Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. Đọc hiểu chung
1. Tác giả
– Nguyễn tuân là một người tri thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc
– Nguyễn Tuân là một nhà văn uyên bác tài hoa
– Nguyễn Tuân là người có cá tính mạnh mẽ và phóng khoáng, ông không thích những cái gì bằng phẳng nhợt nhạt, nhà văn luôn hứng thú với những biểu hiện mạnh mẽ phi thường của tạo vật và con người
2. Tác phẩm
– Người lái đò sông Đà là một áng văn trong tùy bút sông Đà (1960)
– Tác phẩm là thành quả của nhà văn trong chuyến ông đi tới Tây Bắc tìm kiếm chất vàng thử lửa của thiên nhiên Tây bắc đặc biệt là chất vàng mười đã qua thử lửa ở tâm hồn con người lao động chiến đấu trên miền sông núi Tây Bắc hùng vĩ và thơ mộng
– Tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của nhà văn sau cách mạng tháng Tám
II. Đọc hiểu chi tiết
1. Hình tượng con sông Đà
– Con sông Đà được nhân hóa như con người và mang hai nét tính cách cơ bản: hung bạo và trữ tình
– Hung bạo:
• Cảnh đá ở bờ sông: đá dựng vách thành lòng sông hẹp, có quãng con hươi con nai còn nhảy vọt từ bờ bên này sang bờ bên kia, nhìn từ dưới lên như nhìn lên cái tòa nhà cao vừa tắt phụt đèn điện
• Mặt ghềnh Hát loong: dài hàng ngàn cây số, “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như đòi nợ suýt bất cứ ai đi qua quãng ấy
• Cái hút nước giống như cái giếng bê tông, nước thở và kêu như cái cống cái bị sặc, tưởng tượng một anh quay phim táo bạo ngồi thuyền thúng mà cầm máy quay cùng chìm xuống cái xoáy ấy
• Thác nước: tiếng nước gần mãi réo lên, lúc thì gầm réo oán trách van xin, khiêu khích, lúc thì nghe như đàn trâu mộng “…nổ lửa” nghệ thuật lấy lửa tả nước
• Đá ở lòng sông: như bày thạch trận
– Thơ mộng: di hết thượng nguồn đến hạ nguồn ta bắt gặp cảnh đẹp này
• Hình dáng: “tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời tây Bắc… xuân” đẹp như một người thiếu nữ
• Màu nước sông Đà: thay đổi theo mùa: mùa xuân màu xanh ngọc bích, mùa thu lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa, chưa bao giờ nước sông Đà màu đen cả đẹp độc đáo
• Sông Đà gợi cảm:
+ cố nhân
+ con sông còn gợi lên những niềm thơ
• Cảnh hai bờ sông giống như một bờ tiền sử, cổ tích thơ mộng trữ tình và thanh vắng
-> Tóm lại bằng tài năng uyên bác của mình Nguyễn tuân đã đưa người đọc đến với sông Đà cảm nhận được hai nét tính cách hung bạo và trữ tình của dòng sông. Hai nét tính cách đối lập nhưng lại thống nhất bổ sung cho nhau vì thế con sông Đà dưới trang viết của Nguyễn Tuân được xem như là một công trình nghệ thuật, một kì công của tạo hóa đã ban cho Tây Bắc
2. Hình tượng người lái đò
– Nguyễn Tuân nói về người lái đò là một tay lái ra hoa
– Ngoại hình: có ngoại hình độc đáo “tay lêu nghêu như cái sào, chân khuỳnh khuỳnh”
– Vẻ đẹp được thể hiện qua những lần vượt thác
• Ông phải vượt qua 3 vòng thạch trận với vòng một có 5 cửa thì 4 cửa tử một cửa sinh lập lờ bên tả ngạn. Ông phải dùng hai chân kẹp chặt cuống lái, mặt méo bệch đi nhưng vẫn tỉnh táo chỉ huy để con thuyền vào cửa sinh.
Tác phẩm ra đời khi đất nước có nhiều thăng trầm, biến động, những giá trị truyền thống cũng dần phai mờ, đặc biệt là những giá trị của người Hà Nội.
Đáp án cần chọn là: C
I. Tác giả - Tác phẩm
1. Tác giả
Nguyễn Thành Trung tên thật là Nguyễn Văn Báu, bút danh khác : Nguyên Ngọc. Ông sinh năm 1932 ở Thăng Bình, Quảng Nam. Năm 18 tuổi khi đang học trung học phổ thông, ông xin gia nhập quân đội. Sau một thời gian chiến đấu, ông được chuyển làm phóng viên báo "Quân đội nhân dân" ở liên khu V. Năm 1962, ông trở lại Miền Nam làm chủ tích hội Văn nghệ giải phóng miền Trung Trung Bộ, đồng thời phụ trách tạp chí "Văn nghệ quân đội giải phóng" của quân khu V
Tác phẩm chính : "Đất nước đứng lên" - tiểu thuyết, 1954, " Mạch nước ngầm"- truyện vừa, 1960, "Rẻo cao"- tập truyện ngắn, 1961, "Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc"- tập truyện và kí, 1969, "Đất Quảng"- tiểu thuyết, 1971-1974
2. Tác phẩm
Năm 1962, Nguyên Ngọc trở lại miền Nam vừa chiến đấu vừa sáng tác. Mùa hẹ 1965, đế quốc Mĩ bắt đầu ồ ạt đổ quần vào Miền Nam, các chiến dịch càn quét được tổ chức quy mô và rầm rộ hơn. Trong hoàn cảnh ấy, Nguyên Ngọc viết "Rừng xà nu" như là một biểu tượng cho tinh thần bất khuất, kiên cường của đồng bào Tây Nguyên nói riêng và đồng bào ta nói chung.
"Rừng xà nu" là câu chuyện về quá trình trưởng thành trong nhận thức cách mạng của một con người, cũng như của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Chân lí tất yếu mà họ nhận ra đó là chỉ có dùng bạo lực cách mạng mới có thể đè bẹp được bạo lực phản cách mạng. Truyện ngắn giàu âm hưởng sử thi. Âm hưởng sử thi trước hết thể hiện ngay ở chủ đề tác phẩm, ở cuộc đời và số phận mang tính bi tráng của nhân vật chính. Sau nữa là ở cách đặt toàn bộ câu chuyện vào một khung cảnh thiên nhiên hoành tráng, kết hợp với giọng kể trang nghiêm như lời phán truyền của cụ Mết. Ngôn ngữ truyện giàu âm hưởng, vừa trang nghiêm, vừa rất hào hùng khiến cho câu chuyện hiện tại của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước bỗng có một "độ lùi sử thi" trong chiêm nghiệm của người đọc.
II. Trả lời câu hỏi
1. Tâm hồn mỗi nhà văn dường như được vẫy gọi bởi những ngoại cảnh riêng biệt, ám ảnh. Với Nguyễn Trung Thành, mảnh đất Tây Nguyên vừa hào hùng, man dại, vừa linh thiêng, bí ẩn khôn cùng, có một sức hẫp dẫn lớn. Bắt rễ từ chính hồn thiêng sông núi nơi đây, cây xà nu, rừng xà nu và sức sống mãnh liệt của nó đã trở thành điểm nhấn đặc biệt khắc sâu, ghi tạc những cảm hứng sáng tạo của ông. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành được ẩn hiện trong rừng cây xà nu tít tắp đến chân trời, được hóa thân trong bao nhiêu con người tiếp nối những thế hệ, được âm vang trong hồn thiêng núi nước Tây Nguyên. Không khí sử thi mở ra trong tác phẩm vừa linh thiêng, man dại, vừa hào hùng, bi tráng cuốn hút người đọc trong từng chi tiết, rạo rực lòng người theo khúc tráng ca.
Chính tình yêu đầy đam mê cho rừng xà nu , chính sự gắn bó máu thịt với núi nước Tây Nguyên anh hùng đã khiến ngòi bút Nguyễn Trung Thành khắc tạc những hình ảnh tuyệt đẹp về thiên nhiên, con người nơi đây. Cảm hứng mãnh liệt về loài cây "hùng vĩ và cao thượng, man dại và trong sạch" đã thôi thúc tận tâm can, thúc giục tự trong máu để rồi "hình tượng lớn bao trùm toàn tác phẩm là hình tượng những cây xà nu, rừng xà nu. Chính nó đã đem lại cho tác phẩm sức khái quát lớn cũng như sự sinh động, chân thực như cuộc đời".
Sức khái quát lớn và sự sinh động chân thực của hình tượng rừng cây xà nu nằm ở chỗ viết về cây rừng xà nu nhưng Nguyễn Trung Thành còn gợi đến tận cùng bản chất khốc liệt của chiến tranh. Bút pháp miêu tả được sử dụng đầy sáng tạo, tài hoa khiến người đọc hình dung được trước mắt bức tranh Tây Nguyên khốc liệt, xót đau mà anh hùng, kiêu hãnh. Những trang văn đậm chất anh hừng ca cứ vang vọng, hào sảng, lời của núi rừng rạp nên một không khí rất riêng cho truyện.
"Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn". Rừng xà nu vươn mình hứng chịu, gánh lấy cái dữ dội, bạo tàn của chiến tranh, bom đạn. Người ta như nghe được tiếng bom rơi đạn nổ nơi đây nhưng cũng như nghiêng mình, ngưỡng vọng trước một thế trường tồn đầy kiêu hãnh, thách thức. Thu vào mình bao đau thương nhưng ấn tượng về cây rừng xà nu lại là một cảm hứng mãnh liệt, hào hùng. Tác giả miêu tả rất ấn tượng hình ảnh những cây xà nu bị thương, có tác động mạnh mẽ đến giác quan người đọc. Ngay khi cây gục ngã, người ta vẫn thấy bừng lên một sức sống kì diệu, chính ở chỗ vết thương, sự sống của cây như căng trào, tràn trề nhất. Cái gay gắt của nắng hè gặp gỡ cái ứa tràn của nhựa cây, kết tụ thành một vẻ đẹp long lanh lộng lẫy. Ngay trong cái chết, sự sống vẫn trỗi dậy, tưởng gì như không ngăn nổi , vẻ đẹp vẫn thăng hoa, ngỡ như không bom đạn nào có thể tàn phá. Nguyễn Trung Thành đã nhìn cây xà nu như một sinh thể sống khi đặc biệt khắc tạo hình ảnh những "cục máu lớn". Nhựa xà nu hay máu con người mà cũng mang trong mình đầy đủ và sống động cái đau thương, khốc liệt của chiến tranh. Nhìn những cây xà nu bị thương mà người ta tưởng chừng tác giả cũng xót thương, đau đớn như chính hình ảnh những con người Tây Nguyên bị thương, tàn phá.
Sức sống kì diệu của cây đối lập gay gắt với sự tàn bạo, khốc liệt của kẻ thù. Bất chấp bom đạn chiến tranh, bất chấp những đợt đại bác, xà nu vẫn mãnh liệt sinh sôi, kiêu hãnh trường tồn. . Ta liên tưởng tới so sánh giữa sức sống của rừng xà nu với sức sông của con người Tây Nguyên. . Như những cái cây như mang theo khát vọng vươn tới mạnh mẽ, quyết tâm của con người trong đấu tranh cách mạng. Sức vươn tới và sự ham sống của rừng xà nu cũng là niềm khao khát tự do của những ý chí sục sôi, tinh thần đấu tranh anh dũng của dân làng Xô Man, bất khuất, ngạo nghễ trong tư thế con người, dân tộc Tây Nguyên. Bất chấp sự tàn bạo của chiến tranh, xà nu trường tồn cùng hồn thiêng sông núi, với vẻ đẹp hoang dại mà đầy chất thơ, với sức sống bề bỉ mà bất khuất. Cây xà nu, rừng xà nu đã trở thành hồn thiêng của núi nước Tây Nguyên, mang trong mình linh hồn của người Tây Nguyên. Người ta hiểu vì sao người Tây Nguyên yêu quý cây xà nu đến thế, tình người và hồn đất lại hòa quyện nhau đến vậy. Người ta không chỉ hình dung được cái lớn lao , khỏe khoắn của "tấm ngực lớn" xà nu mà còn cảm nhận được mối quan hệ , sự gắn bó, che trở máu thịt thiêng liêng giữa cây và người.
Cây rừng xà nu đã trở thành biểu tượng của "đất nước đứng lên" của Tây Nguyên nổi dậy. Chủ nghĩa yêu nước anh hùng cách mạng đã chung đúc, hội tụ trong tâm hồn, trí óc của tất cả mọi người, tạo nên một sức sống thống nhất chặt chẽ trong tác phẩm. Mở ra và kết thúc tác phẩm, hình ảnh những cây xà nu tít tắp chân trời giống như một khúc vĩ thanh đẹp đẽ, âm vang và hào sảng, mang theo lời hồn thiêng sông núi, vang động mạch sống của đất nước, quê hương.
2.
a) Tnú là nhân vật trung tâm của tác phẩm, dồn tụ những sáng tạo của bút lực Nguyễn Trung Thành, kết tinh đậm nét cảm hửng anh hùng ca. Nhân vật được xây dựng trong cả một quá trình, cả một con đường từ lúc còn nhỏ đến khi trưởng thành. Gan lì, nhanh nhẹn, nghị lực, quyết tâm và tình yêu thương sâu thẳm chính là những nét tính cách cơ bản, ổn định của nhân vật. Chân dung người anh hùng mang đậm nét sử thi đã hiện lên đầy sống động dưới ngòi bút của Nguyễn Thành Trung, con người của lòng quả cảm, cũng là con người của tình yêu thương. Tnú là nhân vật trung tâm của tác phẩm, điển hình cho người dân Tây Nguyên nói riêng và người dân miền núi nói chung trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Tnú là biểu tượng đẹp nhất cho con người giác ngộ cách mạng, đi từ đau thương nô lệ đến vùng trời của ánh sáng, tự do, đi từ mất mát hy sinh đến chỗ làm nên kì tích anh hùng. Khác với cuộc đời cô độc của A Phủ, Tnú từ nhỏ đã sống trong sự đùm bọc yêu thương của dân làng Xô Man. Cha mẹ mất sớm, là một đứa trẻ bất hạnh nhưng sự trưởng thành của nhân vật có sự chứng kiến, nuôi dưỡng của núi rừng Tây Nguyên, con người Tây Nguyên gan góc, đôn hậu. Bởi thế mà hình ảnh quê hương, tình yêu cho buôn làng, đại ngàn Tây Nguyên luôn thúc giục, ám ảnh, thao thức trong anh, khi xa thì nhớ khi gần thì thương. Được nuôi dưỡng với chính núi nước Tây Nguyên, Tnú là niềm tự hào của mọi người nơi đây. Ai cũng tự hào, kiêu hãnh khi nhắc đến anh, nói về anh với tất cả sự say mê, ngưỡng mộ, thán phục. Đây chính là linh hồn của người Tây Nguyên.
a) Câu chuyện bi tráng về cuộc đơi Tnú không chỉ có chiến công, anh hùng mà còn có những nỗi đau, sự bất lực, chua xót. Con đường cách mạng của Tnú là con đường có tính chất tất yếu, chân chính. Đó không phải là con đường bằng phẳng, nhẹ nhàng mà một con đường đầy thử thách, trông gai. Tnú phải vượt qua , chiến thắng những thử thách ấy để khẳng định sức mạnh trong thời đại cách mạng. Đó là một quá trình gian khổ, đi từ đau thương nô lệ đến tự do, giải phóng. Chính nỗi đau của cuộc đời, những trải nghiệm trong chiến đấu đã giúp Tnú trưởng thành , chiến thắng, trở thành hình tượng đẹp nhất của núi rừng, con người Tây Nguyên.
Qua câu chuyện bi tráng của cuộc đời Tnú, tác giả đã trình bày một quy luật tất yếu của chiến tranh cách mạng : đâu thương là cơ sở thôi thúc lòng căm thù, ý chí chiến đấu của con người. Phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bọn phản cách mạng, đó chính là chân lí đấu tranh ngàn đời của dân tộc. Tác giả không chỉ nhận ra vẻ đẹp của cá nhân con người mà còn khẳng định sức mạnh, sức sống của cả dân tộc, vượt lên đau thương để chiến đấu và chiến thắng
c) Sức sống con người Tây Nguyên như biển hiện trên gốc cây xà nu, tán xà nu kia, mỗi con người Xô man là một mảnh hồn riêng khắc tạc nên vẻ đẹp kiên dũng của xà nu. "Sức sống của nhân dân" là mạch thở ấm nóng truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cụ Mết "là cội nguồn, là Tây Nguyên của thời "Đất nước đứng lên" trường tồn đến hôm nay", những Mai, những Dít là những chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi, tâm huyết, nhiệt tình, Tnú - người con anh dũng của bản làng Xô Man, hay Heng, cậu bé nhỏ mà gan góc, kiên cường. Những nhân vật cứ nối tiếp nhân vật, những anh hùng cứ nối tiếp anh hùng. Như những cây xà nu vững chắc, kiên định, dân làng Xô Man bừng lên ngọn lửa sống mãnh liệt từ thế hệ này sang thế hệ khác . Ngọn lửa ấy không bao giờ tắt. Đó chính là sức sống mãnh liệt của dân tộc sẽ bền bỉ, kiêu hãnh trường tồn vượt qua mọi thử thách bất chấp mọi súng đạn của kẻ thù.
d) Con người anh hùng của một Tây Nguyên quật cường, một đất nước đứng lên đã hiện lên đầy sống động, chân thực với cuộc sống chiến đấu và những nét đẹp tâm hồn. Thế giới nhân vật có sự tiếp nối, kế thừa và phát triển, bản chất bi hùng của rừng núi đại ngàn đã thấm vào những thế hệ hôm nay và mai sau, bởi thế chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong "Rừng xà nu" là một mạch chảy liên tiếp, liền mạch, tiếp nối. Chất anh hùng ca đặc biệt sục sôi, khỏe khoắn, phi thường của núi rừng Tây Nguyên giống như một ngọn lửa nồng nàn, man dại, không bao giờ nguội tắt, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đầy tin tưởng, thành kính, đầy ấm nóng và mê say. Sự tài hoa của ngòi bút Nguyễn Trung Thành được thể hiện chính ở năng lực xúc cảm và chiều sâu trí tuệ, kho ông thu nhận được linh hồn của núi nước Tây Nguyên, nhìn ra những con người anh hùng, thế hệ anh hùng.
