Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: Điểm nhìn của tác giả
Cảnh vật được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần: điểm nhìn cảnh thu là chiếc thuyền câu nhìn mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc rồi lại trở về với ao thu, với thuyền câu.
Từ điểm nhìn ấy, từ một khung ao hẹp, không gian mùa thu, cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều hướng thật sinh động.
Câu 2: Nét riêng của cảnh sắc mùa thu
- Sự dịu nhẹ thanh sơ của cảnh vật:
Màu sắc: nước trong veo, sóng biếc, trời xanh ngắt.
Đường nét chuyển động nhẹ nhàng: sóng hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng ...
- Hình ảnh bình dị, thân thuộc: ao thơ, thuyền câu, ngõ trúc …
Đó là cảnh mùa thu của làng quê bắc bộ. Bài thơ không chỉ thể hiện cái hồn của cảnh thu mà còn là cái hồn của cuộc sống ở nông thôn xưa, dân dã nhưng vẫn đầy sức sống. "Cái thú vị của bài Thu điếu ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh trúc, xanh trời, xanh bèo"… đúng là thanh sơ.
Câu 3: Không gian trong Thu điếu: tĩnh lặng, phảng phất buồn
- Miêu tả trực tiếp:
+ Nước "trong veo", sóng "gợn tí", mây "lơ lửng", lá "khẽ đưa vèo" các hình ảnh được miêu tả trong trạng thái ngưng chuyển động hoặc chuyển động rất khẽ, rất nhẹ càng làm nổi bật sự tĩnh lặng.
+ Đặc biệt câu kết "cá đâu đớp động dưới chân bèo".
Vào lúc người ta có cảm giác tất cả đều bất động thì câu thơ tạo được một tiếng động nhất. Nhưng tiếng cá đớp mồi không phá vỡ cái tĩnh ngược lại nó càng làm tăng sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật. Đây chính là thủ pháp lấy động nói tĩnh rất quen thuộc của thơ ca.
Không gian rộng, sâu đối lập với mặt ao hẹp, gợn sóng nhẹ và hiu hắt gió, lại cộng thêm với "Ngõ trúc quanh co khách vắng teo" tạo cho không gian một cảm giác hiu quạnh. Cảnh làng quê trong trẻo trong ánh mắt của thi nhân nhưng phảng phất nỗi buồn. Cảnh đẹp nhưng tĩnh và vắng bởi cảm nhận của một người vẫn đầy suy tư trăn trở, chứng tỏ trong lòng nhà thơ còn rất nhiều trắc ẩn. Từ thân thế, cuộc đời, hoàn cảnh sống của tác giả có thể hiểu, tâm sự của người câu cá là chính là nỗi lòng non nước, nỗi lòng thời thế của nhà nho có lòng tự trọng và lòng yêu quê hương đất nước như Nguyễn Khuyến.
Câu 4:
Trong bài thơ rất đặc biệt. Vần "eo" là một vần khó luyến láy, vốn rất khó gò vào mạch thơ, ý thơ nhưng tác giả lại sử dụng rất tài tình, độc đáo. Vần "eo" góp phần diễn tả một không gian nhỏ dần, khép kín, phù hợp với tâm trạng đầy oan khúc của thi nhân.
Câu 5:
Bài thơ gợi tình yêu và sự gắn bó sâu sắc với thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nếu không xuất phát từ tình yêu quê hương tha thiết thì không thể vẽ lên một bức tranh thu đẹp, rất đặc trưng và có hồn như thế. Cảnh thu rất đẹp nhưng buồn phảng phất. Đó chính là nét buồn lan ra từ tâm trạng của nhân vật trữ tình.
Bài thơ không bộc lộ trực tiếp bất cứ cảm xúc nào của tác giả. Suốt từ đầu tới cuối bài thơ, người đọc mới thấy nhân vật trữ tình xuất hiện nhưng là xuất hiện trong cái tư thế của người đi câu (Tựa gối buông cần lâu chẳng được) mà thực tế không phải. Đó là tư thế của con người u uẩn trong nỗi lo âu triền miên, chìm đắm. Cái tình của Nguyễn Khuyến đối với đất nước, đối với non sông trầm lặng, da diết và đậm chất suy tư.
Câu 1:
- Hai câu đầu khái quát không gian, thời gian làm nền cho tâm trạng.
-
Thời gian: đêm khuya.
-
Không gian: trống trải, mênh mông, văng vẳng tiếng trống cầm canh.
