỏ hơn trăngĐèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn ?(Ca dao)–Chỉ có thuyền mới hiểuBiển mênh mông nhường nào.(Xuân Quỳnh)–Này lắng nghe em khúc nhạc thơm.(Xuân Diệu)–Em thấy cơn mưa ràoNgập tiếng...
Đọc tiếp

1. Xác định các kiểu ẩn dụ trong các câu sau đây :

Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa chó anh nằm.

(Minh Huệ)

Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã cố ai vào hay chưa ?

(Ca dao)

Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng
Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn ?

(Ca dao)


Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào.

(Xuân Quỳnh)

Này lắng nghe em khúc nhạc thơm.

(Xuân Diệu)


Em thấy cơn mưa rào
Ngập tiếng cười của bố.

(Phan Thế Khải)

2.
Ẩn dụ sau đây thuộc kiểu ẩn dụ nào ? Sử dụng ẩn dụ như vậy có tác dụng gì ?
“Mà bên nước tôi thì đang hửng lên cái nắng bốn giờ chiều, cái nắng đậm đà của
mùa thu biên giới.”

(Nguyễn Tuân)
3. Những câu sau đây có câu nào sử dụng ẩn dụ không ? Nếu có, em hãy chỉ ra
những ẩn dụ cụ thể.

– Chúng ta không nên nướng tiền bạc của cha mẹ.
– Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.

(Hổ Chí Minh)
4. Trong sinh hoạt hằng ngày, chúng ta thường hay sử dụng ẩn dụ để trao đổi thông
tin và bộc lộ tình cảm. Em hãy kể một số ẩn dụ trong sinh hoạt hằng ngày.
5. Em hãy tìm những ẩn dụ trong ba bài thơ và các bài đọc thêm trong sách giáo
khoa Ngữ văn 6, tập hai.
6. Em hãy làm bài thơ theo thể thơ năm chữ có sử dụng ít nhất một phép ẩn dụ.
7. Trong đoạn thơ sau đây :
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương vù rộn tiếng chim.

(Tố Hữu)

a) Tìm các phép so sánh và ẩn dụ trong đoạn thơ.
b) Hãy viết thành văn xuôi đoạn thơ trên.
8.
Có người nói : “Sức mạnh của so sánh là nhận thức, sức mạnh của ẩn dụ là biểu
cảm”. Em hãy tìm vài ví dụ tiêu biểu để chứng minh.
Hướng dẫn giải bài tập phần ẩn dụ

1. Bài này là để củng cố kiến thức về các kiểu ẩn dụ. Học sinh đọc kĩ phần kiến
thức cơ bản và giải bài tập.
2.
a) Đây là kiểu ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
b) Cách sử dụng ẩn dụ như vậy có tác dụng làm cho sự vật, sự việc mình nói tới
thêm rõ, vì được tiếp nhận bằng cả hai giác quan.
3.
Bài này có hai ẩn dụ là “tắm” và “nướng”.
4.
Trong sinh hoạt hằng ngày chúng ta thường sử dụng các ẩn dụ sau đây :
thấy lạnh, nghe mệt, giọng nói khê nồng,… Dựa vào đó học sinh có thể kể rất
nhiều những ẩn dụ tương tự.
5.

Học sinh đọc kĩ ba bài thơ trong sách giáo khoa và các bài đọc thêm để tìm các ẩn
dụ. Tìm được, hãy gạch chân và điền vào bài tập, sau đó nhờ thầy, cô hoặc các bạn
cùng kiểm tra lại.
6. Học sinh nhớ là tìm ra ẩn dụ cũng khó, làm thơ có ẩn dụ lại càng khó, vì phải
chọn ẩn dụ hay và bất ngờ nhưng lại quen thuộc. Trước hết hãy chọn cách nói ẩn
dụ của bố mẹ thường nựng con hằng ngày, sau đó đưa những ẩn dụ ấy vào thơ.
Muốn làm được thơ học sinh phải học eách làm thơ.
7.
a) Đoạn thơ có hai phép ẩn dụ và một phép so sánh, người ta thường gọi là liên dụ.
Học sinh hãy chỉ ra cụ thể các phép ẩn dụ và phép so sánh theo gợi ý trên.
b)
Muốn làm được câu này học sinh cần nhớ ẩn dụ là so sánh ngầm, thiếu cả vế A, cả
phương diện so sánh và từ so sánh. Học sinh cố gắng phục hồi lại tất cả những yếu
tố còn thiếu trong đoạn thơ, chắc chắn đoạn thơ sẽ biến thành đoạn văn.
8. Học sinh cần nhớ trong ẩn dụ, sự vật, hiện tượng A và sự vật, hiện tượng B phải
có nét tương đồng và quen thuộc, chỉ gọi A là người ta hiểu B. Cho nên ẩn dụ
không đem đến cho ta hiểu biết gì thêm về B mà chỉ là cách gọi B một cách gợi
cảm. Trong so sánh chỉ cần A và B có một nét giộng nhau là đủ. Người ta công
khai đối chiếu hai sự vật, hiện tượng để giúp ta hiểu biết sự vật, hiện tượng nói đến
một cách có hình ảnh. Qua so sánh, người ta có cảm giác cụ thể hơn về sự vật, hiện
tượng muốn nói. Từ những gợi ý trên học sinh tự rút ra kết luận và làm bài.

4
12 tháng 4 2020

rảnh dữ

13 tháng 4 2020

có r đâu, bận muốn chết