3. Xà nu là điểm tựa cho cảm hứng sáng tạo của Nguyễn Trung Thành, để ngắm nhìn sự kiên dũng của xà nu, ông tìm được cội nguồn sức sống nhân dân, bạt lên những Dít, Mai, Tnú.... anh dũng, kiên cường. Phẩm chất anh hùng thấm vào từng thớ đất, tâm hồn mỗi con người. Xà nu đã khơi chung một mạch nguồn của tình yêu đất nước, tình yên buôn làng để tưới tắm cho hồn dân Xô Man. Vừa gần gũi, thân quen, ấm áp hơi thở núi rừng, vừa sống động, linh diệu, chất chứa những suy tư của người viết , cây rừng đã dồn tụ bao nhiêu xúc cảm yêu thương và tư tưởng thẩm mỹ, tác động mạnh mẽ đến tâm hồn người đọc ở những chiều sâu khôn cùng. Xà nu đã bắt rễ vào lòng người và ghi dấu ở đó ấn tượng ám ảnh về sức sống trường tồn của con người và dân tộc
4. Tác phẩm là "chuyện của môt đời được kể trong một đêm", thể hiện khả năng dồn nén hiện thực đầy điêu luyện, tinh tế của tác giả khi ông luôn chú trọng lựa chọn những chi tiết nghệ thuật điển hình : âm thanh tiếng chày, Tnú chứng kiến mẹ con Mai bị đánh....
- Kết cấu song trùng, mở đầu và kết thúc đều là hình ảnh cây xà nu. Đó không phải là kết cấu khép mà là kết cấu mở, thể hiện dụng ý nghệ thuật sâu xa của tác giả. Hình ảnh rừng xà nu nối tiếp mở ra con đường kháng chiến gian khổ đau thương nhưng anh hùng, bất khuất. Cây xà nu còn là sức sống của con người Tây Nguyên, trường tồn, vĩnh cửu. Cây xà nu nối tận chân trời giống như thế hệ những con người Tây Nguyên vẫn sinh sôi, trưởng thành trong kháng chiến. Cuộc kháng chiến trường kì đòi hỏi bao nhiêu cống hiến, mất mát, hi sinh của con người. Mọt con đường rộng dài đang trải ra trước mắt được thể hiện trong chi tiết Tnú lại ra đi, khẳng định cái đẹp vĩnh hằng của con người trong đấu tranh cách mạng, của những phẩm chất anh hùng đẹp đẽ
- Ngôn ngữ phù hợp với cá tính nhân vật, mang đậm sắc Tây Nguyên, đậm chất anh hùng ca, thể hiện sự kết hợp hài hòa hiện thực khốc liệt và sắc màu lãng mạn, anh hùng ca. Đó cũng chính là sự thống nhất cao độ giữa chân lí đời sống và chân lí nghệ thuật
I. Tác giả - Tác phẩm
1. Tác giả :
Nguyễn Trung Thành tên khai sinh là Nguyễn Văn Báu, bút danh khác Nguyên Ngọc. Ông sinh năm 1932 ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Năm 18 tuổi, ông tham gia quân đội sau khi tốt nghiệp cấp 3. Sau một thời gian cầm súng, ông chuyển sang làm phóng viên báo "Quân đội nhân dân" ở liên khu V. Năm 1962, sau thời gian tập kết ra Bắc, ông trở vào Nam làm Chủ tịch chi Hội văn nghệ giải phóng miền Trung trung Bộ, đồng thời phụ trách tạp chí "Văn nghệ quân giải phóng" của quân khu V.
Tác phẩm chính : Đất nước đứng lên, tiểu thuyết 1954, Mạch nước ngầm, 1960, Rẻo cao, 1961, Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc, 1969, Đất Quảng, 1971-1974.....
2. Tác phẩm
Năm 1962, Nguyên Ngọc trở lại miền Nam vừa chiến đấu vừa sáng tác. Mùa hè 1965, đế quốc Mĩ bắt đầu đổ quân vào miền Nam và tổ chức các đợt tấn công quy mô, ồ ạt. Trong hoàn cảnh ấy, Nguyên Ngọc viết "Rừng xà nu" như một biểu tượng cho tinh thần bất khuất kiên cường của đồng bào Tây Nguyên nói riêng và đồng bào ta nói chung.
II. Trả lời câu hỏi
1. Tâm hồn của mỗi nhà văn dường như được vẫy gọi bởi những ngoại cảnh riêng biệt, ám ảnh. Với Nguyễn Trung Thành, mảnh đất Tây Nguyên vừa hào hùng, man dại, linh thiêng, bí ẩn khôn cùng, có một sức hấp dẫn lớn. Bắt rễ từ hồn thiêng núi sông nơi đây, cây xà nu, rừng xà nu và sức sống mãnh liệt của nó đã trở thành điểm nhấn khắc sâu, ghi tạc trong cảm hứng của ông. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong "Rừng xà nu" được ẩn hiện trong những rừng cây xà nu tít tắp đến chân trời, được hóa thân trong bao nhiêu con người, tiếp nối những thế hệ, được âm vang trong hồn thiêng núi nước Tây Nguyên. Không khí sử thi mở ra trong tác phẩm vừa linh thiêng, vừa man dại, vừa hào hùng, bi tráng cuốn hút người đọc từng chi tiết, rạo rực lòng người theo những khúc tráng ca.
Tình yêu đầy đam mê cho cây rừng xà nu, chính sự gắn bó máu thịt với núi nước Tây Nguyên anh hùng đã khiến ngòi bút Nguyễn Trung Thành khắc tạc những hình ảnh tuyệt mĩ về thiên nhiên, con người nơi đây. Cảm hứng mãnh liệt về loài cây đã thôi thúc tâm can, thúc giục từ trong máu để rồi hình tượng bao trùm cả tác phẩm là hình tượng cây rừng xà nu. Chính nó đã đem lại cho tác phẩm sức khái quát cũng như sự sinh động, chân thực của cuộc đời.
Rừng xà nu vươn mình hứng chịu, gánh lấy cái dữ dội , bạo tàn của chiến tranh bom đạn. Người ta như nghe được tiếng bom rơi, đạn nổ dội vào nơi đây nhưng cũng như nghiêng mình ngưỡng vọng trước một thế trường tồn đầy kiêu hùng, thách thức. Tác giả đã miêu tả rất ấn tượng hình ảnh những cây xà nu bị thương. Nó có tác động mạnh mẽ đến giác quan người đọc. Nhựa xà nu hay máu con người mà cũng mang trong mình đầy đủ và sống động, đau thương, khốc liệt của chiến tranh.
Sức sống kì diệu của cây đối lập với sự bạo tàn, khốc liệt của kẻ thù. Như một thách thức, cây này mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên, xanh rờn như những mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Bất chấp bom đạn, chiến tranh, bất chấp những đợt đại bác, xà nu vẫn mãnh liệt sinh sôi và kiêu hãnh, trường tồn. Dường như sức sống man dại, mãnh liệt và kiêu hùng đã trở thành bản chất của núi nước, đại ngàn Tây Nguyên. Hình ảnh cây rừng xà nu chính là hình ảnh cho sức sống , niềm tin khát khao tự do, ý chí sục sôi, tinh thần đấu tranh anh hùng của dân làng Xô Man.
Cây rừng xà nu đã trở thành biểu tượng của " Đất nước đứng lên", của Tây Nguyên nổi dậy. Chủ nghĩa yêu nước anh hùng cách mạng đã chung đúc, hội tụ trong tâm hồn, trí óc của tất cả mọi người tạo nên sức mạnh thống nhất chặt chẽ trong tác phẩm.
Mở ra và kết thúc tác phẩm, hình ảnh cây xà nu tít tắp phía chân trời giống như một khúc vĩ thanh đẹp đẽ, âm vang, hào sảng, mang theo lời của hồn thiêng sông núi, vang động mạch sống của đất nước, quê hương.