- Thời gian được thể hiện qua câu với âm thanh văng vẳng trống canhdồn. Âm thanh văng vẳng không chỉ đơn thuần là sự cảm nhận âm thanh bằng thính giác mà còn là sự cảm nhận về sự trôi đi của thời gian – thời gian vô thủy, vô chung nhưng thời gian còn chứa đựng sự phá hủy.
- Từ trơ được đặt ở đầu câu với nghệ thuật đảo ngữ vừa nói được bản lĩnh nhưng lại cũng thể hiện được nỗi đau của nhà thơ. Trơ là tủi hổ, là bẽ bàng. Nhưng trơ với Hồ Xuân Hương còn là sự thách thức.
- Hồng nhan: cách nói về người phụ nữ nhưng đi liền với cái, gợi lên sự rẻ rúng, mỉa mai.
- Chén rượu hương đưa say lại tỉnh: Câu thơ gợi lên cái vòng luẩn quẩn, như là sự cảm nhận duyên tình đã trở thành trò đùa của tạo hóa: Hương rượu và hương tình đi qua chỉ để lại vị đắng chát, khổ đau của tác giả.
- Hình ảnh Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn là hình tượng chứa hai lần bi kịch: trăng sắp tàn (bóng xế) mà vẫn khuyết chưa tròn. Đó là sự tương đồng với thân phận của người phụ nữ. Câu thơ tả ngoại cảnh nhưng chứa đựng nội tâm của tác giả, tạo nên sự thống nhất giữa trăng và người.
Câu 2:
Hai câu 5 - 6 mang đậm cá tính của Hồ Xuân Hương. Hai hình ảnh thiên nhiên rất dữ dội thể hiện sự bức bối trong tâm trạng và khát khao phá vỡ những lối mòn quen thuộc của cuộc sống để được tự do. Rêu là một sinh vật nhỏ yếu, hèn mọn nhưng cũng không chịu khuất phục, mềm yếu; nó phải xiên ngang mặt đất. Đá vốn rất chắc nhưng giờ cũng ngọn hơn để đâm toạc chân mây.
Lối đảo ngữ cùng với những động từ mạnh xiên, đâm kết hợp với các bổ ngữ như ngang, toạc thể hiện rõ hơn nỗi khát khao hạnh phúc, giải thoát khỏi cô đơn của nhà thơ.
Câu 3:
Hai câu kết bỗng nhiên chùng xuống. Dường như mọi cố gắng đều vô ích. Sự thật vẫn là sự thật. Tâm trạng được trực tiếp bộc lộ. Thời gian vô tình cứ trôi chảy, xuân của tự nhiên qua đi rồi trở lại nhưng xuân của người thì không. Từ lại thứ nhất có nghĩa là thêm một lần nữa, từ lại thứ hai là sự trở lại. Vì vậy, hai từ lại giống nhau về âm nhưng khác nhau về nghĩa, về cấp độ nghĩa.
Câu thơ cuối phản phất sự cay đắng chua xót của người phụ nữ bất hạnh, có những cuộc tình duyên không trọn vẹn đủ đầy. Tác giả sử dụng nghệ thuật tăng tiến. Đây không phải là khối tình mà là mảnh tình, tức là hết sức bé nhỏ. Mảnh tình bé nhỏ lại đem san sẻ để chỉ còn tí con con.
Câu 4:
Trong Tự tình, nhà thơ đã dùng nhiều từ ngữ và hình ảnh gây ấn tượng mạnh, đó là các từ thuần Việt giàu hình ảnh, màu sắc với sắc thái đặc tả mạnh, như các động từ dồn, trơ, xế, đâm toạc, xiên ngang, đi, lại lại, san sẻ..., các tính từ say, tỉnh, khuyết, tròn… Các từ ngữ này có khả năng biểu lộ chính xác và tinh tế trạng thái tâm trạng của nhân vật trữ tình. Đó là sự cô đơn, là khát khao được sống, được hạnh phúc. Tâm trạng uất ức bị dồn nén dường như được thoát ra, trải ra cùng những hình ảnh, những từ ngữ táo bạo ấy.
Sự giống nhau và khác nhau giữa hai bài thơ Tự tình I và Tự tình II của Hồ Xuân Hương
- Giống nhau:
+ Cùng sử dụng thơ Nôm đường luật thể hiện cảm xúc của tác giả.
