K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 12 2016
 
1. Già rồi mà không biết suy tính, cứ nước đến chân mới nhảy.
2. Lão là người két sỉ, rán sành ra mỡ, không ai nhờ được lão cái gi cả.
3. Bọn đấy cá mè một lứa đều hư hỏng như nhau vậy.
4. Hắn là người ngu dốt, nói với hắn như nước đổ đầu vịt thôi.
5. Những lời cha mẹ dặn, con luôn ghi lòng tạc dạ.
6. Nhìn con gái lên nhận bằng khen, tôi như nở từng khúc ruột
10 tháng 12 2016

Bổ sung cho

Cherry Vũ

Mọi người cần phải giữ bí mật , đề phòng " tai vách mạch rừng"

Chúc bạn học tốt

20 tháng 11 2016
  1. -Nghĩa 1:Bạn đi tắm biển , nước tới chân bạn mới nhảy

​ -Nghĩa 2:Là chần chừ , chưa có quyết định sáng suốt với việc cần làm chờ tới khi chậm trễ mới bắt đầu làm

Đặt câu;Già rồi không biết suy tinh , đến khi nước chảy đến chân mới nhảy

2-Chỉ những người keo kiệt , bủn xỉn ý châm biếm mỉa mai

Đặt câu;lão là người kẹt sỉ,rán sành ra mỡ,không ai nhờ lão được cái gì cả

3-mink không biết

Đặt câu:Bọn đấy cá mè một lứa đều hư hỏng như nhau vậy

4-nghĩa 1:khắc ghi ơn của người khác đối với mình

-nghĩa 2:Oan thù sâu đậm,không thể nào quên

Đặt câu;những lời cha mẹ dặn con luôn ghi lòng tạc dạ

5-bạn tự tìm nhé

Đặt câu:Nhìn con gái lên nhận bằng khen,tôi nở từng khúc ruột

6-Chú ý giữ mồm miệng với những chuyện bí mật dù ở nơi kín đáo

Đặt câu:Tự nghĩ đi

20 tháng 11 2016

1. + Nghĩa: Là bạn chần chừ không có 1 quyết định sáng suốt trước 1 việc mà bạn phải làm để rồi chậm trễ rồi lúc đó mới bắt đầu làm!

+ Già rồi mà không biết suy tính, cứ nước đến chân mới nhảy.
2. + Nghĩa: chỉ những người keo kiệt, bủn xỉn, hà tiện, ý châm biếm, mỉa mai.
Vì sành vốn là thứ thủy tinh khô cứng không thể tan chảy ở nhiệt độ của lửa bình thường, nhưng ở đây thì có thể rán sành ra mỡ, ý nói tận dụng tất cả mọi thứ, từ những thứ mà vốn không thể dùng được.

+ Lão là người két sỉ, rán sành ra mỡ, không ai nhờ được lão cái gi cả.
3. + Nghĩa: ví tính người hết sức keo kiệt, bủn xỉn (hàm ý châm biếm, mỉa mai).

+ Bọn đấy cá mè một lứa đều hư hỏng như nhau vậy.
4. + Nghĩa: Những lời nói, lời dạy bảo, khuyên can, góp ý đối với một ai đó đều không có tác dụng gì với họ, vì họ không tiếp thu được, chỉ hoài công vô ích.

+ Hắn là người ngu dốt, nói với hắn như nước đổ đầu vịt thôi.
5. + Nghĩa: khắc sâu vào tâm trí, không bao giờ quên (thường nói về ơn nghĩa).

+ Những lời cha mẹ dặn, con luôn ghi lòng tạc dạ.
6. + Nghĩa: cảm giác vui sướng, hảnh diện về một điều gì đó (cái này mk không chắc).

+ Nhìn con gái lên nhận bằng khen, tôi như nở từng khúc ruột. 7. + Nghĩa: dù ở nơi vắng vẻ, kín đáo đến mấy thì lời nói ra cũng có thể lọt đến tai người khác, vì vậy đối với những chuyện cần giữ bí mật thì phải hết sức cẩn thận, chú ý giữ mồm giữ miệng.

+ Tôi nói với cô chuyện này, nhớ là phải tai vách mạch dừng không là lộ hết đấy! (Câu này mk tự đặt đấy, hình như ý nghĩa hơi đen tối, và có chút bá đạo).