2.
a) Tnú là nhân vật trung tâm của tác phẩm, dồn tụ những sáng tạo của bút lực Nguyễn Thành Trung, kết kinh đậm nét cảm hứng anh hùng ca. Nhân vật được xây dựng trong cả một quá trình, cả một con đường đời từ lúc nhỏ đến khi trưởng thành. Gan lì, nhanh nhẹn, nghị lực, quyết tâm và tình yêu thương sâu thẳm chính là những nét tính cách cơ bản, ổn định của nhân vật. Đây là nhân vật điển hình cho người dân Tây Nguyên nói riêng và dân miền núi nói chung trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Tnú là biểu tượng đẹp nhất cho con người giác ngộ cách mạng, đi từ đau thương nô lệ đến vùng trời của ánh sáng , tự do, đi từ mất mát, hy sinh đến kì tích làm nên anh hùng. Tnú từ nhỏ đã sống trong sự bao bọc yêu thương của dân làng Xô Man, được nuôi dưỡng bởi chính núi nước Tây Nguyên . Tnú là niềm tự hào của người nơi đây.
b) Câu truyện bi tráng về cuộc đời Tnú không chỉ có chiến công, anh hùng mà còn có những nỗi đau, sự bất lực, chua xót. Con đường cách mạng của Tnú là con đường có tính chất tất yếu. Đó không phải là một con đường bằng phẳng nhẹ nhàng mà là một con đường đầy thử thách, trông gai. Qua câu chuyện của cuộc đời Tnú, tác giả đã trình bày một quy luật tất yếu của chiến tranh cách mạng : đau thương là cơ sở thôi thúc lòng căm thù, ý chí chiến đấu của con người. Phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bọn phản cách mạng, đó là chân lí đấu tranh ngàn đời của dân tộc.
c) Sức sống con người Tây Nguyên như hiển hiện trên gốc xà nu này, tán xà nua kia, mỗi con người Xô Man là một mảnh hồn riêng khắc tạc trên vẻ đẹp kiên dũng của xà nu. "Sức sống của nhân dân" là mạch thở ấm nóng truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cụ Mết " là cội nguồn, là Tây Nguyên của thời "Đất nước đứng lên" trường tồn đến hôm nay, những Mai, những Dít là những chiến sĩ cách mạng trẻ tâm huyết, nhiệt tình, Tnú - người con anh hùng của bản Xô Man, hay Heng, cậu bé nhỏ mà gan góc, kiên cường. Những nhân vật nối tiếp nhân vật, những anh hùng nối tiếp anh hùng như những rừng cây xà nu nối tiếp đến chân trời. Hình tượng cây xà nu chính là sức sống bất diệt của dân tộc, bền bỉ, kiêu hãnh trường tồn bất chấp súng đạn của kẻ thù.
d) Con người anh hùng của một Tây Nguyên quật cường, một đất nước đứng lên đã hiện lên đầy đủ, sống động, chân thực với cuộc sống chiến đấu và những nét đẹp tâm hồn. Thế giới nhân vật có sự tiếp nối, kế thừa và phát triển. Bản chất bi hùng của rừng núi đại ngàn đã thấm vào những thế hệ hôm nay và mai sau bởi thế chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong "Rừng xà nu" là một mạch chảy liên tiếp, truyền nối. Sự hài hòa của ngòi bút Nguyễn Trung Thành được thể hiện chính ở năng lực xúc cảm và chiều sâu trí tuệ, khi ông thu nhận được linh hồn của núi nước Tây Nguyên, nhìn ra những con người anh hùng, những thế hệ anh hùng.
3.Xà nu là "điểm tựa" cho cảm hứng sáng tạo Nguyễn Trung Thànhm để ngắm nhìn dự kiên dũng của xà nu, ông đã tìm được cội nguồn sức sống nhân dân, bật lên những Dít, Mai, Tnú..anh dũng, kiên cường. Phẩm chất anh hùng thấm vào từng thớ đất, tâm hồn mỗi con người. Xà nu khơi chung một mạch nguồn của tình yêu đất nước, tình yêu buôn làng để tưới tắm cho tam hồn dân Xô Man. Hình ảnh cánh rừng xà nu và hình tượng Tnú có một sự gắn kết sâu sắc, ở đó, sức sống mãnh liệt, sự kiên địn trường tồn được thể hiện sinh động mạnh mẽ, kiêu hãnh.
4. Tác phẩm là "chuyện của một đời được kể lại trong một đêm", thể hiện khả năng dồn nén hiện thực đầy điêu luyện, tinh tế của tác giả khi ông luôn chú trọng lựa chọn những chi tiết nghệ thuật điển hình : âm thanh tiếng chày, Tnú chứng kiến mẹ con Mai bị đánh....
- Kết cấu song trùng, mở đầu và kết thúc đều là hình ảnh cây xà nu. Đó không phải là kết cấu khép mà là kết cấu mở, thể hiện dụng ý nghệ thuật sâu xa của tác giả. Hình ảnh rừng xà nu nối tiếp mở ra con đường kháng chiến gian khổ đau thương nhưng anh hùng bất khuất.
- Ngôn ngữ phù hợp với cá tính nhân vật, mang đậm bản sắc Tây Nguyên, đậm chất anh hùng ca.
1. Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ đầy thơ mộng. Vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa vào buổi sáng sớm.
– Trước mặt là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ, lòe nhòe vào màu sương mùa trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do anh nắng mặt trời đem lại tất cả hiện lên hùng vĩ và nó như một khoảng trời lộng lẫy.
– Vào buổi sáng sớm những hình ảnh đó hiện lên thật mơ màng huyền ảo nó làm cho người ta có cảm giác yêu thiên nhiên hơn.
– Hình ảnh thơ mộng và huyền ảo đã làm cho tác giả phát hiện ra nhiều quy luật của tự nhiên nó làm vang vọng trong lòng người đọc.
– Hình ảnh về một đất nước anh hùng đã được thể hiện sâu rộng trong bài viết mỗi chúng ta đều tự hào về truyền thống của dân tộc và những hình ảnh đó gợi nhớ cho tác giả về cảnh đẹp quê hương.
– Khung cảnh đó tạo nên cảm giác mơ mộng và nó góp phần tạo nên những đặc trưng cơ bản cho bài viết và cũng góp phần tạo nên một phong cách đặc biệt trong sáng tác của tác giả.
2. Phát hiện thứ hai cả người nghệ sĩ về hình ảnh của gia đình đang bạo lực, tác giả đã có những thái độ sâu sắc:
– Đằng sau bức tranh thiên nhiên đẹp hùng vĩ đó lại xuất hiện một nghịch lý nó làm cho tác giả cảm thấy đau thương khi chứng kiến nghịch cảnh trên, tác giả phẫn nộ về hình ảnh người đàn bà hàng chài bị bạo lực.
– Những hình ảnh đó làm cho tác giả cảm thấy xót xa về một hiện thực nó làm cho tác giả càng cảm thấy yêu thương con người nhỏ bé đang bị hành hạ.
– Đằng sau vẻ đẹp tráng lệ lại là một bức tranh đẫm nước mắt nó thể hiện một sự đau đớn tới tột cùng của tác giả, càng đau đớn cho cái cảnh tượng đó, người đọc và người viết cùng hình dung về hình ảnh đó.
– Những hình ảnh trên gợi nhớ cho tác giả về một sự thật, một sự thật đau thương khi đằng sau những cái tráng lệ lại là một bức tranh gia đình họ bạo lực, do hoàn cảnh khó khăn, áp lực cuộc sống người đàn ông đã trở thành một kẻ bạo lực.
– Sự thật đó đã làm cho người nghệ sĩ này muốn viết lên những tâm sự và những hiện thực để tố cáo chúng.
3. Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện nói lên điều gì?
– Người đàn bà này suốt đời vì chồng vì con, khi ra tới tòa án bà vẫn hết mực bảo vệ cho chồng và con của mình, một cuộc đời lam lũ bà đã phải chịu nhiều đau thương.
– Nhưng với tấm lòng cao cả bà đã hết lòng để bảo vệ cho con và chồng của mình, bị bạo hành và mang nỗi đau thể xác nhưng người đàn bà này không ghét bỏ chồng mình.
– Ngược lại bà hiểu và cảm thông, ít người có thể làm được những điều này nhưng chính người đàn bà này lại làm được những hy sinh mất mát của bà quá lớn.
– Bà làm tất cả mọi điều với mục đích duy nhất là muốn bảo vệ lấy hạnh phúc cho con và cho chồng, sự hy sinh tần tảo đó đáng được khen ngợi.
– Nếu như người nghệ sĩ chỉ nhìn về bề ngoài để đánh giá về người đàn bà là kẻ ngu muội không biết tố cáo người chồng vũ phu này nhưng đằng sau nó lại là cả một câu chuyện mang bề dày của ý nghĩa hy sinh.