+ Đều mượn cảm thức về thời gian để thể hiện tâm trạng. Điều đó được thể hiện qua kết cấu vòng tròn của hai bài thơ: mở đầu bằng thời gian và kết thúc cũng là thời gian.
+ Đều sử dụng nhiều từ ngữ biểu cảm: văng vẳng, trở, cái hồng nhan, ngán, tí con con, oán hận, rền rĩ, mõm mòn, già tom…
- Khác nhau:
+ Cảm xúc trong Tự tình I là nỗi niềm của nhà thơ trước duyên phận hẩm hiu, nhiều mất mát, trước lẽ đời đầy nghịch cảnh, đồng thời là sự vươn lên của chính bản thân, thách đố lại duyên phận.
+ Còn ở Tự tình II, cũng là sự thể hiện của bi kịch duyên phận muôn màng, cố gắng vươn lên nhưng cuối cùng cũng không thoát được bi kịch. Chính vì thế bi kịch như được nhân lên, phẫn uất hơn. Sự khác nhau đó chính là do cảm xúc chủ đạo trong từng bài thơ.
- Đề 1 thuộc dạng đề có định hướng cụ thể.
- Đề 2 và 3 là những dạng đề mở, yêu cầu người viết phải tự tìm tòi và xác định hướng triển khai.
- Trong câu thơ: Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại thì hai từ xuân vừa chỉ mùa xuân, vừa chỉ tuổi xuân, sức sống của con người và nhu cầu tình cảm của tuổi trẻ.
- Trong câu thơ: Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay, từ xuân trong từ cành xuân chỉ vẻ đẹp của người con gái vẫn đang trong tuổi xuân thì.
- Từ xuân trong câu thơ Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân của Nguyễn Khuyến chỉ chất men say nồng của rượu ngon, đồng thời nghĩa bóng chỉ sức sống dạt dào, tình cảm bạn bè thắm thiết.
- Trong hai câu thơ của Hồ Chí Minh: Từ xuân thứ nhất có nghĩa gốc chỉ mùa xuân. Từ xuân trong câu thứ hai chuyển nghĩa chỉ sức sống mới, tươi đẹp.
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Dương Khuê (1839 - 1902) là người làng Vân Đình, huyện ứng Hoà, Hà Tây. Đậu cử nhân cùng khoa với Nguyễn Khuyến, sau đậu tiến sĩ nên còn được gọi là Vân Đình tiến sĩ Dương thượng thư. Dương Khuê là người có nhân cách, là một ông quan thanh liêm, chính trực. Ông còn là một nhà thơ lớn của thế kỷ XIX. Nguyễn Khuyến và Dương Khuê là hai người bạn tâm đầu ý hợp, cùng có tấm lòng với dân tộc, nhưng họ lại đi hai con đường khác nhau, Nguyễn Khuyến cáo quan về ở ẩn còn Dương Khuê tiếp tục làm quan…
Bài thơ được Nguyễn Khuyến viết để khóc bạn, lúc đầu viết bằng chữ Hán với nhan đề “Vãn đồng niên Vân Đình tiến sĩ Dương thượng thư”. Sau tác giả tự dịch ra chữ Nôm lấy tên là “Khóc bạn”, nay quen gọi là “Khóc Dương Khuê”. Bài thơ thể hiện xúc động tình bạn tri âm tri kỷ của hai nhà thơ. Nghe tin bạn qua đời, nhà thơ đã vô cùng đau đớn và những kỷ niệm ngày xưa đã ùa về trong kí ức. Qua bài thơ khóc bạn, tác giả đã bộc lộ tâm trạng cô đơn, những trăn trở day dứt của nhà thơ về nhân tình thế thái.
II. RÈN KĨ NĂNG
1. Bài thơ có thể chia thành ba đoạn:
+ Hai câu đầu: đau xót khi nghe tin bạn mất.
+ Từ câu 3 đến câu 22: Nhớ lại những kỷ niệm giữa hai người và thể hiện tâm trạng thời cuộc của nhà thơ.
+ Phần còn lại: Nỗi đau mất bạn và tâm sự cô đơn vì thiếu tri kỷ.
Bố cục này đã thể hiện một cách chân thực mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình tác giả trước sự ra đi của người bạn tri âm tri kỉ.