 

30 tháng 6 2018

a) - Nghĩa: chỉ nơi không thuận tiện, khó khăn

- Đặt câu: Ông Ba vớ được múng đất này, chẳng khác gì chó ăn đá, gà ăn sỏi cả!

b) - Nghĩa: căm giận hết độ

- Đặt câu: Tôi bầm gan tím ruột vì ông lắm rồi đấy!

c) - Nghĩa: chỉ những người thật thà, thẳng thắn, không che dấu ai hết, có gì nói đó

- Đặt câu: Cô ấy thật là ruột để ngoài da

d) - Nghĩa: chú ý giữ mồm miệng với những chuyện bí mật, dù ở nơi kín đáo

- Đặt câu: Về chuyện đó, cậu nên nở từng khúc ruột một chút, sẽ tốt hơn!

e) - Nghĩa: chỉ sự vội vàng, hấp tấp

- Đặt câu: Sắp vào giờ học mất rồi, tôi vắt chân lên cổ chạy một mạch đến trường

g) - Nghĩa: chỉ sự ngang bướng, không chịu nghe lời, khó bảo

- Đặt câu: Mày đúng là vắt cổ chày ra nước mà

h) - Nghĩa: chỉ vẻ đẹp hoàn hảo cả 

- Đặt câu: Cô ấy thật nghiêng nước nghiêng thành

i) - Nghĩa: chỉ những người rất khỏe mạnh

- Đặt câu: Cậu bé mình đồng da sắt, một mình nâng cả 1 tảng đá lớn to bằng ngọn núi

k) - Nghĩa: chỉ trạng thái suy nghĩ rất kĩ, nhập tâm

- Đặt câu: Tôi phải nghĩ nát óc mới ra được bài toán thầy giao hôm trước

l) - Nghĩa: sức mạnh khủng khiếp, đáng sợ

- Đặt câu: Sơn Tinh dời non lấp bể làm cho Thủy Tinh lần nào đánh cũng phải chịu thua

30 tháng 6 2018

) Chó ăn đá gà ăn sỏi

chỉ một nơi đất đai khô cằn, trơ trọi, thời tiết khắc nghiệt, khó có thể làm ăn sinh sống, nơi đây cây cối cũng không phát triển, đất chỉ có đá với sỏi.

b) Bầm gan tím ruột :  chỉ thái độ căm giận hết sức

c) Ruột để ngoài da : tả tính người thật thà, bộp chộp, không giấu giếm ai điều gì, cũng không giận ai lâu

d) Nở từng khúc ruột : khắc sâu vào tâm trí ko bao h quên

e) Vắt chân lên cổ : chạy vắt giò lên cổ 

g) Vắt cổ chảy ra nước " Đây là 1 câu thành ngữ trong dân gian để chỉ sự keo kiệt, bủn xỉn 

h) Nghiêng nước nghiêng thành : ví sắc đẹp lộng lẫy của người phụ nữ có sức làm cho người ta say đắm mà để mất thành, mất nước

i) Mình đồng da sắt : chỉ sức mạnh của con ng

k) Nghĩ nát óc : câu này là thành ngữ à bn ??? nếu có thì nghĩa là con ng nghĩ đến một thứ j đó rất khó 

l) Dời non lấp biển :  sức mạnh ghê gớm chí anh hùng 

bn tự làm phần đặt câu nha ! dễ lắm bn chỉ cần bít 

nghĩa là làm được .

hok tốt

7 tháng 12 2017

“Việt Bắc” là một trong những tập thơ hay nhất của Tố Hữu. Tập thơ này chủ yếu viết về thời kỳ kháng chiến chống Pháp, trong đó “Việt Bắc” được xem là đỉnh cao của thơ Tố Hữu. Bài thơ là một bức tranh trữ tình mà hoành tráng, bao quát cả một diện lớn vé thời gian suốt 15 năm “Nhớ khi kháng Nhật thuở còn Việt Minh”, trên một không gian là toàn bộ Việt Bắc, kéo tràn sang Tây Bắc. Bút cảa Tố Hữu ở bài thơ này tỏ ra rất dồi dào. “Việt Bắc” là một bài thơ dài, không phải đoạn nào viết cũng đểu tay. Nhưng có những đoạn quả thật là đặc sắc mà ở đó người đọc thấy được vẻ đẹp của ngòi bút Tố Hữu:

Ngày xuân mơ nở trắng rừng,
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng,
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hòa bình,
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

Bức tranh:

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Đến đây nên xanh trầm tĩnh đã nhường chỗ cho nền trắng tinh khiết của hoa mơ rừng. Hai chữ “trắng rừng” khiến cảnh rừng như bừng sáng. Phải nói rằng đây là một hình ảnh có sức ám ảnh lớn đối với hồn thơ Tố Hữu. Việt Bắc trong nỗi nhớ của Tố Hữu dường như không thể thiếu được sắc hoa này. Về sau, trong bài “Theo chân Bác”, Tố Hữu sẽ viết:

Ôi sáng xuân nay, xuân 41

Trắng rừng biên giói nở hoa mơ

Bác về. Im lặng. Con chim hót

Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ.

Trên nễn cảnh ấy hiện ra hình ảnh người Việt Bắc trong một công việc thầm lặng: “Nhớ người đan nón chuốt từng sợi gịang”. Hai chữ “chuốt từng” gợi ra được dáng điệu cần mẫn, cẩn trọng và tài hoa. Không biết người đan nón kia gửi vào từng sợi giang nỗi niềm gì, ước mơ gì?

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình.

Trong những bức tranh trên, chúng ta mới chỉ thấy màu sác, đường nét và ánh sáng. Đến đây chúng ta còn nghe thấy được âm thanh của rừng, đó là tiếng nhạc ve. Nhạc ve làm cho không khí trở nên xao động. Phải nói rằng trong các bức tranh ở đây thi Việt Bắc mùa hè là đặc sắc hơn cả. Trong câu thơ, chúng ta thấy dường như có một phản ứng dây chuyền chạy từ đầu đến cuối câu thơ. Ve kêu gọi hè đến, hè đến làm cho những rừng phách ngả sang màu vàng. Ai đã lên Việt Bắc, dễ thấy hình ảnh kỳ lạ của những cánh rừng phách. Trong những ngày cuối cùng của mùa xuân, những cây phách vẫn là màu xanh, nụ hoa vẫn náu kín trong những kẽ lá. Nhưng khi những tiếng ve đầu tiên của mùa hè cất lên thì chúng nhất loạt trổ hoa vàng. Chi cổ vài ba ngày mà những rừng phách đã lênh láng sắc vàng. Chữ “đổ” là một chữ tinh tế. Nó nhấn mạnh vào khía cạnh mau lẹ trong việc biến đổi màu sắc, đồng thời diễn tả những trận mưa hoa vàng rừng phách mỗi khi có một luổng gió ào qua. Bõ ràng, gam màu đến đây đã thay đổi hằn, sấc trắng đã nhường chỗ hẳn cho sác vàng. Dường như âm thanh đã làm đổi thay màu sắc. Trên nền cảnh ấy xuất hiện một hình ảnh lao động đấy kiên nhẫn của một cô gái Việt Bắc: “Nhớ cô em gái hái măng một mình”. Hình ảnh này làm toát lên dáng điệu chịu thương, chịu khó, hay lam hay làm, giàu đức hy sinh. Bao bọc lên hình ảnh này dường như chúng ta thấy sự cảm thương kín đáo của người viết.

Bộ tranh này kết thúc bằng bức tranh thu. Ba bức tranh trên là cảnh ngày, riêng bức này là cảnh đêm. Bức tranh vẽ ra những ánh trăng rọi qua vòm lá tạo thành một khung cảnh huyển ảo: “Rừng thu trăng rọi hoà bình”. Nó xui khiến ta nhớ đến một câu thơ cũng viết vể đêm rừng Việt Bắc của Hồ Chí Minh: “Trăng lồng cồ thụ bóng lồng hoa”. Đây đúng là khung cảnh trữ tình dành cho những cuộc hát giao duyên. Cho nên nó là cảnh cuối cùng: “Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung”. Chữ “ai” là cách nói bóng gió, ám chỉ người đang hát cùng với mình, làm cho lời lẽ trở nên tình tứ hơn. Và qua tiếng hát chúng ta thấy được phẩm chất ân tình, chung thuỷ của người Việt Bắc.