– Hy sinh cả đời cho gia đình, bà không lo cho mình, lúc nào cũng nghĩ tới hạnh phúc của người khác.
– Bà hiện thân cho một người phụ nữ giàu đức hy sinh, nhưng hy sinh đó đã tạo nên những phong cách mới mẻ trong con người của bà.
4. Cảm nghĩ về các nhân vật:
– Nhân vật người đàn bà hàng chài là một người giàu đức hy sinh, cả cuộc đời lo cho chồng cho con.
– Lão độc ác do bản chất của hắn là một kẻ vũ phu, do áp lực cuộc sống hắn đã trở thành một con người bạo lực và hắn đang hành động để chút bỏ những áp lực trong cuộc sống của mình.
– Chị em thằng Phác là những đứa con cũng là nạn nhân của cuộc bạo hành gia đình này, bọn chúng cũng bị hành hạ.
– Nghệ sĩ Phùng là một nhiếp ảnh gia có nhiều trải nghiệm thực tế, và ông cũng góp phần là nổi bật lên một hình ảnh về một xã hội nghiệt ngã đau thương.
– Nghệ sĩ Phùng là một người đã làm nổi bật lên hai bức tranh đối diện nhau về hình ảnh thiên nhiên đẹp và bức tranh nghịch lý trong cuộc bạo hành gia đình.
5. Cách xây dựng cốt truyện của Nguyễn Minh Châu.
– Cách xây dựng cốt truyện của Nguyễn Minh Châu rất độc đáo đã góp phần tạo nên một bức tranh thiên nhiên đẹp nó cũng làm gia tăng lên hình ảnh về một người đàn bà biết hy sinh cho gia đình.
– Nghệ thuật cốt truyện hấp dẫn và phát triển theo thời gian nó góp phần tạo nên cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về hoàn cảnh gia đình.
– Người nghệ sĩ ở đất là một người tạo nên cái mới mẻ trong cái nhìn sâu xa của nhân vật nó là một cách tạo nên những ấn tượng sâu sắc và hấp dẫn.
6. Ngôn ngữ người kể chuyện.
– Ngôn ngữ mộc mạc hấp dẫn đã tạo nên một phong cách mới mẻ trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu.
– Ngôn ngữ đời thường nên có mối qua hệ gắn bó với con người, tạo nên những nhịp điệu hấp dẫn thu hút sự chú ý của người đọc.
– Câu chuyện kể theo sự tiếp nối của thời gian qua đó tạo nên tính hấp dẫn của câu chuyện.
I. Tác giả - Tác phẩm
1. Tác giả
Nguyễn Minh Châu ( 1980-1989) quê ở làng Thới, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Năm 1944, ông học ở Trường Kỹ Nghệ Huế. Đầu năm 1950, ông gia nhập quân đội, theo học trường Sỹ quan Lục quân Trần Quốc Tuấn. Từ 1952-1958, ông công tác và chiến đấu tại sư đoàn 320.Năm 1962, ông về Phòng văn nghệ quân đội, sau chuyển sang tạp chí "Văn nghệ quân đội". Năm 2000, ông được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
Tác phẩm chính : " Cửa sông"- tiểu thuyết 1967, "Những vùng trời khác"- Tập truyện ngắn, 1970, "Dấu chân người lính"- Tiểu thuyết 1972. "Miền cháy"-1977," Lửa từ những ngôi nhà"- 1977.....
2. Tác phẩm
"Chiếc thuyền ngoài xa" in đậm phong cách tự sự-triết lí của Nguyễn Minh Châu. Với ngôn từ dung dị của đời thương, truyện kể lại chuyến đi thực tế của một nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm của ông về nghệ thuật và cuộc đời.
II. Trả lời câu hỏi
1. Để có một tấm lịch nghệ thuật về thuyền và biển theo yêu cầu của trưởng phòng, Phùng đã tới một vùng biển từng là chiến trường cũ của anh, đã dự tính bố cục, phục kích mấy buổi sáng để chộp được một cảnh thật ưng ý. Đôi mắt người nghệ sĩ phát hiện được một vẻ đẹp trời cho trên mặt biển mờ sương, vẻ đẹp mà cả đời bấm mãy có lẽ anh chỉ có diễm phúc bắt gặp một lần. Niềm vui sướng của nhân vật "tôi" là niềm hạnh phúc của một người nghệ sĩ đạt tới đỉnh cao của khám phá và sáng tạo, của sự cảm nhận huyền diệu, tinh khôi của cái đẹp. Hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa chính là một điểm nhấn linh diệu mà bắt gặp được nó là tâm hồn con người đã chạm được vào nơi tận thiện, tận, mĩ. Hình ảnh nghệ thuật hài hòa, vẻ đẹp sống lãng mãn có khả năng tác động mạnh mẽ và thanh lọc tâm hồn con người
2. Phát hiện thứ hai của người nghệ sĩ nhiếp ảnh đầy nghịch lí. Ánh đã chứng kiến từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như trong mơ ấy bước ra một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi và cam chịu, một lão đàn ông thô kệch, dữ dằn, độc ác, coi việc đánh vợ như một phương thức để giải tỏa những uất ức khổ đau. Từng là một người lính cầm súng chiến đấu, Phùng không thể chấp nhận, chịu đựng nổi cảnh lão đàn ông đánh vợ một cách vô lí và thô bạo. Nhưng anh chưa kịp xông ra thì thằng Phác, con trai lão đã kịp tới để che chở cho người mẹ đáng thương. Chỉ đến lần thứ hai, khi phải chứng kiến cảnh ấy, Phùng mới thể hiện bản chất người lính, không thể làm ngơ trước sự bạo hành của cái ác. Anh cay đắng nhận thấy những cái ngang trái , xấu xa, những bi kịch trong gia đình thuyền chài kia đã là thứ thuốc rửa quái đản khủng khiếp, ghê rợn. Phùng đã từng có cái khoảng khắc hạnh phúc ngập tràn tâm hồn mình do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh mang lại, anh đã tưngh chiêm nghiệm bản thân cái đẹp chính là đạo đức, vậy mà hóa ra đằng sau cái đẹp toàn bích, toàn diện mà anh vừa bắt gặp trên biển xa lại chặng phải là "đạo đức", là "chân lí của sự hoàn thiện". Sự thật cuộc sống làm người nghệ sĩ bất ngờ, day dứt và ám ảnh khôn cùng.
3. Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện là câu chuyện về sự thật cuộc đời. Nó như giúp những người như Phùng và Đẩu hiều được nguyên do của những điều tưởng như vô lí. Bề ngoài, đó là một người đàn bà quá nhẫn nhục, cam chịu, bị chồng thường xuyên hành hạ, đánh đập khốn khổ, nhưng vẫn nhất quyết gắn bó với người đàn ông vũ phu ấy. Lời giãi bày của người mẹ đáng thương chất chứa những hi sinh, thương yêu vô bờ bến cho những đứa con của mình. . Sự cam chịu nhẫn nhục của người đàn bà thương con này là một lựa chọn duy nhất. Vì thương con mà bà không thể tìm một lối thoát nào khác cho mình. Trong đau khổ triền miên, bà vẫn chắt lọc những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi cho mình. Câu chuyện người đàn bà càng khẳng định một cách nhìn của người nghệ sĩ về cuộc đời và con người : không thể dễ dãi,đơn giản trong việc nhìn nhận mọi sự việc, hiện tượng, cuộc sống.
4. Người đàn bà vùng biển là một nhân vật vô danh, không tên, không tuổi nhưng lại được tác giả tập trung thể hiện tính cách, số phận một cách sinh động,đặc sắc. Đó là một người đàn bà khoảng 40, thô kệch, mặt rỗ,lúc nào cũng xuất hiện với khuôn mặt mệt mỏi, dấu vết in hằn của một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ. Thầm lặng chịu mọi đau đớn, hành hạ được bà coi là một việc tất yếu, đương nhiên, bởi trong cuộc mưu sinh đầy cam go, trên chiếc thuyền kiêm sống ngoài xa cần có một người đàn ông khỏe mạnh và biết nghề, chỉ vì những đứa con của bà cần được sống và lớn lên, đó chính là lòng nhân hậu, bao dung, đức hi sinh đẹp đẽ của người mẹ, khiến người đọc cảm thông và trân trọng.