2. Hai câu thơ mở đầu đã diễn tả rất tinh tế nỗi đau mất bạn của nhà thơ. Cách gọi “bác” vừa đúng mực, vừa rất thân mật. Để giảm nhẹ nỗi đau, để tự an ủi mình và thể hiện sự trân trọng đối với người bạn vong niên, nhà thơ đã dùng từ “thôi” để chỉ sự ra đi vĩnh viễn của người bạn già. Nhà thơ đã dùng cách nói giảm để thể hiện nỗi đau của mình. Còn nỗi đau mất bạn cũng được diễn tả hình ảnh “Nước mây man mác…”. Nỗi buồn đau thấm cả vào cảnh vật. Nỗi đau của người già thâm trầm kín đáo nhưng sâu sắc. Những từ “man mác”, “ngậm ngùi” đã thể hiệ được sắc thái tinh tế ấy trong cách thể hiện tâm trạng của nhà thơ. Đau đớn nhưng không ồn ào mà da diết.
3. Khi khóc bạn, nhà thơ ôn lại kỉ niệm gắn bó giữa hai người. Kỉ niệm được nhắc lại bắt đầu từ khi họ gặp nhau và cho đó là “duyên trời”. Cách diễn đạt này của tác giả đã khẳng định một lần nữa tình bạn sâu sắc của hai người. Họ đã cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, cùng “chơi nơi dặm khách”, “rượu ngon cùng nhấp”, cùng “bàn soạn câu văn”. Không chỉ có những kỷ niệm ngọt ngào, họ cũng đều cùng là nạn nhân của thời thế. Vì thế, tin người bạn mất đã làm nhân vật trữ tình vô cùng xúc động. Nỗi niềm ấy được nhà thơ thể hiện một cách chân thực:
Bác già tôi cũng già rồi
Biết thôi, thôi thế thì thôi mới là
Ba từ thôi thể hiện rõ nỗi xót xa đau đớn, sự hụt hẫng của người bạn già. Câu thơ vừa là nỗi khóc bạn vừa là nỗi thương mình.
4. Đoạn từ câu 19 đến câu 28 vẫn trực tiếp thể hiện niềm thương tiếc người tri âm tri kỉ. Đó là hồi ức về lần gặp cuối cùng giữa hai người. Tính chất bất ngờ của tin bạn mất lại được nhắc lại :
Làm sao bác vội về ngay
Chợt nghe tôi bỗng chân tay rụng rời
Sự ra đi của ngươì bạn già lại được dùng bằng một cách nói khác đoạn trên “vội về ngay”. Về là về với tiên tổ. Cũng là một cách nói giảm nhưng xmang sắc thái biểu cảm khác.
Không phải chỉ là thương cho người ra đi đã phải sớm từ giã cuộc đời mà còn là thương mình, thương cho người ở lại đã mất đi một tri âm. Vẫn mang trong lòng nỗi u uất thời thế nên trong lời khóc bạn, trong nỗi đau mất tri kỷ có cả nỗi đau thời thế:
Ai chẳng biết chán đời là phải,
Vội vàng chi đã mải lên tiên.
Giữa họ, trong những ngày không gặp nhau khi mỗi người đi một con đường, vẫn chung nỗi đau thế sự. Xác nhận “chán đời là phải” là sự thể hiện một cách kín đáo và thâm trầm của nhà Nho về thời thế. Thời thế hỗn loạn, những giá trị đạo đức văn hoá truyền thống đang bị phá huỷ đã khiến những nhà nho có nhân cách và biết tự trọng như Nguyễn Khuyến luôn cảm thấy “chán đời”.
5. Tác giả đã dùng một loạt điển tích, điển cố về tình bạn tri âm để diễn tả nỗi đau mất bạn một cách sâu sắc ở đoạn thơ cuối cùng. Mất đi người tri âm, người ở lại sẽ rơi vào cô đơn, sẽ không còn người để giãi bày tâm sự. Lời khóc bạn của người già khác với nỗi đau của người trẻ tuổi. Đây là nỗi đau nuốt nước mất vào trong. Tình cảm chân thành của một người bạn già đã được thể hiện thật chân thành và sâu sắc.