24 tháng 10 2016

Câu 1 : Qua cách ứng xử của nhà thơ, có thể nhận thấy, với bạn, Nguyễn Khuyến rất quan tâm đến bạn, muốn tiếp bạn thật là chu đáo. Đồng thời, chúng ta cũng thấy, trong tình bạn, Nguyễn Khuyến rất coi trọng cái tình, coi trọng sự cung kính trong tình bạn.

Câu 2 : Trong bài “Qua Đèo Ngang” cụm từ “ta với ta” biểu hiện nổi cô đơn sâu sắc của nhà thơ,mang một nỗi niềm riêng, “ Một mảnh tình riêng” giữa cảnh trời cao đất rộng,trước thiên nhiên hoang sơ ,vắng vẻ . “Ta” ở đây chỉ cùng một người,chỉ chủ thể.

Còn”ta với ta”trong câu thơ của Nguyễn Khuyến là sự đồng cảm, đồng điệu của hai người bạn.
“Ta”Trong câu thơ này là mình cũng là bạn.

 
 
24 tháng 10 2016

cảm ơn bn nha Kotomi Ichinosevui

8 tháng 11 2016

Phân tích cái hay của việc sử dụng các thành ngữ trong 2 câu dưới đây:

" Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non "

=> Thành ngữ trong câu này diễn tả sự chìm nổi, bấp bênh của một sự vật. Qua câu thành ngữ quen thuộc của dân gian, tác giả Hồ Xuân Hương đã làm rõ được cuộc đời, số phận chìm nổi, bấp bênh, luôn phải đối mặt với sóng gió của cuộc đời, bị ách trị của người phụ nữ -> một cuộc đời đau khổ, đầy gian nan -> thể hiện sự đồng cảm, cảm thông với số phận của họ. Nhờ 2 câu thành ngữ này đã chứng tỏ được nữ sĩ HXH là 1 nhà thơ đỉnh cao của nền văn học trung đại Việt Nam

10 tháng 11 2016

Phân tích cái hay của việc sử dụng các thành ngữ trong câu dưới đây:

" Anh ta đã nghĩ thương em như thế này thì hay là anh đào giúp em một cái ngách sang nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang... "

=> Thành ngữ '' Tắt lửa tối đèn '' cũng là 1 thành ngữ quen thuộc của dân gian truyền lại. Ý nghĩa của câu này là khi ánh lửa cũng phải tắt, khi ánh đèn cũng chập chờn rồi tắt hẳn vào màn đêm -> diễn tả được sự tối tăm, lạnh lẽo trong hang của Dế Choắt -> t/ giả thể hiện sự đồng cảm, thương cho chiếc hang bóng tối, không ánh lửa ánh đèn xung quanh của chú Dế Choắt yếu ớt, đáng thương. Qua đó, ta thấy nghệ thuật sử dụng thành ngữ rất nhiều trong dân gian ngày xưa.

2 tháng 11 2018

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Bánh trôi nước-một loại bánh dân dã, bình thường thấy quanh năm, được Hồ xuân Hương miêu tả một cách sinh động về màu sắc, hình dáng như là chiếc bánh đang tự nói về chính mình:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

Qua đó, người phụ nữ Việt Nam có thể hóa thân vào những chiếc bánh dân dã đáng yêu ấy. Bà không dùng “khuôn mặt hình trái xoan”, hay “đôi mày hình lá liễu” để mô tả vẻ đẹp quý phái của phụ nữ , trái lại bà dùng hình tượng “tròn”, “trắng” để cho ta có thể liên tưởng đến một vẻ đẹp mạnh mẽ, xinh xắn. Bên cạnh đó, điệp từ “vừa” càng làm tăng thêm sự tự hào về vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước trong nồi.

“Bảy nổi ba chìm với nước non”

Cuộc đời long đong, gian truân đầy sóng gió dường như đã dành sẵn cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến, nghe như một tiếng than thầm, cam chịu, nhưng cũng phảng phất vẻ cao ngạo của họ. Cũng nổi, cũng chìm, nhưng lại nổi chìm “với nước non”.