Cuộc sống đói nghèo, quẩn quanh những lo toan, cực nhọc đã biến người con trai cục tính nhưng hiền lành năm xưa thành một người chồng vũ phu, độc ác. Cứ khi nào khổ quá, ông lại đánh vợ. Lão đàn ông vừa là nạn nhân của cuộc sống khốn khổ, vừa là thủ phạm gây nên bao đau khổ cho chính những người thân của mình. Chị em thằng Phác chính là những đứa trẻ đáng thương, trực tiếp hứng chịu những bi kịch gia đình mà bố chúng gây ra. Chị thăng Phác là một cô bé yếu ớt mà can đảm, phải vật lộn để tước con dao trong tay thằng em để tránh không cho nó làm một việc trái luân thường đạo lí. Cô bé tan nát, đau đớn khi chứng kiến những cảnh tượng bi kịch của gia đình. Hành động của cô bé là hành động đúng, cô là điểm tựa vững chắc cho người mẹ đáng thương và cản được việc làm dại dột của đứa em trai. Những ngây thơ, non dại của một thằng bé con khiến người ta nhói đau và cảm động bởi tình thương mẹ da diết, xót xa.
Phùng vốn là một chiến sĩ vào sinh ra tử, anh căm ghét mọi sự áp bức, bất công, sẵn sàng làm tất cả vì điều thiện, vì công bằng. Tâm hòn người nghệ sĩ thật sự tinh tế, nhạy cảm khi xúc động, ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tinh khôi của thuyền biển lúc bình minh nhưng cũng vỡ òa khi phát hiện ra đằng sau đó là sự bạo hành, xấu xa. Chiếc thuyền nghệ thuật thì ở ngoài xa, còn sự thật cuộc đời lại nằm rất gần. Nghệ thuật chân chính phải chính là cuộc đời đó mà tồn tại, mà lên tiếng. Bởi thế, người nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp nhưng cũng phải là người nghệ sĩ biết thấu cảm những buồn vui, cay đắng đời.
5. Cách xây cốt truyện của Nguyễn Minh Châu nừm chính ở cách tạo tình huống mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. Tình huống Phùng chứng kiến cảnh lão đàn ông đánh vợ chính là một sự kiện có ý nghĩa bộc lỗ mọi mối quan hệ, bộc lỗ khả năng ứng xử, thử thách phẩm chất, tính cách của con người. Trước đó, anh nhìn đời bằng con mắt nghệ sĩ đầy rung động mê say trước cái đẹp trời cho của thuyền biển sớm mai. Nhưng chính trong giây phút thăng hoa đó, tâm hồn nghệ sĩ lại va chạm rất mạnh vào sự thật ở đời. Tình huống được lặp lại lần hai, từ đó Phùng có cách nhìn đời khác hẳn. Tình huống truyện được tác giả đẩy lên cao trào và ngày càng xoáy sâu hơn để phát hiện tính cách con người, phát hiện sự thật cuộc đời.
6. Ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong truyện cũng hết sức phong phú, độc đáo. Người kể chuyện là nhân vật Phùng, cũng chính là hóa thân của tác giả. Lựa chọn người kể như vậy đã tạo ra một điểm tựa trần thuật sắc sảo, tăng cường khả năng khám phá đời sống của tình huống truyện, lời kể chuyện trở nên khách quan, chân thật, giàu sức thuyết phục.
Ngôn ngữ các nhân vật phù hợp với đặc điểm tính cách của từng người. Việc sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt và sáng tạo góp phần khắc sâu thêm chủ đề, tư tưởng cho tác phẩm
I. Tác giả - Tác phẩm
1. Tác giả :
Nguyễn Thi ( 1928-1968), tên thật là Nguyễn Hoàng Ca, quê ở xã Quần Phương Thượng, nau là xã Hải An, Hải Hậu, Nam Định. Mồ côi cha sớm, mẹ đi bước nữa nên ông phải chịu vất vả, tủi cực từ nhỏ. Năm 1943, ông vào Sài Gòn vừa đi làm vừa đi học. Năm 1945, ông tham gia cách mạng vừa chiến đấu vừa hăng hái hoạt động văn nghệ.
Năm 1954, Nguyễn Thị tập kết ra bắc, công tác ở tòa soạn tạp chí Văn Nghệ Quân đội một thời gian rồi lại tình nguyên vào Nam đánh giặc. Ông hy sinh anh dũng ở mặt trận Sài Gòn trong chiến dịch mậu thân 1968.
Sáng tác của Nguyễn Thị gồm nhiều thể loại : bút kí, truyện ngắn, tiểu thuyết.
2. Tác phẩm
"Những đứa con trong gia đình" là một trong những truyện ngắn xuất sẵc nhất của Nguyễn Thi với chủ đề ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ. Truyện được in trong tập "Truyện và kí" của Nguyễn Thi - xuất bản năm 1978
Truyện thể hiện thấm thía và cảm động những tình cảm thiêng liêng và bền chặt gắn bó những con người trong một cộng đồng từ gia đình đến quê hương, Tổ quốc. Đó cũng là nguồn sức mạnh to lớn khiến dân tộc ta có thể vượt qua nỗi đau lớn nhất để tồn tại và chiến thắng trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc lâu dài và hết sức gian nan.
II. Trả lời câu hỏi
1. Tác phẩm được trần thuật chủ yếu qua dòng hồi tưởng miên man, đứt nối của nhân vật Việt khi bị trọng thương nằm lại chiến trường. Cách thức trần thuật này đã đem lại cho tác phẩm màu sắc trữ tình đậm đà, tự nhiên, sống động, đồng thời cũng tạo điều kiện cho nhà văn có thể thâm nhập sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật để dẫn dắt câu chuyện. Diễn biến của câu chuyến chính vì thế mà hết sức linh hoạt, không phụ thuộc vào trật tự thời gian tuyến tính mà có thể xáo trộn không gian, thời gian, từ những chi tiết ngẫu nhiên của hiện thực chiến trường chiến đấu mà gợi ra những dòng hồi tưởng, liên tưởng đến quá khứ, khi gần khi xa, từ chuyện này sang chuyện khác hết sức tự nhiên của nhân vật
2. Tác phẩm kể chuyện một gia đình nông dân Nam Bộ với hình tượng những con người có truyền thống yêu nước. Chính truyền thống này đã gắn bó họ với nhau. Đó đều là những con người gan góc, dũng cảm, khao khát được chiến đấu để giết giặc. Họ không chỉ căm thù giặc sâu sắc mà còn rất giàu tình nghĩa, thủy chung, son sắt với cách mạng và quê hương.
3. Nhân vật Chiến có những phẩm chất được kế thừa từ người mẹ : gan góc, đảm đang, tháo vát. Đó cũng là một tính cách đa dạng : vừa là một cô gái mới lớn, tính khí còn trẻ con, vừa là một người chị biết nhường em, lo toan, đảm đang, tháo vát. So với mẹ, Chiến không chỉ khác biệt ở vẻ bề ngoài trẻ trung, thích là duyên làm dáng mà vận hội mới của cách mạng đã tạo điều kiện cho Chiến được trực tiếp cầm súng đánh giặc để trả thù nhà, thực hiện lời thề không đội trời chung với giặc.
Nhân vật Việt xuất hiện nhiều nhất trong tác phẩm. Tác giả đã để nhân vật tự kể về mình bằng một ngôn ngữ, nhịp điệu riêng. Vì vậy, Việt hiện lên cụ thể, sinh động, vừa là cậu con trai mới lớn, vừa là một chiến sĩ gan góc, dũng cảm, kiên cường. Nếu Chiến luôn biết nhường nhịn em thì trái lại Việt lại hay tranh giành phần hơn với chị. Mọi việc trong nhà Việt đều phó thác cho chị. Đêm trước ngày đi chiến đấu, Chiến lo toan thu xếp chu đáo việc nhà thì Việt vẫn vô tư "lăn kềnh ra ván cười hì hì", vừa nghe vừa "chụp một con đom đóm úp trong lòng bàn tay" rồi ngủ quên lúc nào không biết. ...Tuy nhiên, Việt cũng mang trong mình tư thế của người chiến sĩ trẻ dũng cảm, kiên cường. Dòng máu nóng chảy trong người Việt là dòng máu gia truyền của những con người gan góc, không bao giờ biết sợ hãi, khuất phục trước bạo tàn.
Những phẩm chất anh hùng được biểu hiện sinh động, chân thực trở thành thước đo quan trọng nhất về phẩm chất con người của nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Thi
4.
- Vấn để được tác giả đề cập trong tác phẩm là truyền thống của một gia đình, cụ thể ở đây là truyền thống yêu nước, yêu độc lập, tự do, kiên quyết đấu tranh chống giặc chứ nhát định không chịu làm nô lệ.
- Nhân vật chính trong truyện là hai chị em Chiến và Việt là những nhân vật tiêu biểu cho lí tưởng chung của dân tộc, gắn bó số phận của mình với số phận đất nước. Ở Chiến và Việt kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cả cộng đồng. Hai chị em xung phong "tranh nhau" lên đường chiến đấu. Đó là khí thế sôi nổi chung của thời đại - thanh niên không khát khao gì hơn là rời bút nghiên để lên đường chống Mĩ. Tham gia kháng chiến, hai chị em, đặc biệt là Việt chiến đấu vô cùng dũng cảm, quả cảm , xứng đáng là người anh hùng của dân tộc, của thời đại
5. Đoạn văn cảm động nhất là đoạn tả hai chị em Chiến, Việt khiêng bàn thơ sang gửi nhà chú Năm.