Nghệ thuật tả cảnh, tả tình và sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ Câu cá mùa thu
- Bài thơ gợi tình yêu và sự gắn bó sâu sắc và thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ
+ Cảnh thu đẹp nhưng phảng phất nỗi buồn từ tâm trạng nhân vật trữ tình
+ Tư thế của người đi câu cá chứa đựng những u uẩn truyền miên
+ Cái tình của Nguyễn Khuyến đối với đất nước, đối với non sông sâu sắc
+ Tâm sự, nỗi lòng của Nguyễn Khuyến dành cho đất nước thầm ặng, da diết, đậm chất suy tư
- Ngôn từ: giản dị, trong sáng đến mức kì lạ, có khả năng biểu đạt xuất sắc tinh tế cảnh vật, những uẩn khúc thầm kín khó giãi bày tâm sự
- Bài thơ cũng thành công với cách gieo vần: vần “eo” khó luyến láy, khó sử dụng nhưng được Nguyễn Khuyến sử dụng một cách tài tình: diễn tả không gian nhọn, cảm giác về một không gian thu hẹp dần và khép kín lại, hài hòa
- Nghệ thuật lấy động tả tĩnh, lấy cái động để gây ấn tượng sâu đậm về cái yên ắng, tĩnh lặng của tâm trạng
⇒ Bức tranh mùa thu nhẹ nhàng, tươi đẹp nhưng chan chứa tâm trạng, tình cảm
CÂU 1.
Bố cục bài thơ : 3 phần
- Phần 1 : 13 câu thơ đầu : Là sự thể hiện tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết.
- Phần 2 : 16 câu tiếp : sự băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người trước quy luật của tạo hóa.
- Phần 3 : còn lại : lời giục giã và tình yêu cuộc sống vội vàng của nhà thơ.
Câu 2. Đoạn thơ đầu : tình yêu cuộc sống say mê, tha thiết của nhà thơ
· Bài thơ mở đầu với 4 câu thơ 5 chữ.
- nghệ thuật điệp từ và điệp cấu trúc cú pháp.
- Khẳng định một ước muốn táo bạo, mãnh liệt ( ngự trị thiên nhiên – đoạt quyền tạo hóa).
- Ý tưởng của Xuân Diệu mang sự mới lạ, độc đáo, in đậm sự cách tân nghệ thuật của thơ mới và tính sáng tạo của nhà thơ.
=>Bốn câu đầu gói gọn cảm xúc và ý tưởng của bài thơ.
· Bức tranh thiên nhiên :
- Hình ảnh : ong, bướm, hoa, lá, yến anh và ánh bình minh.
=>Tất cả đều đang trong trạng thái căng tràn, viên mãn nhất : ong bướm – tuần tháng mật ; hoa – đồng nội xanh rì ; lá – cành tơ lất phất…Tất cả đều có đôi có lứa xoắn xuýt bên nhau như mời gọi.
- Các biện pháp nghệ thuật :
+ Điệp từ « này đây » => điệp khúc, vang lên như giục giã người đọc xốn xang theo từng câu thơ.
+ biện pháp liệt kê tăng tiến với các hình ảnh thơ : « ong bướm », « hoa của đồng nội », « lá của cành tơ »…
+ cách dùng từ láy và từ ghép độc đáo : phơ phất, xanh rì, tuần tháng mật…
+ Nghệ thuật so sánh độc đáo : tháng giêng – cặp môi gần.
=>Hình ảnh so sánh độc đáo với lối diễn đạt mới lạ đã cho thấy quan điểm của nhà thơ về mùa xuân, cuộc sống, con người. Cái đẹp bắt nguồn từ sự tinh khôi, mới mẻ, hồng hào, mơn mởn. .. Nhà thơ đã vật chất hóa khái niệm thời gian, bằng một hình ảnh cụ thể, hữu hình « cặp môi gần ». Câu thơ không chỉ gợi hình mà còn gợi hương thơm, vị ngọt khiến người đọc đắm say ngây ngất.
· Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng để vẽ nên một bức tranh thiên nhiên đầy sức sống. Với nhịp thơ gấp gáp tạo nên cảm giác ngây ngất sung sướng của nhà thơ. Nó như là sự hối thúc, giục giã khiến mọi người bị cuốn vào cái guồng quay khẩn trương của tạo hóa để tận hưởng thiên đường nơi trần thế.
Câu 3. Đoạn thơ 2 : quan điểm của nhà thơ về mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ với nỗi băn khoăn của tác giả trước cuộc đời.
- Mùa xuân là thời đẹp nhất của thiên nhiên và con người. Mùa xuân gắn liền với tuổi trẻ, tuổi trẻ gắn liền với tình yêu.
- Xuân Diệu cho thấy mùa xuân cũng chính là dấu hiệu bước chuyển dời thời gian đang xa dần.