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”

Lời thơ có vẻ trở nên cam chịu, người phụ nữ xưa vốn không có một vai trò gì trong xã hội. Họ không tự quyết định được số phận của mình, cuộc đời họ từ khi mới sinh ra cho đến lúc lìa đời là một cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc. Khi còn nhỏ thì phụ thuộc vào cha mẹ, khi lấy chồng thì phụ thuộc vào chồng, chồng mất thì phụ thuộc vào con cái. Họ không có cuộc sống của riêng họ, cuộc sống của họ chỉ để tô điểm thêm cho cuộc sống của người khác. Thế nhưng, thơ của Hồ xuân Hương lại phảng phất chút phớt lờ, bất cần. Thấp thoáng đâu đó trong thơ bà có chút phản kháng, chống cự lại những quan điểm bất công thời ấy. Nếu như trong ca dao, người phụ nữ được ví: “Thân em như tấm lụa đào – Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” chỉ để thể hiện thân phận lênh đênh , thì trong thơ của Hồ xuân Hương ngoài việc miêu tả số phận người phụ nữ còn khẳng định nhân cách, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ.

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Cuộc đời có bạc bẽo, bất công, cuộc sống có gian khổ, long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.

Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ – sự bình đẳng giới. Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng. Cám ơn bà đã để lại cho đời một bài thơ thật đẹp.


tớ lấy cả một bài cậu tự chọn câu nhé

2 tháng 11 2018

"Bánh trôi nước" do tác giả Hồ Xuân Hương sáng tác. Được viết theo thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt. Qua hai câu thơ đầu:

"Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi, ba chìm với nước non"

Tác giả đã miêu tả hình ảnh người phụ nữ đẹp từ trong ra ngoài trong xã hội xưa, cũng như nỗi bất hạnh không có quyền làm chủ cuộc sống, khi sử dụng thành ngữ "Bảy nổi, ba chìm". Ở câu thơ thứ ba:

"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặng"

vẫn nói lên cuộc sống của người phụ nữ ấy bị định đoạt bởi gia đình, xã hôi. Nhưng câu thơ cuối: "Mà em vẫn giữ tấm lòng son" với việc sử dụng liên kết giữa câu 3 và câu 4, qua cặp từ "... mặc dầu ... mà ..." thể hiện tấm lòng son sắc, thủy chung của con người vốn bị mất đi quyền tự do, bình đẳng trong xã hội. Dẫu bị xã hội sắp đặt ra sao vẫn giữa tấm lòng ây.

23 tháng 11 2017

Chung ơi hai câu cuối tớ viết ko hay đâubatngo

23 tháng 11 2017

thui mỏi tay lém

16 tháng 9 2016

Các câu các ý trong câu thơ trên đã diễn đạt ý đầy đủ và có mỗi liên kết chặt chẽ với nhau.

" Anh đi anh nhớ quê nhà....Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương" Vế thứ 2 đã nêu ý cho vế thứ 1. Mặc dù là anh đi xa nhà nhưng anh vẫn nhớ từng bữa ăn trong gđ. Tương tự như 2 câu thơ còn lại

Chúc bạn học tốt!

16 tháng 9 2016

Các cau trên đều thống nhất chặt chẽ với nhau làm cho các ý đó không rời rạc khó hiểu làm cho người dọc dễ hiểu có thể bắt mạch cảm xúc từ câu đầu tiên

3 tháng 11 2016

Đề3:

Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la hùng vĩ ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên “một mảnh tình riêng ta với ta”. Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. Âm hưởng nhịp điệu câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc.“Qua đèo Ngang” là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đên người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân. Phải thật giàu cảm xúc, thật yêu thiên nhiên cùng con người, Bà Huyện Thanh Quan mới có thể để lại những vần thơ tuyệt tác như vậy.

3 tháng 11 2016

Đề2:

Bài thơ này viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, niêm, luật bằng trắc, đối chặt chế, hợp cách. Ngôn ngữ thuần nôm nghe thanh thoát nhẹ nhàng tự nhiên. Ta có cảm giác như Nguyễn Khuyến xuất khẩu thành thơ. Bài thơ nôm khó quên này cho thấy một hồn thơ đẹp, một tình bằng hữu thâm giao. Tình bạn của Nguyễn Khuyến thanh bạch, đẹp đẽ đối lập hẳn với nhân tình thế thái “Còn bạc còn tiền còn đệ tử ‐ Hết cơm hết rượu hết ông tôi” mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kịch liệt lên án. Hai nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Khuyến sống cách nhau mấy trăm năm mà có chung một tâm hồn lớn: nhân hậu, thủy chung, thanh bạch. Tấm lòng ấy thật xứng đáng là tấm gương đời để mọi người soi chung.