Trong một không khí thiêng liêng , con người bỗng cảm thấy mình trưởng thành và lớn khôn hơn. Một người hồn nhiên, vô tư như Việt, vào chính cái giờ khắc này mới thấy thương chị lạ, mới rờ thấy lòng mình và cảm thấy rất rõ ràng mối thú giặc Mĩ đè nặng vai. Chi tiết này đã động đến phần tâm linh sâu thẳm, thiêng liêng của cuộc kháng chiến chống Mĩ, thể hiện sự dồn nén, cô đọng cao độ hiện thực cuộc sống và chất chứa những tư tưởng, quan niệm đẹp đẽ của tác giả về cuộc sống và con người.
Đề bài: Soạn bài Việt Bắc của Tố Hữu
I. Tìm hiểu chung
3. Tác giả
a. Cuộc đời
– Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành (1920 – 2002)
– Quê ở Thừa Thiên Huế
– Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo
– Thời đại:
“ Năm hai mươi của thế kỉ hai mươi
Tôi sinh ra nhưng chưa được làm người
Nước đã mất cha đã làm nô lệ”
– Bản thân: chịu cảnh mất mẹ thiếu thốn tình thường, sớm có tình yêu văn học và lớn lên theo đuổi ước vọng làm cách mạng để cứu đất nước
– Ông đã từng bị bắt vào tù năm 1939 đến 1942 ông vượt ngục thành công trở về hoạt động cách mạng
– Trong hai cuộc kháng chiến chống quân Pháp và Mỹ ông đảm nhiệm nhiều chức vụ cao và góp nhiều công sức cả mặt trận quân sư lẫn mặt trận tinh thần
b. Đường cách mạng đường thơ: con đường thơ gắn liền với con đường cách mạng
– Tập thơ Từ ấy (1937 – 1946)
– Tập thơ Việt Bắc (1946- 1954)
– Gió lộng (1955- 1961)
– Ra trận (1962- 1971) và máu và hoa( 1972- 1977)
– Một tiếng đờn (1992), ta với ta(1999)
– Phong cách nghệ thuật: cả nội dung và nghệ thuật đều mang tính chất trữ tình chính trị, giọng điệu đăm thắm mượt mà
4. Tác phẩm Việt Bắc
a. Hoàn cảnh sáng tác
– Tháng 10 – 1954 nhân sự kiện quân ta đánh tan chiến dịch Điện Biên phủ của Pháp. Các chiến sĩ nhanh chóng về xuôi để bảo vệ cơ quan đầu não của Đảng. Trước sự kiện quan trọng cùng với cuộc chia tay nhân dân Việt Bắc bịn rịn quyến luyến Tố Hữu đã viết bài thơ này
b. Kết cấu: theo lối đối đáp giao duyên trong ca dao dân ca
c. Bố cục: 3 phần:
– Phần 1: 8 câu đầu: cảm xúc cuộc chia tay
– Phần 2: tiếp đến câu 20: lời người Việt Bắc
– Phần 3: còn lại: lời người cách mạng
d. Chủ đề:
ca ngợi về cuộc sống và con người kháng chiến thể hiện tình cảm thủy chung của người cách mạng với người dân Việt Bắc
V. Đọc hiểu chi tiết
1. Cảm xúc chia tay
a. Bốn câu đầu: lời của người ở lại
– Khung cảnh chia tay bịn rịn giữa kẻ ở và người về
– Cách xưng hô ‘mình – ta” : thân mật gần gũi như trong ca dao
– Điệp ngữ và kết cấu tu từ được lặp lại hai lần như khơi dậy bao kỉ niệm. Hai câu hỏi đều hướng về nỗi nhớ một nỗi nhớ về thời gian “mười lăm năm” một nỗi nhớ về không gian: sông, núi, nguồn
-> Đó là khoảng thời gian gắn bó biết bao kỉ niệm của người dân Việt Bắc với người lính
b. Bốn câu sau: lời của người về
– Từ láy “bâng khuâng” thể hiện sự xao xuyến, “bồn chồn” thể hiện sự không yên tâm trong dạ, không nỡ rời bước
– Hình ảnh “áo chàm” chỉ người dân Việt bắc thân thương giản dị
– Cử chỉ cầm tay nhau thay lời nói chứa đầy cảm xúc
2. Lời người Việt Bắc
– Nhịp thơ 2/4 ở câu lục, nhịp thơ 4/4 ở câu bát cùng với phép lặp cấu trúc cú pháp, điệp từ tạo nên sự đối xứng khiến cho bao kỉ niệm không rời rạc mà trở nên ngân nga da diết
– Hình ảnh: mưa nguồn, suối lũ, mây mù -> thiên nhiên đẹp nhưng đầy nguy hiểm
• Miếng cơm chấm muối -> cuộc sống thiếu thốn khổ cực
• Trám măng -> đặc sản của Việt Bắc
• Mối thù nặng vai -> trách nhiệm nặng nề
• Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son -> cuộc sống nghèo khó nhưng tình thương dạt dào
• Kháng Nhật, Việt minh -> buổi đầu cách mạng gian khổ
• Những địa danh Tân Trào, Hồng thái nơi diễn ra những sự kiện quan trọng
-> Tất cả những kỉ niệm từ sinh hoạt hằng ngày đến đánh trận đều được người dân Việt Bắc kể lại đầy ngậm ngùi nhung nhớ
3. Lời của người cách mạng
a. Nhớ cảnh và người Việt Bắc
– Người cách mạng khẳng định nỗi nhớ của mình với Việt Bắc
– Điệp từ nhớ khẳng định tình cảm thủy chung trước sau như một
– Thiên nhiên
• Vẻ đẹp đa dạng của không gian và thời gian
• Ánh trăng buổi tối
• Ánh sáng ban chiều
• Những bản làng mờ trong sương sớm
• Những bếp lửa hồng lúc đêm khuya
– Con người:
• Những ngày tháng đông cảm cộng khổ
• Chăn sui đắp cùng
• Người mẹ cơ cực trong lao động
• Lớp học bình dân
• Sinh hoạt cơ quan
• Tiếng mõ tiếng chày
-> Tình cảm gắn bó cảu đồng chí đồng bào
– Sự hòa quyện giữa cảnh và người
• Mùa đông: màu đỏ của hoa chuối và dao gài thắt lưng con người hiện lên vẻ đẹp hiên ngang làm chủ núi rừng
• Mùa xuân: mơ nở trắng rừng và người đan nón - vẻ đẹp con người chăm chỉ tỉ mỉ
• Mùa hè: rừng phách đổ vàng, con người hái măng một mình vẻ đẹp cần cù
• Mùa thu: trăng rọi hòa bình, tiếng hát ân tình thủy chung sự chung thủy
-> Câu thơ làm nên bức tranh tứ bình tuyệt đẹp về bốn mùa, bốn đức tính tốt đẹp của người dân Việt Bắc cũng được thê hiện rõ
b. Kỉ niệm Việt Bắc anh hùng
– Nghệ thuật nhân hóa rừng cây cũng biết đánh tây
– Điệp từ nhớ kết hợp với các địa danh cụ thể gắn liền với những chiến công oanh liệt trong chiến đấu
– Những hình ảnh không gian rộng lớn
– Những từ láy “rầm rập”, “điệp điệp”, “trùng trùng”
– Biện pháp so sánh như là đất rung
– Nghệ thuật cường điệu: bước chân nát đá
-> Diễn tả khí thế hào hùng của cuộc hành quân kháng chiến. tất cả các lực lượng bộ đội dân công đều cùng hợp sức để tạo nên thẳng lợi cuối cùng
– Động từ “vui” kết hợp với biện pháp liệt kê: Hòa Bình, Tây bắc, Điện Biên… gợi lên niềm vui như được lan tỏa ra khắp đất nước chứ không riêng gì Việt Bắc
c. Niềm tin cách mạng
– Nhớ Việt Bắc là nhớ về Đảng, nhớ về trung ương về chính phủ với những chủ trương đường lối đúng đắn
– Biện pháp liệt kê: “điều quân”, “phát động”, “ mở đường” cho thấy những việc làm và đường lối của Đảng quan trọng
– Nhớ về Việt bắc là nhớ về Bác Hồ
– Việt Bắc là quê hương của cách mạng, là niềm tin của nhân dân, nơi hội tụ tình cảm suy nghĩ niềm hi vọng của mọi người Việt Nam yêu nước
VI. Tổng kết
– Việt Bắc là khúc hát ân tình về cách mạng về kháng chiến, thể thơ lục bát kết hợp với đại từ “mình ta”, ngôn ngữ giàu hình ảnh gần gũi, các biện pháp nghệ thuật tạo được thành công khi biểu đạt ý đã làm nên một bài thơ vô cùng hấp dẫn
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
a. Cuộc đời
– Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943
– Quê : Phong Điền – Thừa Thiên Huế
– Sinh ra trong một gia đình tri thức có truyền thống yêu nước và cách mạng. Đó là một gia đình có truyền thống văn học
– Bản thân
• Sau khi tốt nghiệp khoa văn Nguyễn Khoa Điềm về quê hoạt động tích cực hoạt động cách mạng và văn nghệ; viết báo, làm thơ
• Sau này ông giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước
b. Sự nghiệp
– Tác phẩm tiêu biểu: đất ngoại ô, mặt đường khát vọng, thơ Nguyễn Khoa Điềm
– Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ nhà thơ trẻ trưởng thành trong những năm kháng chiến chống Mỹ
– Phong cách nghệ thuật: thơ trữ tình chính luận, thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu cảm xúc suy tư dồn nén
2. Hoàn cảnh sáng tác Mặt đường khát vọng
– Hoàn cảnh ở chiến khu Trị Thiên, 1971. Tác phẩm viết về sự thức tỉnh của thế hệ trẻ thanh niên thời chống Mỹ với ý thức trách nhiệm sâu sắc với quê hương đất nước
3. Vị trí
– Đất nước thuộc phần đầu của chương V trường ca mặt đường khát vọng nhưng được xem như một bài thơ trọn vẹn
4. Bố cục: 2 phần
– Phần 1: từ đầu đến muôn đời: cảm nhận chung về đất nước
– Phần 2: còn lại: tư tưởng đất nước của nhân dân
II. Đọc hiểu chi tiêts
1. Cảm nhận chung về đất nước
a. Đất nước có tự bao giờ
– Giọng điệu tâm tình thủ thỉ, lối trò chuyện tự nhiên thân mật NKĐ đã phát hiện đất nước ở muôn mặt đời thường
– Một đất nước có tự ngày xửa ngày xưa
– Một đất nước bắt đầu từ miếng trầu giờ đã có bốn nghìn năm tuổi
– Một đất nước lớn lên khi dân biết chồng tre đánh giặc
– Đất nước là những hạt gạo một nắng hai sương, là tình cảm gừng cay muối mặn của cha mẹ
-> Như vậy nhà thơ định nghĩa nhà nước không bắt đầu bằng những triều đại lịch sử, không bắt đầu bằng những mốc thời gian hình thành mà bắt đầu bằng những đời sống hằng ngày bình dị gần gũi
b. Đất nước là gì?