- Tuổi trẻ và tình yêu phải gắn liền với màu xuân. Và cũng theo quy luật của thời gian, tạo hóa, tuổi trẻ cũng không tồn tại vĩnh hằng.
- Tuổi trẻ chẳng bao giờ trở lại, nó không tuân theo vòng tuần hoàn của vũ trụ.
=>Quan điểm hoàn toàn mới của Xuân Diệu về thời gian. Thời gian tựa nhưu một dòng chảy xuôi chiều, một đi không bao giờ trở lại. Tác giả đã lấy sinh mệnh con người làm thước đo thời gian, lấy thời gian hữu hạn của con người để làm thước đo vũ trụ.
- Sở dĩ ông cảm thấy băn khoăn day dứt ngay trong sug sướng rạp rực vì ông nhận ra thời gian, mùa xuân và tuổi trẻ đang đến nhưng cũng chính là lúc nó trôi đi và không bao giờ trở lại.
- Cảm nhận về thời gian luôn thường trực trong tâm hồn thi sĩ. Ông cảm nhận rất rõ những bước đi của thời gian trong hơi thở của đất trời. Ông xót xa nhận ra rằng tát cả những tươi đẹp của màu xuân, của tuổi trẻ, của tình yêu sẽ ra đi không bao giờ trở lại.
=>Đoạn thơ cho thấy quan niệm về mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ của nhà thơ. Đồng thời ta còn thấy được một Xuân Diệu khao khát đến cháy bỏng, giao cảm đến nồng nàn nhưng luôn cảm thấy lo sợ.
Câu 4. Đoạn thơ cuối : khát vọng sống, khát vọng yêu thương, cuồng nhiệt đến cháy bỏng.
- Hình ảnh thơ tươi mới và tràn đầy sức sống. Đó là một thiên nhiên quyến rũ, tình tứ. Cảnh sắc lôi cuốn con người như muốn tan ra, muốn hòa mình vào thiên nhiên để tận hưởng : sự sống mơn mởn, cánh bướm với tình yêu…
- Ngôn từ : sử dụng những động từ mạnh : ôm, riết, thau, cắn…
- Nhịp điệu thơ được tạo nên bởi những câu dài, ngắn xen kẽ. Cùng với điệp từ « ta muốn » => nhịp thơ sôi nổi.
- Hình ảnh mởi mẻ và sáng tạo ( câu cuối).
=>Các hình ảnh và điệp từ …lột tả tận cùng sự cuống quýt, vội vàng của nhà thơ.
I. Tác giả - Tác phẩm
1. Tác giả
Xuân Diệu (1916 - 1985) tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu, bút danh khác là Trảo Nha. Quê cha của Xuân Diệu ở Hà Tĩnh nhưng ông sinh ra và lớn lên ở Quy Nhơn.
Sau khi tốt nghiệp tú tài, ông đi dạy học tư và làm viên chức ở Mĩ Tho, sau đó ông ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn là thành viên của Tự lực văn đoàn. Trước cách mạng, thơ Xuân Diệu là tiếng nói thiết tha với cuộc đời. Sau Cách mạng, thơ Xuân Diệu hướng mạnh vào thực tế đời sống và giàu tính thời sự.
2. Tác phẩm
Vội vàng được in trong tập Thơ thơ (1938) là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước cách mạng tháng tám. Bài thơ thể hiện rất rõ ý thức cá nhân của cái tôi thơ mới, mang đạm bản sác riêng của hồn thơ Xuân Diệu. Vội vàng là lời giục giã hãy sống hết mình, hãy quý trọng từng giây, từng phút của đời mình nhất là những tháng năm tuổi trẻ của một tâm hồn thơ yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt.
II. Trả lời câu hỏi
1. Bài thơ là dòng cảm xúc mãnh liệt, dạt dào, tuôn trào nhưng vẫn tuân theo mạch luân lí, có bố cục chặt chẽ. Bài thơ có thể được chia thành ba đoạn:
- Đoạn 1 (13 câu thơ đầu): Bộc lộ tình yêu cuộc sống trần thế thiết tha
- Đoạn 2 (từ câu 14 đến câu 29): Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người trước sự trôi quá nhanh chóng của thời gian.
- Đoạn 3 (còn lại): Lời giục giã cuống quýt, vội vàng để tận hưởng những giây phút tuổi xuân của mình giữa mùa xuân của cuộc đời, của vũ trụ.
2. Thời gian của tự nhiên thì luôn tuân thủ theo quy luật vận động bất biến. Nhưng quan niệm về thời gian, sự cảm nhận về thời gian thì ở mỗi thời đại và mỗi cá nhân lại có thể có những nét khác nhau.
Ở Xuân Diệu và nhất là trong Vội vàng, Xuân Diệu đã đưa ra một quan niệm mới, một cảm nhận mới về thời gian. Thời gian thật sự khắc nghiệt, đời người có hạn và tuổi xuân ngắn ngủi.
Xuân đang tới, nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già.
Nhà thơ đã lấy cái quỹ thời gian hữu hạn của đời người, thậm chí lấy khoảng thời gian quý giá nhất của mỗi cá nhân là tuổi trẻ để làm thước đo thời gian. Lời thơ được cấu trúc thành một cuộc tranh biện, theo đó nhà thơ khẳng định dẫu vũ trụ có thể vĩnh viễn, thời gian có thể tuần hoàn, nhưng "tuổi trẻ chẳng hai lần nhắm lại".
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất
Lòng tôi rộng, nhưng lượng đời chứ cứ chật
Không cho dài thời trẻ của nhân gian
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn.
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại.
Nhìn thấu sự trôi chảy quá nhanh chóng, một đi không trở lại của thời gian nên cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu là cảm nhận đầy tính mất mát, mỗi khoảnh khắc trôi qua là một sự mất mát, chia lìa.
Cách cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu, xét đến cùng là do ý thức sâu sắc về "cái tôi" cá nhân, về sự tồn tại có ý nghĩa của mỗi cá nhân trên đời, nâng niu trân trọng từng giây, từng phút của cuộc đời, nhất là những năm tháng tuổi trẻ. Trong hoàn cảnh bình thường của đất nước, đây là một quan niệm và thái độ sống tích cực, thấm đượm tư tưởng nhân văn.
3. Vội vàng cuống quýt níu giữ thời gian, khát khao sống dạt dào cảm xúc với thời trai trẻ, Xuân Diệu đã phát hiện ra có một thiên đường ngay trên mặt đất này, không xa lạ mà rất đỗi thân quen, ở ngay tầm tay của mỗi chúng ta. Hình ảnh thiên nhiên và sự sống được Xuân Diệu gợi lên vừa gần gũi, thân quen, vừa quyến rũ, tình tứ:
Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất...
Qua cách miêu tả hình ảnh thiên nhiên, Xuân DIệu đã thể hiện một quan niệm mới về cuộc sống, về tuổi trẻ và hạnh phúc. Đó lầ một quan niệm mới, tích cực, thấm đượm tinh thần nhân văn.
4. Đặc điểm của hình ảnh, ngôn từ và nhịp điệu của đoạn thơ cuối bài:
- Hình ảnh trong đoạn thơ cuối gần gũi, quen thuộc mà tươi mới, giàu sức sống, đầy quyến rũ và tình tứ. Đó là những hình ảnh rất táo bạo, đầy cảm giác và có tính sắc dục.
- Ngôn từ của bài thơ tự nhiên, gần với lời nói thường, nhưng đã được nâng lên thành nghệ thuật Cảm xúc dạt dào, mãnh liệt đã tạo nên những làn sóng ngôn từ vừa đan vào nhau, vừa cộng hưởng với nhau theo chiều tăng tiến.
- Nhịp điệu của đoạn thơ dồn dập, sôi nổi, hối hả, cuồng nhiệt.
- Học sinh chép chính xác bài thơ.
- Cái hay của nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong bài thơ: dùng từ ngữ gợi cảnh để diễn tả tâm trạng
+ Cảnh thanh sơ, dịu nhẹ được gợi lên qua các từ: trong veo, biếc, xanh ngắt, các cụm động từ: gợn tí, khẽ đưa, lơ lửng
+ Từ “vèo” trong câu thơ “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo” nói lên tâm sự thời thế của nhà thơ
+ Vần “eo” được tác gải sử dụng rát tài tình. Trong bài thơ, vần “eo” giúp diễn tả không gian dần thu nhỏ, vắng lặng, hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc của tác giả
bn vào địa chỉ này nhé : http://www.soanbai.com/2013/09/huong-dan-soan-bai-tu-tinh-ho-xuan-huong.html và http://www.soanbai.com/2013/09/huong-dan-soan-bai-thu-dieu-nguyen-khuyen.html