– Nhà thơ tách đất nước ra làm hai thành tố để giải thích sau đó lại tổng hợp lại thành định nghĩa đất nước. Theo đó đất nước vừa là không gian riêng tư của đôi trai gái, vừa là không gian sinh tồn của nhân dân, không gian lớn lao của đất nước
– Thời gian được cảm nhận suốt chiều dài lịch sử từ quá khứ đến hiện tại và đến tương lai. Đó là một đất nước thiêng liêng tư thời Lạc Long Quân và Âu Cơ và đến ngày nay có em và anh và mai này là đất nước của con chúng ta
-> Bốn câu thơ cuối như một lời nhắn nhủ của nhà thơ đối với tất cả chúng ta, nó không phải là giáo lý mà nó chỉ là một lời khuyên chân thành. Chúng ta nên biết hóa thân cho dáng hình sứ xở làm nên đất nước muôn đời.
I. Tác giả - Tác phẩm
1. Tác giả
Nguyễn Khải ( 1930-2008), tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Khải. Ông sinh ra ở Hà Nội nhưng quê gốc ở Nam Định. Thủa nhỏ, ông sống ở nhiều nơi. Tham gia các mạng từ khi đang học trung học, Nguyễn Khải từng gia nhập đội tự vệ chiến đấu ở Hưng Yên, sau đó vào bộ đội, làm y tà rồi làm báo. Năm 951, ông làm công tác tuyên huấn ở Phòng chính trị Liên khu III. Năm 1952, ông làm Thư ký toàn soạn báo "Chiến sĩ" của Khu IV. Từ 1955, ông công tác ở tòa soạn tạp chí "Văn nghệ quân đội", là Ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam. Năm 2000, ông nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
Tác phẩm chính : "Xung đột" - tiểu thuyết, 1959-1962; "Mùa lạc" - 1960, "Một chặng đường" - 1962, "Họ sống và chiến đấu" - 1966, "Hòa Vang" - 1967...
2. Tác phẩm
Truyện ngắn " Một người Hà Nội" phát hiện vẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn, tính cách con người Việt Nam qua bao biến động, thăng trầm của đất nước.
II. Trả lời câu hỏi
1. Nhân vật trung tâm là cô Hiền, được tác giả xây dựng là một người Hà Nội bình thường như bao người Hà Nội khác, đã cùng Hà Nội, cùng đất nước trải qua những biến động thăng trầm , nhưng vẫn giữ được cái cốt cách, bản lĩnh và nếp sống văn hóa của con người nơi đây. Tính cách thẳng thắn, chân thành, không giấu giếm những quan điểm, thái độ của mình trước cuộc sống chính là nét đẹp tâm hồn, cá tính của cô. Trước niềm vui kháng chiến thắng lợi, miền Bắc bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới, cô nhìn nhận một cách khách quan. Đầu óc thực tế của cô tính toán rất khôn khéo mọi việc trước sau.
Cuộc đời Hiền song hành cùng lúc với những chặng đường dài, những biến động lớn lao của đất nước. Lịch sử dân tộc được soi sáng qua số phận, cách ứng xử của từng cá nhân. Cô Hiền luôn giữ được những phẩm giá, nhân cách tốt đẹp của mình, sống vì vận mệnh đất nước. Xuất phát từ lí tưởng cao đẹp xây dựng một xã hội nhân ái, không có cảnh người bóc lột người, chế độ mới chỉ trân trọng lao động sáng tạo của từng người, không chấp nhận hiện tượng ông chủ và kẻ làm thuê, vì thế, sau hòa bình lập lại ở miền Bắc mới có chính sách cải tạo tư sản. Cô không đồng ý cho chồng mua máy in và thuê thợ làm chỉ vì cô muốn góp phần vào công việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ để nhanh chóng khôi phục đất nước sau chiến tranh.
Bước vào cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, cô vô cùng thương con, lo lắng cho con nhưng sẵn sàng cho con ra trận như những thanh niên khác. Những bộc bạch giản dị, chân thành nhưng ngời sáng một cách tự trọng, một tấm lòng yêu nước thiết tha.
Cô Hiền là biểu tượng của "một hạt bụi vàng" của Hà Nội. Ánh vàng đó chính là truyền thống đẹp đẽ, cốt cách trong sáng của con người nơi đây.
2. Dũng là đứa con trai đầu mà cô Hiền rất yêu quý. Anh đã sống đúng với những lời mẹ dạy về cách sống của người Hà Nội. Năm 1965, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt, vừa tốt nghiệp trung học, Dũng tình nguyện đăng kú xin đi đánh Mĩ. Anh lên Thái nguyên huấn luyện và vào Nam chiến đấu suốt 10 năm. Dũng may mắn trở về nhưng còn biết bao thanh niên khác đã anh dũng hy sinh. Trong đó có Tuất, cùng nhập cũ với Dũng. Cuộc gặp gỡ mẹ của Tuất đã cho ta thấy chính những con người này đá khẳng định và gìn giữ cốt cách tinh thần của người Hà Nội nói riêng và những phẩm chất cao đẹp của người Việt Nam nói chung
Tuy nhiên cũng có một góc khác, một phần khác của sự thật, của cuộc sống mà người nghệ sĩ đã thẳng thắn nhìn vào và phản ánh trong tác phẩm của mình. Họ đã đánh mất đi sự tinh tế, thanh lịch, nhẹ nhàng của người Hà Nội
3. Chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh gợi những suy nghĩ, chiêm nghiệm về quy luật bất diệt của sự sống, thể hiện quy luật của sự vận động xã hội. Hà Nội đẹp đẽ, thanh bình, Hà Nội trải qua nhiều biến cố dữ dội nhưng vẻ đẹp, sức sống, truyền thống văn hóa của Hà Nội cũng bề bỉ trường tồn cũng tạo vật, thiên nhiên
Ý nghĩa triết luận đậm nét sâu sắc của chi tiết nghệ thuật cây si cổ thụ đã thể hiện sinh động phong cách ngòi bút Nguyễn Khải
4. Giọng điệu trần thuật của Nguyễn Khải phản ảnh rất sinh động lập trường xã hội, tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả, khẳng định phong cách nhà văn và tác động sâu sắc đến độc giả. Đó là một giọng điệu đầy chiêm nghiệm, vừa tự nhiên, dân dã, vừa trĩu nặng suy tư, vừa giàu chất khái quát, triết lí, vừa đậm tính đa thanh